Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 3

Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 3

Tập đọc Chiếc áo len

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : bối rối, thì thào, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : lất phất, bối rối, phụng phịu, .

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì thào,

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Nắm được nghĩa của các từ mới : bối rối, thì thào.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.

 

doc 56 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ , ngày tháng 09 năm 2004 
Tập đọc 
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : bối rối, thì thào, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : lất phất, bối rối, phụng phịu, ...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì thào,  
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa của các từ mới : bối rối, thì thào.
Nắm được diễn biến của câu chuyện.
Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương Pháp
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Cô giáo tí hon
Giáo viên cho học sinh đọc bài và hỏi :
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ?
+ Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú ?
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Mái ấm là chủ điểm nói về gia đình.
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên : hôm nay các em sẽ chuyển sang một chủ điểm mới. Dưới mỗi mái nhà, chúng ta đều có gia đình và những người thân với bao tình cảm ấm áp. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài : “Chiếc áo len”
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm
Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật :
+ Giọng mẹ : lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm.
+ Giọng Lan nũng nịu.
+ Giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 29 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 4 đoạn.
Đoạn 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên viết vào cột luyện đọc câu : “Áo có dây kéo ở giữa, / lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh / hoặc mưa lất phất.//”
Gọi học sinh đọc.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
GV kết hợp giải nghĩa từ khó : bối rối, thì thào
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Mùa đông năm nay như thế nào ?
+ Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Vì sao Lan dỗi mẹ ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì ?
+ Qua đó, em thấy Tuấn là người anh như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Lan ân hận ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm, suy nghĩ và tìm một tên khác cho truyện.
Gv cho HS giải thích vì sao lại đặt tên đó cho câu chuyện.
Hát
2 học sinh đọc
Học sinh quan sát 
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Cá nhân
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
( 18’ )
Học sinh đọc thầm.
Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất.
Lan dỗi mẹ vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh, Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên trong.
Tuấn là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình
Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn.
Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
Lan ân hận vì thấy anh trai yêu thương và nhường nhịn cho mình.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm và trả lời
Trực quan
diễn giải
Đàm thoại
thực hành
 diễn giải
Đàm thoại
thảo luận 
Thứ , ngày tháng 09 năm 2004 
Tập đọc 
I. Mục Tiêu 
Rèn kĩ năng nói : 
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Rèn kĩ năng nghe : 
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương pháp 
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 1 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : người dẫn chuyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ )
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn của câu chuyện : “Chiếc áo len” theo lời kể của Lan một cách rõ ràng, đủ ý.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên giải thích :
+ Kể theo gợi ý : gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện.
+ Kể theo lời của Lan là kể bằng cách nhập vai vào Lan, kể bằng lời của Lan nên khi kể cần xưng hô là tôi, mình hoặc em.
Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và yêu cầu học sinh đọc gợi ý đoạn 1
Giáo viên hỏi :
+ Nội dung của đoạn 1 là gì ? Nội dung cần thể hiện qua mấy ý? Nêu cụ thể nội dung của từng ý ?
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 học sinh và yêu cầu các học sinh nối tiếp nhau kể chuyện, mỗi học sinh kể 1 đoạn.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : kể có đúng yêu cầu chuyển lời của Lan thành lời của mình không ? Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên hỏi :
+ Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
Giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng lời khuyên của câu chuyện :
+ Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương nhau.
+ Giận dỗi mẹ như bạn Lan là không nên.
+ Không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình.
+ Không nên đòi bố, mẹ những thứ mà gia đình không có điều kiện.
+ Khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Giáo viên giáo dục tư tưởng : câu chuyện : “Chuyện áo len” cho chúng ta thấy Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
Học sinh chia nhóm và phân vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn của câu chuyện : “Chiếc áo len” theo lời kể của Lan
Học sinh quan sát và đọc.
Nội dung của đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp, cần kể rõ 3 ý
Học sinh kể trước lớp : Mùa đông năm nay đến sớm hơn mọi năm, gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, lớp mình đều mặc áo ấm nhưng mình thích nhất là chiếc áo len của bạn Hoà. Nó đẹp lắm, màu vàng có dây kéo và cả chiếc mũ nữa. Mình đã nói với mẹ là mình muốn có chiếc áo như của bạn Hoà.
Học sinh kể tiếp nối. Các bạn nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời
Thực hành sắm vai
Quan sát kể chuyện
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức ... ảng.
Hoạt động 1 : quan sát và thảo luận 
 Mục tiêu : trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
 Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 trong SGK, kết hợp quan sát ống máu đã được chống đông đem đến lớp.
Cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau :
+ Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay, trầy da, bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
+ Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng hay đông đặc ?
+ Quan sát ống máu đã được chống đông trong ống nghiệm, bạn thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
+ Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên gọi là gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên giảng thêm : 
+ Huyết cầu có nhiều loại là huyết cầu đỏ và huyết cầu trắng.
+ Huyết cầu đỏ còn gọi là hồng cầu. Có nhiệm vụ mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể và mang khí các-bô-níc từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài.
+ Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu, có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh.
 Kết Luận: 
Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương ( phần nước vàng ở trên ) và huyết cầu, còn gọi là tế bào máu ( phần màu đỏ lắng xuống dưới ).
Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể.
 Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn
Hoạt động 2: làm việc với SGK ( 17’)
 Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. 
 Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4 trang 14 trong SGK và thảo luận :
+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu.
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực. Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình.
+ Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. 
 Kết Luận: Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi tiếp sức 
 Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
 Cách tiến hành :
Bước 1 : 
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi : chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 6 học sinh. Hai đội đứng thành hàng dọc, cách đều bảng. Khi Giáo viên hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới. Khi viết xong, bạn đó đưa phấn cho bạn kế tiếp. Đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể thì đội đó thắng.
Bước 2 : 
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Giáo viên nhận xét.
 Kết Luận: nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
Hát
Học sinh trả lời
( 12’ )
HS quan sát .
Học sinh thảo luận nhóm.
Khi bị đứt tay, trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy máu hoặc một ít nước màu vàng chảy ra từ vết thương.
Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng, để lâu máu đặc và khô, đông cứng lại.
Máu được chia làm 2 phần : huyết tương và huyết cầu.
Huyết cầu đỏ có dạng tròn như cái đĩa.
Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Bạn nhận xét, bổ sung.
Học sinh quan sát và thảo luận 
Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.
Tim nằm ở phía lồng ngực phía bên trái.
Mạch máu đi khắp nơi trong cơ thể : đầu, chân, tay, mình, các cơ quan nội tạng, 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
( 15’ )
Học sinh lắng nghe.
Học sinh tiến hành trò chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên 
Lớp nhận xét.
Quan sát
Thảo luận 
Quan sát
Đàm thoại
trò chơi
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 7 : Hoạt động tuần hoàn 
 @ ?
Rèn chữ viết 
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa B, H, T cỡ nhỏ.
Cho học sinh viết tên riêng : Bố Hạ.
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét 
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
Ôn Toán
GV rèn cho HS củng cố cách giải bài toán về “ nhiều hơn, ít hơn”, bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị” ( tìm phần “ nhiều hơn” hoặc “ ít hơn”), Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “đếm hình”.
 Bài 1 : Thùng thứ nhất có 60l dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 25l dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ?
Gọi HS đọc đề bài và nêu tóm tắt
Cho HS làm bài và sửa bài
Nhận xét
 Bài 2 : Xe Một chở được 80 thùng hàng, xe Hai chở được 55 thùng hàng. Hỏi xe Hai chở được ít hơn xe Một bao nhiêu thùng hàng ?
Gọi HS đọc đề bài và nêu tóm tắt 
Cho HS làm bài và sửa bài
Lớp Nhận xét, bổ sung
GV Nhận xét
 Bài 3 : Viết vào chỗ chấm cho thích hợp :
Trong hình bên có  hình tam giác và  hình tứ giác 
Đó là các hình :
Cho HS làm bài và sửa bài
Nhận xét
Cá nhân 
HS làm bài
Cá nhân 
HS làm bài
HS làm bài
Ôn Luyện từ và câu
GV tiếp tục ôn tập giúp cho học sinh xác định các hình ảnh so sánh được dùng trong các câu văn, câu thơ, nhận biết các từ chỉ sự so sánh, ôn luyện cách dùng dấu chấm. 
 Bài 1 : ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh tròn từ so sánh trong từng hình ảnh đó.
Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan rất mỏng
Quạt gió rất dày.
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diềi là hạt cau
Phơi trên nong trời.
Gọi HS đọc đề bài 
Cho HS làm bài. 
Cho học sinh thi đua sửa bài : mỗi dãy cử 1 học sinh lên khoanh tròn vào câu phù hợp với yêu cầu bài.
Nhận xét
 Bài 2 : Điền từ so sánh ở trong ngoặc ( là, tựa, như )vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp :
Đêm ấy, trời tối  mực
Trăm cô gái  tiên sa
Mắt của trời đêm  các vì sao
Gọi HS đọc đề bài 
Cho HS làm bài và sửa bài
GV Nhận xét
 Bài 3 : ghi lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết. Ví dụ : Đẹp như tiên
Gọi HS đọc đề bài 
Cho HS làm bài và sửa bài
Giáo viên sửa bài : Xấu như ma, đen như củ súng, nhát như thỏ đế, trắng như bông, 
Nhận xét
 Bài 4 : dựa vào từng sự việc để chia đoạn sau thành 4 câu. Cuối mỗi câu cần ghi dấu chấm và đầu câu phải viết hoa.
Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.
Gọi HS đọc đề bài 
Cho HS làm bài và sửa bài
Giáo viên sửa bài :
Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm. Đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm. Sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân. Lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.
Nhận xét 
Cá nhân 
HS làm bài
Học sinh sửa bài : câu a) khoanh từ như, câu b) khoanh từ là.
Lớp bổ sung, nhận xét.
HS đọc 
HS làm bài 
Học sinh đọc
HS làm bài
Bạn nhận xét.
Học sinh đọc
HS làm bài
Bạn nhận xét.
Ôn Tập làm văn 
GV tiếp tục giúp cho HS điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin vào Đội.
Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây :
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH 
, ngày  tháng  năm  
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi : 
Em tên là :
Sinh ngày :
Học sinh lớp: 
Trường :
Người làm đơn
Giáo viên cho học sinh tự làm một lá đơn theo yêu cầu của bài
Cho cả lớp nhận xét.
Nhận xét
Học sinh làm bài theo yêu cầu 
Lớp nhận xét.
 @ ?
Ôn Chính tả 
( 14 giờ 20’ – 15 giờ 00’ ) 
GV tiếp tục cho học sinh biết phân biệt tr / ch hoặc ăc / oăc, thanh hỏi, thanh ngã
	Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Đọc ng ’ ngứ
Ng’ tay nhau
Dấu ng đơn
	Bài tập 2a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
+ Trái nghĩa với riêng : 
+ Cùng nghĩa với leo : ..
+ Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau : 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
+ Trái nghĩa với đóng : 
+ Cùng nghĩa với vỡ : .
+ Bộ phận ở trên mặt dùng để thở và ngửi : .
Điền vào chỗ trống ăc hoặc oăc :
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr hay ch, có nghĩa như sau :
Tìm các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc