Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

TOÁN

Giới thiệu bảng nhân

I. Mục tiêu tiết dạy:

- Biết cách sử dụng bảng nhân.

- Củng cố bài toán gấp một số lên nhiều lần

* Bài tập cần làm: 1,2,3.

II. Chuẩn bị:

- Bảng nhân như trong SGK.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính:

260 : 2 =

361 : 3 = ? , cả lớp làm vào bảng con.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Giới thiệu cấu tạo bảng nhân.

- Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.

- Cột đầu tiền gốm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.

- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là tích của hai số mà một số ở hàng cột và một số ở cột tương ứng.

- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2, .hàng 11 là bảng nhân 10.

Hoạt động 2: Cách sử dụng bảng nhân

- GV nêu VD : 4 x 3 = ?

- Tìm số 4 ở cột đầu tiên; tìm số 3 ở hàng đầu tiên; đặt thước dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô số 12. Số 12 là tích của 4 và 3.

Vậy 4 x 3 = 12.

- Y/C hs thực hiện theo cặp từng phép tính cụ thể.

Hoạt động 3: Thực hành

 Bài 1

- Yc cả lớp sử dụng bảng nhân để tìm hai số.

- Gọi hs nêu kết quả tìm được.

- GV nhận xét chữa bài và nêu lại cách tìm tích.

 Bài 2:

- Gọi hs nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, sau đó y/c hs nêu miệng tiếp nhau các phép tính

Bài 3:

- Yêu cầu cả lớp đọc kĩ đề toán.

- GV tóm tắt lên bảng.

 8HC

HCvàng: ? tấm

HC bạc:

- Nhắc hs bài toán này có thể giải theo 2 cách.

- Gọi hs lên bảng làm bài

* Đối với học sinh khá, giỏi GV hướng dẫn các em thêm cách 2.

- Nhận xét , chữa bài

3.Củng cố, dặn dò

- Gọi hs nêu cách tra bảng nhân.

- Nhận xét tiết học

- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào bảng con.

- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Lắng nghe

- Quan sát, theo dõi GV giới thiệu bảng nhân.

- Quan sát, theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn cách sử dụng bảng nhân.

- HS thực hiện theo cặp

- Cả lớp thực hiện.

- 3 hs nêu kết quả , mỗi em nêu 1 bài.

6 x 7 = 42 ; 7 x 4 = 28 ;

 8 x 9 = 72

- 1 hs nêu: Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK.

- HS quan sát và vẽ tóm tắt vào vở.

- HS suy nghĩ giải 1 trong hai cách.

- 2 hs lên bảng làm bài, mỗi em một cách

*Cách 1

Số huy chương bạc là:

8 x 3 = 24 ( tấm )

Tổng số huy chương là :

8 + 24 = 32 ( tấm )

Đáp số : 32 tấm huy chương

*Cách 2

Tổng số phần bằng nhau là:

1 + 3 = 4 ( phần )

Tổng số huy chương là:

8 x 4 = 32 ( tấm )

Đáp số : 32 tấm huy chương.

- Theo dõi nhận xét bài bạn

- 2 ,3 hs nêu trước lớp.

- Lắng nghe, về nhà thực hiện.

 

docx 26 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Buổi sáng	Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018
Tiết 1	 CHÀO CỜ
------------------------------------------------
Tiết 2, 3	TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu tiết dạy:
Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. (trả lời được các CH 1,2,3,4).
Kể chuyện:
- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
- Qua câu chuyện học sinh thêm yêu lao động, chăm chỉ lao động.
* KNS-Tự nhận xét bản thân: phải chăm chỉ làm việc, kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Không phụ thuộc vào người khác.
Xác định giá trị : phải biết tôn trọng sức lao động của mình và của người khác.biết quí trọng đồng tiền do mình làm ra. Lắng nghe tích cực : biết nghe lời của bố mẹ và người lớn tuổi.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs đọc thuộc lòng 10 dòng thơ bài Nhớ Việt Bắc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, tuyên dương, ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
* GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, hồi hộp.
*Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu, hướng dẫn cho các em đọc đúng các từ khó
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Tìm hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 5 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 5 đoạn của bài.
- Một hs đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi:
*Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi
* Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi:
* Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
- HS đọc đoạn 4, 5 trả lời câu hỏi:
* Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì?
* Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này ?
* Qua bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 4, 5.
- Các tổ thi đọc đoạn văn.
- Một hs đọc lại toàn truyện.
 KỂ CHUYỆN
- GV nêu nhiệm vụ: Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, sau đó dựa vào các tranh minh hoạ đã được sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Sắp xếp lại thứ tự tranh
- Yêu cầu hs lần lượt quan sát các tranh đã đánh số, nghĩ về nội dung từng tranh, tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy nháp trình tự đúng của 5 tranh.
- Gọi hs nêu thứ tự của 5 tranh .
- Nhận xét, chốt lại ý đúng là: 3 - 5 - 4 – 5
- GV gợi ý lại nội dung của các tranh
* Kể lại từng đoạn theo nội dung tranh
- Nêu yêu cầu: Dựa vào tranh đã được sắp xếp đúng các em khá, giỏi kể cả câu chuyện các em còn lại kể lại từng đoạn.
- 5 hs nối tiếp nhau kể 5 đoạn của truyện.
- Gọi 1 hs kể toàn truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao ?
- Gọi hs nêu ý nghĩa của câu truyện.
- Nhận xét tiết học.
- 2 ,3 hs xung phong đọc trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài bắt đầu từ dãy 1, luyện đọc đúng các từ khó
- HS tiếp nỗi nhau đọc từng đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc phần chú giải mỗi em đọc 1 từ trước lớp.
- 2 hs ngồi cùng bàn đọc từng đoạn cho nhau nghe.
- Các nhóm đọc ĐT giọng nhẹ nhàng.
- Hs đọc cả bài, cả lớp đọc thầm SGK.
- 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
* Ông muốn con trai trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
- 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
* Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình làm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
- 1 hs đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi:
* Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
- 1 hs đọc đoạn 4, 5, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
* Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền
- Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính tà hai bàn tay con.
- Trả lời
- Lắng nghe, theo dõi GV đọc diễn cảm.
- Các tổ thi nhau đọc diễn cảm đoạn văn.
- 1 hs đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hiện.
- 1 hs nêu trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung 
- Quan sát lắng nghe
-Cả lớp suy nghĩ và nhớ lại truyện.
- 5 hs tiếp nối nhau kể trước lớp.
- 1 hs kể trước lớp , cả lớp theo dõi.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS phát biểu tự do.
- 1, 2 hs nêu trước lớp: Hai bàn tay lao động của người con chân chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
- Lắng nghe, về nhà thực hiện.
--------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN
Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Biết đặt tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư)
- Hs làm được các bài tập cần làm: 1(cột 1,3,4); 2, 3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ. Phiếu BT.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
-hs lên bảng đặt tính rồi tính: 78 : 6 = ?
85 : 4 = ? , cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:Giới thiệu phép chia 648 : 3 = ?
- GV hướng dẫn thực hiện phép chia như phần bài học SGK.
- Gọi hs nêu lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2:Giới thiệu phép chia 236 : 5 = ?
- GV hướng dẫn thực hiện phép chia như phần bài học SGK.
- Gọi hs nêu lại cách thực hiện phép chia.
- Chú ý nhắc hs: ở lần chia thứ nhất có thể lấy một chữ số (trường hơp 648 : 3) hoặc có thể lấy hai chữ số (trường hợp 236 : 5)
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1
- Cả lớp luyện cách chia như bài học làm bài vào vở.
- Gọi 3 hs lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài
- Gọi 3 hs khác lên bảng làm bài b)
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài 2
- Yêu cầu cả lớp đọc kĩ đề bài toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài 3
- HS thực hiện phép chia như mẫu. Lấy số đã cho chia cho 8, chia cho 6.
- Gọi 3 hs lên bảng làm, mỗi em 1 cột.
- Nhận xét, chữa bài.
3.Củng cố , dặn dò
- GV – HS hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Lắng nghe
- Quan sát, theo dõi GV thực hiện.
- Đọc ĐT phần bài học.
- 2 hs nêu lại cách thực hiện như phần bài học SGK.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 3 hs lên bảng làm bài a) dưới lớp theo dõi nhận xét kết quả. 
872 4 390 6 905 5
07 210 30 65 40 101 
 02 0 05
 2 0
3 hs khác lên làm bài
HS theo dõi nhận xét
-1 em đọc đề toán, lớp theo dõi sau .
- hs lên bảng làm bài
Bài giải
Số hàng có tất cả là:
234 : 9 = 26 (hàng )
Đáp số : 26 hàng
-Cả lớp thực hiện như mẫu và gv hướng dẫn.
- 3 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
 888 : 8 = 111kg; 600 : 8 = 75 giờ; 
 312 : 8 = 39 ngày; 888 : 6 = 148kg; 600 : 6 = 100 giờ; 312: 6 = 52 ngày.
- HS nhận xét chữa bài tập
- 1 hs nêu lại các bước chia ở BT1.
- Lắng nghe, về nhà thực hiện.
Buổi sáng	Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018
Tiết 1	CHÍNH TẢ
Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Nghe – viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui / uôi (BT2). Làm đúng bài tập 3b.
- Giáo dục hs tính tỉ mỉ , cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết các từ ngữ trong BT2.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 hs lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ: tim, nhiễm bệnh, tiền bạc.
- Nhận xét, chữa bài, nhắc nhở.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe – viết
 Hướng dẫn hs chuẩn bị
- GV đọc đoạn chính tả.
- Gọi hs đọc lại.
- Khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì?
 Hướng dẫn hs nhận xét
- Đoạn văn có mấy câu?
- Lời nói của người cha được viết sau những dấu câu nào?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
GV đọc cho hs viết bảng con một số từ khó
Gv nhận xét, sửa chữa, cho hs đọc lại các từ đó
 Viết bài:
- GV đọc bài cho các em viết bài
Chấm, chữa bài
- GV y/c các em đổi chéo vở cho nhau và dùng bút chì để sửa lỗi
- GV thu một số bài để chấm, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở điền vần bằng bút chì.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài tập 3b
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi tìm các từ theo yêu cầu.
- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
3.Củng cố , dặn dò
- Nhắc nhở các em còn mắc lỗi chính tả, khen ngợi em viết bài tốt.
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs lên bảmg thực hiện, cả lớp viết vào nháp.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, theo dõi GV đọc.
- 1 hs đọc lại trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK.
- Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra
- Có 6 câu
- Viết sau dấu hai chấm, gạch đầu dòng. 
- Chữ đầu đoạn, đầu câu viết hoa.
- 2 em lên bảng viết, lớp viết bảng con: sưởi lửa, thọc tay, tiền, quý.
- HS đọc từ khó
- Lắng nghe GV đọc, viết bài chính tả.
- HS tự sửa lỗi.
- Theo dõi, rút kinh nghiệm
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT.
- Hs làm bài theo yêu cầu.
- Lần lượt HS lên bảng điền.
- HS dưới lớp nhận xét.
 Mũi dao – con muỗi núi lửa – nuôi nấng
- hạt muối - múi bưởi tuổi trẻ – tủi thân
- Cả lớp chia nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả mà nhóm khác yêu cầu.
- Các nhóm khác nhận xét.
 + mật – nhất – gấc
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Lắng nghe, về nhà thực hiện.
--------------------------------------------------------
Tiết 2	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Các hoạt động thông tin liên lạc
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Kể tên một số hoạt động thơng tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
- Hs biết vai trò của hoạt động thông tin liên lạc.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi đưa ra thông tin.
*QPAN: Giáo dục học sinh về vai trò, trách nhiệm bảo mật thông tin và tính trung thực của thôn ...  bảng con ) 
( 18 ) : 9 = 2 ( 18 ) : 2 = 9
( 54 ) : 9 = 6 ( 54 ) : 6 = 9 
Số bị chia 
36
81
72
45
Số chia 
9
9
8
9
Thương 
4
9
9
5
Bài 4 : 
X x 9 = 36 b- 9 x X = 45 c- X x9 = 81
X = 36 : 9 X = 45 : 9 X = 81 : 9
X = 4 X = 5 X = 9
Bài 5 :( vở ) Nhà bác tư dự định trồng 45 cây dừa , tính ra còn 1/9 số cây dừa chưa trồng . Hỏi bác Tư trồng được bao nhiêu cây dừa ? 
Bài 3 : Số ( nhóm ) ?
- cho hs làm theo nhóm vào bảng phụ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn hs hoàn thành bài tập.
-hs chơi trò chơi truyền điện.
- Nhận xét bạn. 
9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 9 x 4 = 36 
54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 36 : 9 = 4 
54 : 6 = 9 63 : 7 = 9 36 : 4 = 9 
- Hs tìm số để điền vào chỗ trống.
- Nhận xét bạn. Làm bài vào bảng con.
Bài giải
Số cây dừa nhà bác Tư đã trồng là
45 : 9 = 5 ( cây dừa )
 Đáp số : 5 cây dừa
- Hs đọc bài làm.
 - hs làm bảng phụ.
---------------------------------------------------
Tiết 3	TIẾNG VIỆT*
 Ôn luyện từ và câu
I.Mục tiêu tiết dạy:
- Học sinh ôn về câu Ai thế nào ? Làm các bài tập về so sánh, từ chỉ đặc điểm
- Làm được các bài tập liên quan.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
- Vở ôn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Bài 1 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
Con chim bay qua cây bứa . 
 Con gì ?
Sinh nhảy ra , vừa đuổi vừa vồ con chim . Làm gì ?
Con dao của câu ta dài quá gối . 
 Như thế nào ? 
Bài 2 : 
Điền chữ L hay n 
Đã ai biết gió ấm
Thổi đến tự khi nào ? 
Từ khi rừng cọ nở 
Hoa vàng như hoa cau .
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi 
Là xòe từng tia nắng 
Giống hệt như mặt trời .
-GV cho hs chép, làm vở. Gọi hs đọc bài làm.
Bài 3 : Trong mỗi câu sau , các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào ? Gạch chân từ ngữ chỉ đặc điểm đó : 
M : a- Hoa cọ vàng như hoa cau .
 b- Bụng con ong tròn , thon , óng ánh xanh như hạt ngọc .
 c- Sư tử oai vệ như một vị chúa tể rừng xanh .
 d- Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh .
- hs làm, điền bảng phụ
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn hs hoàn thành bài. 
- hs lên bảng gạch
Dưới lớp làm vở ôn
- hs làm vở.
Điền vần iu hay iêu 
Chiều về nhè nhẹ 
Cái nắng đến đậu 
Đứng trên lưng trâu 
 Nhuộm đỏ cánh diều 
Bé thả cánh diều 
 Gió nâng cao mãi 
Lên cao , cao nhé ! 	
Sự vật
Đặc điểm
Từ so sánh
Sự vật
a- Hoa cọ
Vàng 
Như 
Hoa cau 
b- Bụng con ong 
Tròn , thon , óng ánh xanh 
Như 
Hạt ngọc 
c- Sư tử 
Oai vệ 
Như 
Chúa tể rừng xanh 
d- Cánh buồm nâu 
Hồng rực lên 
Như 
Đàn bướm múa lượn 
Dìu cả buổi chiều
Buổi sáng	Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018
Tiết 1	 TẬP LÀM VĂN
Giới thiệu tổ em
I.Mục tiêu tiết dạy:
- Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2).
- Giáo dục học sinh yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết gợi ý là điểm tựa để nhớ truyện.
Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý giúp hs làm BT2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs kể truyện vui Tôi cũng như bác và 1 hs giới thiệu về tổ em về hoạt động trong tháng vừa qua.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2- GV nêu nhiệm vụ, nhắc hs chú ý dựa vào bài làm miệng tuần trước để viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi hs đọc bài viết của mình trước lớp.
- Nhận xét, góp ý, bổ sung.
3.Củng cố , dặn dò
- Gọi một vài hs đọc lại bài của mình trước lớp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết lại bài cho sạch đẹp và chuẩn bị cho bài sau.
- 1 hs kể trước lớp, 1 hs khác giới thiệu về tổ mình, cả lớp theo dõi nhẫn xét, bổ sung.
- Nghe rút kinh nghiệm
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 2 hs đọc bài của mình trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung bài cho bạn.
- 2 hs đọc lại bài hoàn chỉnh trước lớp.
- Lắng nghe, về nhà thực hiện
--------------------------------------------------------------
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
I.Mục tiêu tiết dạy:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Các KNS được giáo dục.
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức
- Giáo dục học sinh yêu quý láng giềng xung quanh.
II. Chuẩn bị:
- Thẻ đúng sai.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Em thường giúp đỡ hàng xóm những việc gì?
- Khi làm những việc đó em cảm thấy như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đánh giá hành vi
- Yêu cầu hs làm bài tập 4.
- HS thảo luận nhóm 2.
- GV nêu từng hành vi, HS dùng thẻ để đánh giá đúng , sai.
*GV kết luận: Các việc a ,d ,e , g là những việc làm tốt, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm; các việc b ,c ,đ là những việc không nên làm.
- HS liên hệ theo các việc làm trên.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống và đóng vai
- HS làm bài tập 5.
* Các nhóm thảo luận , xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
* GV kết luận: 
Tình huống 1. Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hải.
Tình huống 2. Em nên trông hộ nhà bác Hải.
Tình huống 3. Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
Tình huống 4. Em nên cầm giúp thư , khi bác Hải về sẽ đưa lại.
* Kết luận chung:
Người xưa đã nói chớ quên,
Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau.
Giữ gìn tình nghĩa tương giao,
Sắn sàng giúp đỡ khác nào người thân.
3.Củng cố , dặn dò
- Gọi hs đọc phần bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà thực hiện nội dung bài học với hàng xóm láng giềng
- HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét
- Lắng nghe
-2 hs ngồi cùng bàn thảo luận làm bài tập 4.
-Cả lớp dùng thẻ để đánh giá.
 *Các việc nên làm là: a , d , e , g.
 *Các việc không nên làm là : b ,c ,đ.
-Lắng nghe.
- Các em tự liên hệ 
- Các nhóm thảo luận làm bài tập 5.
- Các nhóm đóng vai trước lớp.
- Mỗi tình huống xong các tổ khác thảo luận về cách ứng xử.
- Lắng nghe
- 1 em nêu lại kết luận
- 1 hs đọc lại trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe, về nhà thực hiện.
	--------------------------------------------------------
Tiết 3	TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Biết làm tính nhân ,tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải bài toán có hai phép tính .
- Học sinh áp dụng được kiến thức vào làm các bài tập liên quan.
- GDHS yêu thích học toán
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ, VBT
Nháp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT.
- Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
*Hoạt động 1: Luyện tập:
Bài 1:
 - Gọi học sinh nêu bài tập 1
- Yêu cầu 3 em lên bảng tự đặt tính và tính kết quả.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : Làm cá nhân
 - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu cả lớp cùng làm mẫu một bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 em lên bảng chữa bài. 
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3 làm vào vở
- Gọi đọc bài trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: Làm vở
 - Gọi 1 học sinh đọc bài 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà xem lại các bài tập đã làm .
- Xem trước bài LTC
- Hai HS lên bảng làm bài 2 và 4 tiết trước.
- Lớp theo dõi nhận xét
.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Đặt tính rồi tính	
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 học sinh thực hiện trên bảng. 
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở để KT bài nhau.
- . Đặt tính rồi tính
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 2 học sinh lên bảng thực hiện . 
 396 3 630 7
 09 132 00 90
 06 0
 0
- Một học sinh đọc đề bài .
- Nêu dự kiện và yêu cầu đề bài .
- Cả lớp làm vào vở .
- Một em giải bài trên bảng, lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
 Quãng đường BC dài là :
 172 x 4 = 688 (m)
 Quãng đường AC dài :
 172 + 688 = 860 (m)
 Đ/ S: 860 m 
- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Một em đọc đề bài 4. lớp đọc thầm
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
Giải :
 Số chiếc áo len đã dệt:
 450 : 5 = 90 ( chiếc áo )
 Số chiếc áo len còn phải dệt :
 450 – 90 = 360 ( chiếc áo ) . Đ /S :360 chiếc áo 
-------------------------------------------------------
Tiết 4	SINH HOẠT
Tuần 15
I. Mục tiêu tiết dạy:
GVCN giúp HS và tập thể lớp: 
-Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biết thảo luận tìm ra biện pháp, phương hướng khắc phục những hạn chế, khó khăn và tồn tại nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tự quản. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác.
II. Chuẩn bị:
- CTHĐTQ và các ban tổng hợp sơ kết tuần.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
§¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng tuÇn qua:
- Lớp trưởng lên nêu mục tiêu buổi sinh hoạt.
Nêu ưu điểm :
- Trong tuần các bạn đi học đều, đúng giờ. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
 Làm bài tập về nhà đầy đủ như bạn :
-Hăng hái phát biểu như bạn : ..
Nêu tồn tại :
- Còn có bạn lười trực nhật lớp : ..
- Không làm bài, ôn bài : 
Trong lớp chưa chú ý nghe giảng : ..
2) Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh.
Tuyên dương..............................................................................................................
Phê bình.....................................................................................................................
 BGH duyệt
 Tổ CM duyệt ngày / / 2018

Tài liệu đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.docx