Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Tập đọc - kể chuyện :

HỘI VẬT

I/ Mục tiêu:

A/ Tập đọc.

 - Đọc đúng : náo nức, Quắm đen, thoắt biến.

 - Biết ngắt nghỉhơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Hiểu từ ngữ : sới vật, tứ xứ, khôn lường, keo vật.

 - Hiểu nội dung : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.(trả laòi được các câu hỏi trong SGK).

B/ Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước(SGK).

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện.

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 646Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi sáng Tuần 25
 Thứ 2 ngày 28 tháng 2 năm 2011.
Tập đọc - kể chuyện :
Hội vật
I/ Mục tiêu: 
A/ Tập đọc.
 - Đọc đúng : náo nức, Quắm đen, thoắt biến.
 - Biết ngắt nghỉhơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu từ ngữ : sới vật, tứ xứ, khôn lường, keo vật.
 - Hiểu nội dung : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.(trả laòi được các câu hỏi trong SGK).
B/ Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước(SGK).
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS nối tiếp đọc bài :Tiếng đàn
B/ Bài mới : 30’
1/ Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần :
2/ Luyện đọc :
 a- GV đọc diễn cảm toàn bài :
 b- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
 - Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
 - Đọc từng đoạn trước lớp .
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Tiết 2:
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : 15’
 - Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?
 - Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
 - Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
 - Ông Cản Ngũ đã làm nên chiến thắng bất ngờ như thế nào ?
 - Theo em , vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
4/ Luyện đọc lại :
 - GV chọn 1 đoạn văn, hướng dẫn HS luyện đọc .
 - Một vài HS thi đọc đoạn văn.
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất.
Kể chuyện: 18’
1/ GV nêu nhiệm vụ.
2/ Hướng dẫn HS kể theo từng gợi ý :
 - HS đọc yêu cầu truyện và 5 gợi ý.
 - Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của truyện.
 - 5 HS nối tiếp kể 5 đoạn.
 - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
VI/Củng cố, dặn dò: 2’
 - GV biểu dương những HS kể chuyện hấp dẫn, dặn HS tập kể lại câu chuyện.
 ----------------------------------------------------
 Mĩ thuật:
 Vẽ trang trí:Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào 
 Hình chữ nhật.
 -------------------------------------------------
Toán :
Thực hành xem đồng hồ ( tiếp )
I/ Mục tiêu: 
 - Nhận biết về thời gian(thời điểm,khoảng thời gian).
 - Biết xem đồng hồ ,chính xác đến từng phút(cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- Biết thời điểm làm công việc hằng ngày của HS. 
- Các bài tập cần làm. Bài 1,2,3.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồng hồ thật, mô hình đồng hồ
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3 .
 - HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn thêm.
 - HS làm bài tập.
* Hoạt động 2: Chữa bài :
a- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài .Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
- HS quan sát từng bức tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó ( mô tả theo tranh ) rồi trả lời câu hỏi.
 Sau khi HS lần lượt nêu thời gian ở từng bức tranh, GV yêu cầu HS tổng hợp toàn bài, mô tả lại các hoạt động trong ngày của bạn An .
b- Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu bài. Vào buổi chiều hoặc buổi tối , hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
- Củng cố cho HS cách xem đồng hồ điện tử và đồng hồ có chữ số La Mã, giúp HS thấy được 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian.
 Ví dụ : 21: 05 tương ứng với 9 giờ 5 phút tối
c- Bài 3 : HS biết xác định khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc.
 Ví dụ : a) Hà đánh răng và rửa mặt bắt đầu vào lúc 6 giờ và kết thúc vào lúc 6 giờ 10 phút . Như vậy Hà đánh răng trong 10 phút.
 b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút. 
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 1 tháng 3 năm 2011.
Thể dục :
Ôn: Nhảy dây 
Trò chơi: Ném trúng đích.
---------------------------------------------------------
Toán :
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - Các bài tập cần làm: Bài 1,2.
 - Dành cho HS khá,giỏi : Bài 3:
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- HS lên bảng thực hiện :
 1246 x 3 6142 : 4
 - HS nhận xét kết quả và cho điểm .
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn giải bài toán 1 : ( bài toán đơn )
 - HS phân tích bài toán.
 + bài toán cho biết cái gì ?
 + Bài toán yêu cầu tìm cái gì ?
 - HS giải bài toán vào nháp.
 - HS nhắc lại : Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can phải thực hiện phép chia :
35 chia 7.
3/ Hướng dẫn giải bài toán 2 :
 ( Bài toán hợp có 2 phép tính nhân và chia )
 - Gọi HS tóm tắt bài toán :
7 can : 35 lít
2 can :.... lít ?
 - Lập kế hoạch giải bài toán :
 + Tìm số lít mật ong trong mỗi can ?
7 can : 35 lít
1 can : .... lít ?
 + Tìm số lít mật ong trong 2 can.
 - Thực hiện kế hoạch giải bài toán :
 + Tìm 1 can chứa mấy lít ? ( 35 : 7 = 5 lít )
 + Tìm 2 can chứa mấy lít ? ( 5 x 2 = 10 lít )
 - Trình bày bài giải ( GV trình bày bài giải trên bảng như trong SGK )
 - Gv khái quát cách giải bài toán theo 2 bước :
 + Bước 1 : Tính giá trị 1 phần : phép chia.
 + Bước 2 : Tìm giá trị nhiều phần : phép nhân.
4/ Thực hành : BT1,2,3.
 - HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn thêm.
 - HS làm bài vào vở.
* Chữa bài :
 - Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
 Giải:
 1 vỉ có số thuốc là:
 24 : 4 = 6( viên)
 3 vỉ có số thuốc là:
 6 x 3 = 18(viên)
 Đáp số: 18 viên.
 - Bài 2 : Gọi 1 HS lên bảng chữa bài ( cách làm tương tự bài 1 )
 - Bài 3 : Dành cho HS khá,giỏi.
- Tổ chức trò chơi : Thi xếp hình nhanh.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
 - HS nhắc lại các bước để giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 - GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
Chính tả ( nghe viết )
 Hội vật
I/ Mục tiêu: 
 - Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập(2) a/b.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS đọc cho bạn viết :
nhún nhảy, dễ dãi
 bãi bỏ, sặc sỡ.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần đoạn văn- 2 HS đọc lại .
 + Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
 - HS tập viết chữ khó :
 + Cản Ngũ, Quắm Đen, loay hoay, nghiêng mình.
3/ Học sinh viết bài vào vở :
 - GV đọc bài cho HS viết
 - Chấm, chữa bài.
4/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
 - HS làm bài tập 2 a/b.
 - Mời 4 HS thi làm bài trên bảng lớp - HS đọc .
 Lời giải :a) trăng trắng, chăm chỉ, chong chóng.
 b) trực nhật, lực sĩ, vứt.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
 - Gv khen ngợi những HS viết bài đẹp và làm bài tập tốt.
 - Nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------
 Tự nhiên xã hội :
 Động vật
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: Đầu mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước,cấu tạo ngoài.trong tự nhiên.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật
- Dành cho HS khá,giỏi: Nêu được nhưĩng điểm giống và khác nhau của một số con vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trong SGK. Sưu tầm 1 số ảnh con vật.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động : 2’.HS hát liên khúc các bài hát có tên con vật .
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1: 10’. Quan sát và thảo luận :
Mục tiêu:
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: Đầu mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước,cấu tạo ngoài.trong tự nhiên.
- Bước 1 : Làm việc theo nhóm :
- HS quan sát các hình trong SGK- Thảo luận :
 + Bạn có nhận xét gì về hình dáng , kích thước các con vật ?
 + Hãy chỉ đâu là mình, chân, đầu từng con vật ?
 + Chọn 1 số con vật có trong hình, nêu những điểm giống và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp :
 + Đại diện các nhóm trình bày, GV kết luận .
* Hoạt động 2: 10’. Làm việc cá nhân :
 Mục tiêu:
-Học sinh vẽ và tô màu được các con vật.
- Bước 1 : Vẽ và tô màu.
 + HS tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
 - Bước2 : Trình bày
 + Các nhóm dán bài của nhóm mình trên tờ giấy khổ to.
 + Nhóm trưởng lên giới thiệu tranh của nhóm mình.
*Hoạt động 3: 10’. Tự liên hệ.
Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
+Bước 1: Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Những động vật nào có hại đối với con người?.
- Những động vật nào có lợi đối với con người?.
- Ta phải bảo vệ các loài động vật đó như thế nào?
+Bước 2: Trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
VI/Củng cố, dặn dò: 3’.
- HS nhắc lại phần kết luận chung.
- GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2011.
Toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
- Các bài tập cần làm: Bài 2,3,4.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 1.
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
 - 1 HS đọc bài tập 2.
 - 1 HS nhắc lại 2 bước giải bài toán.
 - GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: BT 1, 2, 3, 4 .
- HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm BT vào vỡ BT, GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Dành cho HS khá,giỏi.
- Cũng cố giải bài toán 1 phép tính (HS nêu miệng bài giải).
 1 lô đất có số cây là:
 2032 : 4 =508(cây)
 Đáp số: 508 cây.
b- Bài 2: Củng cố giải bài toán 2 phép tính.
- 1 HS nêu tóm tắt bài toán.
 7 thùng: 2135 quyển.
 5 thùng: ? quyển.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
 Giải:
 Một thùng có số quyển là:
 2135 : 7 = 305 (quyển)
 5 thùng có số quyển là:
 305 x 5 =1525(quyển)
 Đáp số : 1525 quyển.
c- Bài 3: HS nhìn vào tóm tắt lập đề toán.
 4 xe : 8520 viên gạch
 3 xe : ....viên gạch?
- Gọi 1- 2 HS đọc đề toán.
- 1 HS đọc bài giải.
d- Bài 4(SGK): HS nêu 2 bước tính.
- Tính chiều rộng hình chữ nhật. 25 – 8 = 17 (m)
- Tính chu vi hình chữ nhật.( 25 + 17) x 2 = 84(m)
C/ Củng cố dặn dò: 2’.
- GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------
 Luyện ... .
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: BT 1, 2, 3, 4 .
- HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài.
* Chữa bài: 
a- Bài 1: HS nêu được 2 bước giải:
+ Tính giá trị tiền 1 quả trứng.
+ Tính giá trị tiền 3 quả trứng.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
 Giải:
 1 quả trứng hết số tiền là:
 4500 : 5 = 900(đồng)
 3 quả trứng hết số tiền là:
 3 x 900 = 2700(đồng)
 Đáp số: 2700 đồng
b- Bài 2: Tương tự bài 2: Gọi 1 HS trình bày bài giải, GV ghi bảng.
 Lát nền 1 căn phòng cần số viên gạch là:
 2550 : 6 = 425 (viên).
 Lát nền 7 căn phòng cần số viên gạch là:
 425 x 7 = 2975 (viên).
 Đáp số: 2975 viên.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .Số?
- Một người đi bộ mỗi giờ được 4 km.
Thời gian đi
 1 giờ
 2 giờ
 4 giờ
 3 giờ
...giờ
Quãngđường đi
 4 km
 ...km
 ...km
 ...km
 20 km
- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ: (thực hiện phép nhân,chia).
d- Bài 4 : Dành cho HS khá,giỏi bài c,d.
- HS viết rồi tính giá trị biểu thức: 
 Ví dụ: a) 32 chia 8 nhân 3 
 32 : 8 x 3 = 4 x 3
 = 12.
C/Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Thủ công :
Làm lọ hoa gắn tường ( Tiết 1 )
 -------------------------------------------------
Đạo đức :
Thực hành kĩ năng giữa kì II
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Thực hành kĩ năng 3 bài đạo đức đã học : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; Giao tiếp với khách nước ngoài và Tôn trọng đám tang.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức : Thảo luận cả lớp:
 - Trẻ em các nước có điểm gì giống nhau ?
 - Để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế em có thể tham gia những hoạt động nào ?
 - Nêu những việc em có thể làm để thể hiện sự tôn trọng đối với khách nước ngoài ?
 - Vì sao chúng ta cần tôn trọng đám tang ?
* Hoạt động 2: Thực hành :
 - HS thảo luận nhóm- Lựa chọn tình huống để đóng vai :
 ( Lựa chọn 1 trong các tình huống có trong 3 bài học ở vở bài tập đạo đức )
 - HS các nhóm đóng vai.
 - Các nhóm đóng vai trước lớp.
 - Cả lớp bình chọn nhóm đóng vai thành công nhất.
*Hoạt động 3: 
 - Gọi 3 HS đọc lại 3 kết luận trong VBT.
 - GV nêu kết luận chung.
*Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------
 Tập đọc :
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I/ Mục tiêu: 
 - Đọc đúng : man gát, huơ vòi, bình tĩnh, bỗng dưng.
 - Biết ngắt, nghĩ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ.
 - Hiểu từ : trường đua, chiêng , man gát, cổ vũ.
 - Hiểu nội dung : Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nết độc đáo ,thú vị và bổ ích của hội đua voi.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài : Hội vật.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc :
a- GV đọc diễn cảm bài văn.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
 - Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
 - Đọc từng đoạn trước lớp .
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 - Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi ?
 - Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
 - Voi đua có những cử chỉ gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
4/ Luyện đọc lại:
 - GV đọc diễn cám đoạn 2. Chú ý câu cuối bài : Giọng đọc vui, nhịp chậm lại.
 Những chú voi... ghìm đà/ huơ vòi/ chào khán giả/.... đã nhiệt liệt cổ vũ/ khen ngợi chúng.
 - Một vài HS thi đọc đoạn văn.
 - Hai HS đọc lại cả bài.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
 - GV nhận xét giờ học- Khen ngợi những HS đọc tốt.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2011.
Chính tả. (nghe viết).
Hội đua voi ở Tây Nguyên.
I/ Mục tiêu: 
 - Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập(2) a/b.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- 3 tờ phiếu viết nội dung BT 1b.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 1 Hs đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp: (HS viết vào nháp).
 Bứt rứt - tức bực nứt nẻ - sung sức.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết:
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài chính tả, 2 HS đọc lại.
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết những từ các em dễ mắc lỗi, ghi nhớ chính tả.
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Chấm, chữa bài.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- HS đọc thầm nội dung bài tập 2a/b; làm bài cá nhân.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. Sâu đó đọc kết quả, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
- Nhiều HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh.
a) .....Chiều chiều em đứng nơi này em trông
 Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
b) ...Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
 Gió đừng làm đứt dây tơ.
4/ Củng cố nhận xét: 2’
- GV dặn HS về nhà đọc thuộc những câu thơ trong bài tập 2.
 ---------------------------------------------------------
Tập làm văn.
Kể về lễ hội.
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu kể được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong 1 bức ảnh.
*- KNS: Tư duy sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 2 bức ảnh lễ hội.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS kể lại chuyện: Người bán quạt may mắn.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi.
- GV viết lên bảng lớp 2 câu hỏi:
 + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
 + Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Từng cặp HS quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Cả lớp và GV nhận xét (lời kể, diễn đạt) bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Ví dụ: ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to,nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng thêm vể náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua...
C/Củng cố, dặn dò: 2’
- GV yêu câu HS về nhà viết lại vào vở những điều mình kể.
- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung cho tiết TLV tuần tới.
 ------------------------------------------------
 Toán.
 Tiền Việt Nam.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- Bước đầu biết chuyển đổi tiền .
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Các bài tập cần làm: Bài 1(a,b).Bài 2(a,b,c).Bài 3.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 1(c).Bài 2(d).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- GV giới thiệu: “ Khi mua bán hàng ta thường sử dụng tiền” và hỏi: Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào?
 ( 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng).
- GV nói: Hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp 1 số tờ giấy bạc và nhận xét những đặc điểm như:
+ Màu sắc tờ giấy bạc.
+ Dòng chữ và số (ví dụ: Dòng chữ năm nghìn đồng và số 5000).
2/ Thực hành: HS làm BT 1, 2, 3 .
- HS đọc yêu cầu từng bài tập, GV giải thích thêm.
- HS làm BT vào vở, GV chấm 1 số bài.
* chữa bài: 
a- Bài 1: Dành cho HS khá,giỏi bài(c).
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền? 
- HS nêu miệng số đã viết vào chổ chấm. ( Lưu ý HS cần cộng nhẩm)
 Ví dụ: 5000 + 200 +1000 = 6200 đồng (chú lợn A có 6200 đồng).
b- Bài 2: Dành cho HS khá,giỏi bài(d).
- Cho HS đọc yêu cầu bài.Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải? HS tô màu vào các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng (thực chất đây là bài đổi tiền) Ví dụ: 
Hỏi: Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ mấy tờ giấy bạc 1000 đồng?
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài.Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau. Giúp HS so sánh giá tiền của các vật (ít hay nhiều tiền).
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét tiết học. 
 ----------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội.
Côn trùng.
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người. 
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng hình vẽ hoặc vật thật
- Dành cho HS khá,giỏi: Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh. 
*- KNS:- Kĩ năng làm chủ bản thân :Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động(thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở tiêu diệt các loại côn trùng có hại.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình 96, 97 (SGK). Sưu tầm tranh ảnh về côn trùng.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- Cơ thể động vật gồm có mấy phần?
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: 15’. Quan sát và thảo luận:
Mục tiêu:
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng hình vẽ hoặc vật thật
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: HS quan sát hình ảnh các côn trùng- Thảo luận:
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực,bụng, chân.... của từng côn trùng.
+ Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn chúng đều có cánh.
* Hoạt động 2: 12’. Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được:
Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người. 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.:
 Phân loại côn trùng theo nhóm: Có ích, có hại, không ảnh hưởng đến con người.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - Các nhóm trình bày bộ sưu tập trước lớp
C/Củng cố, dặn dò: 3’.
- Nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------
Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp
I/ Đánh giá các hoạt động tuần 25 :
 - Thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường.
 - Ôn tập tốt để chuẩn bị cho thi định kì lần 3.
 - HS đi học đều, đúng giờ.
 - Tổ chức tốt văn nghệ chào mừng ngày 8 - 3
 * Tồn tại : Một số HS có hiện tượng mang quà vặt đến lớp như Sĩ, Trung.
- Một số em trực tuần chưa tự giác. Như em Thắng , Tuấn ,Tươi.
II/ Kế hoạch tuần 26 :
 - Thực hiện tốt học tập và sinh hoạt.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
 ----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25 buoi Sang.doc