Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khoá X đã nêu: “Cần làm rõ chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp”.

Trong mục 2 điều 23 – Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kỹ năng để học sinh tiếp tục học ở Trung học cơ sở”. Chiến lược phát triển Giáo dục đến 2010 qui định mục tiêu phát triển giáo dục Tiểu học như sau: “Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả Giáo dục Tiểu học”.

 Để thực hiện được mục tiêu chiến lược giáo dục đó cần có nhiều yếu tố. Một trong những thành tố để tạo nên tính hiệu quả trong Giáo dục Tiểu học đó là công tác quản lý nhà trường. Trong đánh giá thực trạng Giáo dục Việt Nam hiện nay có nêu: “Trình độ quản lý chưa theo kịp thực tiễn, các động thái quản lý thường là bị động có tính chất tình thế”.

 Mặt khác trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước rất cần sự quản lý khoa học và chặt chẽ. Trong những năm gần đây, vấn đề bộ máy quản lý hành chính của nước ta đang có những biến chuyển để phù hợp với xu thế đó. Giáo dục Thanh Hoá gần đây cũng có những biến đổi lớn về mọi mặt, song về bộ máy quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đó, nhất là việc thực hiện các chức năng quản lý trường Tiểu học còn nhiều hạn chế. Trường Tiểu học Phú Yên – Thọ Xuân – Thanh Hoá cũng nằm trong tình trạng ấy bởi lẽ đó tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học” là đề tài nghiên cứu tiểu luận cuối khóa.

 

doc 40 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2478Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
 	Hiện nay, thực tế công tác quản lý và nhất là việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng Tiểu học ở các nhà trường không đồng đều mạnh yếu khác nhau do nhiều lý do. Vì vậy để biết được điều đó tôi đã chọn đề tài này để tìm hiểu và làm rõ.
 	 Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, các cô giáo là giảng viên của Học viện Quản lý Giáo dục đã trang bị cho tôi kiến thức về quản lý hết sức quý báu và bổ ích. 
Đặc biệt xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ: Lê Thị Mai Phương đã tận tình trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu và tập thể cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Phú Yên – Thọ Xuân – Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian có hạn nên chắc chắn đề tài này cũng còn có những hạn chế. Tôi rất mong được tiếp thu những ý kiến của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp để bản thân nghiên cứu tiếp đề tài này trong thời gian tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn !
Mục lục 
	 Trang
Lời cảm ơn 01
Mục lục 02
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 05
2. Mục đích nghiên cứu 06 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 06
4. Đối tượng nghiên cứu 06
5. Phạm vi nghiên cứu 06
6. Phương pháp nghiên cứu 06
7. Cấu trúc của tiểu luận 06
Kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học	 08
. Đặt vấn đề	 08
1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến việc nâng cao chất lượng 
 thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học	 10
 Chất lượng
1.2.2. Chức năng
1.2.3. Quản lý
1.2.4. Quản lý giáo dục
1.2.5. Kế hoạch
1.2.6. Tổ chức
1.2.7. Chỉ đạo
1.2.8. Kiểm tra
1.3. Vị trí, vai trò của việc nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng 
 quản lý của Hiệu trưởng Tiểu học	14
1.3.1. Vị trí, vai trò của chức năng kế hoạch
1.3.2. Vị trí, vai trò của chức năng tổ chức
1.3.3. Vị trí, vai trò của chức năng chỉ đạo
1.3.4. Vị trí, vai trò của chức năng kiểm tra
1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng 
 quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học	17
1.5. Trường Tiểu học	17
Chương II: Thực trạng của công tác thực hiện các
 chức năng quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học	 21
2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của địa phương	21
2.2. Đặc điểm của Học sinh và đội ngũ Giáo viên	22
2.2.1. Tình hình đội ngũ giáo viên: 
2.2.2. Tình hình học sinh:
2.2.3. Cấu trúc tổ chức bộ máy trường Tiểu học Phú Yên:
2.3. Thực trạng của việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng 
 trường Tiểu học Phú Yên	27
Chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các	
 chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học	31
3.1. Biện pháp 1	31
3.2. Biện pháp 2	32
3.3. Biện pháp 3	32
3.4. Biện pháp 4	33
3.5. Biện pháp 5	34
3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp	35
Kết luận và kiến nghị	37
1. Kết luận 	37
2.Kiến nghị và đề xuất	37
2.1. Đối Bộ Giáo dụcvà Đào tạo 	38
2.2. Đối với Sở Giáo và Đào tạo	38 
2.3. Đối với Phòng Giáo và Đào tạo 	38
2.4. Đối với địa phương 	 38 2.5. Đối với nhà trường 	39
Tài liệu tham khảo	40
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
 	Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khoá X đã nêu: “Cần làm rõ chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp”.
Trong mục 2 điều 23 – Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kỹ năng để học sinh tiếp tục học ở Trung học cơ sở”. Chiến lược phát triển Giáo dục đến 2010 qui định mục tiêu phát triển giáo dục Tiểu học như sau: “Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả Giáo dục Tiểu học”.
 Để thực hiện được mục tiêu chiến lược giáo dục đó cần có nhiều yếu tố. Một trong những thành tố để tạo nên tính hiệu quả trong Giáo dục Tiểu học đó là công tác quản lý nhà trường. Trong đánh giá thực trạng Giáo dục Việt Nam hiện nay có nêu: “Trình độ quản lý chưa theo kịp thực tiễn, các động thái quản lý thường là bị động có tính chất tình thế”.
 	Mặt khác trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước rất cần sự quản lý khoa học và chặt chẽ. Trong những năm gần đây, vấn đề bộ máy quản lý hành chính của nước ta đang có những biến chuyển để phù hợp với xu thế đó. Giáo dục Thanh Hoá gần đây cũng có những biến đổi lớn về mọi mặt, song về bộ máy quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đó, nhất là việc thực hiện các chức năng quản lý trường Tiểu học còn nhiều hạn chế. Trường Tiểu học Phú Yên – Thọ Xuân – Thanh Hoá cũng nằm trong tình trạng ấy bởi lẽ đó tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học” là đề tài nghiên cứu tiểu luận cuối khóa.
2. Mục đích nghiên cứu:
 	Tìm hiểu thực trạng việc thực hịên các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Yên từ đó đề xuất một số biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng trường Tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề Tiểu luận.
Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Yên.
Đề xuất các biện pháp nhằm năng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng Tiểu học.
4. Đối tượng nghiên cứu:
 	Thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học
5. Phạm vi nghiên cứu:
 	Nghiên cứu việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Yên. Vì thời gian có hạn cho nên tôi chỉ đi sâu nghiên cứu việc thực hiện chức năng tổ chức của Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Yên.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận về quản lý – quản lý hành chính, quản lý giáo dục và những tài liệu tham khảo.
Phương pháp quan sát điều tra trao đổi về việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trong quản lý trường Tiểu học.
Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu để từ đó tìm ra mục đích nghiên cứu.
7. Cấu trúc của tiểu luận:
Phần 1: Mở đầu.
	1. Lý do chọn đề tài
	2. Mục đích nghiên cứu
 	3. Nhiệm vụ nghiên cứu
	4. Đối tượng nghiên cứu
 	5. Phạm vi nghiên cứu
 	6. Phương pháp nghiên cứu
	7. Cấu trúc của tiểu luận
Phần 2: Kết quả ngiên cứu:
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học.
Chương II: Thực trạng công tác thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học.
Chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học
Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu
Chương I
Cơ sở lý luận của công tác nâng cao chất lượng thực hiện 
các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học
Đặt vấn đề:
 	Chức năng quản lý được qui định một cách khách quan bởi chức năng hoạt động của khách thể quản lý. Từ chức năng quản lý xác định được nội dung hoạt động của chủ thể quản lý. Khái niệm chức năng quản lý đã sớm được hình thành trong quá trình sản xuất Công nghiệp đầu thế kỷ 20. khái niệm này đã được phát triển và hoàn thiện và được sử dụng trong cả lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội cũng như trong quản lý giáo dục. Trong giáo dục việc tạo nên hệ thống chức năng quản lý cũng xuất phát từ từ chức năng của khách thể được phản ánh vào hoạt động của chủ thể mà tạo nên hệ thống chức năng quản lý. Như vậy để công tác quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường đạt kết quả cao thì việc người Hiệu trưởng phải thực hiện tốt các chức năng quản lý là điều cần thiết.
 Nhiều nhà lý luận về quản lý nổi tiếng đã đưa ra những quan điểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý:
 - Theo H.Fayol đưa ra 5 chức năng quản lý (thường gọi là yếu tố Fayol) đó là:
 Kế hoạch
 Tổ chức.
 Chỉ huy.
 Phối hợp.
 Kiểm tra.
Theo D.M. Kruk có 5 chức năng, đó là:
 Kế hoạch.
 Tổ chức.
 Phối hợp.
 Chỉ đạo.
 Kiểm kê.
Theo V.G. Afanaxiep: một chuyên gia nổi tiếng về quản lý xã hội của liên Xô cũ nêu lên 4 chức năng quản lý sau:
 Xử lý và thônh qua quyết định.
 Tổ chức.
 Điều chỉnh.
 Kiểm kê và kiểm tra.
Theo G. Kh. PôPốp, các chức năng quản lý được phân chia như sau:
Quản lý hồ sơ (bao gồm xác định mục tiêu, dự đoán, kế hoạch hoá).
Quản lý cụ thể (Tổ chức, ra lệnh, chỉ huy).
Kiểm tra (kiểm kê, phân tích, mối liên hệ ngược.
Theo quan điểm của UNESCO, hệ thống chức năng quản lý bao gồm 8 vấn đề sau.
Xác định nhu cầu.
Thẩm định và phân tích dữ liệu.
Xác định mục tiêu.
Kế hoạch hoá (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối các nguồn lực, lập chương trình hành động).
Triển khai công việc.
Điều chỉnh.
Đánh giá.
Sử dụng liên hệ ngược và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo.
Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thể khái quát có 4 chức năng cơ bản sau:
Kế hoạch.
Tổ chức.
Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp).
Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê).
 Như vậy, tuy có nhiều cách phân loại chức năng quản lý khác nhau (khác nhau về số lượng chức năng và tên gọi các chức năng) song về thực chất các hoạt động có những bước đi giống nhau để đạt tới các mục tiêu. 4 chức năng theo quan điểm hiện đại có thể nói nó có sự tổng hợp của rất nhiều các chức năng mang tinh phổ quát.Việc quản lý các hoạt động trong nhà trường Tiểu học có mang lại hiệu quả cao, chính là việc người Hiệu trưởng phải thực hiện tốt 4 chức năng quản lý (Kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, kiểm tra). Giáo dục tiểu học là nền tảng để giúp đất nước phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Nên việc nghiên cứu và nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là công tác quản lý là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến việc nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học:
Chất lượng:
Khái niệm về chất lượng hiện nay còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Thuật ngữ “chất lượng” phản ánh thuộc tính đặc trưng, giá trị, bản chất của sự vật và tạo nên sự khác biệt (về chất) giữa sự vật này với sự vật khác.
 Từ  ... ể có một đội ngũ phát triển bền vững phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường người Hiệu trưởng cần làm tốt công tác này.
 	 Để thực hiện được công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ một cách bền vững, người Hiệu trưởng cần phải lập kế hoạch chi tiết trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Căn cứ vào tình hình thực tế chất lượng của đội ngũ, căn cứ vào qui mô phát triển trường lớp để lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ, phân bố thời gian để cho giáo viên được đi học nâng cao trình độ. Hoàn thiện cơ cấu giáo viên, đảm bảo thuận lợi cho mục tiêu giáo dục của nhà trường.
 	Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề ra: Tổ chức quán triệt kế hoạch đề ra để cán bộ giáo viên năm được mục tiêu kế hoạch và có kế hoạch cho bản thân để được đi học nâng cao trình độ. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên những mặt còn hạn chế. Chỉ đạo các tổ chuyên môn làm tốt, có chất lượng các giờ thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm..
 	Phối kết hợp với các đoàn thể để trong nhà trường và cả với gia đình từng giáo viên để mọi lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội ủng, động viên khuyến khích giáo viên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
 	Tăng cường kiểm tra nội bộ trường học, qua dự giờ thăm lớp để tác động vào ý thức tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên và khơi gợi sự giúp đỡ lẫn nhau của tập thể sư phạm.
 	Kiểm tra để đánh giá, xếp loại và động viên khích lệ đội ngũ thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch.
3.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện cơ chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường, huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho hoạt động của nhà trường. 
Các hoạt động giáo dục của nhà trường luôn luôn cần sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội, việc phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các lực lượng xã hội sẽ giúp cho nhà trường có thêm sức mạnh và các thông tin cần thiết cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Với xu thế phát triển giáo dục đang đi vào hội nhập thế giới thì việc giáo dục phát triển theo đơn dặt hàng, theo nhu cầu của người học là tính tất yếu. Như vậy nếu nhà trường không có sự phối kết hợp, không có phối kết hợp và những kênh thông tin từ các lực lượng bên ngoài xã hội thì nhà trường khó tồn tại và phát triển.
 	Thực hiện biện pháp trên người Hiệu trưởng cần lập kế hoạch cụ thể. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường của địa phương Hiệu trưởng xây dựng các qui chế phối kết hợp với các đoàn thể ở địa phương (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ xã, Hội khuyến học,). Lập kế hoach củng cố và xây dựng Hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm hoàn thiện cơ chế phối kết hợp mọi lực lượng xã hội - gia đình - nhà trường.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện: Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải triển khai đầy đủ các kế hoạch và tiến hành thành lập hội cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học theo điều lệ Hội cha mẹ học sinh.
 	Tổ chức họp với đại diện các ban ngành địa phương để thông qua các qui chế phối hợp và đi đến thống nhất lề lối làm việc phối kết hợp chặt chẽ trong suốt năm học. Phân công cụ thể các thành phần cốt cán của nhà trường chịu trách nhiệm thông tin giữ mối liên hệ với các tổ chức đoàn thể để huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
 	Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động đề ra trong kế hoạch; hàng tháng, kỳ tổ chức họp sơ kết rút kinh nghiệm với các tổ chức đoàn thể.
	3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đều liên quan chặt chẽ và logic với nhau, hỗ trợ nhau, để tăng hiệu quả chức tổ chức trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng.
 Có thể nói biện pháp 1 là biện pháp mà trong suốt quá trình thực hiện chức năng tổ chức sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt cả quá trình. Biện pháp 1 là kim chỉ nam xuyên suốt cả quá trình thực hiện thì biện pháp 2 là môi trường để người Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức trong quản lý nhà trường. Để thực hiện tốt chức năng tổ chức thì người Hiệu trưởng phải thực hiện biện pháp 3. biện pháp 3 là nòng cốt trong việc nâng cao việc thực hiện các chức năng quản lý nói chung và chức năng tổ chức của người Hiệu trưởng nói riêng. Để thực hiện phát triển đội ngũ một cách bền vững thì biện pháp 4 sẽ giúp người Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức trong suốt cả một quá trình phát triển của nhà trường, gúp cho sự phát triển của đội ngũ nhà trường một cách bền vững lâu dài. Biện pháp 5 là biện pháp hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần cho tất cả các biện pháp trên khi thực hiện chức năng tổ chức của người Hiệu trưởng Tiểu học.
Tóm lại:
Biện pháp 1: Là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình thực hiện chức năng tổ chức
Biện pháp 2: Tạo môi trường cho việc thực hiện chức năng tổ chức 
Biện pháp 3: Là nòng cốt
Biện pháp 4: Phát riển cho tương lai
Biện pháp 5: Nhà trường – gia đình – xã hội cùng làm công tác giáo dục hỗ trợ cho việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng Tiểu học.
 Mối quan hệ giữa các chức năng được thể hiện bằng sơ đồ sau:
BP1
 Tổ chức
BP31
BP21
BP5
BP4
Kết luận chương 3
 	Trên đây là các biện pháp mà qua nghiên cứu lý luận và dựa vào thực trạng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Yên tôi đã đưa ra để nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận :
Thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học là không thể xem nhẹ mà phải đặt lên hàng đầu, các chức năng quản lý thể hiện năng lực trình độ quản lý của một Hiệu trưởng việc có nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào người quản lý. Người quản lý phải biết vận dụng những kiến thức lý luận về khoa học quản lý để áp dụng vào quản lý trường học một cách có hiệu quả.
 	Từ việc xây dựng kế hoạch đến công tác tổ chức trong nhà trường rồi chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá đó là cả một chu trình quản lý mà người Hiệu trưởng không thể bỏ qua một chức năng nào. Các chức năng được liên kết móc xích với nhau một cách chặt chẽ.
 	Trong nhà trường Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý giáo dục và quá trình dạy học. Người Hiệu trưởng không chỉ quản lý bằng các văn bản pháp quy mà còn quản lý bằng nghệ thuật thuyết phục cảm hoá của mình. Hiệu trưởng không chỉ quyết đoán ra lệnh mà còn phải biết thu phục, tập hợp, đoàn kết các tổ chức, lực lượng trong nhà trường tạo thành bộ máy tổ chức thống nhất, đồng bộ đoàn kết để cùng tham gia quản lý trường học. Phải biết phát huy sức mạnh của các tổ chức để nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
 	Vì vậy, người quản lý phải không ngừng tự rèn luyện bồi dưỡng để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất; người quản lý phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn một cách mềm dẻo phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường.
Kiến nghị và đề xuất:
 	Để việc nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học. Tôi xin có những đề xuất sau:
2.1. Đối Bộ Giáo dụcvà Đào tạo :
 	Cần điều chỉnh giảm tải kiến thức, tăng số giờ để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. 
 	Có thể tổ chức thực hiện dạy phân ban ở cấp Tiểu học tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian đi sâu nghiên cứu những môn học mà mình được đảm nhận và phát huy được năng lực sở trường của từng cá nhân.
2.2. Đối với Sở Giáo và Đào tạo :
 	Có chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn bằng nhiều hình thức đào tạo cho cán bộ quản lý.
 	Thực hiện chỉ đạo chuyên môn một cách sát với thực tế, các đề thi kiểm tra định kỳ của học sinh cần sát với chương trình và đúng với chương trình tại thời điểm kiểm tra.
2.3. Đối với Phòng Giáo và Đào tạo :
 	Thực hiện đúng quy định luân chuyển cán bộ quản lý đúng quy định, việc tuyển dụng, chuyển công tác đối với giáo viên phải có sự tham gia của các Hiệu trưởng nhà trường.
 	Bổ nhiệm cán bộ quản lý phải đúng trên cơ sở trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, mới có tác dụng thúc đẩy các hoạt động của các nhà trường.
 	Thực hiện công bằng hơn nữa trong đánh giá xếp loại các nhà trường để có tác dụng thúc đẩy phong trào dạy – học ở các nhà trường.
2.4. Đối với địa phương :
	Đối với Đảng ủy, ủy ban Nhân dân cần có những giải pháp mạnh cụ thể về lâu về dài cho sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
	Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
	Cần quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục của địa phương.
2.5. Đối với nhà trường :
	Nhà trường cân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra sát sao đảm bảo tính hiệu quả, khả thi.
	Hiệu trưởng phải nâng cao chất lượng thực hiện chức năng quản lý đảm bảo đúng với lý luận quản lý, phù hợp với điều kiện thực tế. Muốn vậy Hiệu trưởng phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản ký. Cập nhật thông tin.
	Giáo viên và học sinh trong Nhà trường phải tạo nề nếp thực hiện mọi hoạt động theo kế hoạch. Thực hiện tập chung dân chủ, mọi giáo viên trong trường đều phải kề vai sát cánh thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà trường.
Tài liệu tham khảo
1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục - Hà Nội – 2002
2. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 1997
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996 
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 1997
5. Nghị quyết TW 2 khóa VIII - Đảng CSVN, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 1997
6. Điều lệ trường tiểu học, (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ GD&ĐT)
7. GS.TSKH Vũ Ngọc Hải - PGS.TS Đặng Quốc Bảo -PGS.TS Bùi Minh Hiền (chủ biên). Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 2006.
8. Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 1997
9. Giáo trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục tiểu học, Học viện quản lý giáo dục – Hà Nội – 2007 
10. TS Nguyễn Trọng Hậu – Chức năng kế hoach hóa, Bài giảng trường CBQLGD&ĐT TW- 2004
11. Các bài giảng về QLGD –Học viên quản lý giáo dục. 
12. Từ điển Tiếng Việt(Trung tâm từ điển học. Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng).
13. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Vụ tiểu học - Hà Nội – 1998
14. Các văn bản pháp quy về Giáo dục và Đào tạo. Tập 1-2-3- 4-5. NXB Thống kê.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG QUA LI CUA HIEU TRUONG CUA TRUONG TIEU HOC.doc