Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 (52)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 (52)

Tiết 2+3 Tập đọc – Kể chuyện

: Trận bóng dưới lòng đường

I. Mục tiêu :

Tập đọc :

Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơibóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phảitôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ quy tắc chung của cộng đồng.

Kể chuyện : Kể lại được một đoạn câu chuyện.

II.Chuẩn bị

GV :- Tranh minh hoạ truyện trong SGK

HS :- SGK

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 7 (52)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	 
Ngày soạn:29/9/2012
Ngày giảng, Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
Tiết1:Chào cờ 
 Nhận xét hoạt động tuần 6
Tiết 2+3 Tập đọc – Kể chuyện 
: Trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu : 
Tập đọc :
Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không được chơibóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phảitôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ quy tắc chung của cộng đồng.
Kể chuyện : Kể lại được một đoạn câu chuyện.
II.Chuẩn bị
GV :- Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
HS :- SGK
III. Các hoạt động dạy học 
 Tiết 2
1.Giới thiệu bài( 7p)
aKhởi động: - Hát
- Đọc thuộc lòng 1 đoạn của bài : Nhớ lại buổi đầu đi học ( 3 HS ) trả lời câu hỏi với ND đoạn vừa đọc. 
- GV nhận xét ghi điểm .
b.Dẫn dắt vào bài: Ghi đầu bài 
2.Phát triển baì ( 33p)
* Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : Đọc đúng các tiếng trong bài.Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.
Cách tiến hành.
a. GV đọc toàn bài 
- GV HD cách đọc 
- HS chú ý nghe 
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu 
- HS nối tiép nhau đọc từng câu trong bài 
+ Đọc từng đoạn trước lớp + Giải nghĩa các từ: Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS giải nghĩa từ mới 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3 
- 1 vài nhóm thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp bình xét 
+ Đọc đồng thanh 
- Lớp đọc đồng thanh bài 1 lần 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài :
* Mục tiêu:Tìm hiểu và nắm được nội dung câu chuyện .
* Cách tiến hành
- Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? 
- Chơi bóng dưới lòng đường 
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? 
- Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy 
- Chuyệngười gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? 
- Quang sút bóng vào đầu 1 cụ già 
- Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn sảy ra ? 
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy 
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn ? 
- Quang sợ tái cả người, Quang thấy chiếc lưng còng của ông cụ giống ông nội mình thế 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
- HS nêu theo ý hiểu 
* GV chốt lại : Các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tại nạn
 Tiết 3 
- HS chú ý nghe 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại ( 12p)
* Mục tiêu : Đọc giọng kể thể hiện rõ lời của các nhân vật trong chuyện. 
Cách tiến hành. 
- GV HD HS đọc lại đoạn 3 
-1 HS đọc lại 
-1 vài HS thi đọc diễn cảm đoạn 3 
- 1 vài tốp HS phân vai thi đọc toàn truyện 
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét bình chọn 
Hoạt động4 : Kể chuyện
Mục tiêu: Kể lại được một đoạn câu chuyện.
Cách tiến hành.
1. GV nêu nhiệm vụ : Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện .
2. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập 
- Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ? 
- Người dẫn chuyện 
- Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhận vật nào 
- Kể đoạn 1: Theo lời Quang, Vũ, Long bác lái xe máy 
- Đoạn 2 : theo lời Quang, Vũ, Long , cụ già, bác đứng tuổi .
- Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ , bác đừng tuổi, bác xích lô.
- GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập " Nhập vai " 
- GV gọi HS kể mẫu 
- 1 HS kể mẫu đoạn 1 
- Cae lớp nghe 
- GV nhận xét lời kể mẫu - nhắc lại cách kể 
- GV mời từng cặp kể 
- Từng cặp HS kể 
-3- 4 HS thi kể 
- Lớp bình chọn người kể hay nhất 
- GV nhận xét tuyên dương 
3.Kết luận ( 3’) 
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang? 
- HS nêu 
- GV nhắc HS lời khuyên của câu chuyện 
- GV nhận xét tiết học 
Tiết: 4 Toán :
Bảng nhân 7
I. Mục tiêu :
+ Bước đầu thuộc bảng nhân 7.Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
II. Chuẩn bị:
- 10 tấm bài, mỗi tấm bìa có gắn 7 hình tròn .
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 7 ( không ghi kết quả ) 
HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài ( 7’)
a.Khởi động : Hát
- 2 HS lên bảng làm bài tập 1 VBT ( trang 30 ) 
- GV nhận xét ghi điểm 
b.Dẫn dắt vào bài.
2 Phát triển bài : (25’)
1. hoạt động 1:Thành lập bảng nhân 7 
*MT: HS lập và nhớ được bảng nhân 7
Cách tiến hành. 
- GV gắn tấm bìa 7 hình tròn lên bảng hỏi : Có mấy hình tròn ? 
- Có 7 hình tròn 
- Hình tròn được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 1 lần 
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép tính nhận 7 x 1 - GV ghi bảng phép nhân này 
- Vài HS đọc 7 x 1 = 7 
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng 
- HS quan sát 
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 hình tròn . Vậy 7 tấm bìa được lấy mấy lần ? 
- 7 hình tròn được lấy 2 lần 
-Vậy 7 được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 2 lần 
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần ? 
- Đó là phép tính 7 x 2 
- 7 nhân 2 bằng mấy ? 
- 7 nhân 2 bằng 14 
- Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14 ?
- Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14
- GV viết lên bảng phép nhân 7 x 2 = 14 
- Vài HS đọc 
- GV HD phân tích phép tính 7 x 3 tương tự như trên 
+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 7 x 4 = ? 
- HS nêu : 7 x 4 = 7 + 7+ 7+ 7 = 28 
 7 x 4 = 21 + 7 vì ( 7 x 4 ) = 7 x 3 + 7 
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại 
- 6 HS lần lượt nêu 
+ GV chỉ bảng nói : đây là bảng nhân 7 
- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được 
- Lớp đọc 2 – 3 lần 
- HS tự học thuộc bảng nhân 7 
- GV xoá dần bảng nhân cho HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc thuộc lòng 
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng 
- HS thi đọc thuộc lòng 
2. Hoạt động 2 : Thực hành 
Mục tiêu:Củng cố cho HS bảng nhân 7 Cách tiến hành.
a. Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi chuyền điện 
- HS làm vào SGK – 2 HS lên bảng làm 
- HS chơi trò chơi -> nêu kết quả 
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56 7 x 2 = 14 
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 10 = 70
7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
- GV nhận xét sửa sai cho HS 
 Bài 2 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu 
- GV HD HS làm bài vào vở 
- HS phân tích bài toán -> giải vào vở 
 Bài giải :
 4 tuần lễ có số ngày là :
 7 x 4 = 28 (ngày ) 
 Đáp số : 28 ngày 
- GV nhận xét sửa sai cho HS 
 Bài 3 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS đếm thêm 7 -> nêu miệng 
- HS làm vào Sgk -> đọc bài 
- Vài HS đọc bài làm 
- GV nhận xét ghi điểm 
3.Kết luận (3’)
- Đọc lại bnảg nhân 7 ? 
- 1 HS 
- Về nhà dọc bài chuân bị bài sau 
* Đánh giá tiết học 
Tiết 5: Đạo đức :
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
anh chị em ( tiết 1 )
I. Mục tiêu : 
Biết được những việc trẻ em cần làm thể hiênh quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
 Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia dình.
II. Tài liệu phương tiện :
	- Phiếu giao việc dùng cho HĐ1 và HĐ 3 
	- Giấy trắng, bút màu 
III. Các hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài ( 7’)
a.Khởi động - Hát
- GV bắt nhịp cho HS hát bài : Cả nhà thương nhau 
- Lớp hát bài hát 
- GV hỏi : Bài hát nói lên điều gì ? 
- HS nêu 
b.Dẫn dắt vào bài.
2.Phát triển bài ( 25’) 
1. Hoạt động 1 : HS kể về sự quan tâm Chăm sóc của ông bà, cha mẹ dànhcho mình.
* Mục tiêu : HS cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho các em , hiểu được giá trị của quyền được sống với gia đình, được bố mẹ quan tâm chăm sóc .
* Cách tiến hành :
- GV nêu yêu cầu : Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc của mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc như thế nào 
- HS thảo luận theo nhóm 2 
- Một số nhóm kể 
- Lớp nhận xét 
* thảo luận cả lớp .
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em ? 
- HS trả lời 
+ Em suy nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta . Phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ? 
- HS trả lời 
* Kết luận : Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em thương yêu, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng .
2. Hoạt động 2 : Kể chuyện bó hoa đẹp nhất .
* Mục tiêu : HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em .
* Tiến hành :
- GV kể chuyện : Bó hoa đẹp nhất 
-HS chú ý nghe 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi 
- HS thảo luận nhóm 
+ Chị em Ly đã làm gì nhân ngày sinh nhật mẹ ? 
-> Tặng mẹ 1 bó hoa 
+ Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất ? 
-> Chị em Ly đã nhớ ngày sinh nhật mẹ 
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận 
- Cả lớp trao đổi, bổ xung 
* Kết luận : Con cháu phải có bổn phận như thế nào với ông bà, cha mẹ và những người thân ? 
- HS nêu kết luận 
- Nhiều HS nhắc lại 
- GV nhắc lại kết luận 
3. Hoạt động 3 : Đánh giá hành vi 
* Mục tiêu : HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em .
* Tiến hành : 
- GV chia nhóm và giao việc cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử của các bạn 
- HS nhận phiếu 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Cả lớp trao đổi thảo luận 
* GV kết luận : Việc làm của các bạn trong tình huống a, c, d là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ .Việc làm của các bạn trong tình huống b, d là chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ .
3.Kết luận ( 3’)
	- Về nhà sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài hát về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa người thân trong gia đình .
	- Vẽ ra giấy 1 món quà mà em muốn tặng ông, bà, cha mẹ, nhân ngày sinh nhật .
	 Ngày soạn:30/9/2012
Ngày giảng, Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
 Tiết 1 :Toán 
	 Luyện tập 
I. Mục tiêu :
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng trong tính giá trị của biểu thức, trong giải toán.
Nhận xéta được về tính chất giao hoán của phép nhân qua VD cụ thể.
II.Chuẩn bị
GV : Nội dung bài
HS;-Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài( 7’)
a.Khởi động : - Hát
- Đọc bảng nhân 7 ( 2 HS ) 
 - > GV nhận xét ghi điểm 
b.Dẫn dắt vào bài:Trực tiếp 
2.Phát triển bài( 25’)
Bài 1 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài và cách làm 
- HS nêu yêu cầu và cách làm 
- HS làm nhẩm , nêu miệng kết quả 
a.
7 x 1 = 7 7 x 8 = 56 7 x 6 = 42
7 x 2 = 14 7 x 9 = 63 7 x 4 = 28
7 x 3 = 21 7 x 7 = 49 7 x 0 = 0
b. 
- Hãy nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong cùng cột 
- Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự củ ... ên lớp :
 Nội dung 
Định lượng 
 Phương pháp tổ chức 
A. Phần mở đầu : 
 3- 5 ' 
1. Nhận lớp : 
- ĐHTT: x x x x x
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo sĩ số 
 x x x x x
- GV nhận lớp , phổ biến ND yêu cầu giờ học 
 x x x x x
2. Khởi động : 
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc 
- Chơi trò chơi : Qua đường lội 
- Đi kiễng gót hai tay chống hông 
B. Phần cơ bản : `
 22 – 25 ' 
ĐHTL : 
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng .
 x x x x x
 x x x x x
- Cán sự chỉ huy – GV uốn nắn 
sửa sai cho HS
2. Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái .
- GV điều khiển lần 1 
- lần 2 cán sự điều khiển 
- GV uốn nắn và giúp đỡ những HS chưa thực hiện tốt 
ĐHTL : 
3 . Chơi trò chơi : Đứng ngồi theo 
Lệnh .
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi 
- HS chơi thử 
- HS chơi thật 
ĐHTC : x x x x x
 x x x x x
 x x x x x 
C. Phần kết thúc .
 3- 5' 
ĐHXL : 
- Đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa 
Hát 
 x x x x x
- GV hệ thống bài và nhận xét 
 x x x x 
- GV giao BTVN
 x x x x x 
 Ngày soạn:28/9/2011
Ngày giảng, Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tiết 1:Tập làm văn:
Nghe kể : Không nỡ nhìn- Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục tiêu : 
Nghe kể lại được câu chuyện không nỡ nhìn.
Bước đàu biết cùng các bạn biết tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GV gợi ý.
II. Chuẩn bị :
GV :	- Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
	- Bảng lớp viét 4 gợi ý kể chuyện của BT 1 . 5 bước tổ chức cuộc họp 	
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài( 7’)
aKhởi động:- Hát
- 3 HS đọc lại bài viết : Nhớ lại buổi đầu đi học 
- GV + HS nhận xét 
b.Dẫn dắt vào bài: Ghi đầu bài.
2.Phát triển bài ( 25’)
* Hoạt động 1:. HD HS làm bài tập 
* Mục tiêu:Học sinh nắm được nội dung câu chuyện vui: Không nỡ nhì.n
- Kể lại được câu chuyện vui.
Cách tiến hành.
a. Bài tập 1 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu Bài tập 
- HS nêu yêu cầu Bài tập 1 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý 
- HS quan sát tranh đọc thầm câu hỏi gợi ý 
- GV kể chuyện 
- HS chú ý nghe 
+ Anh thanh niên làm gì tren chuyến xe buýt ? 
- Anh ngồi 2 tay ôm mặt 
+ Bà cụ bên cạnh hỏi anh điều gì ?
Cháu nhức đầu à ? có când dầu xoa không ? 
+ Anh trả lời thế nào ?
- Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng 
- GV kể 2 lần 
- HS chú ý nghe 
- GV gọi HS giỏi kể 
- 1 HS giỏi kể lại chuyện 
- Từng cặp HS tập kể 
-> lớp nhận xét, bình chọn 
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?
- HS phát biểu theo ý mình 
-> GV chốt lại tính hôi hài của câu chuyện 
- HS chú ý nghe 
* Hoạt động 2:Tổ chức cuộc họp
* Mục tiêu:
 Bài tập 2 :
- 1 HS đọc lại trình tự 5 bước của cuộc họp 
- GV nhắc HS cần chọn nội dung vấn đề 
được các tổ quan tâm 
- Từng tổ làm vịêc theo trình tự 
+ Chỉ định 2 người đóng vai tổ trưởng 
+Tổ trưởng chọn ND họp 
+ Họp tổ 
-> GV theo dõi HD các tổ họp 
- 2- 3 tổ thi tổ chức cuộc họp 
-> cả lớp nhận xét 
C Kết luận :(3)
- Nêu lại ND bài ? (1 HS) 
- Về nhà học baìu chuẩn bị bài sau 
- Học sinh lắng nghe.
* Đánh giá tiết học 
Tiết 2 : Toán 
	 	Bảng chia 7
I. mục tiêu: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn( có một phép chia 7)
II. Chuẩn bị:
GV :Các tấm bìa, mỗi tấm bài có 7 chấm tròn 	
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài( 7’)
a.Khởi động:Chơi trò chơi con thỏ
- Đọc bảng nhân 7 ( 2 HS ) 
- GV nhận xét 
b.Dẫn dắt vào bài
2.Phát triển bài ( 25’)
1. Hoạt động 1 : Lập bảng chia 7 
*Mục tiêu:Lập và nhớ được bảng chia 7 
* Cách tiến hành
- GV cho HS lấy 1 tấm bìa ( có 7 chấm tròn ) 
- HS lấy 1 tấm bìa 
+ 7 lấy 1 lần bằng mấy ?
- 7 lấy 1 lần bằng 7 
- GV viết bảng : 7 x 1 = 7 
- GV chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi : 
+ Lờy 7 chấm tròn chia thành các nhóm 
Mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ? 
- Thì được 1 nhóm 
- GV viét bảng : 7 : 7 = 1 
- GV chỉ vào phép nhân và phép chia ở trên 
- HS đọc 
- GV cho HS lấy 2 tấm bìa ( mỗi tấm có 7 chấm tròn )
- HS lấy 2 tấm bìa 
+ 7 Lấy 2 lần bằng mấy ? 
- 7 lấy 2 lần bằng 14 
- GV viết bảng : 7 x 2 = 14 
- Gv chỉ vào 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 
Chấm tròn và hỏi : Lấy 14 chấm tròn chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ?
- Được 2 nhóm 
- GV viết lên bảng : 14 : 7 = 2 
- Gv chỉ vào phép nhân và phép chia 
- HS đọc 
* Làm tương tự đối với 7 X 3 = 21 Và 
21 : 7 = 3 
- GV HD HS tương tự các phép chia còn lại 
- GV cho HS đọc lại bảng chia 7 
- HS luyện đọc lại theo nhóm, dãy bàn, cá nhân 
- GV gọi HS luyện đọc bảng chia 7 
- 1 vìa Hs đọc thuộc bảng chia 7 
2. Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu: Củng cố về bảng chia 7
* Cách tiến hành
 Bài 1 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu BT1 
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả 
- HS làm nhẩm -> nêu miệng kết quả 
 28 : 7 = 7 70 : 7 = 10 
 14 : 7 = 2 56 : 7 = 8 
 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5 ..
-> cả lớp nhận xét 
-> GV nhận xét 
Bài 2 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu Bài tập 
- GV yêu cầu HS tính nhẩm -> nêu kết quả 
- HS tính nhẩm nêu miêng kết quả 
 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 
 35 : 7 = 5 42 : 6 = 7 
 35 : 5 = 7 42 : 7 = 6 
- Gv hỏi : 
+ Làm thế nào nhẩm nhanh được các phép tính chia ?
- Lấy tích chia chi 1 thừa số, được thừa số kia 
- cả lớp nhận xét 
-> Gv nhận xét ghi điểm 
Bài tập 3 : 
- Gv gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu BT 
- GV HD HS phân tích giải 
- HS phân tích giải vào vở 
 Bài giải :
 Mỗi hàng có số HS là :
 56 : 7 = 8 ( HS ) 
Đáp số : 8 HS 
-> GV nhận xét sửa sai cho HS 
* Bài 4 : - GV gọi HS nêu yêu cầu BT 
 - HS nêu yêu cầu BT 
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở 
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm 
-> lớp nhận xét 
Bài giải :
 Xếp được số hàng là :
 56 : 7 = 8 ( hàng ) 
 Đáp số : 8 hàng 
-> GV sửa sai cho HS 
3.Kết luận (3’) 
- Đọc lại bảng chia 7 
- 1 HS 
- Về nhà đọc lại bài chuẩn bị bài sau 
* Đánh giái tiết học 
Tiết3 : Chính tả( nghe – viết )
	Bận 
I. Mục tiêu : 
- Nghe viết đúng bài CT trình bày đúng các đoạn thơ, khổ thơ 4 chữ.
Làm đúng BT điền tiếng có vần en – oen. Làm đúng BT3 a/ b
II. Chuẩn bị.
GV :Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 
 Mấy từ giấy khổ to kẻ bảng làm BT 3a 
HS : Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài ( 7’)
a.Khởi động :Hát
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp theo lời đọc của GV : Tròn trĩnh, chảo sán, giò chả 
- 1 HS đọc thuộc lòng tên 11 chữ cuối bảng chữ .
b.Dẫn dắt vào bài :Ghi đàu bài.
2.Phát triển bài( 25’)
* Hoạt động 1: HD HS chuẩn bị .
* Mục tiêu:Học sinh viết đúng các tiếng từ trong bài.Trình bày bài sạch đẹp.
* Cách tiến hành
- GV đọc 1 lần khổ thơ 2 và 3 
- HS chú ý nghe 
- 2 HS đọc lại bài 
- GV HD HS nhận xét chính tả 
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ? 
- Thơ 4 chữ 
+ Những chữ nào cần viết hoa ? 
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ 
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào vào trong vở ?
- Viết lùi vào 2 ô 
- GV cho HS luyện viết tiếng khó 
+ GV đọc : thổi nấu, hát ru 
- HS luyện viết vào bảng con 
-> GV quan sát sửa sai cho HS 
b. GV đọc bài .
- HS nghe viết bài vào vở 
- GV theo dõi, uốn nắn và sửa sai cho HS 
c. Chấm, chữa bài .
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
*Mục tiêu :học sinh làm đúng các bài tập .
* Cách tiến hành.
a. bài tập 2 .
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV mời 2 HS lên bảng thi lamg bài tập 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét 
-> GV nhận xét chốt lại lời giải đúng : 
Nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen 
Gỉ, hèn nhát 
b. Bài tập 3 ( a) 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài vào nháp 
- GV dán phiếu viết sẵn cho một số HS làm bài 
- HS dán bài trên bảng 
- Cả lớp nhận xét 
-> Gv nhận xét , kết luận bài đúng 
+ Trung : trung thành, trung kiên ..
+ Chung : chung thuỷ, chung sức,..
- Lớp sửa chữa bài đúng vào vở 
+ Chai : chai sạn, chai tay,.
3.Kết luận ( 3’)
- Nêu lại ND bài 
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau 
- Học sinh lắng nghe.
* Đánh giá tiết học 
Tiết 4:Âm nhạc:
	 Học hát:Bài gà gáy
I. Mục tiêu: 
- HS biết bài gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
- Giáo dục lòng yêu quý dân ca.
II. Chuẩn bị:
	- GV hát chuẩn xác bài hát.
	- Nhạc cụ quen dùng
	- Bản đồ Việt Nam để xác định tỉnh Lai Châu.
III. Các hoạt động dạy – học:
A Giới thiệu bài (5’)
Khởi động :hát 
Giới thiệu KT mới : Gới thiệu bài hát.
Giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bản đồ.
B Phát triển bài ( 28’)
 Hoạt động 1: Dạy hát bài "gà gáy"
Mục tiêu: Biết bài gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
Cách tiến hành.
a GV hát mẫu bài hát
- HS chú ý nghe và quan sát.
- HS chú ý nghe
b. Dạy hát:
- GV đọc lời ca
- HS chú ý nghe
- HS đọc đồng thanh lời ca.
- GV dạy HS hát từng câu theo hình thức móc xích 
- HS hát theo HS của GV
- HS tập luyện hát nhiều lần để hát đúng và đều.
2. Hoạt động 2: Gõ đệm và hát nối tiếp.
Mục tiêu:Biết gõ đệm và hát nối tiếp.
Cách tiến hành.
- GV dùng nhạc cụ hát và gõ đệm theo phách
Con gà gáy le té sáng rồi 
x x x x x 
- HS chú ý quan sát 
- HS thực hành gõ đệm theo phách.
Ai ơi 
x x x x 
- Gv chia lớp thành 4 nhóm 
- 4 nhóm hát nối tiếp từng câu
- GV nhận xét, sửa sai cho HS
C Kết luận:(2)
Hát lại bài hát?
- 1HS
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 5:Hoạt Sinh lớp :
Nhận xét trong tuần
I. Đánh giá hoạt động trong tuần.
	- Lớp trưởng nhận xét các mặt trong tuần.
	- GV nhận xét: 
+ Nề nếp:
	- Duy trì tốt nề nếp truy bài trước giờ vào lớp, vệ sinh sạch sẽ.
+ Học tập:
	- Có ý thức học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. trong lớp chú ý nghe gảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài song vẫn còn một số em chưa học bài và trong lớp vẫn làm việc riêng.
+ Các hoạt động khác:
	- Tập thể dục đều vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
II. Phương hướng tuần tới:
	- Phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục mọi nhược điểm.
- Thi đua lấy thành tích chào mưng ngày 20/10 ngày phụ nữ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an da sua theo chuan.doc