Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 33 (25)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 33 (25)

Tiết 2 + 3 Tập đọc – kể chuyện

Bài 65 Cóc kiện trời

I. Mục tiêu:

A.Tập đọc:

 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B Kể chuyện:

 - Kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ SGK.

* HSK,G biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.

II - Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện trong sgk.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn đọc.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 33 (25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2013
Tiết 1 Chào cờ
Hoạt động tập thể
Tiết 2 + 3
Tập đọc – kể chuyện
Bài 65
Cóc kiện trời 
I. Mục tiêu:
A.Tập đọc:	
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B Kể chuyện:
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ SGK.
* HSK,G biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
II - Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện trong sgk.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn đọc.
III - Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
Hoạt động 1 :Khởi động (5’) 
- 2 HS đọc bài: "Cuốn sổ tay "
- Trả lời câu hỏi theo nội dung của bài
Hoạt động 2 : Luyện đọc: (35’)
Việc 1 : Giáo viên đọc toàn bài
- Gợi ý HS giọng đọc toàn bài 
Việc 2 : GVHD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
Hoạt động 3: HS hướng dẫn tìm hiểu bài:( 9-11’)
+ Vì sao Cóc phải lên kiện trời ?
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? 
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa 2 bên ? 
+ Sau cuộc chiến thái độ của trời thay đổi như thế nào ? 
 + Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ? 
Hoạt động 4: Luyện đọc lại:( 7’)
- Yêu cầu học sinh phân vai theo câu chuyện. 
- GVNX - bình chọn nhóm đọc theo vai tốt nhất. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu
- HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài
- 1 HS đọc các phần chú giải cuối bài
- HS đọc nhóm 4 
- Thi đọc giữa các nhóm
- 2 số HS đọc cả bài 
- 1 HS đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm 
- Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
- 1 HS đọc đoạn 2 – Lớp đọc thầm
- Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh ở mỗi con vật. Cua ở trong chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp núp sau cửa.
- Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh 3 hồi trống. Trời nổi giận sai gà ra trị tội ... 
- 1 HS đọc đoạn 3 - Lớp đọc thầm 
- Trời mời Cóc vào thương lượng nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
- Cóc có gan lớn dám đi kiện trời, mưu trí khi chiến đấu chống lại quân nhà trời, cứng cỏi khi nói chuyện với trời.
- 2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- HS chia thành nhóm. Đọc phân vai người dẫn chuyện, Cóc, Trời.
- 1 vài nhóm thi đọc chuyện theo vai.
Cả lớp nghe - Nhận xét
Kể chuyện (15’)
- Em thích vai nào trong chuyện ?
- Học sinh tự nêu ý kiến 
VD: + Vai cóc.
 + Vai các bạn của cóc
 + Vai trời 
Y/c HS quan sát tranh và nêu TT nội dung từng tranh 
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện trời
- Tranh 2: Cóc đánh trống kiện trời
- Tranh 3: Trời thua
- Tranh 4: Trời làm mưa 
- Yêu cầu HS kể theo cặp 
- HS tập kể theo cặp 
- 1 vài HS thi kể trước lớp 
Cả lớp nghe – NX - Đánh giá 
- GVNX – cho điểm động viên.
* Kết luận: (5’)
- Nêu nội dung câu chuyện (2HS).	
- Nhận xét tiết học 
 - Kể lại câu chuyện + chuẩn bị bài sau “Mặt trời xanh của tôi.”.
 =======================================
Tiết 4 Toán
KIỂM TRA
I - Mục tiêu
Tập trung vào việc đánh giá:
- Kiến thức, kỹ năng đọc, viết số có năm chữ số.
- Tìm số liến sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có đến hai phép tính.
II- Đề bài: (35’)
I.Phần trắc nghiệm 
Câu 1 Số 15 297 được đọc là
A Mười lăm nghìn chín trăm hai mươi bảy.
B Mười lăm nghìn chin trăm hai bẩy.
C Mười lăm nghìn hai trăm chín mươi bẩy.
D Một nghìn hai trăm chin mươi bẩy.
Cau 2 Số liền sau của số 37 605 là:
A 37 606 B 37 604 C 37 665 D 37 650
Câu 3 Số liền trước của số 53 640 là
A 53 539 B 35 640 C 53 639 D 53 641
Câu 4 .Sắp xếp các số sau theo thứ trự từ bé đến lớn: 37652; 32657; 36752; 37562.
A 37652; 32657; 36752; 37562. C 36752; 32657;37562;37652
B 32657 , 36752 , 37562; 37652 D 32657; 37562;37652;36752
II Tự luận 
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
	52397 + 38421	31071 x 2	
	73581 - 36029	15250 : 5
Bài 2. Lớp 3A có 16 bạn học sinh nữ, số học sinh nam bằng 1/2 số học sinh nữ. Hỏi lớp 3A có tất cả bao nhiêu học sinh? 
III- Hướng dẫn chấm:
 1.Phần trắc nghiệm (Mỗi câu đúng được 1 điểm)
Câu 1 C Câu 2 A Câu 3 C Câu 4 B
2.Tự luận
Bài 1 (3 Điểm) – Mỗi phép tính đúng được 0,75 điểm
52397 + 38421 = 90818 31071 x 2 = 62142
73582 – 36029 = 37553 15250 : 5 = 3050
Bài 2 (3 điểm) – Viết đùng lời giải ,phép tính,đáp số
Bài giải
Số học sinh nam của lớp 3A là
16: 2 = 8 (bạn)
Lóp 3A có tất cả số học sinh là
16 + 8 = 24 ( bạn )
Đáp số: 24 bạn
 ========================================
Tiết 5
Đạo đức
Bài 33
Ý thức giữ gìn vệ sinh ở nông thôn
I - Mục tiêu:
- Biết việc giữ gìn vệ sinh ở nông thôn có tầm quan trọng như thế nào. 
- Thấy được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh ở nông thôn.
- Biết nhắc nhở những người xung quanh giữ gìn vệ sinh ở nông thôn, nơi ở cho sạch đẹp.
- Biết giữ gìn vệ sinh ở nông thôn và nơi ở của mình. 
II – Tài liệu và phương tiện : 
	- Phiếu giao việc cho HS
 	- Các tranh ảnh tấm gương, câu chuyện về chủ đề bài học
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động 1: Cả lớp hát bài “Quê hương tươi đẹp)” ( 3’)
Hoạt động 2: Phân tích tình huống (15’)
	* Mục tiêu: 
- HS thấy được cần phải giữ gìn vệ sinh ở nông thôn.
- HS biết được những biểu hiện của sự tích cực tham gia bảo vệ và giữ vệ sinh đường nông thôn
	*Cách tiến hành 
 - GV chia nhóm - phát phiếu 
giao việc cho từng nhóm
+ Tình huống 1: Nhà bác Hoà thường xuyên nhỏ cỏ vườn vứt ra đường, em sẽ làm gì trong TH đó ?
+ Tình huống 2: Lan và hương mang quà bánh đến lớp ăn, ăn xong 2 bạn vứt bỏ kẹo và lá bánh ra cổng trường. Nếu em nhìn thấy em sẽ làm gì trong TH đó ? 
B2: Trình bày trước lớp 
- HS thảo luận theo nhóm 4 
Nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện nhóm nêu cách giải quyết (mỗi nhóm một tình huống)
Cả lớp nghe – NX – bổ sung
*GV KL: Phải giữ vệ sinh chung ở nông thôn (đường làng, ngõ xóm, trường học...) để có một môi trường trong sạch. Vì vậy chúng ta phải nhắc nhở những người xung quanh cùng giữ gìn vệ sinh chung. 
Hoạt động 3: Kể những câu chuyện, tấm gương ... theo chủ đề bài học.(15’)
	*Mục tiêu: HS biết trình bày những tấm gương, câu chuyện, tranh ảnh về giữ gìn vệ sinh ở nông thôn.
	*Cách tiến hành 
- Yêu cầu HS trình bày theo nhóm 
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GVNX - đánh giá điểm cho từng nhóm. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- 1 số học sinh trình bày trước lớp 
+ Kể chuyện, đọc thơ, hát, giải thích tranh... về chủ đề ô giữ gìn vệ sinh ở nông thôn"
Cả lớp nghe – NX – bổ sung
*Kết luận: (3’)
	- Nhận xét giờ học
	- Thực hiện tốt những điều đã học.
* Phút ATGT: Giáo dục HS đi đúng làn đường quy định.
 ===================================
Thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2013
Tiết 1
Chính tả
Bài 65
Nghe – viết: Cóc kiện Trời
 I Mục tiêu:
- Nghe, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam á (BT 2).
- Làm đúng BT 3a.
* HSY viết và trình bày đúng bài viết.
II - Đồ dùng dạy – học. 
 - 2 tờ giấy khổ A4 để 2 HS làm bài tập 2
 - Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ ở bài tập 3(a)
 III - Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1 :Khởi động : (4’)
 GV đọc : Lâu năm, nứt nẻ, náo động.
 2 HS lên bảng viết – lớp làm nháp
 Hoạt động 2 : HD HS nghe – viết : 
Việc 1: HD HS chuẩn bị :( 7’)
- GV đọc mẫu bài chính tả
+ Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- Luyện viết từ khó.
Việc 2: Viết chính tả.(15’)
- GV đọc thong thả từng câu từng cụm từ.
- GV đọc lại bài chính tả.
Việc 3: Chấm chữa bài.(3’)
- GV chấm một số bài tại lớp.
- Chữa lỗi sai phổ biến của học sinh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(9’)
a- Bài tập 2:Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam á 
-GVHD và y/c học sinh làm bài nhóm 2.
- GVNX – chốt lại bài làm đúng
b. bài tập 3a. Điền vào chỗ trống x hay s?
- GV HD cách làm.
- GVNX – chốt lại KQ đúng, cho điểm động viên
- HS chú ý nghe – 2 HS đọc lại 
- Các chữ dầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và các tên riêng
- HS đọc thầm bài viết ra nháp những từ dễ viết sai.
- HS viết bài vào vở.
- HS đối chiếu vở soát lỗi chính tả.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- HS làm bài theo nhóm 2.
- 1 HS đại diệnlên bảng báo cáo kết quả.
NX – bài trên bảng
- 1 số HS đọc lại kết quả đúng
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS làm bài vào SGK.
- 1 HS làm bảng nhóm.
- NX bài trên bảng: cây sào- xào nấu- lịch sử- đối xử
 * Kết luận: (2’)
	- Nhận xét giờ học 
 - Luyện viết lại những lỗi còn viết sai
Tiết 2 Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I - Mục tiêu
- Đọc, viết được các số trong phạm vi 100000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Biết tìm số còn thiếu trong 1 dãy số cho trước.
II - Đồ dùng dạy học
	- Phấn màu, bảng phụ 
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Đọc viết các số trong phạm vi 100000.
a. Bài tập 1: Điền số: (5-7’)
- Yêu cầu HS làm bản CN 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS lêng bảng – Lớp làm SGK
- NX bài trên bảng
- GVNX – chốt lại bài làm đúng. 
1000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
100000
b. Bài tập 2: Đọc số (7’)
- 2 HS đọc yêu cầu và mẫu của BT
- YC HS đọc các số còn lại 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc các số còn lại
-GVNX – chốt lại số HS đọc đúng 
Cả lớp nghe – nhận xét. 
54175; 90631; 14034; 8066
71459; 48307; 2003; 10005
Hoạt động 2: Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục. đơn vị và ngược lại .(12’)
c, Bài tập 3a, cột 1 câu b: Viết số
- 2 HS đọc yêu cầu và mẫu
? BT có mấy Y/c? là những Y/c nào?
- BT có 2 yêu cầu.
+ Viết số thành 1 tổng 
+ Viết tổng thành số 
- Y/c học sinh làm bài CN 
- 2HS lên bảng – Lớp làm nháp
Nhận xét bài trên bảng 
GVNX – chốt lại bài làm đúng
a, 6819 = 6000 + 800 + 10 + 9 
 2096 = 2000 + 90 + 6 
 5204 = 5000 + 2000 + 6 
 1005 = 1000 + 5 
b, 9000 + 900 +  ... Y/c HS làm bài CN
- GVNX – chốt lại bài làm đúng
 Bài giải
 Số bóng đèn đã chuyển đi là:
 38000 + 26000 = 64000 (bóng)
Số bóng đèn còn lại trong kho là:
 80000 – 64000 = 16000 (bóng)
 Đáp số: 16000 bóng đèn
* Kết luận : (3’)
	- Nhận xét giờ học 
	- Xem lại các bài tập đã làm 
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Chính tả
Bài 66
Nghe – viết: Quà của đồng nội
I – Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a.
II - Đồ dùng:
- Bảng phụ viết các từ ngữ ở bài tập 2.
- 4 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 3.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 :Khởi động : (5’)
	- 2 HS lên bảng viết tên 5 nước Đông Nam á : Bru – nây, cam – pu – chia, Đông – ti- mo, In - đô - nê – xi – a, Lào.
Hoạt động 2: HD HS nghe – viết 
Việc 1: HDHS chuẩn bị(7’)
- GV đọc đoạn chính tả (đoạn 2)
+ Những từ nào trong bài cần viết hoa
- Luyện viết từ khó
Việc 2: Viết chính tả: (18’)
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ.
- GV đọc lại bài chính tả
- Chấm 1 số bài tại lớp.
- Chữa những lỗi sai phổ biến của HS.
 Hoạt động 3: HD HS làm bài tập (7’)
a.Bài tập 2 (a)
- GVNX chốt lại bài làm đúng
- 2 HS đọc lại – lớp đọc thầm
- Những chữ cái đầu bài, đầu câu, đầu đoạn, danh từ riêng.
- HS đọc thầm đoạn văn, viết ra nháp những từ dễ viết sai.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi chéo vở soát lỗi chính tả.
- 2 HS đọc đoạn y/c của BT2 (a)
1 HS lên bảng – lớp làm SGK
- NX bài trên bảng
a, x hay s:
- Nhà xanh - đố xanh
Giải câu đố: Cái bánh chưng
* Kết luận: (3’)
	- Nhận xét giờ học
	- Luyện viết những lỗi còn viết sai.
 ===============================================
ÂM NHẠC
Bài 33
Tập biểu diễn bài hát
I - Mục tiêu:
Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
II - Chuẩn bị: 
- các nhạc cụ 
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Ôn lại một số bài hát đã học. (15’)
GV nhận xét uốn nắn cho HS về giai điệu, lời ca, cao độ và trường độ.
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học.(20’)
- GV chia lớp thành 3 nhóm 
y/c học sinh tự chọn bài hát và các động tác phụ hoạ cho bài hát để biểu diễn trước lớp.
- GVNS - đánh giá từng nhóm.
- Học sinh ôn theo nhóm, tổ, cá nhân các bài hát : Bài ca đi học; Đếm sao; Gà gáy: Em yêu trường em.
- HS hội ý trong nhóm – chọn bài hát đã học trong năm – chuẩn bị trình bày
- từng nhóm lần lượt biểu diễn trước lớp
- Cả lớp nghe – NX – bình chọn nhóm hát hay – múa dẻo
Kết luận: (3’)
- Nhận xét giờ học .
* Phút ATGT: Khi tham gia giao thông các em nhác bố (mẹ) không được chở quá số người quy định.
 ====================================
Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tiết 1
Tập làm văn
Bài 33
Ghi chép sổ tay
 I - Mục tiêu:
 - Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo “Alô, Đô - rê - mon Thần thông đây!” để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê – mon.
II - Đồ dùng dạy - học: 
 - Tranh ảnh 1 số loài động vật – thực vật quý hiếm được nêu trong bài
 - 1 cuốn truyện tranh Đô - rê – mon.
 - Mỗi HS có 1 cuốn sổ tay nhỏ.
 - 1 vài tờ giấy khổ A4. 
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo (15’)
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về các loại động vật, thực vật quý hiếm được nêu trong bài.
Hoạt động 2: Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê – mon.(20’)
- Y/c HS thảo luận theo cặp nêu ra những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê – mon.
- GVNX – chốt lại ý đúng
- Yêu cầu học sinh viết các ý chính vào sổ tay (hoặc vào vở) của mình.
- GV NX – cho điểm động viên
- 1 HS đọc bài tập 1.
- 2 HS đọc theo cách phân vai (1 HS hỏi – 1 HS trả lời) 
- HS quan sát
- HS trao đổi theo cặp – tập trung ý chính.
Cả lớp nghe – NX – bổ sung
a, Sách đỏ là sách nêu tên các loại động vật – thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần bảo vệ, phục hồi và phát triển.
b, Các loài động vật – thực vật có nguy cơ tuyệt chủng:
* ở Việt Nam:
- ĐV: Sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, ....
- TV: Trầm hương, trắc, tam thất, kơ - nia, ...
* Trên thế giới:
- Động vật: Chim kền kền ở Mỹ (70 con), cá heo xanh Nam Cực (500 con), gấu trúc Trung Quốc (700 con), ...
- HS viết bài.
- 1 số HS đọc bài viết của mình cả lớp nghe – NX.
* Kết luận: 3’
- Nhận xét tiết học.
- Tập viết những điều cần thiết vào sổ tay của mình
Tiết 2
Toán
Bài 165
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 ( Tiếp theo)
I - Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) 
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm số chưa biết trong phép nhân.
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* HSY làm được BT 1,3.
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ,bảng con , phiếu bài tập.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia
a. Bài tập 1: ( Tính, nhẩm) (7’)
- Y/c HS tự tính nhẩm và ghi kết quả
- GVNX – chốt lại bài làm đúng
b. Bài tập 2 : - Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm đôi.(9’)
- GVNX – chốt lại bài làm đúng
Hoạt động 2: Củng cố về tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm số chưa biết trong phép nhân. 
c. Bài tập 3: Tìm x ( 9’)	
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2.
- GVNX – chốt lại bài làm đúng
Hoạt động 3: Luyện giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và xếp hình
d. Bài tập 4: Giải toán (12’)
- HD HS phân tích
+ Bài thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
đ. Bài tập 5 (HSKG): Xếp hình
HS nào làm xong BT 4 thì thực hiện yêu cầu BT 5.
* Kết luận: 3’
 - Nhận xét giờ học
- Xem lại các bài tập đã làm 
- HS làm bài vào SGK
- 1 số HS đọc phép tính và kết quả, cả lớp nghe – NX.
a, 30000 + 40000 – 50000 = 20000 
 80000 – (20000 + 30000) = 30000
b, 3000 x 2 : 3 = 2000
 4800 : 8 x 4 = 2400
 4000 : 5 : 2 = 400
- 2 HS đọc y/c của BT
- HS làm theo nhóm.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả.
- NX bài trên bảng.
- 2 HS lên bảng – lớp làm nháp.
- NX bài trên bảng
- ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
-  ta lấy tích chia cho thừa số kia.
a, 199 + x = 2005
 x = 2005 – 1999
 x = 6
b, x x 2 = 3998
 x = 3998 : 2
 x = 1999
- 2 HS đọc y/c của bài toán
- 2 HS PT bài toán.
- 1 HS lên bảng – lớp làm vào vở
- Nhận xét bài trên bảng
 Tóm tắt
5 quyển sách: 28500 đồng
8 quyển sách: .......... đồng?
 Bài giải
Mỗi quyển sách có giá tiền là :
 28500 : 5 = 5700 (đồng)
Số tiền mua 8 quyển sách là :
 5700 x 8 = 45600 (đồng)
 Đáp số : 45600 đồng.
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Tự nhiên & xã hội
Bài 66
Bề mặt Trái Đất
I - Mục tiêu :
Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương,. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ. 
II - Đồ dùng dạy học: 
 - Các hình trong sgk trang 126 – 127.
 - 1 số lược đồ phóng to H3 trang 127 SGK.
III - Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.(12’)
*Mục tiêu:Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương.
*Cách tiến hành
- Bước1: Yêu cầu HS quan sát H1 - sgk - 126, chỉ đâu là nước, đâu là đất.
- Bước2: GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ thể hiện phần nước).
+ Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất?
* GVNX : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
- 1 số HS lên bảng chỉ.
- HS quan sát 
- 1 số HS lên bảng chỉ lại
- HS nêu ý kiến.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.(12’)
* Mục tiêu:
- Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới.
- Chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
* Cách tiến hành
Bước 1:
- Y/c HS thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Có mấy châu lục? chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ H3.
+ Có mấy đại dương? chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ H3.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ và Việt Nam ở châu lục nào
 Bước 2: Trình bày trước lớp
- HS thảo luận nhóm 4.
Nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp NX – bổ sung.
*GV KL: Trên thế giới có 6 châu lục: Châu á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Và 4 đại dương: Thái bình dương, ấn độ dương, Đại tây dương, Bắc băng dương.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và các đại dương (10’)
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương.
* Cách tiến hành 
- Bước1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên các lục địa và đại dương.
- Bước 2: GV hô “Bắt đầu”
- Bước 3: Trình bày sản phẩm
GVNX – đánh giá - KL nhóm thắng cuộc.
* Kết luận (5’)
- NX tiết học
- Ôn bài + chuẩn bị bài sau: Bề mặt lục địa. 
- HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp, cả lớp NX - đánh giá từng sản phẩm của các nhóm.
 ====================================================
Thủ công
LÀM QUẠT GIÂY TRÒN (Tiếp theo)
I - Mục tiêu:
 - Biết cách làm làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
II – Giáo viên Chuẩn bị: 
 - Quạt mẫu giấy tròn
 - Tranh quy trình gấp quạt giấy tròn.
III - Các hoạt động dạy học:
Tiết 3
Hoạt động 3: HS thực hành làm làm quạt giấy tròn và thực hành (30’)
- Y/c 1 số HS nhắc lạ các bước làm quạt giấy tròn.
- GV NX và dùng tranh quy trình hệ thống lại các bước:
B1: Cắt giấy
B2: Gấp, dán quạt
B3: Làm cán quạt va hoàn chỉnh quạt, giấy trò theo quy trình
Y/c HS thực hành làm sản phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật.
 GV quan sát bổ sung
Hoạt động 4: NX - đánh giá sản phẩm (5-7’)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
- GVNX - đánh giá sản phẩm - khen gợi những HS có sản phẩm đẹp.
- 1 vài HS nhắc lại các bước
- HS nghe và quan sát.
- HS thực hành làm quạt giấy tròn.
 - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 4.
- HS quan sát - đánh giá sản phẩm của từng nhóm.
* Kết luận: (3’)
 - Nhận xét giờ học. 
 - Tập làm lại các sản phẩm đã học trong HK II.
Tiết 5
Sinh hoạt
Kiểm điểm hoạt động trong tuần
I - Ưu điểm: 
..
II - Tồn tại: 
III - Phương hướng tuần 34
....................
.
* Phút ATGT: Tổ chức chơi trò chơi “giao thông đường bộ”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33 CKTKN.doc