Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ,

thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc. Dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân

biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: bảng phụ ghi câu văn dài, nội dung.

2. Học sinh:

 

doc 29 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 12
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 16/11/2018
Ngày giảng: Thứ bảy ngày 17/11/2018
Chào cờ:
Tiết TKB: 1
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG 
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Tiết TKB: 2+3; PPCT:34+35
NẮNG PHƯƠNG NAM 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, 
thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc. Dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân 
biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên: bảng phụ ghi câu văn dài, nội dung.	
Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét .
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương, nêu ND bài.
- Chú ý
3. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài, hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
* Đọc từng câu:
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. 
+ Đọc nối tiếp câu, kết hợp sửa lỗi phát âm. 
* Đọc từng đoạn:
- Gọi HS chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trước lớp, giải nghĩa từ.
- Bài chia làm 3 đoạn.
- Nối tiếp đọc đoạn 3 lượt.
- Gắn bảng phụ, hướng dẫn ngắt nghỉ.
- 1 HS đọc nêu cách ngắt nghỉ:
+ Tụi mình đi lòng vòng tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
+ Có phải /Vân hát dân ca ở trại trẻ Nha Trang không ?//
+ Phải đó. //Mấy đứa mới nhận thư Vân sáng nay.//
- Gọi 2HS đọc bài.
- 2 HS đọc bài.
- Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Cho 1HS đọc toàn bài.
- Nhận xét
- HS đọc đoạn trong nhóm 3.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Nhận xét bạn.
b. Tìm hiểu bài
+ Truyện có những bạn nhỏ nào ? 
+ Uyên, Huê, Phương, Vân.
- Gọi HS đọc đoạn 1, TLCH
- 1HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
Câu 1: Uyên và các bạn đi dâu, vào dịp nào ? 
- Cho HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi. 
+ Uyên và các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 tết. 
- Lớp đọc thầm
Câu 2: Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước điều gì ? 
+ Gửi cho Vân được ít nắng phương nam 
- Gọi HS đọc đoạn 3 TLCH.
- Lớp đọc thầm.
Câu 3: Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? 
+ Gửi cho Vân ở miền Bắc 1 cành hoa mai. 
Câu 4: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ? 
- Thảo luận nhóm 2, nêu theo ý hiểu.
- Y/cầu HS chọn một tên khác cho truyện.
- HS tự chọn theo ý mình.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- HS nêu.
- Chốt nội dung gắn bảng phụ.
* Nội dung: Ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. 
c. Luyện đọc lại
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm 3.
- Gọi cac nhóm đọc bài.
- Nhận xét
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Gọi 2 HS đọc 
- 3HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc trong nhóm 3.
- Các nhóm đọc bài.
- HS đọc đoạn 3, theo nhóm đôi.
d. Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Viết các câu gợi ý kể chuyện lên bảng..
- 1 HS nhìn gợi ý kể mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu HS tập kể.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau
- HS kể trong nhóm 2.
- 3 HS kể nối tiếp. 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp bình chọn người kể hay nhất. 
- 2HS nêu lại nội dung.
- Thực hiện 
Môn: Toán
Tiết TKB:4 ; PPCT:56
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp", "giảm" 
một số lần.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT 1,3,5.
2. Học sinh: Bảng con
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
 - Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Hát chuyển tiết.
- 2 HS thực hiện đặt tính và tính
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: (Tr.56)
- Gắn bảng phụ.
- Nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK.
- Làm bài vào SGK, nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả, GV ghi kết quả lên bảng.
Thừa số
423
210
105
241
170
Thừa số
 2
 3
 8
 4
 5
Tích
846
630
840
964
850
- Nhận xét, kết luận.
+ Củng cố nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
Bài 2: (Tr.56)Tìm 
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
- Lấy thương nhân với số chia.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con
- Làm bài vào bảng con, gắn bảng, nhận xét.
 : 3 = 212 : 5 = 141
 = 212 x 3 = 141 x 5
 = 636 = 705
- Nhận xét, kết luận.
+ Củng cố về tìm số bị chia.
Bài 3: (Tr.56)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Đọc bài toán, phân tích bài toán.
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chữa bài. Đổi vở kiểm tra chéo.
Bài giải
 4 hộp như thế có số kẹo là
 120 x 4 = 480 (cái)
 Đáp số: 480 cái kẹo
- Nhận xét
+ Củng cố giải bài toán có lời văn.
Bài 4: (Tr.56)
- Cho HS đọc bài toán
- Đọc bài toán, phân tích bài toán
- Y/c HS làm bài vào nháp.
- Lớp làm vào nháp, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài. Đổi vở kiểm tra chéo.
Bài giải 
Số lít dầu trong 3 thùng là:
125 x 3 = 375 ( l )
 Số lít dầu còn lại là:
375 – 185 = 190 (l)
 Đáp số: 190 lít dầu.
- Nhận xét
+ Củng cố giải bài toán có lời văn.
Bài 5: (Tr.56)Viết (theo mẫu)
- Gắn bảng phụ.
- HS giải thích cách làm.
- Hướng dẫn theo mẫu
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm vào phiếu, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
Số đã cho
6
12
24
Gấp 3 lần
6 x 3 = 18
12 x 3 = 36
24 x 3 =72
Giảm 3 lần
6 : 3 = 2
12 : 3 = 4
24 : 3 = 8
- Nhận xét, kết luận.
4. Củng cố: Hệ thống kiến thức, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
+ Củng cố về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần.
- HS nhắc lại kiến thức.
- Ghi nhớ
Môn: Mĩ thuật 
Tiết TKB: 5
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Thể dục
Tiết TKB: 6
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Tiếng Anh
Tiết TKB:7;
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 17/11/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19/11/2018
Môn: Tập đọc
Tiết TKB: 1;PPPCT:36
 CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được các địa danh trong bài. Hiểu nội dung bài: Cảm nhận 
được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. HS học thuộc lòng các câu ca dao.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, 
thơ 7 chữ. Giọng đọc biểu lộ niềm tự hoà về cảnh đẹp ở các miền đất nước. 
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên: Bảng phụ ghi câu luyện đọc, nội dung.	
Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện.
- Nhận xét.
- Hát
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện: Nắng phương nam, nêu nội dung bài.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
- Lắng nghe.
a, Luyện đọc.
- GV đọc mẫu, tóm tắt ND bài. Hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
- Hướng dẫn đọc từng dòng thơ.
+ HS đọc nối tiếp từng dòng thơ (kết hợp sửa lỗi phát âm) 
+ HD đọc khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếp theo khổ thơ (kết hợp giải nghĩa từ Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Gia Định.
- Gắn bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng.
- Nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng, 1 HS đọc:
 Gió đưa /cành trúc la đà,//
Tiếng chuong Trấn Vũ,/ canh gà Thọ Xương.//
 Mịt mù/ khói tỏa ngàn sương,//
Nhịp chày Yên Thái,/ mặt gương Tây Hồ.//
- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Yêu cầu 1HS đọc toàn bài.
- Nhận xét
- Luyện đọc trong nhóm 4.
- 2 nhóm đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Nhận xét bạn.
b. Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc bài thơ, TLCH
- Lớp đọc thầm.
Câu 1: Mỗi câu ca dao nói đến 1 vùng. Đó là những vùng nào ?
- Câu 1: Lạng Sơn; Câu 2: Hà Nội; Câu 3: Nghệ An, Hà Tĩnh; Câu 4: Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng; Câu 5: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai; Câu 6: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
- Giảng thêm: + 6 câu cao dao nói về cảnh đẹp của ba miền Bắc, Trung, Nam trên đất nước ta
- Cho HS thảo luận nhóm 2, TLCH 
- Thảo luận nhóm 2, trả lời:
Câu 2: Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ? 
- HS tự nêu 
Câu 3: Theo em ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ? 
+ Cha ông ta bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này, giữ gìn tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn 
- Bài thơ cho ta thấy điều gì?
- Nêu nội dung bài
- Chốt nội dung, gắn bảng phụ.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
c. Luyện đọc lại
- Cho HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài.
- Hướng dẫn HS đọc khổ thơ 2.
- Gọi 2 HS đọc 
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ.
- 6 HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 6.
- 2 nhóm đọc bài theo nhóm 6
- HS đọc khổ thơ 2, theo nhóm đôi.
- 2HS đọc bài.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng theo nhóm 2.
- Cho HS đọc thuộc lòng.
- 6 HS đọc thuộc lòng nối tiếp 6 câu ca dao, 2 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:
- Bài vừa học giúp em hiểu điều gì ?
- Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.
5. Dặn dò: Về chuẩn bị sau.
- Nhận xét.
- 1HS nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ
Môn: Âm nhạc 
Tiết TKB: 2
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Toán
Tiết TKB: 3;PPCT:57
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Tính chu vi hình tam
giác, tứ giác. 
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng so sánh số.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên: Bảng phụ BT2,4.
Học sinh:
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? 	
- Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Hát
- 2 HS nêu.
- Theo dõi
3.2. HD so sánh số lớn gấp mấy lần số bé:
- Nêu bài toán.
2 cm
6 cm
- Phân tích bài toán và vẽ sơ đồ minh họa
 A B
 C D
+  ... n thức: Củng cố cách viết chữ hoa H. Tên riêng Hàm Nghi và câu ứng 
dụng bằng cỡ chữ nhỏ có kèm chữ hoa H và N.
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, viết đúng chính tả và trình bày sạch sẽ.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa H. 
2. Học sinh : Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ G
- Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn viết
a. Giới thiệu mẫu chữ H.
- Viết mẫu lên bảng lớp, vừa viết vừa nêu cách viết.
- Hướng dẫn luyện viết vào bảng con
- Viết từ ứng dụng Hàm Nghi lên bảng yêu cầu HS tìm chữ viết hoa.
Giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn luyện viết vào bảng con
- Nhận xét.
- Giới thiệu câu ứng dụng
- Câu thơ lục bát nói lên điều gì?
b. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- GV quan sát giúp đỡ HS viết yếu.
- Thu vở viết nhận xét.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Hát
- Viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS Viết ra bảng con chữ hoa H, N, V.
 - Đọc từ ứng dụng, nêu chữ viết hoa.
Hàm Nghi (1872 - 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước chống thực dân Pháp bị chúng bắt và đưa đi đầy ở An-giê- ri rồi mất ở đó.
- HS Viết ra bảng con từ Hàm Nghi.
 Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn
- Tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta.
- Viết bài vào vở.
- Nhận xét chéo bài
- Lắng nghe.
- Thực hiên
Ngày soạn: Thứ năm ngày 22/11/2018
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 /11/2018
Môn: Toán
Tiết TKB: 1; PPCT:60
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Củng cố về bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán.
2. Kĩ năng: - Thuộc bảng chia 8 và áp dụng vào giải toán.
3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. GV: Bảng phụ
2.HS: Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Bài cũ: - Đọc bảng chia 8 (3 HS đọc)
- HS nhận xét
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tính nhẩm sau 
Bài 1 (60) Tính nhẩm
- HS làm nhẩm
đó nêu miệng kết quả.
a)
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng
8 x 6 = 48 
48 : 8 = 6 
8 x 7 = 56 
56 : 8 = 7 
 8 x 8 = 64 
 64 : 8 = 8 
 8 x 9 = 72 
 72 : 8 = 9 
b)
16 : 8 = 2
16 : 2 = 8
24 : 8 = 3 
24 : 3 = 8 
32 : 8 = 4
32 : 4 = 8
40 : 8 = 5
40 : 5 = 8
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
Bài 2 (60) Tính nhẩm
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nhẩm tính rồi nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét kết quả
32 : 8 = 4
42 : 7 = 6
24 : 8 = 3
36 : 6 = 6
40 : 5 = 8
48 : 8 = 6
16 : 8 = 2
48 : 6 = 8
- Gọi HS đọc đầu bài toán
Bài 3 (60) 
- GV Yêu cầu HS phân tích sau đó giải vào vở
- HS làm bài vào vở
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
Bài giải
 Số con thỏ còn lại là:
 42 - 10 = 32 (con)
 Số con thỏ nhốt trong một chuồng là:
 32 : 8 = 4 (con)
 Đáp số: 4 (con thỏ)
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 4 (60) Tìm số ô vuông của mỗi hình
- Gọi HS nêu cách làm.
+ Đếm số ô vuông ở mỗi hình sau ở mỗi hình sáu đó thực hiện phép tính.
VD: a) 16 : 2 = 8
 b) 24 : 8 = 3 
- GV yêu cầu HS làm vào vở
- GV nhận xét.
4. Củng cố : 
- Đánh giá tiết học
5. Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
+ HS làm bài vào vở, nêu kết quả
+ HS nhận xét.
Môn: Chính tả
Tiết TKB: 2; PPCT:24
CẢNH ĐẸP NON SÔNG 
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
- HS hiểu nội dung đoạn viết. Biết trình bày đúng các câu ca dao 
 2. Kĩ năng: 
- Nghe và viết chính xác 4 câu ca dao cuối bài Cảnh đep non sông. 
- Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần: tr/ ch; at / ac 
 3. Thái độ: 
- HS ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
 - GV: Bảng lớp ghi nội dung bài tập 2
 - HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1- Tổ chức
Hát
 2 Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng tìm từ có tiếng bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần at / ac.
- GV nhận xét và sửa.. 
- 4 HS lên bảng viết; HS dưới lớp viết vào giấy nháp
 3- Dạy bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: 
 3.2 . Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc 4 câu ca dao một lượt
- Gọi HS đọc
 + Các câu ca dao đều nói lên điều gì? 
HS cả lớp theo dõi.
2 HS đọc , HS cả lớp đọc thầm
HS trả lời.
- Bài chính tả có những tên riêng nào ?
- 5 câu ca dao đầu viết theo thể thơ nào ? Trình bày như thế nào cho đẹp ? 
- Câu ca dao cuối trình bày như thế nào ? 
- Trong bài chính tả những chữ nào viết hoa. 
- Giữa 2 câu ca dao ta viết như thế nào ? 
GV kết luận về cách trình bày. 
HS trao đổi và nêu ý kiến
 - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. 
 Ví dụ: Nghệ; Hải Vân; Hồng; Hàn; Nhà Bè; Gia Định; Đồng Nai; Tháp Mười ; quanh quanh; nghìn trùng; sừng sững ,..
 - Yêu cầu HS đọc viết các từ tìm được. 
HS tìm và nêu. 
- HS viết bảng lớp + vở nháp.
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. 
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa. 
- GV nhận xét bài viết của HS.
HS nghe GV đọc và viết bài vào vở.
HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. 
 3.3 - Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
Bài 2a. 
HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa lỗi và cho điểm HS. 
 Đáp án: cây chuối - chữa bệnh - trông
4- Củng cố 
- Nhận xét chữ viết, tư thế ngồi của HS.
 5- Dặn dò. 
-Về nhà viết lại bài. 
-Hướng dẫn về nhà làm bài tập 2 ý b 
HĐNG (Tự học Tiếng Việt)
Tiết TKB: 3
ÔN CHỮ HOA: H
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố cách viết chữ hoa H. Tên riêng Hàm Nghi và câu ứng 
dụng bằng cỡ chữ nhỏ có kèm chữ hoa H và N.
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, viết đúng chính tả và trình bày sạch sẽ.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa H. 
2. Học sinh : Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ G
- Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn viết
a. Giới thiệu mẫu chữ H.
- Viết mẫu lên bảng lớp, vừa viết vừa nêu cách viết.
- Hướng dẫn luyện viết vào bảng con
- Viết từ ứng dụng Hàm Nghi lên bảng yêu cầu HS tìm chữ viết hoa.
Giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn luyện viết vào bảng con
- Nhận xét.
- Giới thiệu câu ứng dụng
- Câu thơ lục bát nói lên điều gì?
b. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- GV quan sát giúp đỡ HS viết yếu.
- Thu vở viết nhận xét.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Hát
- Viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS Viết ra bảng con chữ hoa H, N, V.
 - Đọc từ ứng dụng, nêu chữ viết hoa.
Hàm Nghi (1872 - 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước chống thực dân Pháp bị chúng bắt và đưa đi đầy ở An-giê- ri rồi mất ở đó.
- HS Viết ra bảng con từ Hàm Nghi.
 Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn
- Tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta.
- Viết bài vào vở.
Nhận xét chéo bài
- Lắng nghe.
- Thực hiên
Sinh hoạt
Tiết TKB: 4
NHẬN XÉT TUẦN 12
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
1. Sinh hoạt theo tổ: Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần phải giúp đỡ.
2. sinh hoạt theo lớp: Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp.
 Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động.
3. GV đánh giá chung.
* Ưu điểm:
- Duy trì tốt nề nếp, thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội.
- Đi học đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, sách vở, đồ dùng học tập cho đầy đủ.
- Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, trang phục gọn gàng đúng quy định. 
* Điển hình tốt: Tuấn Anh, Thúy, Linh, Hưng, San.
* Tồn tại: 1 số em chữ viết chưa được sạch sẽ; đọc viết làm toán còn chậm
(Phát, Hải, Mai) 
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
- Phát huy mặt mạnh, khắc phục tồn tại. Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng. Tiếp tục thực hiện thi đua học tốt chào mừng ngày 20/11.
HĐNG (Tự học Toán)
Tiết TKB: 5
BÀI TẬP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Củng cố về bảng chia 5,6,7,8; So sánh số lớn gấp mấy lần số bé và vận dụng trong tính toán.
2. Kĩ năng: - Thuộc bảng chia 8 và áp dụng vào giải toán.
3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. GV: Bảng phụ
2.HS: Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Bài cũ: - Đọc bảng chia 8 (3 HS đọc)
- HS nhận xét
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tìm thành phần chưa biết, nêu quy tắc tìm số bị chia.
Bài 1 (52) Tìm x
- HS nêu
- HS làm BC.
a, x : 7 = 32 x 4	
 x : 7 = 128
 x = 128 x 7
x = 896
b, x : 8 = 42 x 2
 x : 8 = 84
 x = 84 x 8
 x = 672
c) x : 6 = 105 + 17
 x : 6 = 122
 x = 122 x 6
 x = 732
- Nhận xét, củng cố, chốt lại kết quả đúng
d) x : 5 = 37 x 3
 x : 5 = 111
 x = 111 x 5
 x = 555
+ Áp dụng các bảng nhân vào tìm thành phần chưa biết.
- Gọi HS đọc BT.
Bài 2 (52) 
- GV Yêu cầu HS phân tích BT , sau đó giải vào vở 
- HS làm bài vào vở
- Nhận xét , củng cố
Bài giải
5 ngày đội công nhân làm được số mét là:
5 x 102 = 510 ( m )
Đội còn phải đặt số mét là:
947 – 510 = 437 ( m )
Đáp số: 437 ( m )
+ Áp dụng phép nhân 3 chữ số với số có 1 chữ số vào giải toán bằng 2 phép tính
- Gọi HS đề bài
Bài 3 (52) 
- GV Yêu cầu HS phân tích sau đó giải vào vở BT
- HS làm bài vào vở BT
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé
40kg
5kg
40 : 5 = 8 ( lần )
36m
4m
36 : 4 = 9 ( lần )
35l
7l
35 : 7 = 5 ( lần )
72km
8km
72 : 8 = 9 ( lần )
64 tuổi
8 tuổi
64 : 8 = 8 ( lần )
40m
8m
40 : 8 = 5 ( lần )
4. Củng cố : 
- Đánh giá tiết học
5. Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
HĐNG 
Tiết TKB: 6
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2018_2019.doc