Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Tập đọc - Kể chuyện

ĐÔI BẠN

I Mục đích, yêu cầu.

A- Tập đọc.

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nườm nượp, lăn tăn, ướt lướt thướt, sẵn lòng, san sát.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác và lòng thủy chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TÌM HIỂU TRUYỆN KỂ LỊCH SỬ
(XEM THIẾT KẾ BÀI DẠY CỦA KHỐI)
--------------0o0--------------
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
ĐÔI BẠN
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
A- Tập đọc.
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nườm nượp, lăn tăn, ướt lướt thướt, sẵn lòng, san sát. 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng, 
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác và lòng thủy chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
B- Kể chuyện:
- Dựa vào gợi ý kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Tập đọc
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ. Nhà rông ở Tây Nguyên.
HS1: Đọc bài --> Vì sao nhà rông phải làm chắc chắn và cao?
HS2: Đọc tiếp --> Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài: 
- Yêu cầu HS mở sách/ tuần 16/ 122 đọc tên chủ điểm --> GV giới thiệu chủ điểm và ghi tên bài lên bảng.
2- Luyện đọc.
a. Đọc mẫu toàn bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
nườm nượp, lăn tăn, ướt lướt thướt.
- Luyện đọc từ khó: nườm nượp, lăn tăn, san sát.
* Đọc từng đoạn trước lớp + Giải nghĩa từ: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài: sơ tán, sao sa, tuyệt vọng, 
- Yêu cầu HS đọc đúng.
- Yêu cầu mỗi HS đọc 1 đoạn.
* Đọc theo nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Thanh và Mến kết bạn nhau vào dịp nào?
* Giảng: Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mỹ ném bom phá hoại Miền Nam, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
+ Mến thấy thị xã có gì lạ?
+ Ơû công viên Mến có hành động gì đáng khen?
+ Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
+ Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết, em hiểu thế nào về câu nói của người bố?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với người giúp đỡ mình?
* GV kết luận:
 Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thủy chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu 1 đoạn trong bài, yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- GV nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- Theo dõi GV đọc.
- Mỗi HS đọc tiếp nối từng câu (2 vòng).
- HS đọc đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS đọc chú giải:
- Ngắt giọng đúng ở các dấu câu:
Người làng quê như thế đấy/ con ạ// Lúc đất nước có chiến tranh/ họ sẵn lòng chia sẻ nhà/ sẻ cửa// Cứu người/ họ không hề ngần ngại//
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Đọc theo nhóm 3.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc lại cả bài, lớp theo dõi SGK.
- Kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, gia đình Thành sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
+ Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, nhà ngói san sát, cái cao cái thấp chẳng giống nhà ở quê Mến, dòng xe cộ đi lại nườm nượp, đêm đến điện sáng như sao sa.
+ Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu 1 em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
+ Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không ngần ngại.
- HS thảo luận nhóm bàn --> trả lời: gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Thành đã đưu bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
- Tự luyện đọc, sau đó 3-4 HS đọc 1 đoạn trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện/ 132 SGK.
2. Kể mẫu:
- Gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
3. Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn kể lại câu chuyện vòng 2 cho người bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Em có suy nghĩ gì về người thành phố, người nông thôn?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Bạn ngày nhỏ: Ngày Thành và Mến còn nhỏ, giặc Mỹ ném bom  gia đình Thành phải sơ tán ở quê Mến, vậy là 2 bạn kết bạn với nhau. Mỹ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
- Đón bạn ra chơi: Hai năm sau bố Thành đón Mến ra chơi. Thành đưa bạn đi chơi  ở đâu Mến cũng thấy lạ  đêm đến đèn điện sáng như sao sa.
- Kể chuyện theo cặp.
- 3 HS kể nối tiếp.
- 1 HS kể lại.
+ 2-3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
----------------------0o0----------------------- 
TOÁN
Tiết 76:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU: 
Gìúp HS củng cố về:
- Kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
- Giải bài toán có 2 phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Gấp, giảm một số đi một số lần. Thêm bớt một số đi một số đơn vị.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Kiểm tra bài đã giao về nhà của tiết 75..
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm. 
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu bài học – ghi tên bài.
2- Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Cách tìm thừa số chưa biết?
Bài 2: (vở)
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS phân tích đề. Tóm tắt và giải toán.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm. 
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng.
+ Muốn thêm 4 đơn vị cho 1 số ta làm thế nào?
+ Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
+ Muốn bớt đi 4 đơn vị của một số ta làm thế nào?
+ Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm. 
Bài 5:
- Yêu cầu HS quan sát hình để tìm đồng hồ có 2 kim tạo thành góc vuông.
- Yêu cầu HS so sánh 2 góc của 2 kim đồng hồ còn lại với góc vuông.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia.
- Nhận xét, tiết học.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở. 
+ Tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Tsố
324
3
150
4
Tsố
3
4
Tích
972
600
- 1 HS đọc đề.
- 4 HS lên bảng, lớp làm vở. 
a. 684:6 630:9
b. 845:7 842:4 . . . 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. 
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp làm vở.
 36 con
 bán? Còn ? máy
Bài giải:
 Số máy bơm đã bán là?
 36:9 = 4 (chiếc)
 Số máy bơm còn lại là?
 36-4 = 32 (chiếc).
 Đáp số: 32 chiếc máy bơm
- 1 HS đọc-lớp đọc thầm. 
+ Lấy số đó cộng với 4.
+ Lấy số đó nhân với 4.
+ Lấy số đó trừ đi 4.
+ Lấy số đó chia cho 4.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK.
Số đã cho
8
12
20
56
4
Thêm 4 đơn vị
12
16
24
60
4
Gấp 4 lần
32
48
80
224
16
Bớt 4 đơn vị
4
8
16
52
0
Giảm 4 lần
2
3
5
14
1
- Đồng hồ A có hai kim để tạo thành góc vuông.
- Góc do hai kim của đồng hồ + Bài tập yêu cầu làm gi? tao thành nhỏ hơn 1 góc vuông.
- Góc do 2 kim của đồng hồ tạo thành lớn hơn 1 góc vuông.
----------------------0o0----------------------- 
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (Tiết 1) 
I- MỤC TIÊU:
1. HS hiểu: 
- Thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
- Biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
- Một số bài hát về chủ đề bài học. 
- Tranh minh họa truyện Một chuyến đi bổ ích.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
B- Bài mới.
Khởi động:
- HS hát bài: “Em nhớ ơn các anh”, nhạc và lời của Trần Ngọc Thành.
1. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân tích truyện.
* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ, có thái độ biết ơn đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ.
* Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện: “Một chuyến đi bổ ích”.
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27-7?
+ Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh là những người như thế nào?
+ Chúng ta cần có thái độ  ... ÏC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: thợ rèn, lấp, tấp nập, rập rình, bồng bềnh.
- Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, gây ấn tượng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
2- Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
- Hiểu được nghĩa của câu chuyện: Con người chỉ thực sự sung sướng khi làm điều có ích; được mọi người quý trọng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ. Về quê ngoại.
- 3 HS lên bảng đọc bài + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài.
 - GV giới thiệu – ghi tên bài. .
2- Luyện đọc.
a. GV đọc mẫu toàn bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc + gìải nghĩa từ.
* Đọc từng câu + luyện đọc từ khó:
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn chia đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến Rít bỏ cung  đi.
+ Đoạn 2: Lần kia  chàng vui.
+ Đoạn 3: Chỉ còn điều ước  về quê.
+ Đoạn 4: Tóm lại.
- Giải thích từ: đe, cung cấm.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 + TLCH: 
+ Nêu ba điều ước của chàng thợ rèn?
+ Vì sao ba điều ước được thực hiện vẫn không mang lại hạnh phúc cho chàng?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Cuối cùng chàng hiểu điều gì mới đang mơ ước?
+ Nếu có 3 điều ước, em sẽ ước những gì?
+ Nêu nội dung chính của bài học?
4. Luyện đọc lại:
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau thi đọc.
5. Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại kĩ bài và nắm chắc nội dung bài.
- Tìm hiểu những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe. 
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp đọc (2 lần)
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- HS đọc chú giải SGK.
- Nhóm 3, mỗi em lần lượt đọc 1 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1,2,3.
+ Chàng ước được làm vua ước có nhiều tiền, ước bay lượng như mây để đi đây đó, ngắm cảnh trên trời dưới biển.
+ Rít chán làm vua, vì làm vua chỉ ăn không ngồi rồi . 
 Rít chán cả tiền, vì tiến nhiều luôn bị bọn cướp rình rập, ăn không ngon, ngủ không yên.
 Rít chán cả thú vui bay lượng trên trời vì ngắm cảnh đẹp mãi cũng hết hứng thú.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4 ---> trả lời:
+ Làm việc có ích, sống giữa sự quý trọng của dân làng mới là điều đang mơ ước.
+ HS quan sát, phát biểu theo ý riêng HS.
+ Con người chỉ thật sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng.
- 4 HS tiếp nối thi đọc cả bài. cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1-2 HS thi đọc lại cả bài.
----------------------0o0----------------------- 
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT: VỀ QUÊ NGOẠI
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Nhớ viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả, trình bày đúng theo thơ lục bát, 10 dòng thơ đầu của bài: Về quê ngoại.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: tr/- GV nhận xét, chốt lời giải đúng, viết bảng., hoặc hỏi/ngã.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- 3 tờ giấy khổ to viết nội dung BT2a. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ. HS viết bảng lớp (lớp viết bảng con) các từ sau:
- GV đọc: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu, cơn bão, vẽ mặt.
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 
2- Hướng dẫn nhớ viết:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 10 dòng thơ đầu của bài.
- Nhắc lại cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát.
- Trong từng đoạn thơ, những chữ nào được viết hoa?
b. Hướng dẫn HS viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
c. Nhớ viết chính tả:
GV quan sát, theo dõi HS viết bài.
d. Soát lỗi:
đ. Chấm bài:
- Thu chấm tổ 4.
3. Hướng dẫn HS làm luyện tập chính tả:
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự làm: “Tiếp sức” chia lớp thành 3 tổ.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng, tuyên dương đội làm đúng và nhanh.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét chữ viết của HS.
- VN: Học thuộc các câu thơ ở BT2. em nào viết sai trên 4 lỗi, viết lại bài.
- Nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe. 
- Hai HS đọc thuộc lòng cả lớp đọc thầm theo.
- HS nêu ---> câu 6 chữ lùi vào 2 ô, câu 8 chữ lùi vào 1 ô.
- Những chữ đầu dòng thơ.
- Hương trời, ríu rít, rực màu, vầng trăng, 
- 2 HS lên bảng, lớp bảng con. 
- HS viết vào vở.
Tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Tổ trưởng thu vở.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK.
- 3 HS lên bảng, lớp làm nháp. 
- Đọc lại lời giải và làm vào vở.
Công cha như núi Thái Sơn .
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng  kính cha.
Cho tròn  đạo con
----------------------0o0-----------------------
TOÁN
Tiết 80: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: 
Gìúp HS: Củng cố về tính giá trị biểu thức có dạng:
- Chỉ có phép tính cộng, trừ.
- Chỉ có phép tính nhân, chia.
- Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
+ Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện như thế nào?
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta làm thế nào?
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm. 
B- Bài mới.
1. Gìới thiệu:
- Nêu mục tiêu giờ học – ghi tên bài. 
2. Hướng dẫn luyện tập:
- Viết lên bảng: 125-85+80.
- Yêu cầu 1 HS nêu cách thực hiện.
- Yêu cầu HS nhắc lại và làm các bài còn lại.
Bài 1:(vở)
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: “Tiếp sức”
- Nêu cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi.
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương đội thắng cuộc. 
Bài 3: (SGK)
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa.
Bài 4: “Ai nhanh hơn”
 Hình thức tổ chức tương tự bài 2.
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương đội làm đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS về luyện tập thêm về tính gia 1trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS nêu quy tắc.
1 HS lên bảng làm bài:
 20x9:2
 11x8-60
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc biểu thức và nêu cách thực hiện.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
 125-85+80 = 40+8 = 120
 21x2x4 = 42x4 = 168
 68+32-10 = 100-10 = 90
 147:7x6 = 21x6 = 126 
- HS lớp làm phiếu học tập.
a. 375-10x3 = 375-30 = 345
 64:8+30 = 8+30 = 38
b. 306+93:3 = 306+31 = 331
 5x11-20 = 55-20 = 35
- HS làm vào SGK. 11x3+6
90
39
130
120
68
 8:2x3 
 70+60:3
 81-20+7 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
a. 81:9+10
 20x9:2
b. 11x8-60
 12+7x9 
----------------------0o0----------------------- 
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN.
NÓI VỀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Kéo cây lúa lên”. Biết nghe và nhận xét bạn kể.
- Kể được những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Nội dung các gợi ý của câu chuyện và của BT2 viết sẵn trên bảng.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Yêu cầu 1HS kể câu chuyện Giấu cày.
 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ em.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài.
2- Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể lại lần 1.
+ Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?
+ Về nhà chàng nói gì với vợ?
+ Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- GV kể lần 2.
+ Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào?
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- Gọi 2-3 HS kể lại câu chuyện.
- GV theo dõi nhận xét.
3. Kể về “Thành thị hoặc nông thôn”.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- 1 HS khá dựa theo gợi ý để kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi nhận xét và cho điểm.
VD: Nghỉ hè em được bố mẹ cho về quê hơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông. Có dòng sông Lam quanh năm nước chảy xanh mát. Nhà ở quê không cao và san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây và chăn nuôi trâu, bò. Ngoài ra người ta còn nuôi rất nhiều gà và vịt. Không khí ở quê thật trong lành và mát mẻ. Khi về thành phố, em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn cưỡi trâu, thả diều trên đồi lộng gió.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà kể lại câu chuyện “Kéo cây lúa lên”, viết lại những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị thành một đoạn văn ngắn.
- Nhận xét tiết học. 
- Nghe giới thiệu.
- HS theo dõi câu chuyện.
+ Chàng đã lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người khác.
+ Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ruộng bên rồi.
+ Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ bị đứt và cây chết héo.
- HS lắng nghe. 
+ Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên, vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại bị chết héo.
- 1 HS kể theo nhóm 2.
- HS kể theo nhóm 2.
- 2-3 HS kể lại câu chuyện.
- 2 HS đọc theo yêu cầu.
- Đọc yêu cầu, gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc (nông thôn).
----------------------0o0-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 16.doc