Tiếng việt (tự chọn) - Tuần 11: Ôn tập so sánh. dấu chấm

Tiếng việt (tự chọn) - Tuần 11: Ôn tập so sánh. dấu chấm

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Giúp HS tiếp tục củng cố về so sánh. Dấu chấm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ:

 Người ta thườgn dùng dấu chấm (.) khi nào?

2. Hướng dẫn HS ôn tập: GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học thông qua việc định hướng, tổ chức cho HS làm các bài tập sau:

 

doc 3 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng việt (tự chọn) - Tuần 11: Ôn tập so sánh. dấu chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt (tự chọn) - tuần 11
ôn tập so sánh. Dấu chấm
i. Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS tiếp tục củng cố về so sánh. Dấu chấm.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
	Người ta thườgn dùng dấu chấm (.) khi nào?
2. Hướng dẫn HS ôn tập: GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học thông qua việc định hướng, tổ chức cho HS làm các bài tập sau:
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và chỉ ra cái hay của những hình ảnh so sánh này.
 Thuỷ chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thuỷ, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại, lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đã vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thuỷ hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó.
Bài 2: Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu chấm. Em hãy chép lại sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa chữ cái đầu câu.
 Trang và Thảo là một đôi bạn rất thân với nhau một hôm, Thảo rủ Trang ra công viên chơi Trang đồng ý tới đấy, hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp Trang thích nhất là cây hoa thọ tây nó nhiều cánh, nhuỵ tụm ở giữa, dưới nắng xuân càng tăng thêm vẻ lộng lẫy còn Thảo lại thích hoa tóc tiên màu hoa mượt như nhung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ, tự làm bài.
- HS nêu ra các hình ảnh so sánh có trong bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm một số bài tập của HS và nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn bài và chuẩn bị cho bài học tiết sau.
Tiếng việt (tự chọn)
luyện viết chính tả: tiếng ru
i. Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS củng cố kỹ năng nghe - viết đúng, đẹp qua bài thơ lục bát Tiếng ru.
	- Giúp HS rèn luyện kỹ năng phân biệt r/ d/ gi.
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn nghe - viết
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Hai hoặc ba HS đọc đbài thơ sẽ viết chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS quan sát bài thơ, nhận xét:
+ Bài htơ có mấy khổ thơ ? 
+ Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? 
+ Các chữ cái đầu mỗi dòng thơ được viết thế nào ? 
+ Bài thơ được trình bày ra sao ?
- HS đọc thầm đbài thơ, tự viết ra nháp những chữ mình viết sai.
b) Đọc cho HS viết bài
c) Chấm, chữa bài
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả.
- GV chấm 5 đến 7 bài, nhận xét từng bài về các mặt, sự chính xác của nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a) Bài tập 
Trong các câu sau, từ nào viết sai chính tả. Em hãy sửa lại cho đúng:
- Suối chảy dóc dách - Cánh hoa dung dinh
- Nụ cười rạng rỡ.	 - Chân bước rộn ràng.
- Sức khoẻ rẻo rai.	 - Khúc nhạc du dương.
- GV nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp làm bài vào vở Tiếng Việt. 1 HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ:
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng;
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tiến bộ về chữ viết, chính tả.
- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon - tuan 12- L3.doc