Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 13 - Năm học 2019-2020

Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 13 - Năm học 2019-2020

3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

 Ở lớp 3 chúng ta đã biết máy tính là công cụ xử lý thông tin, vậy nó có khả năng và tác dụng gì mời các em cùng tìm hiểu bài 1: những gì em đã biết.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng của máy tính

 -GV?: Máy tính có khả năng gì?

 -HSTL: Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục và giao tiếp thân thiện với con người.

 Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của máy tính

 -GV?: Máy tính có tác dụng gì?

 -HSTL: +Máy tính giúp con người xử lý và lưu trữ thông tin.

 +Máy tính giúp con người học tập, giải trí, liên lạc, tính toán, .

 Hoạt động 4: làm bài tập

 Cho HS hoàn thành bài tập B1, B2, B3 sgk trang 4.

 Hoạt động 5: Thực hành

 Cho HS thực hiện T1, T2 sgk trang 4.

4. Củng cố bài học

 -Nhắc lại khả năng và tác dụng của máy tính.

 -Bài tập và thực hành: GV kiểm tra, cũng cố các nhóm.

 

docx 26 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng dẫn học Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến 13 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 - Tiết 1,2 ngày 11 tháng 09 năm 2019
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT 
I. MỤC TIÊU 
+ KT	- Biết được khả năng của máy tính.
 - Biết được tác dụng của máy tính.
+ KN: Thực hiện được thao tác khởi động một phần mềm.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, hợp tác
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 Ở lớp 3 chúng ta đã biết máy tính là công cụ xử lý thông tin, vậy nó có khả năng và tác dụng gì mời các em cùng tìm hiểu bài 1: những gì em đã biết.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng của máy tính
 -GV?: Máy tính có khả năng gì?
 -HSTL: Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục và giao tiếp thân thiện với con người.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của máy tính
 -GV?: Máy tính có tác dụng gì?
 -HSTL: +Máy tính giúp con người xử lý và lưu trữ thông tin.
 +Máy tính giúp con người học tập, giải trí, liên lạc, tính toán, ...
 Hoạt động 4: làm bài tập
 Cho HS hoàn thành bài tập B1, B2, B3 sgk trang 4.
 Hoạt động 5: Thực hành
 Cho HS thực hiện T1, T2 sgk trang 4. 
4. Củng cố bài học
 -Nhắc lại khả năng và tác dụng của máy tính.
 -Bài tập và thực hành: GV kiểm tra, cũng cố các nhóm.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Liên hệ trong thực tiễn xem máy tính có những khả năng và tác dụng nào nữa.
 - Thực hiện thao tác khởi động một phần mềm.
Tuần 02 - Tiết 3,4 ngày 18 tháng 09 năm 2019
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA 
I. MỤC TIÊU 
+ KT	- Biết hiểu được thông tin dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh.
+ KN: Vận dụng vào thực tiễn nhận biết được thông tin dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 a.Máy tính có mấy bộ phận? đó là bộ phận nào?
 b.Thực hiện tư thế ngồi làm việc với máy tính?
 c.Thực hiện thao tác khởi động và tắt máy tính?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 Bản thân và xung quanh mỗi chúng ta có rất nhiều thông tin. Vậy thì chúng có bao nhiêu dạng thông tin cơ bản. Mời các em cùng tìm hiểu bài 2: Thông tin xuang quanh ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin dạng văn bản
 -GV?1: các em cho biết đâu là thông tin dạng văn bản?
 a. Lớp 2A
 b. Lớp chúng mình
 c.8-2=6
 d. 123456
 e.Vẽ hình hộp
 f. @#$
 -HSTL1: + Thông tin dạng văn bản gồm: a, b, c, d, f.
 -GV?2: Những thông tin như thế nào được gọi là thông tin dạng văn bản?
 -HSTL2: Những thông tin được ghi lại bằng chữ cái, chữ số hoặc kí hiệu.
 (GV cho hs lấy thêm ví dụ trong thực tiễn của lớp)
 Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin dạng hình ảnh
 -GV?1: các em cho biết đâu là thông tin dạng hình ảnh?
 a. Lớp 2A
 b. Lớp chúng mình
 c.8-2=6
 d. 123456
 e.Vẽ hình hộp
 f. @#$
 -HSTL1: + Thông tin dạng hình ảnh là e.
 -GV?2: Những thông tin như thế nào được gọi là thông tin dạng hình ảnh?
 -HSTL2: Thông tin hình ảnh là những hình vẽ, hình ảnh.
 (GV cho hs lấy thêm ví dụ trong thực tiễn của lớp)
 Hoạt động 4: Tìm hiểu thông tin dạng âm thanh
 -GV?1: Cho ví dụ thông tin dạng âm thanh trong trường chúng ta? 
 -HSTL1: Có thể là tiếng thầy nói, tiếng các bạn nói chuyện.
 -GV?2: Những thông tin như thế nào được gọi là thông tin dạng âm thanh?
 -HSTL2: Thông tin dạng âm thanh là tiếng động, tiếng kêu.
 (GV cho hs lấy thêm ví dụ trong thực tiễn của lớp)
4. Củng cố bài học
 -Ngoài 3 dạng âm thanh cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh. Còn có các dạng thông tin khác như thông tin mùi vị, thông tin cảm giác, . . .
 -Mỗi loại thông tin cơ bản có một đặc điểm riêng để nhận biết.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Liên hệ trong thực tiễn tìm thêm ví dụ 3 dạng thông tin cơ bản và những thông tin dạng khác.
 - Làm bài tập trong sách bài tập.
Tuần 03 - Tiết 5,6 ngày 26 tháng 9 năm 2019
Bài 3: CHUỘT MÁY TÍNH 
I. Mục tiêu bài học 
+ KT	- Biết chuột máy tính dùng để điều khiển máy tính. 
 - Biết chuột máy tính có 2 nút trái và phải.
 - Biết 5 thao tác của chuột: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy phải chuột và kéo thả chuột.
+ KN: - Cầm được chuột đúng cách.
 - Thực hiện được thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy phải chuột và kéo thả chuột.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 a. Em hãy chỉ khu vực chính và phím mũi tên?
 b. Chỉ hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và hàng phím cách?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 Cho hs xem chuột máy tính rồi hỏi đây là thiết bị nào? gv kết luận. Chuột máy tính có giúp em điều khiển máy tính. Vậy chuột máy tính có cách sử dụng và thao tác nào mời các em cùng tìm hiểu bài 4: Chuột máy tính
Hoạt động 2: Tìm hiểu chuột máy tính? 
 -GV?1: Chuột máy tính có mấy nút?
 -HSTL1: Chuột máy tính có 2 nút: nút trái và nút phải.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng chuột
 -GVYC: Thực hiện cách sử dụng chuột theo nhóm 
 -HSTH: + Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải của chuột.
 + Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên thân chuột.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các thao tác của chuột
 -GVYC1:Thực hiện thao tác: Di chuyển chuột. 
 -HSTH1: Cầm và thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.
 -GVYC2:Thực hiện thao tác: Nháy chuột. 
 -HSTH2: Nháy nút trái chuột một cái.
 -GVYC3:Thực hiện thao tác: Nháy đúp chuột. 
 -HSTH3: Nháy nút trái chuột nhanh hai lần liên tiếp.
 -GVYC4:Thực hiện thao tác: Nháy phải chuột. 
 -HSTH4: Nháy nút phải chuột một cái.
 -GVYC5:Thực hiện thao tác: Kéo thả chuột. 
 -HSTH5:Nhần và giữa nguyên nút trái của chuột, di chuyển chuột đến vị trí cần thiết rồi thả ngón tay nhấn giữ chuột.
4. Củng cố bài học
 -GV trong quá trình học?.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Luyện tập thêm các thao tác của chuột ở nhà.
Tuần 04 - Tiết 7,8 ngày 2 tháng 10 năm 2019
Bài 4: BÀN PHÍM MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU 
+ KT	- Biết bàn phím máy tính có khu vực chính, các phím mũi tên.
 - Biết vị trí hàng phím cơ sở có 2 phím có gai F và J, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím cách và hàng phím số.
+ KN: Vận dụng vào thực tiễn nhận biết được khu vực phím chính, phím mũi tên, các hàng phím.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, bàn phím máy tính.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 a.GV viết dòng “Thực hiện phép tính: 1+7=8” rồi hỏi hs thông tin ở dạng nào? Cho biết thông tin gì?
 b.GV cho hs xem một hình ảnh bác Hồ, hỏi hs thông tin ở dạng nào? Cho biết thông tin gì?
 c. GV cho hs nghe quốc ca Việt Nam, hỏi hs thông tin ở dạng nào? Cho biết thông tin gì?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 Cho hs xem bàn phím máy tính hỏi bộ phận nào của máy tính đây? Bộ phận này có chức năng gi?gv kết luận. bàn phím máy tính có khu vực và hàng phím nào mời các em cùng tìm hiểu bài 3. 
Hoạt động 2: Tìm khu vực chính và các phím mũi tên của bàn phím 
 -GVYC: các em tìm khu vực chính và các phím mũi tên của bàn phím? 
 -HSTL: các nhóm tìm trên bàn phím máy tính(gv kiểm tra, hướng tìm).
Hoạt động 3: Tìm hiểu khu vực chính của bàn phím
 -GV?1: Khu vực chính của bàn phím có mấy hàng?
 -HSTL1: Khu vực chính của bàn phím có 5 hàng.
 -GV?2: Tìm hàng phím cơ sở của bàn phím? hàng phím cơ sở có đặc điểm gì?
 -HSTL2: Chỉ ra hàng phím cơ sở của bàn phím, có hai phím có gai là F và J.
 -GV?3: Tìm hàng phím trên của bàn phím? 
 -HSTL3: Chỉ ra hàng phím trên của bàn phím (có đặc điểm là nằm liền trên hàng phím cơ sở).
 -GV?4: Tìm hàng phím dưới của bàn phím? 
 -HSTL4: Chỉ ra hàng phím dưới của bàn phím (có đặc điểm là nằm liền dưới hàng phím cơ sở).
 -GV?5: Tìm hàng phím số của bàn phím? 
 -HSTL5: Chỉ ra hàng phím số của bàn phím (có đặc điểm là có các chữ số 1, 2. 3, . ., 9, 0.
 -GV?6: Tìm hàng phím cách của bàn phím? 
 -HSTL6: Chỉ ra hàng phím cách của bàn phím (có đặc điểm là có phím cách dài).
 4. Củng cố bài học
 -GV cầm bàn phím chỉ khu vực chính, phím mũi tên, các hàng phím của bàn phím?.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Tìm hiểu thêm các khu vực và phím khác trên bàn phím máy tính.
Tuần 05 - Tiết 9,10 ngày 9 tháng 10 năm 2019
Bài 5: TẬP GÕ BÀN PHÍM 
I. MỤC TIÊU 
+ KT: Biết cách gõ bàn phím bằng 10 ngón.
+ KN: Gõ được bàn phím bằng 10 ngón trên phần mềm Kira’s Typing Tutor
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, kiên trì, hợp tác
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, bàn phím máy tính.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 -Chỉ ra và nêu tên các hàng phím? Hàng phím cơ sở hai phím gì đặc biệt? Lấy hàng phím nào làm chuẩn để đặt tay?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 Để nhập thông tin dạng văn bản vào máy tính nhanh và chính xác ta thực hiện thao tác như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu bài 5.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đặt tay trên bàn phím 
 -GVYC: các em tìm hiểu cách đặt bàn tay trên bàn phím? 
 -HSTH: các nhóm thực hiện: 
 +Lấy hàng phím cơ sở làm chuẩn
 +Roe hai bàn tay trên bàn phím.
 +Ngón trỏ tay trái đặt nhẹ trên phím F, ngón trỏ tay phải đặt nhẹ trên phím j.
 +Hai ngón cái đặt nhẹ trên phím cách.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu cách gõ bàn phím
 -GVYC: các em tìm hiểu cách gõ các ngón tay trên bàn phím?
 -HSTH: các nhóm thực hiện: 
 +Nửa khu vực chính bàn phím bên trái dùng bàn tay trái.
 +Nửa khu vực chính bàn phím bên phải dùng bàn tay phải.
 +Ngón tay di chuyển và gõ nhẹ trên bàn phím.
 +Phím có màu nào dùng ngón tay có màu đó để gõ.
 Hoạt động 4: Thực hành
 -GVYC: các nhóm thực hiện:
 +Khởi động phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
 +Đăng kí tên luyện gõ.
 +Luyện gõ trên các hàng phím vào nút lệnh: Kids Typing, Typing Practice, ..
 -HSTH: các nhóm thực hiện: 
 a.Khởi động phần mềm
 Nháy đúp chuột vào phần mềm Kiran’s Typing Tutor trên màn hình nền.
 b.Đăng kí tên luyện gõ bàn phím
 Gõ tên vào hộp User name,
 c.Thực hành gõ ... t được phần mềm học vẽ Paint. 
 - Nhận biết được các thành phần trên cửa sổ phần mềm Paint.
 - Biết hiểu công cụ bút vẽ, lưu và mở bài vẽ trên phần mềm Paint.
+ KN: - Thực hiện được thao tác khởi động phần mềm Paint.
 - Thực hiện được thao tác sử dụng được công cụ bút vẽ, lưu và mở bài vẽ trên phần mềm Paint.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác, nhanh nhẹn và kiên trì.
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra trắc nghiệm kiến thức chủ đề 1 trên máy tính.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 Cho hs xem một số hình vẽ đẹp, để vẽ được những hình ảnh này ta sử dụng phần mềm nào và thao tác ra sao mời các em cùng tìm hiểu chủ đề 2: Em tập vẽ .
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phần mềm Paint? 
 -GVTT: Phần mềm Paint là phần mềm vẽ có các công cụ cơ bản, được tích hợp trên hệ điều hành Windows.
 -GVYC1: Khởi động phần mềm Paint?
 -HSTH1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.
 -GVYC2: Tìm trên cửa sổ phần mềm Paint các thành phần: bảng chọn các công cụ, vùng trang vẽ, hộp công cụ, hình mẫu, kích thước nét vẽ, hộp màu?
 -HSTH2: Nhận biết các thành phần trên theo hướng dẫn của SGK.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu thao tác với công cụ bút vẽ.
 -GVYC: Các em sử dụng công cụ bút vẽ: vẽ một bông hoa?.
 -HSTH: Vẽ một bông hoa với hiểu biết của bản thân theo hướng dẫn của SGK.
 Hoạt động 4: Lưu bài vẽ vào máy tính.
 -GVYC: Lưu bông hoa vừa vẽ vào máy tính vào thư mục lớp?.
 -HSTH: Lưu bông hoa vào máy tính theo hướng dẫn SGK.
 Hoạt động 5: Mở bài vẽ đã có sẵn trong máy tính.
 -GVYC: Mở bông hoa vừa vẽ đã lưu vào máy tính?.
 -HSTH: Mở bài vẽ đã lưu vào máy tính theo hướng dẫn SGK.
4. Củng cố bài học
 -Trong quá trình học.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Thực hiện thành thạo thao tác vừa học.
 - Thực hiện thao tác mở rộng.
Tuần 10 - Tiết 19,20 ngày 16 tháng 11 năm 2020
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
BÀI 2: VẼ HÌNH TỪ HÌNH MẪU CÓ SẴN. CHỌN ĐỘ DÀY, MÀU NÉT VẼ 
I. Mục tiêu bài học 
 + KT	 - Nhận biết được công cụ chọn độ dày và màu nét vẽ. 
 - Hiểu công cụ chọn độ dày và màu nét vẽ.
+ KN: - Thực hiện được thao tác chọn độ dày và màu nét vẽ.
 - Thực hiện được thao tác vẽ hình từ hình mẫu có sẵn.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác, nhanh nhẹn và kiên trì.
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp và kiểm tra sỹ số.
 2.Kiểm tra bài cũ
 a.Dùng bút chì vẽ chiếc lá
 b.Lưu vào thư mục lớp?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Cho hs xem hình vẽ có độ dày và màu nét vẽ khác.
 Vẽ hình mẫu có sẵn có độ dày và màu nét vẽ khác nhau như trên ta thực hiện thao tác nào? Mời các em cùng tìm hiểu bài 2.
-Quan sát, suy nghĩ, lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
-Yêu cầu 1: HS vẽ hình chữ nhật có độ dày nét vẽ to nhất, màu nét vẽ đỏ?
-Yêu cầu 2: HS vẽ hình elip có độ dày nét vẽ nhỏ nhất, màu nét vẽ xanh lá cây?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn. 
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
-Yêu cầu 1: HS vẽ mẫu hình bài 1 trang 43 SGK?
-Yêu cầu 2: HS vẽ mẫu hình bài 2 trang 43 SGK?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
1. 
2. 
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
-Yêu cầu HS vẽ cái tivi tinh thể lỏng?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
 -Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
 Tuần 11 - Tiết 21,22 ngày 18 tháng 11 năm 2019
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
BÀI 3: VẼ ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG 
I. Mục tiêu bài học 
 + KT	 - Nhận biết được công cụ vẽ đường thẳng, đường cong. 
 - Hiểu được công cụ vẽ đường thẳng, đường cong.
+ KN: - Thực hiện được thao tác vẽ đường thẳng, đường cong..
 - Vận dụng được vào thực tiễn vẽ bức tranh đơn giản có đường thẳng, đường cong.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác, nhanh nhẹn và kiên trì.
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp và kiểm tra sỹ số.
 2.Kiểm tra bài cũ
 a.vẽ hình sau
 b.Lưu vào thư mục lớp?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Cho hs xem hình vẽ sau.
 ?a.đường gì, b.đường gì? Nhận xét, kết luận.
ta thực hiện thao tác nào để vẽ đường thẳng, đường cong? Mời các em cùng tìm hiểu bài 3.
-Quan sát, suy nghĩ, lắng nghe, trả lời, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
-Yêu cầu 1: HS vẽ đường thẳng có độ dày nét vẽ to nhất, màu nét vẽ đỏ?
-Yêu cầu 2: HS vẽ đường cong có độ dày nét vẽ nhỏ nhất, màu nét vẽ xanh lá cây?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn, làm mẫu. 
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
-Yêu cầu HS vẽ mẫu hình trang 45 SGK?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
-Yêu cầu HS vẽ hình mẫu SGK trang 46?
 -Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
Tuần 12 - Tiết 23,24 ngày 24 tháng 11 năm 2020
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
BÀI 4: TẨY, XOÁ CHI TIẾT TRANH VẼ 
I. Mục tiêu bài học 
 + KT - Nhận biết được công cụ tẩy, xoá hình vẽ. 
 - Hiểu được công cụ tẩy, xoá hình vẽ.
 + KN: - Thực hiện được thao tác dùng công cụ tẩy chi tiết tranh vẽ, công cụ chọn để xoá hình vẽ..
 - Vận dụng được vào thực tiễn công cụ tẩy, xoá hình vẽ.
 + TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác, nhanh nhẹn và kiên trì.
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp và kiểm tra sỹ số.
 2.Kiểm tra bài cũ
 a.vẽ hình sau
 b.Lưu vào thư mục lớp?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Cho hs xem hình vẽ sau.
 Đặt vấn đề? Nhận xét, kết luận.
ta thực hiện thao tác nào để tẩy, xoá phần thừa, hình vẽ trên? Mời các em cùng tìm hiểu bài 4.
-Quan sát, suy nghĩ, lắng nghe, trả lời, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
-Yêu cầu 1: HS vẽ hình trên?
-Yêu cầu 2: HS dùng công cụ tẩy hình thừa? xoá hình bên cạnh?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn, làm mẫu. 
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện: 
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
-Yêu cầu HS mở vẽ mẫu hình trang 45 SGK rồi dùng tẩy cánh buồm, xoá cái thuyền?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
- Yêu cầu HS 
 +Mở hình vẽ mẫu SGK trang 46 rồi 
 +Dùng tẩy đường vào nũi.
 +Xoá quả núi?
 -Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
Tuần 13 - Tiết 25,26 ngày 2 tháng 11 năm 2019
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
BÀI 5: SAO CHÉP, DI CHUYỂN CHI TIẾT TRANH VẼ
I. Mục tiêu bài học 
 + KT	 - Nhận biết được công cụ sao chép, di chuyển. 
 - Hiểu được công cụ sao chép, di chuyển.
+ KN: - Thực hiện được thao tác sao chép, di chuyển hình vẽ,
 - Vận dụng được vào thực tiễn sao chép, di chuyển hình vẽ.
+ TĐ: Chủ động, tích cực, tự giác, chăm chỉ, hợp tác, nhanh nhẹn và kiên trì.
II.Chuẩn bị dạy học
- GV: giáo án, phấn, sgk, phòng máy hoạt động bình thường.
- HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp và kiểm tra sỹ số.
 2.Kiểm tra bài cũ
 mở hình vẽ sau rồi dùng tẩy hình tròn, xoá hình elip?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Cho hs xem hình vẽ sau.
 Đặt vấn đề làm thế nào để từ một hình vẽ có nhiều hình vẽ giống hình ban đầu? Nhận xét, kết luận.
ta thực hiện thao tác nào để vẽ sao chép, di chuyển? Mời các em cùng tìm hiểu bài 5.
-Quan sát, suy nghĩ, lắng nghe, trả lời, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
-Yêu cầu 1: HS mở hình vẽ ngọn núi?
-Yêu cầu 2: HS di chuyển hình vẽ trên sang bên trái?
-Yêu cầu 3: HS sao chép hình vẽ trên thành 2 bản?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn, làm mẫu. 
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
-Yêu cầu HS vẽ mẫu hình trang 50 SGK?
-Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
-Yêu cầu HS vẽ hình mẫu SGK trang 51?
 -Kiểm tra các nhóm để hướng dẫn, tư vấn.
-Nhận xét, kết luận.
-Các nhóm lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi, thực hiện:
-Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 Hoạt động 2: Tìm hiểu công cụ chọn độ dày và chọn màu nét vẽ trên phần mềm Paint? 
 -GVYC1: -HSTH1: .
 -GVYC2: Tìm trên cửa sổ phần mềm Paint các thành phần: bảng chọn các công cụ, vùng trang vẽ, hộp công cụ, hình mẫu, kích thước nét vẽ, hộp màu?
 -HSTH2: Nhận biết các thành phần trên theo hướng dẫn của SGK.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu thao tác với công cụ bút vẽ.
 -GVYC: Các em sử dụng công cụ bút vẽ: vẽ một bông hoa?.
 -HSTH: Vẽ một bông hoa với hiểu biết của bản thân theo hướng dẫn của SGK.
 Hoạt động 4: Lưu bài vẽ vào máy tính.
 -GVYC: Lưu bông hoa vừa vẽ vào máy tính vào thư mục lớp?.
 -HSTH: Lưu bông hoa vào máy tính theo hướng dẫn SGK.
 Hoạt động 5: Mở bài vẽ đã có sẵn trong máy tính.
 -GVYC: Mở bông hoa vừa vẽ đã lưu vào máy tính?.
 -HSTH: Mở bài vẽ đã lưu vào máy tính theo hướng dẫn SGK.
4. Củng cố bài học
 -Trong quá trình học.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Thực hiện thành thạo thao tác vừa học.
 - Thực hiện thao tác mở rộng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_huong_dan_hoc_tin_hoc_lop_3_tuan_1_den_13_nam_hoc_20.docx