Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

TOÁN

Ôn tập về giải toán

I. Mục tiêu tiết dạy:

-Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.Biết giải bài toán về Hơn kém nhau một số đơn vị.

-HS làm được các bài :1,2,3(a) HSKG làm thêm bài 3(b)

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ đã vẽ sẵn các hình như sách giáo khoa.

- SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra vở bài tập toán của HS

- GV nhận xét

2. Bài mới:

 a.Giới thiệu bài

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập

Bài 1 :

- Yêu cầu HS nêu bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu lớp làm vào vở nháp.

- Gọi học sinh giải trên bảng

- Giáo viên nhận xét đánh giá tuyên dương

+ Bài toán thuộc dạng gì?

Bài 2 :

Yêu cầu HS nêu bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu lớp làm vào vở nháp.

- Gọi 1học sinh lên bảng giải

+ Bài toán thuộc dạng gì?

Bài 3( a) - Cho quan sát hình vẽ .

+ Hàng trên có mấy quả ?

+ Hàng dưới có mấy quả ?

+ Hàng trên hơn hàng dưới mấy quả ?

+ Làm thế nào để có kết quả là 2?

- HDHS: Làm theo mẩu.

Bài 3(b)HSKG

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm vào vở.

- Gọi 1học sinh lên bảng giải

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

Bài 3 củng cố cho ta gì ?

3. Củng cố, dặn dò:

- Hỏi lại bài

- GV thu một số vở chấm, nhận xét.

3 HS nhắc lại

- HS: nêu bài toán

- Cả lớp làm vào vở nháp.

- Một học sinh lên bảng giải .

 Bài giải

 Số cây đội 2 trồng được là :

 230 + 90 = 320 (cây)

Đáp số : 320 cây

- Dạng toán “ nhiều hơn”

- Học sinh nêu bài toán

- Cả lớp làm vào vở nháp.

- Một học sinh lên bảng giải.

- Lớp nhận xét chữa bài.

Giải

Số lít xăng của hàng bán buổi chiều là :

635 – 128 = 507 (lít)

Đáp số : 507 lít xăng

- Dạng toán “ ít hơn “

- HS: Quan sát hình vẽ sgk

- Hàng trên có 7 quả .

- Hàng dưới có 5 quả .

- .nhiều hơn hàng dưới 2 quả.

- Lấy 7 quả trừ đi 5 quả bằng 2 quả.

Giải

Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam hàngdưới là :

7 – 5= 2(quả)

 Đáp số: 2 quả cam

Bài giải:

 Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:

 19 – 16 = 3 (bạn)

 Đáp số:3 bạn

 củng cố cho ta về giải toán “ Hơn kém nhau một số đơn vị” .

 

docx 29 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 03/07/2022 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng.
Tiết 1	CHÀO CỜ
Tiết 2+3	TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Chiếc áo len
I. Mục tiêu tiết dạy:
a.- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài: Bối rối, thì thào.Nắm được diễn biến của câu chuyện.Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn thương yêu quan tâm đến nhau.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lạnh buốt, lất phất, cuộn tròn, xấu hổ, phụng phịu...Ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và các lời nhân vật (mẹ, Lan).
b.Dựa vào gợi ý sgk, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan.Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. Biết thông cảm, quan tâm đến mọi người, không đòi hỏi quá mức cho riêng mình.
- Giáo dục học sinh yêu quý gia đình.
*KNS:Tự kiểm soát;Tự nhận thức; Giao tiếp: ứng xử văn hóa.
II. Chuẩn bị:
-Tranh SGK, bảng phụ ghi câu luyện đọc.
- SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. KiÓm tra bµi cò:
- Gọi 2 HS đọc bài: Cô giáo tí hon.
+ Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú?
- Bé bắt trước cô giáo vào lớp: đi khoan thai, treo nón, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám học trò
- NhËn xÐt – Đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu chủ điểm và bài học.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu
- HD cách đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
b. Luyện đọc câu:
- Đọc 2 lần - kết hợp sửa sai cho học sinh
- HS đọc nối tiếp từng câu
- Chú ý một số từ khó: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu.
c. Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn: 4 đoạn
- Đọc đoạn lần 1 hướng dẫn đọc câu dài.
- Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn (lần 1)
- Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh / hoặc mưa lất phất.
Đoạn 2: “Cái áo của Hòa/ đắt bằng tiền cả hai cái áo của anh em con đấy”.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn ( lần 2) kết hợp giải nghĩa từ khó (SGK)
+ Như thế nào gọi là bối dối?
+ Bối rối: Lúng túng, không biết làm thế nào 
+ Em hiểu thế nào là phụng phịu?
+ Phụng phịu: vẻ mặt xị xuống tỏ ý hờn dỗi, không bằng long.
+ Em hiểu như thế nào là nói thì thào?
+ Thì thào : nói rất nhỏ.
+ Đặt câu với từ ngây?
- Chúng em kinh ngạc đến ngây người trước tài nghệ của chú diễn viên nhào lộn.
- Đọc đoạn lần 3:
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS khác nhận xét
d. Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia nhóm
- GV quan sát HD HS đọc
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS luyện đọc theo nhóm bàn
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1:
+ Mùa đông năm nay thế nào?
- Mùa đông đến sớm và lạnh buốt.
+ Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào? 
- Áo màu vàng có dây kéo ở giữa...
+ Đoạn tìm hiểu nói lên điều gì?
1. Chiếc áo len của Hoà.
- Đọc thầm đoạn 2:
+ Khi mẹ nói: “áo của Hoà ...” thái độ của Lan thế nào? Vì sao?
- Phụng phịu, dỗi mẹ - Vì mẹ nói rằng không thể mua được áo đắt tiền như vậy.
+ Nêu nội dung đoạn 2?
2. Hà dỗi mẹ
- Đọc thầm đoạn 3:
+ Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì?
- Mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc nhiều áo bên trong.
* Vì sao Tuấn làm như vậy? 
+ Vì Tuấn thương em và biết nhường nhịn em; Thương mẹ, không muốn mẹ lo lắng về món tiền mua áo ấm vừa ý cho cả hai anh em.
+ Tuấn là người thế nào?
- Là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em
* Nội dung đoạn 3 giúp em hiểu gì?
3. Tuấn nhường nhịn em.
- Đọc thầm đoạn 4:
+ Thái độ của Lan ra sao?
- Lan rất ân hận 
+ Vì sao Lan ân hận?
- Vì Lan đã làm cho mẹ buồn
- Thấy mình ích kỉ
- Cảm động trước tình thương yêu của mẹ và sự nhường nhịn của anh.
- GV cho HS quan sát tranh minh họa hình
ảnh Lan dỗi mẹ và nghe được cuộc trò
chuyện gữa anh Tuấn và mẹ, Lan đã nhận
ra lỗi của mình.
* Em có nhận xét gì về hai anh em Tuấn, Lan?
+ Hai bạn rất ngoan: Tuấn biết thương mẹ, nhường nhịn cho em; Lan biết nhận ra lỗi và muốn sửa lỗi.
* Câu chuyện giúp em hiểu gì?
+ Phải biết nhường nhịn, yêu thương anh chị em trong gia đình. Biết thương bố mẹ. Khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Liên hệ bản thân: 
+ Có khi nào em đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm mẹ lo lắng không?
+ Khi bố mẹ không đáp ứng mong muốn của em, em đã có thái độ thế 
nào ?
- Cho HS quan sát tranh
- GV giảng nội dung tranh
- HS tự liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh
+ Nêu nội dung đoạn 4 ?
4. Sự hối hận của Lan. 
+ Tìm một tên khác cho truyện?
+ Tấm lòng của người anh.
 Cô bé ngoan; Cô bé biết ân hận. ...
*Hoạt động 3. Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu đoạn 2; 3.
- HS theo dõi 
 + Nêu giọng đọc của đoạn và các từ cần nhấn giọng?
+ Đọc giọng tình cảm nhẹ nhàng, đọc phân biệt giọng giữa các nhân vật: giọng Lan nũng nịu, giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục, giọng mẹ lúc bối rối, cảm động âu yếm.
+ Nhấn giọng từ: bối rối, đắt bằng tiền, phụng phịu, vờ ngủ, thì thào, dành hết tiền, lạnh lắm, khỏe lắm, ...
- Gọi HS đọc lại.
- Hướng dẫn luyện đọc phân vai theo nhó
- Hai HS đọc
- HS đọc phân vai trong nhóm
- 3 nhóm đọc theo vai 
- GV nhận xét, tuyên dương những em nhập vai tốt.
 KỂ CHUYỆN
 GV giao nhiệm vụ:
+ Bài yêu cầu gì?
- Dựa vào các gợi ý kể từng đoạn câu chuyện:
- GV : Dựa vào câu hỏi gợi ý trong
Chiếc áo len theo lời của Lan.
SGK, kể từng đoạn câu chuyện: Chiếc
áo len theo lời của Lan.
*Hoạt động 1. HD HS kể từng đoạn chuyện theo gợi ý: (16')
+ Em hiểu kể theo lời của Lan là kể như thế nào?
- Mình là nhân vật Lan
+ Người kể đóng vai Lan phải xưng hô thế nào?
- Xưng là mình hoặc tôi, em
- Gọi 1 HS đọc toàn bộ phần gợi ý.
- Kể mẫu đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc gợi ý đoạn 1
- Yêu cầu 1 HS khá, giỏi kể mẫu
VD: Mùa đông năm nay đến sớm. Gió thổi lạnh buốt . Mấy hôm nay tôi thấy bạn Hòa ở lớp tôi mặc một chiếc áo lên màu vàng đẹp ơi là đẹp. Đêm hôm ấy tôi nói với mẹ:...
- Yêu cầu từng cặp HS tập kể
- Gọi HS kể trước lớp
- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn
- HS khác nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
- GV nhận xét- Đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò :
+ Câu chuyện trên giúp em hiểu được gì?
- Không nên ích kỉ.Trong gia đình, phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân
+ Có khi nào em đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm mẹ lo lắng không?
- Không được làm bố mẹ lo buồn khi đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được. ... 
- Nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật.Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, tam giác qua bài đếm hình và vẽ hình.
- Có kĩ năng nhận biết các hình và áp dụng tính được chu vi của các hình đã học.
- Giáo dục HS tính tự giác, tích cực và có tính độc lập. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phấn màu, thước.
- SGK, VBT, thước
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 em lên bảng làm BT 1 và 3.
- Nhận xét đánh giá.
2 . Bài mới
Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa.
Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Thực hành
GV tổ chức, hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài toán.
Bài 1(a): Cho học sinh quan sát hình vẽ 
+ Hãy đọc tên đường gấp khúc ?
+ Đường gấp khúc trên có mấy đoạn ?
+ Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn ?
- Mời 1 HS lên bảng giải
GV nhận xét 
GV liên hệ câu a ) với câu b) để thấy hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín ,độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng chính là chu vi hình tam giác.
Bài 2 : 
- Gọi học sinh đọc bài SGK
- Cho HS dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật rồi giải bài vào vở .
- Yêu cầu lên bảng tính chu vi hình chữ nhật ABCD
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở 
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3 : 
Hướng dẫn HS cách đếm hình bằng cách đánh số thứ tự vào từng phần hình.
Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm.
GV theo dõi, nhận xét.
Bài 4: Bài 4 (HSKG)
 - Gọi học sinh đọc bài SGK
- Hướng dẫn học sinh vẽ thêm một đoạn thẳng để được 3 hình tam giác (câu a) và 2 hình tứ giác (câu b)
- Yêu cầu lớp thực hiện vẽ vào phiếu học tập
3 . Củng cố – dặn dò 
+Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật?
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-HS 1: Lên bảng làm bài tập số 1 
-HS 2: Làm bài 3 về giải toán có lời văn
3 HS nhắc lại 
HS đọc đề câu a, nêu yêu cầu của bài.
- Quan sát hình và nêu tên đường gấp khúc ABCD
- Đường gấp khúc này có 3 đoạn 
- AB = 34 cm, BC = 12cm, CD = 40cm
HS nêu cách làm.HS tự làm vào vở, 1HS lên bảng giải.
 Giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là : 
34 + 12 + 40 = 86(cm) 
Đáp số: 86 cm 
Cả lớp nhận xét.
HS đọc đề câu b, nêu yêu cầu.
HS tự làm vào vở rồi đổi chéo vở để kiểm tra bài làm cho nhau.
 Giải 
Chu vi hình tam giác MNP là :
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số : 86 cm 
- HS dựa vào hình vẽ đo độ dài các cạnh rồi tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
 Giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là : 
3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm) 
Đáp số: 10 cm 
Hs theo dõi
5nhóm thi đua, nêu đáp án đúng là:
 - 5 hình vuông ( 4 hình nhỏ và 1 hình vuông to) 
 -6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to) . 
HS đọc đề, nêu cách làm
- Một học sinh lên bảng vẽ .
- Lớp thực hiện làm bài.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Hai em nêu cách tính chu vi của hình tam giác , hình hình chữ nhật .
Buổi chiều 
Tiết 2	 TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
I. Mục tiêu tiết dạy:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng Chú ý các từ ngữ học sinh dễ phát âm sai và viết sai : bằng lăng, sẻ non, tổ, cửa sổ, mảnh mai, ....
Biết ngắt đúng nhịp ; nghỉ hơi đúng sau mỗi câu, đoạn văn.
-Nắm được nghĩa của các từ được chú giải sau bài ( bằng lăng, chúc )
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ
Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
-Đoạn văn luyện đọc.
-SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra Hs kể theo vai trong câu chuy ...  viết hoa Ă, Â, L mẫu chữ viết hoa về tên riêng Âu Lạc trên dòng kẻ li 
- Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học, chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài viết ở nhà của HS
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trong bảng con :
- Ăn quả trồng cây/Ăn khoai mình trồng.
- Hướng dẫn học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ 
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu: viết chữ Ă, Â, L:1 dòng cỡ nhỏ.
- Viết tên riêng Âu Lạc: 2 dòng cỡ nhỏ.
- Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Nhắc nhớ HS về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
- Chấm từ 5- 7 bài học sinh 
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng, cả lớp viết bảng con: Vừ A Dính, anh em .
- Học sinh nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào bảng con .
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con 
- 2 HS đọc câu ứng dụng.
- HS tập viết trên bảng con
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên (Chữ mẫu ở vở tập viết)
- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng 
Buổi sáng	Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2018
Tiết 1	TẬP LÀM VĂN
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu tiết dạy :
-Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với bạn mới quen theo gợi ý (BT1) .
-Biết viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu (BT2).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- tranh minh hoa, bảng phụ.
-Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học, chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài viết ở nhà của HS
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 1
-Bài tập yêu cầu gì?
-Kể về gia đình là kể những gì?
-Kể về gia đình em cho ai ?
-Khi kể em cần xưng hô như thế nào?
-Giúp các em nắm vững yêu cầu của bài :Kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới quen, mới chuyển trường về..) . các em chỉ cần nói 5 đến 7câu giới thiệu về gia đình của em. Ví dụ: Gia đình của em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào?. Cần xưng hô đúng.
Yêu cầu HS tập kể
HS kể trước lớp
GV nhận xét nội dung, cách kể.
Bài tập 2
-GV nêu yêu cầu của bài
GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn
+Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì?
+Khi viết Đơn, ở phần lí do nghỉ học, em cần viết như thế nào?
+Khi xin phép nghỉ học, em thường hứa như thế nào?
-Yêu cầu HS làm miệng
GV nhận xét 
-Tổ chức cho HS viết đơn.
GV theo dõi, chấm bài 5 HS.
GV nhận xét 
3 . Củng cố – dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Yêu cầu HS nhớ mẫu đơn , viết lại đoạn văn ngắn kể về gia đình.
3 HS đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm theo .
Kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
những người trong gia đình. Công việc của từng người, tính tình của mỗi người..
một người bạn mới quen.
thân mật: mình, tớ, tôi
1 HS khá kể mẫu
HS tập kể theo nhóm bàn.
5HS kể trước lớp
cả lớp nhận xét
Hs đọc yêu cầu.
HS nói trình tự lá đơn:
 +Quốc hiệu và tiêu ngữ
+Địa điểm và ngày, tháng năm viết đơn.
+Tên của đơn
+Tên của người nhận đơn
+Họ, tên người viết đơn; người viết là học sinh lớp nào.
+LÍ do viết đơn.
+Lí do nghỉ học
+Lời hứa của người viết đơn
+Ý kiến và chữ kí của gia đình HS
+Chữ kí của HS
phải đúng sự thật
 chép bài, học bài và làm bài đầy đủ
2HS làm miệng trước lớp
HS làm vào VBT
1 HS lên bảng viết .
HS nhận xét bài viết của bạn
----------------------------------------------------------------------
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC
Giữ lời hứa (tiết 1)
I. Mục tiêu tiết dạy :
-Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
-Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
* KNS: Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ Chiếc vòng bạc .Phiếu HT
 -Vở bài tập đạo đức 3 
III. Hoạt động dạy học, chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-3 HS đứng tại chỗ đọc Năm điều Bác Hồ dạy
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động1 :Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc” 
- GV kể chuyện ( vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh )
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh .
+Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ? 
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?
+Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
+ Thế nào là giữ lời hứa ?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá NTN ? 
* GV kết luận : Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ vẫn không quên giữ lời hứa với 1 em bé , dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục .
Qua câu chuyện trên , chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa 
*Hoạt động 2 : Xử lí tình huống 
GV chia lớp thành các nhóm giao cho mỗi nhóm xử lí một trong những tình huống sau : 
- Tình huống 1 :Tân hẹn bạn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán , nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay 
+ Theo em , bạn Tân có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó ? 
+ Nếu em là Tân , em sẽ chọn cách ứng xử nào ? Vì sao ?
Tình huống 2 : Hằng có một quyển truyện mới . Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ cẩn thận . Nhưng về nhà , Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện .
+ Theo em , Thanh có thể làm gì ? Nếu là Thanh em sẽ chọn cách nào ? Vì sao ? 
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm xử lí trong hai tình huống trên
- Lần lượt nêu ra từng tình huống như SGV yêu cầu học sinh giải quyết.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận.
- Em có đồng tình với ý kiến của nhóm bạn không ? Vì sao ?
* Kết luận: SGV. 
*Hoạt động 3 :Tự liên hệ 
GV nêu yêu cầu liên hệ : Thời gian qua em có hứa với ai điều gì không ? Có thực hiện được điều đã hứa không ? Vì sao ?-GV nhận xét , khen những HS đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em nhớ thực hiện bài học trong cuộc sống hàng ngày .
3.Củng cố, dặn dò
Nhắc HS sưu tầm những câu chuyện về giữ lời hứa, thực hiện giữ lời hứa với mọi người.
3 HS nhắc lại
- 2 HS đọc truyện 
+ HS từng cặp tự liên hệ
Bác mở túi trao cho em bé một chiếc vòng bạc .
 em bé và mọi người cảm động rơi nước mắt .
 thể hiện đúng lời mình đã hứa 
 là thực hiện đúng điều mình đã nói , đã hứa hẹn với người khác .
 sẽ được mọi người quý trọng , tin cậy và noi theo .
-Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói , đã hứa hẹn với người khác . Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng , tin cậy và noi theo .
2 HS đọc lại 2 tình huống.
- HS làm việc theo nhóm.
- 2 nhóm cùng xử lí 1 tình huống
- Đại diện nhóm báo cáo
- Cả lớp nhận xét
- Tình huống1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: Xem phim xong sẽ sang học với bạn khỏi chờ.
- Tình huống 2: Thanh cần dán và trả lại chuyện cho Hằng và xin lỗi bạn. Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
HS cả lớp thảo luận , nêu lần lượt từng câu trả lời.
Cả lớp nhận xét.
HS nhắc lại thế nào là giữ lời hứa, nêu ví dụ.
-----------------------------------------------------------
Tiết 3	 TOÁN
Luyện tập 
I. Mục tiêu tiết dạy :
-Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút)Biết xác định 1/2, 1/3 của nhóm đồ vật.
- Hs làm được các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Đồng hồ mẫu
- Vở BT. Đồ dùng hs.
III. Hoạt động dạy học, chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-3 HS đứng tại chỗ đọc Năm điều Bác Hồ dạy
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
* Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1 : Gv yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và trình bày theo 2 bước . 
Bài 2 :GV hỏi :
+ Đã khoanh ¼ số con vịt ở hình nào ? 
+ Đã khoanh một phần mấy số con vịt ở hình b
Bài 3 : 
Bài cho ta biết gì ? 
Bài hỏi ta gì ?
Bài 4 : Yêu cầu HS tự xếp hình cái mũ 
3. Củng cố -dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
3 HS nhắc lại 
HS làm bài 1 . Sau đó đổi chéo vở để chũa từng bài .
 5 x 3 + 132 32 : 4 + 106 
 = 15 + 132 = 8 + 106 
 = 147 ; = 114
 20 x 3 : 2 
 = 60 : 2
 = 30
 Đã khoanh ¼ số con vịt ở hình a 
 Đã khoanh 1 /3 số con vịt ở hình b .
 Một bàn có 2 học sinh 
 4 bàn có máy học sinh 
Giải
Số HS ở 4 bàn có là 
2 x 4 = 8 (HS)
Đáp số : 8 học sinh 
HS lấy giấy xếp hình cái mũ .
-----------------------------------------------------------
Tiết 4	SINH HOẠT 
Tuần 3
I. Mục tiêu tiết dạy
GVCN giúp HS và tập thể lớp: 
-Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biết thảo luận tìm ra biện pháp, phương hướng khắc phục những hạn chế, khó khăn và tồn tại nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tự quản. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác.
II. Chuẩn bị:
CTHĐTQ và các ban tổng hợp sơ kết tuần.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1) §¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng tuÇn qua:
- §i häc chuyªn cÇn , ........................................................................................................................................................................................................................................................................
- VÖ sinh c¸ nh©n ........................................................................................................................................................................................................................................................................
- Ý thøc häc tËp, nÒn nÕp häc tËp:.......................................................................................................
.....................................................................................................................................
2) KÕ ho¹ch tuÇn tíi:
- Duy tr× tèt nÒ nÕp qui ®Þnh cña tr­êng, líp.
- Thùc hiÖn tèt c«ng t¸c vÖ sinh.
Tuyªn d­¬ng..............................................................................................................
Phª b×nh............................................................
 BGH duyệt
 Tổ CM duyệt ngày / /2018

Tài liệu đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_b.docx