Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 22

Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 22

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

 I/ Mục tiêu :

 A) TẬP ĐỌC:

1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: Ê - đi - xơn, may mắn, miệt mài, móm mém

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (Ê - đi - xơn, bà cụ )

2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu được nghĩa các từ mới ( Nhà bác học, cười móm mém)

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 11 tháng 02 năm 2008
 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:	NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ 
	I/ Mục tiêu :
	A) TẬP ĐỌC:
1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: Ê - đi - xơn, may mắn, miệt mài, móm mém 
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (Ê - đi - xơn, bà cụ )
2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu được nghĩa các từ mới ( Nhà bác học, cười móm mém)
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
	B) KỂ CHUYỆN:
1- Rèn kỹ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai 
( người dẫn chuyện, bà cụ, Ê - đi - xơn).
2- Rèn kỹ năng nghe: 
 	II/ Đồ dùng:
- Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn Học sinh luyện đọc.
	III/ Hoạt động trên lớp: 
	Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
TẬP ĐỌC
A) Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc thuộc lòng bài : Bàn tay cô giáo và trả lời câu hỏi ( SGK). 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B) Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài:
b) Hướng dẫn Học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Đọc từng câu: 
 Đọc từng đoạn trước lớp:
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu hỏi, câu cảm: đọc phân biệt lời Ê - đi - xơn và bà cụ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm 4 :
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Nói những điều em biết về Ê - Đi - Xơn ?
- Giáo viên chốt lại: Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng - người Mỹ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
+ Câu chuyện giữa Ê- đi - xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
+ Bà cụ mong muốn điều gì ?
+ Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
+ Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê - đi - xơn ý nghĩa gì ?
+ Nhờ đâu mong ước bà cụ được thực hiện ?
+ Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
- Giáo viên chốt lại: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
4- Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc đoạn 3:
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng lời nhân vật :
+ Giọng Ê- đi - xơn: reo vui khi sáng kiến loé lên.
+ Giọng bà cụ: phấn chấn.
+ Giọng người dẫn chuyện : khâm phục. 
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
1- Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
2- Hướng dẫn Học sinh dựng câu chuyện theo vai:
- Giáo viên nhắc học sinh: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai.
 - Cả lớp và Giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, sinh động nhất.
5- Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Giáo viên: chốt lại: Ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại. Sáng chế của ông cũng như nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người.
- GV nêu nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện đọc kỹ lại bài và kể cho người thân nghe .
 - 2 Học sinh đọc thuộc lòng toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc .
- Học sinh nối tiếp nhau đọc .
- Học sinh đọc đoạn trong nhóm 4.
- Cả lớp đồng thanh đoạn 1, 2 Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn 3, 4.
 - Học sinh nói.
- Xảy ra vào lúc Ê- đi - xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó. 
+ Bà mong Ê - đi - xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
+ Vì xe ngựa rất xóc, đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
+ Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
- Học sinh phát biểu.
- 2 Học sinh thi đọc đoạn 3.
- Học sinh đọc cả bài theo 3 vai
- HS học nhóm 3.
- Vài nhóm lên thi kể .
HS trả lời.
 Thứ ba ngày 12 tháng 02 năm 2008
CHÍNH TẢ ( Nghe viết ):	 Ê - ĐI - XƠN
	I/ Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả:	
1- Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn về Ê - đi - xơn
2- Làm đúng bài tập về dấu thanh dễ lẫn: dấu hỏi / dẫu ngã và giải đố.
	II/ Đồ dùng:
- Chép sẵn bài tập 2b.
- Vở bài tập Tiếng Việt.
	III/ Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên đọc : bác sĩ, chữa bệnh .
 sản xuất, củng cố
- Giáo viên nhận xét .
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh nghe - viết: 
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
+ Tên riêng Ê - đi - xơn viết như thế nào ?
+ Tìm những chữ trong đoạn văn dễ viết sai?
- Giáo viên ghi bảng, hướng dẫn HS phân tích. 
b) Giáo viên đọc mẫu lần 2:
- Hướng dẫn tư thế ngồi đặt vở.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- Giáo viên thu 1 số vở chấm điểm, nhận xét bài viết của học sinh .
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2b:
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- chẳng, đổi, dẻo, đĩa,
- Là cánh đồng. 
4- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 Học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con.
- 2 Học sinh đọc lại - Cả lớp theo dõi trong SGK
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên có gạch nối giữa các tiếng.
-Học sinh nêu 
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết vở.
* Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh làm vào vở bài tập 
- 2 Học sinh lên bảng làm sau đó từng học sinh đọc kết quả, giải câu đố.
 Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2008
TẬP ĐỌC:	 CÁI CẦU
	I/ Mục tiêu :
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
2 - Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
3- Học thuộc lòng bài thơ.
 	II/ Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
	III/ Hoạt động trên lớp: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: “ Nhà bác học và cụ già” 
- GV nhận xét - ghi điểm .
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài thơ: 
b) GV hướng dẫn học sinh luyện đọc: 
- Đọc từng dòng thơ : 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phải nghỉ hơi đúng, sau các dấu câu, giữa các dòng, các khổ thơ, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm yêu quý của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha
- Cho học sinh đọc các từ ngữ mới được chú giải trong SGK.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu được bắc qua dòng sông nào ?
- Giáo viên nói về cầu Hàm Rồng : Chiếc cầu nổi tiếng bắc qua sông Mã, trên đường vào TP Thanh Hoá. Cầu nằm giữa 2 quả núi. Một bên giống đầu rồng nên gọi núi Rồng. Bên kia giống viên ngọc nên gọi là núi Ngọc. trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng. Máy bay Mỹ thường xuyên bắn phá vị trí này nhằm phá cầu, cắt đứt đường chuyển quân, chuyển hàng vào Miền Nam của nhân dân ta. Bố bạn nhỏ đã tham gia xây dựng chiếc cầu nổi tiếng đó .
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ?
+ Tìm câu thơ em thích nhất, giải thích vì sao em thích câu thơ đó ?
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? 
4- Học thuộc lòng bài thơ:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha.
- Cho học sinh học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ
 - Giáo viên xoá dần bảng.
- Cả lớp bình chọn bạn thuộc bài, đọc đúng, đọc hay .
 5- Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ.
* Bài sau: Nhà ảo thuật .
- 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện mỗi em kể 2 đoạn.
- Học sinh quan sát trong SGK
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 
-Học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh đọc trong nhóm 4..
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
+ Xây dựng cầu – có thể là kỹ sư hoặc là 1 công nhân.
+ Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã.
- Học sinh đọc thầm các khổ thơ 2, 3, 4.
+ Sợi tơ nhỏ- như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước; bạn nghĩ đến ngọn gió – như chiếc cầu giúp sáo sang sông; Bạn nghĩ đến lá tre – như chiếc cầu giúp kiến sang ngòimẹ đãi đỗ.
+ Chiếc cầu trong tấm ảnh cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp của cha làm nên.
- HS tự trả lời .
- Bạn yêu cha, tự hào về cha. Vì vậy, bạn thấy yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
 Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2008
Luyện từ và câu : 	 TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO.
	 DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI.
	I/ Mục tiêu:
1- Mở rộng vốn từ : Sáng tạo.
2- Ôn luyện về dấu phẩy ( đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
 	II/ Đồ dùng:
	- Bảng phụ .
	III/ Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Làm bài tập 2 ; 3 tiết LTVC tuần trước.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
a) Bài tập 1:
- Giáo viên nhắc học sinh dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- Chia lớp thành nhóm 4 học sinh – phát giấy cho từng nhóm.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đọc đúng, nhanh, nhiều từ ngữ).
- Giáo viên treo bảng lời giải đã viết sẵn (hoặc viết nhanh vào bảng các từ ngữ HS tìm được).
 Chỉ trí thức 
Chỉ hoạt động của trí thức 
Nhà bác học , nhà thông thái , nhà nghiên cứu , tiến sĩ 
Nghiên cứu khoa học 
Nhà phát minh , kĩ sư 
Nghiên cứu khoa học , phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa , cầu cống .
Bác sĩ , dược sĩ
chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh .
Thầy giáo , cô giáo 
dạy học 
Nhà văn , nhà thơ 
Sáng tác 
b) Bài tập 2:
- Giáo viên dán lên bảng 2 băng giấy đã viết 4 câu văn, mời 2 Học sinh lên bảng làm bài. Sau đó đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi rõ.
- Cả lớp sửa vào vở bài tập.
Câu a: Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
Câu b: Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.
Câu c: Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
Câu d: Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
c) Bài tập 3:
- Giáo viên : Giải nghĩa thêm từ phát minh: Tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống.
- 1 Học sinh giải thích yêu cầu của bài.
- Giáo viên dán 2 băng giấy lên bảng lớp. Mời 2 Học sinh lên bảng thi sửa nhanh bài viết của bạn Hoa. Sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét,Giáo viên phân tích bài làm của học sinh, chốt lại lời giải đúng
- Truyện này gây cười ở chỗ nào ?
+ Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?
+ Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
3- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học 
- Về nhà kiểm tra lại các bài tập đã làm ở lớp. Ghi nhớ và kể truyện vui “Điện” cho bạn bè, người thân nghe. 
- Học sinh đọc bài làm của mình
- 2 Học sinh lên bảng làm.
* 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh mở SGK lần theo tên từng bài tập đọc và nội dung các bài chính tả (tuần 21, 22) để làm bài theo nhóm 4 . 
- Đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy. Cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
* Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và truyện vui “ Điện”.
- Học sinh đọc thầm lại chuyện vui “ điện”
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 2 Học sinh đọc lại bài đã sửa.
- Tính hài hướccủa chuyện là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động.Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện...
- Học sinh chữa bài vào vở bài tập.
 Thứ năm ngày 14 tháng 02 năm 2008
CHÍNH TẢ ( Nghe- viÕt): MỘT NHÀ THÔNG THÁI 
	I/ Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả:
1- Nghe - viết chính xác trình bày đúng, đẹp, đoạn trong bài “Một nhà thông thái”. 
2- Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho) chứa tiếng có vần dễ lẫn:ướt/ ước, tìm đúng các từ ngữ chỉ hoạt động có tiếng có vần ướt/ ước.
	II/ Đồ dùng:
	- 4 tờ phiếu kẻ bảng để Học sinh làm bài tập 3.
	III/ Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên đọc: nghỉ hè , buổi chiều ,lý lẽ , nghĩ ngợi.
- GV nêu nhận xét - Học sinh phát âm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh nghe -viết:
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
* GV đọc mẫu đoạn văn: “ Một nhà thông thái”.
+ Trong đoạn văn văn có những chữ nào cần viết hoa?
+ Tìm những chữ trong bài văn dễ viết sai ?
b- Giáo viên đọc mẫu lần 2:
- Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi, ghi số lỗi bài trên bảng, bài trong vở.
c) Chấm, chữa bài:
- GV thu 1 số vở chấm điểm nhanh - Nhận xét bài viết của học sinh . 
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Bài tập 2b:
- Giáo viên chia bảng lớp làm 2 cột, Học sinh lên bảng thi làm đúng, nhanh, sau đó từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và Giáo viên nhận (nội dung chính tả, phát âm), chốt lại lời giải đúng. 
b) Bài tập 3b: 
- Nhắc học sinh chú ý: Từ ngữ cần tìm phải là từ ngữ chỉ hoạt động .
- Giáo viên phát phiếu cho 4 nhóm làm. 
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét tính điểm thi đua.
4- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại các bài tập chính tả, ghi nhớ để không viết sai.
* Đọc trước bài: Nhà ảo thuật.
 - Học sinh ghi bảng con
- 2 Học sinh lên bảng viết
+ 2 Học sinh đọc lại đoạn văn - Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết bảng con 1 số chữ khó và phát âm - 2 Học sinh lên bảng viết.
- Học sinh nghe - viết bài vào vở - 1 Học sinh lên bảng viết.
* Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào vở nài tập
- 2 Học sinh đọc lại
- Học sinh chữa bài vào vở
* Học sinh nêu yêu cầu cảu bài:
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
 Thứ sáu ngày 15 tháng 02 năm 2008
 TẬP LÀM VĂN: 	NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC.
	I/ Mục tiêu:
1- Rèn kỹ năng nói: Kể được một vài điều về 1 người lao động trí óc mà em biết (tên,nghề nghiệp, công việc hằng ngày, cách làm việc của người đó).
2- Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
8/ Điều chỉnh : Chỉ yêu cầu HS viết từ 5 -> 7 câu . 
	II/ Đồ dùng:
 - Tranh minh hoạ về 1 số trí thức, 4 tranh ở tiết tập làm văn tuần 21. - Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc.
	III/Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” 
- Giáo viên nhận xét .
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1 : 
- Cho 1 học sinh nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK, có thể mở rộng hơn. 
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 
Bài tập 2 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nhắc học sinh viết vào vở rõ ràng, từ 5 đến 7 câu những lời mình vừa kể.(có thể theo trình tự các câu hỏi gợi ý). 
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét 
- Giáo viên thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài chấm.
 3- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Những em chưa viết bài xong về nhà viết tiếp.
 - 2 học sinh kể lại.
- Học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý.
- 2 Học sinh kể tên 1 số nghề lao động trí óc.
- Từng cặp HS tập kể trong nhóm.
- Học sinh thi kể trước lớp.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
-1 số HS đọc bài viết trước lớp.
 Thứ sáu ngày 15 tháng 02 năm 2008
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA P 
	I/ Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa P, (Ph ) thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng: “ Phan Bội Châu ” bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ca dao bằng chữ cỡ nhỏ.
	II/ Đồ dùng: 
	- Mẫu chữ viết hoa P ( Ph)
	- Các chữ “Phan Bội Châu” và câu ca dao được viết trên dòng kẻ ô li.
 	III/ Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra HS viết bài ở nhà.
- 1 Học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở tuần trước: Lãn Ông; Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây...
- Giáo viên đọc: Lãn Ông ; Ổi
- Giáo viên nhận xét bảng con, bảng lớp. 
 B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn Học sinh viết trên bảng con: 
a) Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ viết hoa có trong bài?. 
- GV treo từng chữ mẫu P và giới thiệu cấu tạo.
- GV viết chữ mẫu ,hướng dẫn cách viết chữ P, Ph.
- Nhận xét độ cao, cách viết các nét của chữ hoa P (Ph) ?
b) Học sinh luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
- Giáo viên viết mẫu từ ứng dụng và hướng dẫn cách viết, khoảng giữa các con chữ.
- Giáo viên nhận xét bảng con, bảng lớp.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
- Giáo viên treo câu ứng dụng và giới thiệu. 
- Giáo viên nhận xét bảng lớp, bảng con.
 3- Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu:
- Viết chữ P: 1 dòng 
+ Viết các chữ Ph, B: 1 dòng 
+ Viết tên riêng: “Phan Bội Châu”: 2 dòng. 
+ Viết câu ca dao: 2 lần 
 - Hướng dẫn HS cách viết trong vở tập viết.
 - Cho HS quan sát vở tập viết của Giáo viên, nhắc nhớ HS viết đúng khoảng cách các chữ.
4- Chấm - chữa bài:
- GV chấm nhanh khoảng 5 bài 
- Nhận xét rút kinh nghiệm.
5- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương em viết đẹp, đúng.
- Nhắc những học sinh chưa viết đúng về nhà luyện viết thêm vào vở ô li.
- 2 học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con. 
- P (Ph), B, C (Ch), T, (Gi), Đ, H, V, N.
- 1 học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con .
- 1 Học sinh đọc
- Phan Bội Châu
- 1 học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con .
- 1 Học sinh lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con .
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết vào vở
 (10 –12’ )

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc