Thiết kế bài dạy lớp 3 - Tuần 6 đến tuần 10 - Lê Thị Tý

Thiết kế bài dạy lớp 3 - Tuần 6 đến tuần 10 - Lê Thị Tý

A - Tập đọc

- Bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.

Hiểu đựơc nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.

B - Kể chuyện :

-Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại một đoạn chuyện bằng lời của mình.

 

doc 152 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 3 - Tuần 6 đến tuần 10 - Lê Thị Tý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 6 :
 Thø 2 ngµy 28 th¸ng 9 n¨m 2009
. buỉi s¸ng
TiÕt1,2 TËp ®äc - KỂ CHUYỆN
Bµi tËp lµm v¨n.
I. Mơc ®Ých, yªu cÇu
A - Tập đọc
- Bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.
Hiểu đựơc nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.
B - Kể chuyện :
-Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại một đoạn chuyện bằng lời của mình.
II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC
-Tranh minh họa cácc đoạn truyện ( phóng to)
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
-Một chiếc khăn mùi soa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Tập đọc : (1,5tiÕt)
1. Kiểm tra bài cũ :
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nôi dung bài tập đọc cuộc họp của chữ viết.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới ;
Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Mục tiêu : -Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
a. Đọc mẫu
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lựơt. Chú ý lời các nhân vật:
- HS theo dõi giáo viên đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải thích từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đế hết bài. Đọc 2 vòng.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp (đọc 2 lượt)
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy khi đọc câu
- Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi:
+ Đây là loại khăn gì?
+ Thế nào là viết lia lịa?
+ Thế nào là ngắn ngủn, hay đặt câu với từ này? 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thì đọc tiếp nối
- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
 - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
Mục tiêu : HS hiểu nội dung của truyện 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp., cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Hảy tìm tên của người kể lại câu chuyện này
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? 
- Cô giáo giao đề văn là : em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài tập làm văn ?
- HS thảo luận theo cặp và trả lời : Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô - li - a . Đôi khi Cô - li - a chỉ làm một số việc vặt.
. Cô - li - a đã làm cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trước nội dung bài.
- 1 HS đọc đoạn 3 trứơc lớp, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a đã làm cách gì để bài viết dài ra? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK
- HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời.
 - Em học đựơc điều gì từ bạn Cô - li - a ? 
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em : 
- GV chốt lại : Điều cần làm ở Cô - li - a là biết nhận vì lời nói phải đi đôi với việc làm. 
 Kết luận : Qua câu chuyện của bạn Cô - li - a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mìnhnói.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
Mục tiêu :Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3,4 của bài
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.
- Tuyên dương nhóm học tốt.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài. 
KỂ CHUYỆN :(0,5 tiÕt)
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu 
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 47, SGK.
- 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
 Mục tiêu ; Sắp xếp lại các bức tranh minh họa theo trình tự câu chuyện sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại một đoạn chuyện bằng lời của mình.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
* Kể trước lớp.
- Gọi 4 HS khá kể chuyện trứơc lớp, mỗi HS kể một đọan truyện.
- 4 HS kể, sau mỗi lần cho bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
*Kể theo nhóm.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong lớp cùng nghe. 
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện 
- 3 đến 4 HS thi kể một đoạn trong chuyện.
- Tuyên dương HS kể tốt
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò :
- Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì ?
- 3 đến 4 HS trả lời.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------
TiÕt3: To¸n 
Tiết 26: LuyƯn tËp.
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Thực hành tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Giải các bài toán liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
II. Đồ dùng dạy học.
- B¶ng phơ ghi bµi tËp
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS lên bảng làm bài 1, 2/31.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới :
 Giíi thiƯu bµi :
Hoạt động 1 : Thực hành tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
Bài 1 :HS nêu cách tìm 1/2 của 1 số, 1/6 của 1 số và làm bài
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào VBT.
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài và cho điểm HS
Hoạt động 2: Giải các bài toán liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc đề bài
- Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa, chúng ta phải làm gì ?
1 HS làm bảng, HS cả lớp làm VBT
- Chữa bài và cho điểm HS Giải : 
 Số bông hoa Vân tặng bạn là :
 30 : 6 = 5 (bông hoa)
 Đáp số : 5 bông hoa
Bài 3 :- Gọi 1 HS tự làm bài - Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS
 Bài 4 : HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông 
- HS làm, giải thích câu trả lời
- Hình 2 và hình 4 có 1/5 số ô vuông đã được tô màu
+ Mỗi hình có mấy ô vuông ?
+1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông ?
- 1/5 của 10 ô vuông là 10 : 5 = 2 ( ô vuông)
- Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô vuông
- Mỗi hình tô màu 1/5 ô vuông
3. Củng cố, dặn dò :
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà luyện tập thêm về tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------------------
TiÕt4: tù nhiªn vµ x· héi
Tiết 11 : VƯ sinh c¬ quan bµi tiÕt n­íc tiĨu.
I. MỤC TIÊU 
- Nêu ®­ỵc mét sè việc cÇn lµm ®Ĩ giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
- KĨ ®­ỵc tªn mét sè bƯnh th­êng gỈp ë c¬ quan bµi tiÕt n­íc tiĨu
- Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang 24, 25.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 14 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới :
Hoạt động 1 : ĐỘNG NÃO
Mục tiêu : Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi : Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Làm việc theo cặp. 
- GV gợi ý : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng,
Bước 2 :
- GV yêu cầu một số HS lên trình bày kết quả thảo luận.
- Một số HS lên trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
Hoạt động 2 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
Mục tiêu :Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV ø yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 25 và nói xem các bạn trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ?
- Làm việc theo cặp. 
Bước 2 :
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý. 
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi :
- Làm việc theo nhóm. 
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ?
- GV yêu cầu HS liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không.
- Một số HS trả lời
Kết luận : Chúng ta cần phải uống đủ nước, măïc quần áo sạch sẽ, khô thoáng và giữ vệ sinh cơ thể để đản bảo vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
3. Củng cố, dặn dò .
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận x ... vẽ
- Bài toán hỏi gì ? (Tổng số cá của 2 bể)
- Để tính được số cá của 2 bể ta phải biết được những gì ?(Biết số cá của mỗi bể )
- Số cá của bể 1 đã biết chưa ?(Đã biết rồi)
- Số cá của bể 2 đã biết chưa ?( Chưa biết)
- Vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể trước tiên ta phải đi tìm số cá của bể hai
- Cho HS tìm số cá của bể 2 và cả 2 bể và hướng dẫn HS trình bày bài giải
Kết luận : Muốn biết cả hai bể có bao nhiêu con cá, bước thứ nhất ta đi tìm số cá ở bể 2, sau đó mới tìm số cá ở 2 bể. 
 Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành .
Mục tiêu : Bước đầu biết giải và trình bày bài giải
Bài 1 : Gọi 1 HS đọc đề bài
- Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh ?(15 tấm bưu ảnh)
- Sốâ bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh ?
- Số bưu ảnh của em ít hơn số bưu ảnh của anh là 7 cái 
- Bài toán hỏi gì ?
- Tổng số bưu ảnh của cả hai anh em ?
- Muốn biết cả 2 anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết được gì ?
- Biết được số bưu ảnh của mỗi người
- Chúng ta đã biết số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai ?
- Đã biết anh có 15 bưu ảnh, chưa biết số bưu ảnh của em
- Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tính xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh ?
- HS vẽ sơ đồ rồi giải bài toán vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Cho HS suy nghĩ, tự tóm tắt và giải vào vở
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng giải Giải :
 Số l thùng thứ hai đựng là :
 18 + 6 = 24 (l)
 Số l cả hai thùng đựng là :
 18 + 24 = 42 (l)
 Đáp số : 42 l
* Củng cố, dặn dò .
- Về nhà làm bài 3 tr.50
 -------------------------------------------------
TiÕt3: tù nhiªn vµ x· héi
Hä néi, hä ngo¹i.
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :	 	
 Kiến thức : - Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
Kỹ năng : - Xưng hô đúng với các anh chị em của bố mẹ.
- Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
 Thái độ:
- Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các hình trong SGK trang 40, 41.
HS mang ảnh họ hàng nội ngoại đến lớp.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một tờ giấy khổ lớn, hồ dán. 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU ;
 1. Khởi động : 
 GV cho cả lớp hát bài cả nhà thương nhauhoặc ba, mẹ là quê hương.
 Sau bài hát, GV hỏi HS về ý nghĩa của bài hát và giới thiệu bài học.
2. Bài mới
 Hoạt động 1 : Làm việc với SGK 
Mục tiêu : Giới thiệu được những người thuộc họ nội là những ai,những người thuộc họ ngoại là những ai.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
- Ôâng bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ?
- Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
- Ôâng bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh? 
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
 GV gọi một số HS lên kể trước lớp.- GV nêu câu hỏi :
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ? 
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
 Kết luận : 
- Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.
 - Ông bà sinh ra mẹ và các anh , chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
 Hoạt động 2 : Kể về họ nội, họ ngoại 
 Mục tiêu : Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
 Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Gia đình bạn Minh / Gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào ?
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai ?
- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh ?
- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan ?
- Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh ?
- Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan ?
- Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ ?
Bước 2 : 
Căn cứ vào trình bày của các nhóm, GV nhận xét và kết luận.
 Kết luận : Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình có 2 thế hệ
(gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ. 
 Hoạt động 3 : Giới thiệu về gia đình mình 
Phương án 1 : Chơi trò chơi mời bạn đến thăm gia đình tôi
Mục tiêu : Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
 Tuỳ từng HS, ai có ảnh gia đình đem đến lớp thì dùng ảnh để giới thiệu với các bạn cùng nhóm. HS nào không có ảnh gia đình thì vẽ tranh mô tả về các thành viên trong gia đình mình, sau đó giới thiệu với các bạn trong nhóm.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 GV yêu cầu một số HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
 Lưu ý : Để không khí lớp học thêm sinh động, GV có thể hướng dẫn cách trình bày.
Bước 3 : GV gọi một số HS giới thiêu về gia đình của mình trước lớp. Yêu cầu các em giới thiệu được :
- Gia đình em có mấy thế hệ ? Thế hệ thứ nhất gồm những ai ? Thế hệ thứ hai gồm những ai ? Thế hệ thứ ba gồm những ai ?
- Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
Kết luận : Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có một thế hệ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình1 trang 40 SGK và trả lời các câu hỏi- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 38, 39 SGK, sau đó hỏi và trả lời nhau theo gợi ý :
3. Cđng cè dỈn dß:
- GVnhËn xÐt chung giê häc.
- HS ®äc phÇn bãng ®Ìn to¶ s¸ng.
-VỊ nhµ «n l¹i bµi chuÈn bÞ bµi giê sau.
------------------------------------------------------------------
TiÕt4: thĨ dơc: 
 ¤N 4 ®éng t¸c §· HäC cđa bµi TD PTC
 Trß ch¬i : “ ch¹y tiÕp søc ‘’
(C« Thanh d¹y)
 ------------------------------------------------------
buỉi chiỊu
TiÕt1: chÝnh t¶: (nghe –viÕt ) 
Quª h­¬ng.
 Phân biệt et / oet , dấu hỏi /dấu /ngã
I. Mục tiêu:
-Nghe và viết lại chính xác 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Quê Hương
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt et /oet ; tập giải các câu đố để xá định cách viết một số chữ có âm đầu l/ n hoặc thanh hỏi / thanh ngã .
II. Đồ dùng dạy- học:
-Bảng phụ viết BT2 ,3
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
1. KTBC:Gọi 3 HS lên bảng,nghe GV đọc HS viết .quả xoài ,xoáy nước, vẻ mặt, buồn bã
-GV NX cho điểm HS
2. Dạy học bài mới.
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Mục tiêu : Giúp HS nắm được nội dung yêu cầu của bài học.
- GV ghi đề bài:
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viÕtê chính tả
Mục tiêu : Giúp HS nghe và viết lại chính xác 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Quê Hương
-GV đọc mẫu bài thơ Quê hương .- 1 HS đọc lại.
+HD HS tìm hiểu ND đoạn viết .
- Quê hương gắn lièn với những hình ảnh nào ¿ 
-Em có cảm nhận gì về quê hương với các hình ảnh đó ¿
+HD HS trình bày 
-Các khổ thơ được viết như thế nào ¿
-Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào cho đúng và đẹp ¿
+ HD HS viết từ khó 
-HS nêu từ khó ,dễ lẫn trong khi viết tả ?
 -Hsđọc và viết các từ vừa tìm được .
-GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
+ HS viết chính tả .
-GV đọc cho HS viết theo đúng Y/C .
-GV đọc HS Soát lỗi.
-HS nghe đọc viết lại bài thơ .
-HS đôir vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau
-GV thu 7-10 bài chấm và NX
Hoạt động 3: HD HS làm bài tập chính tả 
Mục tiêu: -Giúp HS Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt et /oet ; tập giải các câu đố để xá định cách viết một số chữ có âm đầu l/ n hoặc thanh hỏi / thanh ngã .
Bài1: Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
- HS tự làm bài -HS nhận xét bài trên bảng.
GV kết luận và cho điểm HS.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
-HS làm bài theo nhóm đôi .
-GV dán tranh lên bảng .
-Tổ chức cho một HS hỏi và 1 HS trả lời sau đó ngược lại
-GV chữa bài sau đó HS làm vào vở
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại bài học.
- Gi¸o viªn nhËn xÐt chung tiết học
- Dặn dò : Viết lại chữ sai: Chuẩn bị tiết sau viết bài: Tiếng hò trên sông.
 ---------------------------------------------
TiÕt2: tiÕng viƯt :
¤n tËp
I-mơc tiªu: Giĩp HS
Cđng cè ®äc diƠn c¶m bµi tËp ®äc trong 10 tuÇn.
 RÌn kü n¨ng kÜ n¨ng viÕt ch÷ hoa G tiÕp - Vµ c©u øng dơng.
Cđng cè lµm bµi tËp ®iÌn tõ vµ luyƯn viÕt.
II-C¸c ho¹t ®éng d¹y häc.
H§1: RÌn kü n¨ng ®äc diƠn c¶m vµ kĨ chuyƯn i: 
- HS «n l¹i bµi tËp ®äc trong 10 tuµn :theo nhãm ®«i.
- GV gäi HS yÕu lªn b¶ng ®äc c¸c ®o¹n bµi ®· häc-GV chĩ ý sưa sai.
+ Néi dung cđa bµi nãi lªn ®iỊu g×?
6-7 HS lªn kĨ l¹i tõng ®o¹n c©u chuyƯn –HSnhËn xÐt – GV khen HS kĨ hay hay..
- 5-6 Nhãm HS lªn thi kĨ - ®äc ph©n vai.
- HSnhËn xÐt b×nh chä HS ®äc hay.
H§2: Cđng cè kÜ n¨ngviÕt ch÷ hoa 
GV cho HS nªu tªn ch÷ hoa viÕt tuÇn G vµ c©u øng dơng cđa nã.
- HS nªu cÊu t¹o vµ qui tr×nh viÕt ch÷ hoa vµ c©u øng dơng
- HS lÇn l­ỵt lªn tr¶ lêi –HS nhËn xÐt –HS chÐp bµi vµo vë ch÷ G hoa 5 dßng .
C©u øng dơng ch÷ viÕt 5 lÇn.
- HS viÕt bµi –GV bao qu¸t líp vµ nh¾c nhë HS c¸ch tr×nh bµy bµi s¹ch ®Đp.
- GV thu bµi chÊm ,ch÷a lçi cho HS.
.Ho¹t ®éng nèi tiÕp.
 -GV nhËn xÐt giê häc.
 VỊ nhµ «n l¹i bµi vµ chuÈn bÞ bµi cho giê sau
 --------------------------------------------------
TiÕt3: HO¹T §éng tËp thĨ
( TuÇn 10 )
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_3_tuan_6_den_tuan_10_le_thi_ty.doc