Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Đạo đức

MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 3

I.MỤC TIÊU

 *Giúp học sinh:

 -Nắm được một số điều khoản cần thiết trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.

 -Tôn trọng và biết bảo vệ trẻ em.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 -Một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2006
Đạo đức 
MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 3
I.MỤC TIÊU
 	*Giúp học sinh:
 	-Nắm được một số điều khoản cần thiết trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
 	-Tôn trọng và biết bảo vệ trẻ em.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 	-Một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 2 .GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
NỘI DUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN (Trích trong tài liệu tập huấn Công ước về Quyền trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia, 2000)
ĐIỀU 2 :
 Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em mà không có ngoại lệ. Chính Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kì hình thức phân biệt đối xử nào và có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh quyền trẻ em.
 ĐIỀU 9:
 Trẻ em có quyền được sống cùng với cha mẹ trừ khi việc này không thích hợp với lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em cũng có quyền duy trì tiếp xúc với cả cha và mẹ nếu phải sống xa một người hay cả hai người.
 ĐIỀU 12:
 Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến của trẻ em phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em.
 ĐIỀU 13 :
 Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình, thu nhận thông tin và làm cho người khác biết đến các ý kiến và thông tin, bất kể sự cách biệt giữa các nước.
 ĐIỀU 15:
 Trẻ em có quyền gặp gỡ những trẻ em khác, gia nhập hoặc lập hội.
 ĐIỀU 16:
 Trẻ em có quyền được bảo vệ chống lại sự can thiệp vào đời tư, vào gia đình, nơi ở và thư tín của các em, chống lại những điều nói xấu và vu cáo.
 ĐIỀU 17:
 Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với thông tin và tài liệu có xuất xứ từ những nguồn khác nhau, phải khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng truyền bá những thông tin có ích lợi về mặt xã hội và văn hóa đối với trẻ em. Nhà nước phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hại.
 ĐIỀU 18:
 Cha mẹ cùng có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái và Nhà nước phải giúp họ thực hiện trách nhiệm ấy. Nhà nước phải giúp đỡ một cách thích hợp cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
ĐIỀU 21:
 Tại những nước được phép cho nhận con nuôi, việc này chỉ được thực hiện vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và chỉ với sự cho phép của nhà chức trách có thẩm quyền với các bảo đảm cần thiết cho trẻ em.
 ĐIỀU 23:
 Trẻ em khuyết tật có quyền được chăm sóc, giáo dục và đào tạo đặc biệt để giúp các em có cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ trong phẩm giá nhằm đạt được một mức độ tự lập và hòa nhập vào xã hội ở mức lớn nhất có thể được.
 ĐIỀU 26:
 Trẻ em có quyền được hưởng an toàn xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội.
 ĐIỀU 27:
 Mọi trẻ em có quyền được có mức sống thích hợp cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của mình. Cha mẹ có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng mức sống ấy. Nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm cho trách nhiệm này được thực hiện. Trách nhiệm của Nhà nước có thể bao gồm giúp đỡ vật chất cho cha mẹ và con cái họ.
 ĐIỀU 28:
 Trẻ em có quyền được học tập và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm rằng giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí, khuyến khích tổ chức những hình thức khác nhau của giáo dục trung học đến được với mọi trẻ em và làm cho giáo dục đại học có được với mọi người trên cơ sở khả năng. Kỉ luật nhà trường phải tôn trọng các quyền và nhân phẩm của trẻ em. Nhà nước phải tham gia hợp tác quốc tế để thực hiện quyền này.
 ĐIỀU 30:
 Trẻ em thuộc những cộng đồng thiểu số hoặc những nhóm dân cư bản địa có quyền được hưởng đời sống văn hóa riêng của mình, theo tôn giáo của mình và sử dụng ngôn ngữ riêng của mình.
 ĐIỀU 31:
 Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
 ĐIỀU 32:
 Trẻ em có quyền được bảo đảm bảo vệ không phải làm những công việc gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển của các em,
3.CỦNG CỐ - DẶN DÒ
 -Trẻ em Việt Nam có những quyền gì?
 -Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt những quyền của trẻ em Việt Nam.
 -Nhận xét tiết học.
Tiết 2 
 	 Tập đọc – kể chuyện
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU :
 A.Tập Đọc
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	-Đọc đúng các từ :nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi loạn, nghiến răng.
 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 	-Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 	-Hiểu được nội dung truyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
 B.Kể chuyện
 	1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ kể một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật. 
 	2. Rèn kĩ năng nghe 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	-2 HS đọc lại bài Cuốn sổ tay, trả lời các câu hỏi trong SGK
 	-GV nhận xét, cho điểm.
 TẬP ĐỌC
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Cóc là một con vật nhỏ xíu và xấu xí. Nhưng con vật nhỏ xíu và xấu xí ấy lại là một công cụ báo mưa rất hiệu nghiệm. Cứ mỗi khi Cóc nghiến răng kèn kẹt thì sau đó thường có mưa. Bởi thế, từ xưa dân ta đã có câu: 
	Con cóc là cậu ông Trời
	Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng
 đoạn với giọng thích hợp.
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 +Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1.Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? 
 2.Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
3. Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
4. Sau cuộc chiến thái độ của trời thay đổi như thế nào?
5.Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen?
 GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS đọc truyện theo vai.
 -GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất.
 -HS kết hợp đọc thầm
 -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý đọc đúng các từ: nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi loạn, nghiến răng
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
-Các nhóm đọc đồng thanh .
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
-1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời
- Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
- Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước; Ong đợi sau cánh cửa; Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cánh cửa.
- Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội.Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi
- Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
- Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời.
-HS phân vai đọc truyện.
 KỂ CHUYỆN
 1
 2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ kể một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật.
 Hướng dẫn học sinh kể chuyên 
-GV yêu cầu HS chọn vai tuỳ thích để kể chuyện
-GV theo dõi, tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
-HS lắng nghe.
-HS chọn vai: Vai Cóc, vai các bạn của Cóc như : Ong, Cáo, Gấu, Cọp, Cua
-Từng cặp HS tập kể.
-Một số HS nối tiếp nhau thi kể câu chuyện theo vai.
-Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu nhất, hấp dẫn nhất.
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
-Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?
-GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể chuyện theo vai cho người thân nghe.
Tiết 3 Toán	 
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Đề bài:
Bài 1: 	Số liền sau của số 68457 là số nào? (0,5điểm)
Bài 2: 	Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. (1 điểm)
48617 ; 47861 ; 48716 ; 47816.
Bài 3: 	Đặt tính rồi tính (4 điểm)
36528 + 49347
85371 - 9046
21628 x 3
15250 : 5
Bài 4: 	Tìm x (2 điểm)
X x 3 = 6963
X + 2143 = 4462
Bài 5: Ngày đầu cửa hàng bán được 230 mét vải. Ngày thứ hai bán được 340 mét vải. Ngày thứ ba bán được bằng số mét vài bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba bán được bao nhiêu mét vải? (2,5 điểm)
------------------------------------
Tiết 4	ÔN TIẾNG VIỆT 
	Bài 1 : Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm để điền vào mỗi ô trống sau :
	Dũng nói với Cường £
	- Cậu dạy tớ bơi nhé !
	- Được rồi . Trước khi xuống nước cậu phải làm những việc này £ bỏ bớt áo , chỉ mặc quần cộc , chạy nhảy một lúc cho cơ bắp quen với hoạt động £
	- Đựơc , tớ sẽ làm theo lời cậu £
	Bài 2 : Chép vào chỗ trống bộ phận  ... ây!, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
 Rèn kĩ năng viết: Biết ghi cho sổ những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh một loài động vật quí hiếm được nêu trong bài.
 - Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon để HS biết nhân vật Đô-rê-mon.
 - Báo Nhi Đồng.
 - Mỗi HS có một cuốn sổ tay nhỏ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 HS đọc lên bảng, yêu cầu đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm góp phần bảo vệ môi trường.
 - GV nhận xét, cho điểm
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Đô-rê-mon làm nhân vật trong truyện tranh của Nhật Bản. Cuốn truyện tranh này được các bạn nhỏ Việt Nam yêu thích. Trong tiết Tập làm văn hôm nay các em sẽ được đọc bài báo A lô, Đô-rê-mon thần thông đây!, các em phải năm được câu trả lời của Đô-rê-mon để viết vào sổ tay những ý chính các câu trả lời của Đô-rê-mon.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS đọc bài trước lớp, 1 HS đóng vai người hỏi, 1 HS đóng vai Đô-rê-mon.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai đoạc lần thứ 2.
- Cho HS cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quí hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được.
- GV giới thiệu tranh (ảnh) về các loại động vật, thực vật quí hiếm được nêu trong bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc lại phần a) của bài báo.
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
- Hãy ghi ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b).
- Chữa bài và cho điểm HS.
- HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm được.
- Quan sát tranh ảnh.
- 2 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon : “Sách đỏ là gì?”
- HS tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động av65t, thực vật quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó HS đọc bài làm của mình trước lớp, cả lớp nhận xét.
b) Các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng:
- Việt nam:
+ Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác, . . .
+ Thực vật: trầm hương, trắc, kơ - nia, sâm ngọc linh, tam thất, . . . 
- Trên thế giới: 
+ Động vật: chim kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc, . . . 
 2
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
- 2 HS đọc bài viết của mình .
- Những em chưa hoàn thành về nhà tiếp tục làm bài.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3 	Tự nhiên và xã hội	 
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
 	-Phân biệt được lục địa và đại dương.
 	-Biết bề mặt Trái Đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương.
 	-Nói tên và chỉ được vị trí các lục địa và đại dương trên lược đồ các châu lục và đại dương.
 	-Chỉ được vị trí của một số nước(trong đó có Việt Nam) và nêu được nước đó nằm trên châu lục nào của Trái Đất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Quả địa cầu.
-Lược đồ các châu lục và các đại dương.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .
 1.Kiểm tra bài cũ:
 	-Có mấy đới khí hậu, nêu đặc điểm chính của từng đới khí hậu đó?
 	-Hãy cho biết các nước sau đây thuộc đới khí hậu nào: Aán Độ, Phần Lan, Nga, Achentina.
 2.Bài mới
 	Giới thiệu bài: Qua các bài học trước, chúng ta đã biết nhiều hiện tượng thú vị xảy ra trên Trái Đất. Bài học ngày hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu rõ hơn về bề mặt của Trái Đất.
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
Tìm hiểu bề mặt Trái Đất.
Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa , đại dương .
-Thảo luận nhóm
+Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
1, Quan sát em thấy, quả địa cầu có những màu gì?
2, Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ?
3, Theo em các màu đó mang những ý nghĩa gì?
-Tổng hợp các ý kiến của HS.
-Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia làm 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Có 4 đại dương như thế trên bề mặt Trái Đất.
Lược đồ châu lục và các đại dương.
Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới .
-Giáo viên treo lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu học sinh lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương của Trái Đất.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?
+Kết luận: 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái Đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái Đất.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm thảo luận nhanh trình bày ý kiến:
1, Quả địa cầu có các màu : xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi,
2, Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển.
3, Theo em, các màu đó mang ý nghĩa là: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nối tiếp nhau lên bảng chỉ và giới thiệu.
+6 châu lục trên Trái Đất là châu Mĩ, châu Phi, châu Aâu, châu Á, châu Đại Dương và châu Nam cực.
+Bốn đại dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Aán Độ Dương.
-3 đến 4 học sinh nhắc lại.
-Tìm và chỉ vị trí Việt Nam trên lược đồ, sau đó nêu Việt Nam ở châu Á.
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
-Về cơ bản mặt Trái Đất được chia làm mấy phần?
-Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương.
-Cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?
-Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị cho bài học sau.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 5	 	Chính tả
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. MỤC TIÊU:
* Rèn kĩ năng viết chính tả
1. Nghe viết chính xác trình bày đúng bài Quà của đồng nội.
 	2. Điền vào chỗ trống các âm đầu s / x; o /ô giả câu đố.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng lớp viết nội dung bài tập 2
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 	- GV đọc cho HS viết bảng con: chim muông, khôn khéo, làm ruộng đồng.
- Nhận xét bài cũ
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đúng bài Quà của đồng nội và điền vào chỗ trống các âm đầu s / x; o /ô giải câu đố.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc bài viết.
- Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS viết đúng các từ ngữ: ngửi, phảng phất, ngày càng, hương vị.
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- GV nhắc HS ngồi ngay ngắn, viết nắn nót.
- GV đọc bài
- GV đọc lại bài
- GV thống kê lỗi lên bảng.
- Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét 
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 
- GV chọn cho HS làm bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, nhận xét.
- 2 HS đọc lại.
- Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu.
- HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
-Viết đề bài ở giữa trang vở, chữ cái đầu câu, đầu dòng và tên riêng phải viết hoa.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt cách quyển vở từ 25- 30 cm. Vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.Viết nắn nót từng chữ.
- HS thực hiện.
- HS nghe đọc và viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS báo lỗi
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống s / x; o /ô giải câu đố.
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 a. Nhà xanh lại đóng đỗ xanh
tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong.
* là cái bánh chưng.
 b. Lòng chảo mà chẳng nấu, kho
 Lại có đàn bò gặng cỏ ở trong
 Chảo gì mà rộng mênh mông.
 Giữ hai sường núi, cánh đồng cò bay.
* Là thung lũng.
 IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 - Vừa viết chính tả bài gì ?
 - Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng một đoạn văn ?
 - Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
 - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
 SINH HOẠT LỚP
1. Nhận xét tuần 33 :
	- Đi học đầy đủ , đúng giờ .
	- H/s chăm chỉ , học giỏi đạt nhiều điểm 10 , bên cạnh đó còn có một số bạn làm bài cẩu thả , điểm yếu .
	- H/s mặc đồng phục tương đối đều , giữ gìn vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Thực hiện tập thể dục giữa giờ nghiêm túc , xếp hàng nhanh .
2. Kế hoạch tuần 34 :
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của đội đề ra.
	- Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ.
	- Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch.
	- Ăn mặc đồng phục khi đến lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay ngắn gọn.
	- Về học bài , làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đủ.
--------------------------------
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc