Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 23

Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 23

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu; và rèn kĩ năng nghe – nói.

+ Giáo dục kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông; tự nhận thức bản thân; tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.

- Thái độ: HS học tập tấm gương của hai chị em Xô-phi và chú Lí.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 23
TIẾT : 61 - 62
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI : NHÀ ẢO THUẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Hiểu ND: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu; và rèn kĩ năng nghe – nói.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông; tự nhận thức bản thân; tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.
- Thái độ: HS học tập tấm gương của hai chị em Xô-phi và chú Lí.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to). Bảng phụ.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài “Cái cầu”. GV nhận xét – ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Tập đọc
a.Giới thiệu bài: GT chủ điểm mới và bài đọc 
b.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
 - Luyện đọc 
+ GV đọc diễn cảm toàn bài: Tóm tắt nội dung truyện và hướng dẫn HS quan sát tranh. 
+ Hỏi bức tranh vẽ gì? 
* Hướng dẫn HS luyện kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu 
- GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. (quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,) 
b) Đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc. 
- Từng nhóm thi đọc đoạn. 
- GV nhận xét cách đọc của HS. 
-Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó SGK.
+Em đặt câu với từ “tình cờ”, “chứng kiến”.
-Luyện đọc theo nhóm. 
-Đồng thanh bài học.
c) Tìm hiểu bài: (Hỏi đáp trước lớp). GV chuyển ý hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài, 1 HS đọc đoạn 1.
+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? 
-1 HS đọc đoạn 2.
+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ Nhà ảo thuật như thế nào? 
-1 HS đọc đoạn 3 – 4.
+ Vì sao chú Lí lại tìm đến nhà Xô-phi và Mác? 
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà? 
+ Theo em chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? 
c) Luyện đọc lại 
-Hướng dẫn đọc thi đọc 3 đoạn truyện. GV hướng dẫn các em đọc đúng một số câu. 
Kể chuyện
*GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ câu chuyện Nhà ảo thuật, kể kại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). 
* Hướng dẫn kể chuyện
-Kể lại được cả câu chuyện. 
-GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- 3 HS nhắc lại 
-Lắng nghe.
 HS trả lời về tranh. 
- HS đọc từng câu trong bài (hai lượt)
-2HS đọc lại được hướng dẫn trước lớp.
-4 HS thi đọc 4 đoạn trước lớp.
- Một số HS lần lượt đọc các từ chú giải cuối bài. 
-Từng cặp HS luyện đọc. 
-Các nhóm lần lượt đọc ĐT bài văn.
-3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn truyện và trả lời câu hỏi.
-HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh. 
-Một HS giỏi nhập vai Xô-phi kể mẫu 1 đoạn của truyện theo tranh. 
-Lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác. Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay. 
-HS khá, giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.
4. Củng cố: Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về tập kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau “Chương trình xiếc đặc sắc”. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 23 
TIẾT : 43
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
BÀI : NGHE NHẠC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nghe - viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
+ Làm đúng BT 2a) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận được niềm vui của cuộc sống do ăm nhạc mang đến.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng lớp viết (2 lần ) nội dung BT 2a. Bảng phụ viết nội dung BT 3a 
- Học sinh: Vở Chính tả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 2 HS viết bảng cả lớp làm giấy nháp các từ: tập dượt, dược sĩ, ướt áo, mong ước - Vài HS nhắc lại.
- Nhận xét chung sau kiểm tra.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài: - GV ghi tựa bài.
b.Hướng dẫn HS viết chính tả: 
- Đọc mẫu Lần 1. 
- Hướng dẫn HS nắm nội dung vá cách thức trình bày chính tả: 
+ Bài thơ kể chuyện gì?
+ Trong bài những chữ nào được viết hoa?
-HD viết một số từ khó, cho HS đọc từng câu sau đó phát hiện từ khó và viết vào bảng con. GV viết lên bảng, phân tích các bộ phận thường sai.
- GV đọc.
-Nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút cho HS và cách trình bày bài đúng, đẹp.
- Chấm chữa bài 
+ Cho HS đổi vở, dùng bút chì dò lỗi chính tả.
-GV treo bảng phụ, đọc chậm cho HS theo dõi và dò lỗi).
- Cho HS báo lỗi. NX – tuyên dương.
- Thu một số vở – chấm, ghi điểm.
c.Luyện tập:
Bài 2a: 
-GV treo bảng phụ.
-HD HS làm bài. GV chốt lời giải đúng.
Bài 3:
-1 HS nêu yêu cầu BT. (GV chọn 1 trong 2 BT cho HS làm). HD HS cách làm tương tự bài 2.
-Nhận xét và rút ra kết quả đúng.
-HS nhắc tựa.
-HS theo dõi.
-2 HS đọc lại bài – Cả lớp theo dõi SGK.
- HS trả lời.
- Cả lớp đọc thầm bài, tìm những chữ dễ viết sai, viết vào bảng con để viết đúng chính tả.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS viết bài. 
- HS đổi vở, dùng bút chì dò lỗi chính tả.
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài cá nhân vào giấy nháp. 
-2 HS lên làm bảng lớp. 
-Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm). 
-3 HS nêu miệng kết quả 
-HS nhận xét chéo giữa các nhóm.
-HS khá, giỏi
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Về nhà xem sửa lại những lỗi chính tả, làm các bài tập luyện tập vào vở.
- Xem trước bài “Nghe viết người sáng tác Quốc ca Việt Nam”. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 23 
TIẾT : 63
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC 
BÀI : CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.
+ Hiểu ND tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặc điểm về nôi dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng thành tiếng; đọc - hiểu.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận; ra quyết định; quản lí thời gian.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận được niềm vui mà xã hội đã dành cho các em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hằng năm.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc SGK 
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS đọc bài “Nhà ảo thuật” và trả lời các câu hỏi. 
- GV nhận xét – Ghi điểm 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. GTB: “Chương trình xiếc đặc sắc”. 
b.Luyện đọc:
*GV đọc bài: giọng kể nhẹ nhàng, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng dấu câu. 
-GV treo tranh.
-Đọc từng câu. 
-GV rút từ chú giải cuối bài. Viết bảng những con số luyện đọc.
1-6:
50%:
5180360:
*Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghìa từ:
-GV chốt kết luận bài văn có thể chia thành 4 đoạn. 
+ Giúp các em hiểu một số từ ngữ chưa hiểu: 19 giờ là 7 giờ tối
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc cho đúng.
-Thi đọc trong nhóm.
-Đồng thanh đoạn 4 của bài.
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
(Hỏi đáp trước lớp, trình bày ý kiến cá nhân)
-Gọi 1 HS đọc bài.
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo nầy để làm gì?
+ Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao?
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt? (về lời văn, trang trí)
+Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
-GV có thể giáo dục HS những quảng cáo dán ở trên cột điện hay trên tường nhà là những chỗ không đúng, làm xấu đường phố
-GV giới thiệu một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp.
-HS có thể giới thiệu quảng cáo mà em sưu tầm được.
d.Luyện đọc lại:
-GV đọc diễn cảm 1 đoạn văn.
-GV yêu cầu HS đọc tiếp theo.
-Giọng đọc vui nhộn, rõ từng từ ngữ, từng câu, ngắt giọng ngắn, rành rẽ. Thi đọc theo nhóm.
- 3 HS nhắc lại 
-Lớp lắng nghe 
-Lớp quan sát tranh, nhận xét về đặc điểm, hình thức của tờ quảng cáo (vui nhộn, hấp dẫn, gây tò mò cho người đọc). 
- 2 HS đọc:
-mồng một tháng sáu
- năm mươi phần trăm
- năm một tám không ba sáu không.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu (2 lượt) 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- 3 HS đọc chú giải cuối bài.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm.
-2 nhóm HS thi đọc cả bài.
-Lớp đồng thanh. 
- 1 HS đọc thành tiếng cả bài.
- Trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-Cùng quan sát.
-HS đọc bài tiếp sau GV. Cả lớp đọc th ... hận câu in đậm trong mỗi câu, cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Cả lớp nhận xét, sửa sai.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
-HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT3.
4. Củng cố: 
-GV biểu dương những HS học tốt. 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Khuyến khích HS đọc thuộc bài “Đồng hồ báo thức”
- Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 23
TIẾT : 23
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP VIẾT
BÀI : ÔN CHỮ HOA Q
(GDBVMT – TRỰC TIẾP)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng), T, S (1 dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: Quê em... nhịp cầu bắc ngang (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chữ rõ ràng, liền mạch và tương đối đều nét.
- Thái độ: 
 + Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu thơ:
Quê em đồng lúa, nương dâu,
Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Mẫu các chữ Q. Các chữ Quang Trung và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. 
- Học sinh: Vở Tập viết 3/2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài Ôn chữ hoa: Q
-Luyện viết chữ hoa.
-GV yêu cầu HS tìm các chư õhoa có trong bài 
-GV chốt ý: Các chữ hoa trong bài là: Q, T, B.
* GV giới thiệu chữ mẫu 
- GV viết mẫu hướng dẫn HS quan sát từng nét.
- GV hướng dẫn HS viêt bảng con.
- GV nhận xét 
- GV theo dõi nhận xét uốn ắn về hình dạng chữ, qui trình viết, tư thế ngồi viết.. 
- GV nhận xét uốn ắn. 
b) Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) 
GV giới thiệu: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753 –1792) người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
-GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. Sau đó hướng dẫn các em viết bảng con (1 - 2 lần).
c) Luyện viết câu ứng dụng.
-GV giúp các em hiểu câu thơ: Tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê. 
d) Hướng dẫn tập viết 
- GV nêu yêu cầu viết theo cỡ chữ nhỏ:
+ Viết chữ Q 1 dòng 
+ Viết chữ T, S : 1 dòng 
+ Viết tên riêng: Quang Trung 2 dòng 
+ Viết câu ca dao : 2 lần 
-GV yêu cầu HS viết bài vào vở.
-GV theo dõi HS viết bài. 
-GV thu vở chấm nhận xét.
- HS lắng nghe. 
-HS đọc các chữ hoa có trong bài lớp nghe nhận xét.Q, T, B.
-HS quan sát từng con chữ.
- HS viết bảng: Q, T, 
- HS viết bảng con từ: Quang Trung 
-HS đọc đúng câu ứng dụng: Lớp lắng nghe.
-HS viết câu ứng dụng:
- HS lấy vở viết bài. 
- HS ngồi đúng tư thế khi viết bài. 
- HS nộp vở tập viết. 
-GDBVMT
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà viết bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 23
TIẾT : 44
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
BÀI : NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nghe - viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+ Làm đúng BT 2a) hoặc BT 3b), hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ: 
 + Giáo dục HS biết Quốc ca là bài hát chính thức của một đất nước, khi hát Quốc ca phải thể hiện sự tôn nghiêm.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
Chuẩn bị ảnh Văn Cao trong SGK.
Bảng lớp viết nội dung BT 2a.
Bảng phụ viết nội dung BT3b.
- Học sinh: Vở Chính tả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con các từ: lửa lựu, lập loè.
- GV nhận xét – sửa sai.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài: “Người sáng tác quốc ca Việt Nam”
b. Hướng dẫn nghe viết chính tả 
*Hướng dẫn chuẩn bị 
-GV đọc 1 lần đoạn văn “Người sáng tác quốc ca Việt Nam”
*Giải nghĩa:
-Quốc hội là cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất ; Quốc ca là bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
-Giới thiệu ảnh nhạc sĩ Văn Cao- người sáng tác quốc ca Việt Nam.
+Những chữ nào trong bài được viết hoa?
+HS tập viết những chữ dễ sai.
-GV đọc bài cho HS viết 
 * Chấm chữa bài: 
-Chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung bài chép (đúng /sai), chữ viết (đúng/sai, sạch /bẩn, đẹp/ xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/ xấu).
c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a: GV yêu cầu HS đọc đề.
-HS làm đến đâu GV sửa đến đó.
-Gọi 2 HS lên bảng điền, lớp thực hiện vào phiếu BT.
-GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3b: 
-GV nhắc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS thi làm trên bảng phụ (Đã chuẩn bị trước).
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- 3 HS nhắc tựa 
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm cả lớp theo dõi SGK, ghi nhớ.
-Lắng nghe.
-HS quan sát ảnh nhạc sĩ Văn Cao.
- HS tự viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai như: Văn Cao,Tiến quân ca. 
-HS viết.
-HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
-Lắng nghe và rút kinh ngiệm.
- 2 HS lên bảng viết bảng quay - lớp làm vở nháp.
- HS lên bảng làm, lớp làm bảng con làm dến đâu GV sửa đến đó.
-Cả lớp viết vào vở.
- HS làm bài.
4. Củng cố: 
- Chấm một số BT cho HS.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Nhắc nhở về đọc lại BT2a ghi nhớ chính tả để không viết sai.
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 23
TIẾT : 23
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI : KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu điễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
+ Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng nói - viết.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Thể hiện sự tự tin; tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận; ra quyết định; quản lí thời gian.
- Thái độ: 
 + HS có thái độ hào hứng, sôi nổi khi kể.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
Tranh, ảnh minh hoạ về các loại hình nghệ thuật:kịch, chèo, hát, múa, xiếc
Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý cho bài kể. 
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nói, viết về người lao động trí óc. 
- GV nhận xét - Ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1.Giới thiệu bài: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1: (Làm việc nhóm - chia sẻ thông tin)
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói rõ những người LĐ nghệ thuật trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
-GV treo câu hỏi gợi ý:
a. Đó là buổi bỉểu diễn nghệ thuật gì? Kịch, ca nhạc, múa, xiếc,?
b. Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
c. Em cùng xem với những ai?
d. Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
e. Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục đó.
-Yêu cầu HS kể lại cho cả lớp nghe.
-Luyện kể theo nhóm.
Bài tập 2: (Trình bày 1 phút)
- GV cho HS đọc yêu cầu bài. 
- Nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét – chấm điểm.
-3 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
-Lớp quan sát tranh.
+ Nêu NX về ND tranh.
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý..
- 2 HS kể.
- Hai bạn kể cho nhau nghe.
- Lớp lắng nghe nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài. 
- HS viết bài.
- HS đọc bài.
- Lớp theo dõi NX –Chọn bạn có bài viết hay.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
 - Biểu dương những HS kể hay – viết đẹp.
5. Dặn dò: 
- Tìm đọc - viết lại bài về nhà hoàn chỉnh bài viết. 
- Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 3 TUAN 23 RAT CHUAN.doc