Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 28

Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 28

Tập đọc - Kể chuyện

Cuộc chạy đua trong rừng

I/. Mục tiêu:

 A - TẬP ĐỌC

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

Chú ý đọc đúng các từ ngữ: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, thảng thốt, lung lay,. Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con

- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Thứ hai ngày 24 tháng 3 năm 2008
Tập đọc - Kể chuyện
Cuộc chạy đua trong rừng
I/. Mục tiêu:
 A - Tập đọc
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Chú ý đọc đúng các từ ngữ: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, thảng thốt, lung lay,... Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
B - Kể chuyện.
- Rèn kĩ năng nói: 
+ Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, hs kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con ; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết 
+ Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
II/. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên: Tranh minh họa. 
 Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 2 hs
Kể câu chuyện “Quả táo”
- TL câu hỏi nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
1.Giới thiệu bài: 
2.Luyện đọc: 
1. Luyện đọc:
2’
7’
6’
6’
a)Đọc mẫu: Gv đọc toàn bài
b. Hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- H/s đọc nối tiếp câu từng câu, luyện phát âm.
- H/s đọc nối tiếp đoạn từng đoạn theo HD của GV kết hợp giải nghĩa từ: nguyệt quế, móng, thảng thốt, chủ quan.
c) Đọc trong nhóm: GV chia nhóm 5 đọc lần lượt nối tiếp trong nhóm.
- Thi đọc: 2 nhóm thi đọc nối tiếp, lớp nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm
nghía, khoẻ khoắn, thảng thốt, lung lay.
- Cha yên tâm đi.// Móng của con chắc chắn.// con nhất định sẽ thắng mà!//
8’
3. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc cả bài.
+ Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
+ Ngựa Con chuẩn bị như vậy đã chu đáo chưa? Vì sao?
+ Ngựa Cha khuyên con điều gì? 
+ Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào?
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
+ Ngựa Con rút ra bài học gì?
Chốt: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
2. Tìm hiểu bài:
- Chú sửa soạn không biết chán... vô địch.
- Chưa chu đáo, chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ bề ngoài.
- Đến bác thợ rèn ... móng.
- Ngúng nguẩy ... sẽ thắng.
- Không nghe lời cha, móng bong, Ngựa Con phải bỏ dở cuộc thi .
- Đừng bao giờ chủ quan.
 6’
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 2 . HD HS đọc đoạn 2.
- 3 HS thi đọc, lớp nhận xét. GV nhận xét. 
- 1 hs đọc cả bài.
- Bình chọn người đọc tốt.
III. Kể chuyện
2’
GV nêu nhiệm vụ:
18’
- Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
- HS đọc y/c BT và mẫu.
- HS quan sát tranh( SGK).
- GV nói nhanh nội dung từng tranh. 
- 4 HS kể chuyện nối tiếp từng đoạn theo tranh.
- 1 HS kể toàn truyện. Lớp nhận xét.
- Bình chọn người kể hay nhất.
2’
IV. Củng cố và dặn dò
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện?
- NHận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Chính tả: Tiết số 55
Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chính tả
- Nghe viết đúng đoạn tóm tắt truyện: Cuộc chạy đua trong rừng.
- Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n ; dấu hỏi/dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
 * Học sinh: Vở chính tả.
III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 2 h/s lên bảng, lớp viết nháp
- Các từ : rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép
- Nhận xét đánh giá.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
1. Hướng dẫn viết chính tả
5’
a) Tìm hiểu nội dung
- GV đọc bài viết chính tả,2 hs đọc lại.
- Kết quả cuộc thi như thế nào?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả 
+ Đoạn văn trên có mấy câu ? 
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? 
- Từ khó: khoẻ, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn, ...
15’
-Viết chữ khó: khoẻ, giành, nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn, ...
- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào giấy nháp.
- Chữa bài, nhận xét.
b- H/s nghe, viết bài vào vở
3’
c- Chấm chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
6’
5’
Làm bài tập chính tả
- 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi. 
- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm trên bảng.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc những hs viết chính tả còn mắc lỗi,
2. Luyện tập
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống
a) l hay n ?
- thiếu niên - nai nịt - khăn lụa - thắt lỏng - rủ sau lưng - sắc nâu sẫm - trời lạnh buốt - mình nó - chủ nó - từ xa lại
về nhà viết lại một dòng mỗi từ ngữ viết sai để ghi nhớ.
Tập đọc
Cùng vui chơi
I/. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc đúng các từ ngữ: đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống,... .
Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Các bạn hs chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên hs chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.
- Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ; Bảng phụ. 
Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học: 
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ: 2 hs 
- Kể lại truyện: “Cuộc chạy đua trong rừng” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
15’
2. Luyện đọc
1. Luyện đọc
a. GV đọc mẫu.
b. Hướng dẫn h/s đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống
- Hs đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.Luyện phát âm.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp. GV lưu ý cách ngắt nhịp thơ. 
- 1 HS đọc chú giải: Quả cầu giấy.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 4.
6’
- 2 nhóm thi đọc. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
3. Tìm hiểu bài
- Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh? 
- Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào?
- Em hiểu “Chơi vui học càng vui” là thế nào? 
Chốt: Các bạn hs chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên hs chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.
2. Tìm hiểu bài
+ Đá cầu.
+ Quả cầu giấy ... xuống đất.
6’
4.Luyện đọc thuộc lòng
- 1 HS đọc lại bài thơ.
- Học sinh tự học thuộc từng khổ thơ. 
- Hs thi đọc từng đoạn, cả bài. Cả lớp n/xét
- Bình chọn cá nhân đọc hay.
2’
III. Củng cố và dặn dò
- Giờ ra chơi các em thường chơi những trò gì?
- Tiếp tục học thuộc khổ thơ mà mình thích
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu: Tiết số 28	
 Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì ?
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Tiếp tục học về nhân hoá.
 2. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
 3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: - Bảng lớp viết sẵn 3 câu văn bài tập 2.
 * Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1’
I. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
12’
 11’
- 1hs đọc yêu cầu. Cả theo dõi.
- Cây cối, sự vật trong 2 khổ thơ tự xưng là gì? ( tớ, tôi).
- Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
* Chốt: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta. 
- 1hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài cá nhân.
- 3 hs lên bảng, Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1hs đọc yêu cầu.
- Hs đọc đề; trao đổi theo nhóm và viết nhanh ra giấy.
- 1 hs lên bảng. Cả lớp và gv nhận xét.
Bài tập 1: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
Tôi là bèo lục bình 
 Bứt khỏi sình đi dạo
 Tớ là chiếc xe lu
 Người tớ to lù lù
Bài tập 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
+ Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
+ Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
+ Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Bài tập 3: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau?
Nhìn bài của bạn
Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à ?
Lưu ý: Tất cả những chữ sau các ô vuông đều đã viết hoa. Nhiệm vụ của em chỉ là điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
- HS làm bài vào vở.
- Vâng! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn ?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi tập thể dục ấy mà! 
3’
III - Củng cố, dặn dò:
- N/x tiết học, khen những học sinh học tốt.
- Chú ý các hiện tượng nhân hoá sự vật, con vật khi đọc thơ, văn.
- Về nhà kể lại câu chuyện vui cho người thân nghe.
Tập viết: Tiết số 28
Ôn chữ hoa: t
I.Mục tiêu: 
Củng cố cách viết chữ hoa T (Th) thông qua bài tập ứng dụng.
Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Thăng Long
Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
II.Tài liệu và phương tiện: : 
Giáo viên: 	Mẫu chữ viết hoa T; Tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng. 
Học sinh: 	Vở tập viết, bảng con, phấn.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- 1 h/s nhắc lại từ, câu ứng dụng bài trước.
- 1h/s viết trên bảng lớp, dưới lớp viết bảng con: Tân Trào
- Nhận xét, đánh giá.
15’
II. Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn viết bảng con
Luyện viết chữ hoa: 
- H/s tìm chữ viết hoa. 
+ Các chữ hoa có trong bài: T (Th), L
- 2 HS nêu quy trình viết chữ T, L.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Tập viết chữ: Th và L trên bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
b. H/s viết từ ứng dụng (tên riêng):
- 1 H/s đọc từ ứng dụng: Thăng Long 
- GV giải thích từ ứng dụng.
+ Các chữ trong từ ứng dụng có độ cao như thế nào? Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? 
- Hs tập viết từ ứng dụng trên bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
c-Luyện viết câ ... ện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD.
- 1 h/s đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nêu từng câu hỏi, HS trả lời.
+ Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?
+ Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông?
+ So sánh diện tích hình P với diện tích hình Q?
 Chốt: Nêu cách so sánh.
Bài 2:
+ Hình P gồm 11 ô vuông.
+ Hình Q gồm 10 ô vuông.
+ Diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q.
- 1 h/s đọc đề bài.
- HS quan sát kĩ hình và đoán kết quả.
- 3 HS nêu kết quả.
- GV chữa bài: GV đưa ra 1 số hình tam giác cân như hình A, sau đó y/c HS thực hiện thao tác theo HD để rút ra KL: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
Chốt: Nêu cách vẽ.
Bài 3: So sánh diện tích của hình A và hình B.
- Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
2’
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài: “Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông”
Toán: Tiết số 140
Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông
I/. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
+ Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
+ Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Hình vuông cạnh 1 cm.
Học sinh: Vở bài tập.
III/. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ: 2 hs
Chữa bài: 2, 3 (trang 150). 
- Nhận xét, đánh giá.
I. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài:
10’
2. Hình thành kiến thức
1. Giới thiệu xăng-ti-mét vuông(cm2)
Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: Xăng-ti-mét vuông.
Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1cm
Xăng-ti-mét vuông viết tắt là : cm2
Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: Xăng-ti-mét vuông.
Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1cm
Xăng-ti-mét vuông viết tắt là : cm2
20’
3. Luyện tập
2. Luyện tập
- 1 hs đọc đề bài.
- GV y/c HS đọc và viết các số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
- HS làm bài cá nhân.
- Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
- 5 HS đọc các số đo diện tích.
- Gv y/c đọc lại các số đo vừa viết.
Chốt: Nêu dạng điền.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
- HS quan sát hình trong SGK.
+ Hình A gồm mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
+ Hình B gồm mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
+So sánh diện tích của hình A với diện tích hình B?
Chốt: Nêu cách so sánh.
Bài 2:
+ Hình A gồm 6 ô vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là 1 cm2. 
+ Hình B gồm 6 ô vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là 1 cm2. 
+ Diện tích của hình A bằng diện tích hình B. 
2’
- 1 h/s đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân.
- 1 HS làm trên bảng.
- Chữa bài, cho điểm.
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Bài 3: Bài giải
Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là:
 300 – 280 = 20(cm2)
 Đáp số: 20 cm2
Đạo đức: Tiết số 29
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
12’
 Hoạt động 1: Xác định các biện pháp
- Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Cả lớp bình chọn nhóm có biện pháp hay nhất.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
- Giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt, những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của trái đất.
1. Xác định các biện pháp
8’
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận: đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
a) Nước sạch không bao giờ cạn.
b) Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
c) Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lý.
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.
e) Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
+ GVKL:
2. Bày tỏ ý kiến
a) Sai,vì lượng nước có hạn.
b) Sai,vì nguồn nước ngầm có hạn.
c) Đúng.
d) Đúng, vì không làm ô nhiễm nước.
đ) Đúng.
e) Đúng, vì nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
8’
Hoạt động 3: Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng
- GV chia nhóm, phổ biến cách chơi.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả chơi.
* KL chung: Nước là tài nguyên quí. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 2’
Củng cố, dặn dò:
+ Nhận xét tiết học. 
+ Xem trước bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Thủ công: Tiết số27
Làm lọ hoa gắn tường 
(Tiết 3)
 ổn định tổ chức:
- Lớp hát tập thể.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp.
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
7’
Hoạt động 1:
- G/v yêu cầu hs nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 
- 4 H/s vừa thực hành trên bảng vừa nhắc lại.
- Hs quan sát để ghi nhớ.
+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa 
- Gv hệ thống lại các bước trên tranh qui trình (qua mỗi bước đều có lưu ý).
10’
Hoạt động 2: Thực hành
- Gv tổ chức cho hs thực hành cá nhân 
cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.
- Trong khi hs thực hành ,gv quan sát, giúp đỡ hs còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
1. Trang trí sản phẩm
13’
2’
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
- Gv yêu cầu nhóm nào xong trước lên trưng bày trên bảng lớp. 
- Hs quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Gv cùng cả lớp nhận xét sản phẩm của từng nhóm.
 Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét: về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của h/s tốt.
- Dặn dò : Chuẩn bị như tiết này để học: Làm đồng hồ để bàn (tiết 1).
2. Trưng bày sản phẩm
Tự nhiên xã hội: Tiết số 55
Thú (tiếp theo)
I - Mục đích, yêu cầu :
 Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát.
- Nêu được sự cần thiết của bảo vệ các loài thú rừng.
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên: Các hình trong SGK trang 106, 107.
 Sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú rừng. 
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
17’
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV y/c HS quan sáthình các loài thú rừng trong SGK. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý:
+ Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết.
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
+ So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà?
* Khi mô tả loài nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của loài đó.
Bước 2. Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm trình bày một con, các nhóm khác bổ sung.
KL: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú rừng
- Có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
- Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
8’
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
+ Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng?
+ Cần làm gì để bảo vệ thú rừng trong trong tự nhiên.
+ Liên hệ tình hình thực tế về tình trạng săn bắt thú rừng ở địa phương và kế hoạch hành động góp phần bảo vệcác loà thú rừng như: bản thân và vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng ...
2. Bảo vệ thú rừng
- Không săn bắt hay ăn thịt thú rừng.
5’
Củng cố – Dặn dò
Tự nhiên xã hội: Tiết số 56
 Thực hành đi thăm thiên nhiên
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
 - Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà hs đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
 - Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên Các hình trang 108, 109 SGK.
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học:
Tiết 1 ( 30’)
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
25’
5’
Đi thăm thiên nhiên
- GV dẫn hs đi thăm thiên nhiên ở vườn trường
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: 
- Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật em nhìn thấy khi quan sát.
- HS đi theo nhóm.
- GV nhắc các nhóm trưởng quản lí các bạn không ra khỏi khu vực GV đã chỉ định và điều khiển các bạn trong nhóm. 
* Lưu ý: Ghi chép hay vẽ độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm. Nếu có nhiều cây cối và các con vật, nhóm trưởng sẽ hội ý phân công mỗi bạn đi sâu tìm hiểu một loài để bao quát được hết.
- GV theo dõi chung.
Tổng kết – Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập và ý thức khi đi thăm thiên nhiên của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Báo cáo kết quả quan sát.
Đi thăm thiên nhiên
Thứ tư ngày 26 tháng 3 năm 2008
Mĩ thuật: tiết số 28
Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn
I. Mục tiêu:
HS hiểu biết thêm về cách tìm màu và vẽ màu.
Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.
Thấy được vẻ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Phóng to 2 hình vẽ trong vẽ trong vở tập vẽ để HS vẽ theo nhóm.
HS: Vở vẽ, bút chì, bút màu, ...
III. Hoạt động day – hoc:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
5’
15’
5’
1’
Hoạt động 1
- GV y/c HS xem hình vẽ sẵn trong vở tập vẽ.
+ Hình vẽ gì?
+ Hoa gì?
+ Vị trí của lọ và hoa?
- GV gợi ý Hs nêu ý định vẽ màu của mình ở: lọ hoa, nền.
 Hoạt động 2
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
 Hoạt động 3
- GV nêu y/c của bài tập.
+ Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
+ Vẽ màu kín hình hoa, lọ, quả.
+ vẽ màu tươi sáng, có đậm, nhạt.
- HS làm bài.
- GV quan sát lớp và nhắc nhở HS.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Lớp nhận xét, xếp loại.
- GV tóm tắt, đánh giá và xếp loại.
- Dặn dò: Quan sát lọ hoa. Sưu tầm tranh ảnh, lọ hoa.
1. Quan sát, nhận xét:
+ Hình vẽ lọ và hoa.
+ Hoa sen.
+ Vị trí lọ và hoa cân đối, màu sắc hài hoà.
2. Cách vẽ màu:
+ Vẽ màu ở xung quanh hình trước, ở giữa sau.
+ Thay đổi hướng nét vẽ.
+ Không nên chồng nét nhiều lần.
3. Thực hành:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_28.doc