Giáo án giảng bài Tuần 17 Lớp 3

Giáo án giảng bài Tuần 17 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện

Mồi côi xử kiện

(Giáo dục kĩ năng sống)

A/ Yêu cầu cần đạt:

Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

HS khá giỏi: Kể lại được toàn bộ câu chuyện.

B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng bài Tuần 17 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
TUẦN : 17
›š&œ
Thứ
Ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Lồng ghép
Điều chỉnh
HAI
28/11
1
Tập đọc
Mồ Côi xử kiện 
GDKNS
2
Anh văn
3
Thể dục
4
Toán
Tính giá trị..biểu thức
5
Kể chuyện
Mồ Côi xử kiện 
GDKNS
BA
29/11
1
Toán
Luyện tập
2
Mỹ thuật
3
LT&Câu
Ôn từ chỉ đặc điểm
4
TNXH
An toàn khi đi xe đạp 
GDKNS
5
Tập viết
Ôn chữ hoa: N
TƯ
30/11
1
Tập đọc
Anh Đom Đóm
2
Anh văn
3
Thể dục
4
Toán
Luyện tập chung
Trò chơi (4)
5
Chính tả
Vầng trăng quê hương
NĂM
01/12
1
Tập đọc
Tự chọn
2
Toán
Hình chữ nhật
3
Hát
4
TNXH
Ôn tập HKI
5
Thủ công
Cắt dán chữ VUI VẺ 
SÁU
02/12
1
Toán
Hình vuông
2
Chính tả
Âm thanh thành phố
3
TLV
Viết về  nông thôn
4
Đạo đức
Biết ơn  liệt sĩ (t2) 
GDKNS
Điều chỉnh
5
SHDC
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
Mồi côi xử kiện
(Giáo dục kĩ năng sống)
A/ Yêu cầu cần đạt: 
Tập đọc:
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
HS khá giỏi: Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tư duy sáng tạo.
Ra quyết định: giải quyết vấn đề.
Lắng nghe tích cực.
C/ Chuẩn bị:
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
HS : SGK.
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : Ba điều ước 
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1 : luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài
Giáo viên cho học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tìm hiểu nội dung bài.
Hát
HS nhắc lại
HS lắng nghe
HS luyện đọc
HS đọc thầm + Trả lời các câu hỏi
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên cho 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
4.Củng cố : 
5.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.-
HS chú ý
HS thi đọc
HS nhận xét + Bình chọn cá nhân đọc tốt
HS đọc yêu cầu
HS kể trước lớp
HS kể theo nhóm
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (tiếp theo)
A/ Yêu cầu cần đạt:
Biết tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. 
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
B/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Giới thiệu biểu thức có dấu ngoặc
GV viết lên bảng: (30 + 5) : 5 
 3 x (20 – 10) 
Yêu cầu HS tính.
GV nêu quy tắc và cho HS nhắc lại.
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài nhóm đôi
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân
(30 + 5) : 5 ; 3 x (20 – 10)
(30 + 5) : 5 = 35 : 5 
 = 7
3 x (20 – 10) = 3 x 10 
 = 30
Quy tắc: Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
a) 25 – (20 – 10) = 25 – 10 
 = 15 
 80 – (30 + 25) = 80 – 55 
 = 25
b) 125 + (13 + 7) = 125 + 20
 = 145 
 416 – (25 – 11) = 416 – 14 
 = 402
Bài giải
Số quyển sách xếp đều vào mỗi tủ là:
240 : 2 = 120 (quyển)
Số quyển sách mỗi ngăn có là:
120 : 4 = 30 (quyển)
Đáp số: 30 quyển sách.
HĐ2: Nhằm củng cố mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: nhóm.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài nhóm lớn
a) (65 + 15) x 2 = 80 x 2 
 = 160 
 48 : (6 : 3) = 48 : 2
 = 24
b) (74 – 14) : 2 = 60 : 2
 = 30 
 81 : (3 x 3) = 81 : 9 
 = 9
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán 
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ().
Ap dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=”, “>”, “<”.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3 (dòng 1); bài 4.
II.Hoạt động dạy học:
 HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: nhóm.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài nhóm đôi
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài nhóm lớn
a) 238 – (55 – 35) = 238 – 20 
 = 218 
 175 – (30 + 20) = 175 – 50 
 = 125
b) 84 : (4 : 2) = 84 : 2
 = 42 
 (72 + 18) x 3 = 90 x 3 
 = 270
a) (421 – 200) x 2 = 221 x 2
 = 442
 421 – 200 x 2 = 421 - 400
 = 21
b) 90 + 9 : 9 = 90 + 1
 = 99
 (90 + 9) : 9 = 99 : 9
 = 11
c) 48 x 4 : 2 = 192 : 2
 = 96
 48 x (4 : 2) = 48 x 2
 = 96
d) 67 – (27 + 10) = 67 – 37 
 = 30
 67 – 27 + 10 = 40 + 10
 = 50
HĐ2: Nhằm đạt mục tiêu số 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài nhóm bốn
Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài cá nhân
(12 + 11) x 3 > 45
30 < (70 + 23) : 3
Xếp hình theo yêu cầu
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM, ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
DẤU PHẨY
(Giáo dục môi trường)
 I. Yêu cầu cần đạt:
 - Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1).
- Biết đặt câu theo mẫu câu Ai thế nào?để miêu tả một đối tượng (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
HS khá giỏi: Làm được toàn bộ BT3.
GDMT: Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước (nội dung đặt câu).
II.Hoạt động lên lớp: 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới:
­Giới thiệu bài:.
­ Hoạt động 1: Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm. 
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ tìm được theo yêu cầu.
Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến về từng nhân vật, ghi nhanh ý kiến của học sinh lên bảng.
­ Hoạt động 2: Ôn luyện mẫu câu Ai thế nào?
Gọi 1 học sinh đọc đề bài 2
Yêu cầu học sinh đọc mẫu.
Câu Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta biết điều gì về buổi sớm hôm nay?
Hướng dẫn: Để đặt câu miêu tả theo mẫu Ai thế nào? 
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 GDMT: Các em phải biết yêu quý bác nông dân vì nhờ những người như bác đã làm ra hạt gạo nuôi sống chúng ta, phải biết yêu quý thiên nhiên vì thiên nhiên góp phần tô điểm cho cuộc sống con người ngày càng tươi đẹp.
­Hoạt động 3: Luyện tập về cách dùng dấu phẩy
Gọi học sinh đọc đề bài 3.
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Gọi học sinh đọc câu của mình.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
1 học sinh đọc trước lớp.
Làm bài cá nhân.
Tiếp nối nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của từng nhân vật. 
1 học sinh đọc trước lớp.
1 học sinh đọc trước lớp.
Câu văn cho ta biết về đặc điểm của buổi sớm hôm nay là lạnh cóng tay.
Nghe hướng dẫn.
3 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở 
1 học sinh đọc đề bài, học sinh đọc lại các câu văn trong bài/
4.Củng cố:_ Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò :_Học sinh về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên và Xã hội
AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
(Giáo dục kĩ năng sống)
I. Yêu cầu cần đạt:
 	Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
	Nâng cao: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
 II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
	Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
	Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Hình ảnh phóng to trong SGK .Tranh ảnh, áp phích về an toàn giao thông. 
2.Học sinh : Sách giáo khoa.
 IV. Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:Hát bài hát 
2.Kiểm tra bài cũ :Giáo viên gọi vài học sinh trả lời.
3.Bài mới : 
­Giới thiệu bài:
­Hoạt động 1:Quan sát tranh theo nhóm.
+Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
_Giáo viên chia nhóm học sinh và hướng dẫn các nhóm quan sát hình ở trang 64, 65 SGK; Yêu cầu chỉ và nói người nào đi đúng và người nào đi sai.
+Bước 2 : Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. Một nhóm chỉ nhận xét một hình .
­Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
+Bước 1 : Giáo viên chia nhóm. Mỗi nhóm 4 người, thảo luận câu hỏi:Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông 
+Bước 2 : 
 _ Giáo viên căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông .
*Kết luận:Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
­Hoạt động 3 : Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ
+Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn trò chơi và luật.
+Bước 2 : Giáo viên quan sát học sinh chơi .
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Học sinh hãy quan sát và nói người nào đi đúng , người nào đi sai ?
- Học sinh xem tranh và nêu Đ, S
_1 nhóm 4 bạn cùng quan sát hình 
-Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung 
-2 học sinh nhắc lại kết luận . 
-Học sinh chọn trưởng nhóm, Học sinh cả lớp đứng tại chổ vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ tay trái dưới tay phải.
Trưởng nhóm hô : đèn xanh, lớp vòng tròn 2 tay.
Đèn đ ... n kinh, và các thẻ ghi tên chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó . 
 +Bước 2 : Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh và cho các em tham gia trò chơi theo nhóm bằng cách gắn các thẻ vào tranh 
 * Giáo viên chốt lại những nhóm gắn đúng và sửa lỗi cho nhóm gắn sai.
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
 _ Học sinh quan sát tranh 
_ Học sinh tham gia trò chơi theo nhóm 
 4.Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò
Thứ năm, ngày 01 tháng 12 năm 2011
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (TIẾT 1)
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ . 
Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
Học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.
II/ Chuẩn bị :
GV : Mẫu chữ VUI VẺ cắt đã dán và mẫu chữ VUI VẺ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng
-Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. Kéo, thủ công, bút chì.
-HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
- Ổn định: 
- Bài cũ: cắt, dán chữ E .
-Bài mới:
-Giới thiệu bài : Cắt, dán chữ VUI VẺ 
-Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ VUI VẺ, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :
-Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
+Bước 1 : Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
Giáo viên treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ lên bảng.
Giáo viên hướng dẫn 
+Bước 2 : Dán thành chữ VUI VẺ .
Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ VUI VẺ theo các bước sau :
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
 Giáo viên đánh giá kết quả thực hành.
-Nhận xét, dặn dò: 
-Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ ( tiết 2 )
Nhận xét tiết học
Hát
HS lặp lại
HS quan sát
HS lắng nghe
HS thực hiện theo GV
HS nhắc lại qui trình
HS nhận xét
HS thực hành
HS trình bày sản phẩm
HS nhận xét
HS lắng nghe
Thứ sáu, ngày 02 tháng 12 năm 2011
Toán
HÌNH VUÔNG
I. Yêu cầu cần đạt:
 Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
 Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 4.
II. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Nhằm đạt mục tiêu số 1
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Giới thiệu hình vuông 
 Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào?
Yêu cầu học sinh ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước ê ke để kiểm tra lại.
Nêu kết luận và gọi HS nêu lại.
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài theo nhóm.
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân.
Hình vuông ABCD có:
- 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông.
- 4 cạnh có độ dài bằng nhau:
AB = BC = CD = DA.
Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
Hình vuông là: EGHI 
Hình vuông ABCD: cạnh AB = BC = CD = DA = 3cm.
Hình vuông MNPQ: cạnh MN = NP = PQ = QM = 4cm.
HĐ2: Nhằm đạt mục tiêu số 2
	Hoạt động được lựa chọn là: đọc, viết, quan sát.
	Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở học sinh
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài nhóm đôi.
Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân.
Các nhóm thực hành kẻ thêm đoạn thẳng để được hình vuông.
HS thực hành vẽ theo mẫu.
Thứ sáu, ngày 02 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn
VIẾT VỀ THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
(Giáo dục môi trường)
I. Yêu cầu cần đạt:
Viết một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
	GDMT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên:_ Mẫu trình bày của một bức thư.
Học sinh:_Sách giáo khoa
 III.Hoạt động lên lớp: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Khởi động :Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra phần đoạn văn viết về thành thị hoặc nông thôn đã giao về nhà của tiết Tập làm văn tuần 16.
 3.Dạy bài mới : 
 ­Giới thiệu bài : 
_ Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
 ­Hoạt động : Hướng dẫn học sinh viết thư. Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của bài ( mở sgk trang 83 )
_ Em cần viết thư cho ai?
_ Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
_ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư. Giáo viên cũng có thể treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của một búc thư và cho học sinh đọc.
_ Gọi 1 học sinh làm bài miệng trước lớp.
_ Yêu cầu học sinh cả lớp viết thư
_ Gọi 5 học sinh đọc bài trước lớp.
_ Nhận xét và cho điểm học sinh làm bài tốt .
GDMT: Ở mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những nét đặc sắc, độc đáo riêng tạo nên một nước Việt Nam tươi đẹp.
 -Nghe giáo viên giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
 _ 2 học sinh đọc trước lớp
Viết thư cho bạn.
1 học sinh nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
_ 1 học sinh khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
_ Thực hành viết thư.
_ 5 học sinh đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
4. Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : _ Học sinh về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn tập học kì 1.
Thứ sáu, ngày 02 tháng 12 năm 2011
 Đạo đức
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH , LIỆT SĨ ( Tiết 2 )
(Giáo dục kĩ năng sống)
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
Học sinh biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
	Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
III. Chuẩn bị:
	_ Tranh minh họa truyện
	_ Một số bài hát về chủ đề bài học.
	_ Vở bài tập đạo đức 3.
IV. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:Hát bài hát 
2.Bài cũ : 
3.Dạy bài mới:
­Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng
_ Giáo viên chia nhóm và phát tranh.
_ Yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết:
+ Người trong tranh là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về anh hùng, liệt sĩ đó ?
_ Giáo viên tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở học sinh học tập theo các tấm gương đó.
­Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương.
_ Giáo viên hướng dẫn cách trình bày.
_ Giáo viên nhận xét và bổ sung, nhắc nhở học sinh.
­Hoạt động 3 : Học sinh múa hát, đọc thơ, kể chuyện,. Về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ
_ Hướng dẫn cho học sinh chọn một đề tài để trình bày.
+ Kết luận chung : Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng ngững việc làm thiết thực của mình.
_ Các nhóm thảo luận.
_ Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến 
_ Học sinh chú ý lắng nghe.
_ Đại diện nhóm trình bày kết quả điều tra, tìm hiểu. 
_ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
_ Học sinh tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
Thứ sáu, ngày 02 tháng 12 năm 2011
Sinh hoạt chủ nhiệm 
Tuần:17
I/ Mục tiêu:
1. Nhận xét về tình học tập tuần 17.
2. Nhận xét về tình hình thực hiện nội qui trường, lớp
3. Phương hướng tuần 18.
4. Vui chơi văn nghệ.
II/ Nội dung sinh hoạt:
	1/ GVCN đánh giá tình hình của lớp sau 01 tuần học.
* Về học tập:	Các em đã vào nề nếp trong học tập . 
	Vẫn còn một số em vẫn chưa tích cực học tập, chưa làm bài đủ.
* Về đồ dùng: Cả lớp đã có đủ đồ dùng học tập.
* Về đạo đức cũng như việc chấp hành nội qui:
Các em còn nói chuyện trong giờ học, một số bạn hay làm việc riêng trong giờ học. 
Việc xếp hàng ra vào lớp tốt đề nghị các em tiếp tục phát huy.
Vệ sinh lớp học tốt.
* Các tổ hãy bình chọn bạn đã học chăm ngoan trong tuần để làm gương cho các bạn khác. ( Các tổ chọn).
* Khen ngợi và nhắc nhở HS
	Sang tuần 18, cô mong rằng các sẽ tiến bộ hơn.
* Ý kiến HS: Hứa sẽ cố gắng học tốt hơn
	2/ Kế hoạch tuần 18:
* Lớp:
+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường.
+ Tiếp tục ổn định nề nếp học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường, lớp.
+ Cần tăng cường rèn luyện đọc, viết, học thuộc bảng nhân chia đã học.
*Tổ:
+ Các tổ thực hiện thi đua học tập.
* Từng HS: 
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh lớp học.
+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Ý kiến của HS: Hứa sẽ chăm học, ngoan ngoãn.
3/ Kết luận của GV:
+ Nhắc lại những việc cần thực hiện.
+ Khen ngợi và nhắc nhở học sinh.
+ Các em cần giữ trật tự trong lớp học.
4/ Tổ chức cho học sinh hát, kể chuyện ở lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
 BGH KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ................................................... Trương Thị Chung
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................
 ................................................... ...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc