Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần học thứ 19

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần học thứ 19

Tập đọc :

v Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

v Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Kể chuyện :

Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

1/ Tự nhận thức bản thân

2/ Xác định giá trị.

3/ Kĩ năng lắng nghe tích cực.

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :

1/ Trình by ý kiến c nhn.

2/ Trải nghiệm.

3/ Trình bày 1 phút.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần học thứ 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Chương trình học kỳ II 
Tập đọc – Kể chuyện
Hai Bà Trưng
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Tập đọc :
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kể chuyện :
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Tự nhận thức bản thân
2/ Xác định giá trị.
3/ Kĩ năng lắng nghe tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Trình bày ý kiến cá nhân.
2/ Trải nghiệm.
3/ Trình bày 1 phút.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
2/ Bảng phụ luyện ngắt, nghỉ hơi khi đọc một số câu.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Giáo viên
Học sinh
A. Mở đầu : 
Giáo viên giới thiệu tên 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập hai và cho học sinh quan sát tranh chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”
 B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc dúng các từ khó.
Khám phá
Kết nối - Luyện đọc 
Giáo viên đọc mẫu toàn bài ( giọng to rõ, mạnh mẽ, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc và khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa )
Giáo viên cho học sinh xem tranh minh hoạ.
Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1 và kết hợp luyện đọc các từ khó như : ruộng nương, thuở xưa, ngút trời, võ nghệ 
Luyện đọc và tìm hiểu nội dung từng đoạn : Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. 
Giáo viên cho các nhóm học sinh đọc tiếp nối nhau. Giáo viên nhắc học sinh đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi tả thể hiện tội ác của giặc.
Đối với các đoạn còn lại, giáo viên cho học sinh đọc từng cặp, đọc đồng thanh đoạn sau đó đọc thầm và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của đoạn.
Giáo viên cho một số học sinh thi đọc lại đoạn văn và nhắc học sinh đọc diễn cảm theo nội dung từng đoạn.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 1 sau đó hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 1 
Giáo viên cho một số học sinh đọc.
Giáo viên cho 1 học sinh đọc cả bài.
Kể chuyện :
Hoạt động 1 : Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa theo tranh minh họa học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Mục tiêu : Học sinh kể lại được chuyện một cách tự nhiên.
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó cho học sinh quan sát 4 tranh tương ứng với 4 đoạn truyện.
Giáo viên cho 4 học sinh khá giỏi kể lại đoạn 4 sau đó nhận xét cách kể của học sinh.
Giáo viên cho cả lớp chọn bạn kể hay nhất.
Aùp dụng, hoạt động tiếp nối - Củng cố dặn dò :
1.Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại ý nghĩa của chuyện. Giáo viên hỏi : Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?.
2. Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
Học sinh quan sát tranh 
Mỗi học sinh đọc 1 câu lần lượt cho đến hết đoạn 1.
Học sinh đọc từng đoạn theo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau.
Học sinh thực hiện đọc.
Thực hiện tương tự như đoạn 1.
Học sinh thi đọc đoạn văn.
Học sinh đọc 
Học sinh đọc yêu cầu 
4 Học sinh kể 
Tập đọc
Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
Hiểu nội dung một bản báo cáo của tổ, lớp. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Tự nhận thức bản thân. 
2/ Kĩ năng giao tiếp.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Kĩ thuật « Hỏi và trả lời » 
Kĩ thuật động não.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên cho 3 học sinh đọc thuộc bài thơ “ Bộ đội về làng ” và trả lời câu hỏi về nội dung các khổ thơ đã học.
B. Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
 Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng các từ khó 
Khám phá.
2. Kết nối - Luyện đọc 
Giáo viên đọc mẫu toàn bài : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong báo cáo 
Giáo viên kết hợp luyện đọc từ khó : kết quả, đầy đủ, đoạt giải, khen thưởng.
1. Giáo viên cho học sinh luyện đọc đoạn : 
Giáo viên nhắc học sinh kết hợp ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ.
2. Giáo viên cho học sinh thi đọc theo đoạn có thể chia đoạn cho học sinh đọc như gợi ý của sách giáo viên.
3. Giáo viên cho 2 học sinh đọc cả bài 
Hoạt động 2 : Thực hành - Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học 
1. Giáo viên gọi học sinh đọc thầm các đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối đoạn (Như sách giáo viên trang 19 ).
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc bằng các hình thức : Trò chơi gắn đúng vào nội dung báo cáo. Giáo viên chuẩn bị 4 băng giấy ghi nội dung từng mục của báo cáo.
Giáo viên cho đại diện 4 tổ lên thực hiện trò chơi. Sau đó các em nhìn bảng để đọc kết quả 
Giáo viên bình chọn bạn thắng cuộc 
Giáo viên cho một số học sinh đọc lại toàn bài 
Aùp dụng, hoạt động tiếp nối - Củng cố dặn dò : 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những gì tổ mình đã làm được trong tháng vừa qua để chuẩn bị học tốt tiết tập làm văn cuối tuần 20
Giáo viên nhận xét tiết học.
3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Mỗi học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần lượt cho đến hết bài.
Học sinh đọc từng đoạn theo cặp luân phiên nhau 
Các nhóm thi đọc từng đoạn. 
2 học sinh đọc lại cả bài.
Học sinh đọc thầm các đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi. 
Học sinh thực hiện trò chơi 
3 học sinh đọc lại toàn bài 
Chính tả (Nghe viết)
Hai Bà Trưng
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nghe – viết đúng bìa CT ; trình bày đúng hình thức văn xuơi.
Làm đúng BT(2) a/b, BT(3) a/b.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ ; thảo luận nhóm 4.
3/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Bảng phụ ghi nội dung bài viết.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Giáo viên 
Học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên nêu gương một số học sinh viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng ở học kì 1 
B. Dạy bài mới :
Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn học sinh viết chính tả : 
 Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Mục tiêu : Giúp cho học sinh xác định cách trình bày và viết đúng đoạn văn.
1. Giáo viên đọc đoạn viết.
2. Giáo viên cho 1 học sinh đọc lại đoạn văn.
3. Giáo viên giúp học sinh nhận xét : 
Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà trưng được viết như thế nào ? Tìm các tên riêng trong bài chính tả ? Các tên riêng đó được viết như thế nào ?
4. Giáo viên cho học sinh tự viết vào bảng con các từ khó để không mắc lỗi khi viết bài như : lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử.
 Hoạt động 2 : Đọc cho học sinh chép bài vào vở 
 Mục tiêu : Học sinh viết chính xác các từ khó và trình bày đúng theo quy định. 
1. Giáo viên cho học sinh viết 
2. Đọc lại cho học sinh dò.
 Chấm chữa bài
Giáo viên đọc từng câu, học sinh tự dò.
Giáo viên chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội dung bài viết, chữ viết cách trình bày.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 2 a : 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài làm.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở
Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng thi điền nhanh vào chỗ trống theo hiệu lệnh của giáo viên. Giáo viên chốt lại các lời giải đúng. Học sinh đọc lại các từ đúng.
Giáo viên cho học sinh sửa bài theo lời giải đúng 
Bài tập 3 : 
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3 a.
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên cho cả lớp chơi trò chơi tiếp sức ( Như sách giáo viên trang 10)
Aùp dụng, hoạt động tiếp nối - Củng cố – dặn dò :
Nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm để khắc phục, không viết sai những từ đã mắc lỗi.
Giáo viên nhắc học sinh về nhà viết lại, ghi nhó chính tả.
1 học sinh đọc lại đoạn văn.
Học sinh trả lời.
Học sinh viết từ khó vào bảng con.
Học sinh viết vào vở 
Học sinh tự đổi vở và sửa bài.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh thực hiện vào vở bài tập. 2 học sinh lên sửa bài.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh làm bài.
Học sinh thực hiện trò chơi.
Chính tả (Nghe – viết)
Trần Bình Trọng
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nghe – viết đúng bìa CT ; trình bày đúng hình thức văn xuơi.
Làm đúng BT(2) a/b.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp ... t chính tả, cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả đoạn văn nói lên điều gì ? Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ? 
 Giáo viên cho học sinh tự viết ra những từ mình cho là khó để không phải mắc lỗi khi viết bài.
 Hoạt động 2 : Học sinh viết bài vào vở.
 Mục tiêu : Học sinh biết phân biệt và viết chính xác các từ khó trong bài viết.
Giáo viên cho học sinh viết.
 2. Đọc lại cho học sinh dò.
 3. Chấm chữa bài
- Giáo viên đọc từng câu, học sinh tự dò.
- Giáo viên chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội dung bài viết, chữ viết cách trình bày.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Mục tiêu : học sinh biết phân biệt s hay x.
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
Giáo viên cho 3 học sinh lên bảng sửa bài viết vào chỗ trống và đọc lại trước lớp.
Bài tập 3 : 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Giáo viên cho học sinh viết mỗi em hai câu với từ ở bài tập 2.
Giáo viên cho học sinh thi tiếp sức ghi từ vào phiếu dán lên bảng.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
Củng cố – dặn dò :
1.Giáo viên nhắc học sinh về nhà làm tiếp bài tập 
2. Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị bài tập lam văn kì tới. 
Học sinh viết các từ vào bảng con.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh viết vào bảng con.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh tự đổi vở và sửa bài.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 
Học sinh làm bài trên bảng. Học sinh làm bài vào vở bài tập và sửa bài theo lời giải đúng.
Học sinh đọc.
Học sinh viết 
Học sinh sửa bài.
Học sinh làm bài 
Môn : Luyện từ và câu 
Bài : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhĩm (BT1). 
Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2).
Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3a/b).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
Kĩ năng ra quyết định.
Kĩ năng ra tư duy tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
3/ Kĩ thuật động não.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 trên bảng.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Giáo viên 
Học sinh 
A.Bài cũ : Giáo viên cho 2 học sinh nhắc lại kiến thức của bài : Nhân hoá là gì ? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài.
B. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về : Tổ quốc.
Bài tập 1 :
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập Giáo viên cho học sinh trao đổi theo nhóm 2. 
Giáo viên cho 3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh sau đó đọc kết quả của nhóm mình. Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Giáo viên cho học sinh sửa bài
Bài tập 2 : 
Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. 
Giáo viên cho học sinh thi kể về các anh hùng dân tộc một cách ngắn gọn. Lưu ý công lao to lớn của vị anh hùng đó trong sự nghiệp bảo vệ đất nước ( Giáo viên có thể tham khảo trong sách giáo viên trang 36 và 37 hoặc trong các tài liệu lịch sử khác )
Bài tập 3 : 
Giáo viên cho cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập và đoạn văn.
Giáo viên nói thêm về Lê Lai, cả lớp đọc thầm bài văn và làm việc cá nhân.
Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người anh hùng cùng Lê lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi và các tướng sĩ khác đã được thoát vòng nguy hiểm. Các con của ông,là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
Giáo viên cho học sinh lên bảng phụ làm bài rồi hướng dẫn học sinh sửa bài.
Giáo viên cho cả lớp làm bài.
Củng cố – dặn dò : 
 1. Giáo viên nhận xét tiết học 
 2. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng dân tộc.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh lên bảng làm bài 
 Học sinh đọc kết quả bài tập.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh kể.
Học sinh đọc.
Học sinh làm bài vào vở bài tập 
Học sinh làm bài 
Học sinh đổi vở sửa bài 
 Môn : Tập viết 
 Bài : Ôn chữ hoa N (tiếp theo)
Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Ng, V, T (1 dòng).
Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng : Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người chung một nước phải thương nhau cùng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Đồ dùng:
Mẫu chữ viết hoa: N, V, T.
Tên riêng và câu ứng dụng.
Vở tập viết 3/1, bảng con.
Giáo viên 
Học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ
 Giáo viên cho học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước Cho học sinh viết vào bảng con các từ Nhà Rồng, Nhớ.
B. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài nêu mục đích yêu cầu của tiết tập viết là rèn cách viết chữ hoa, củng cố cách viết chữ N, và viết một số chữ viết hoa trong đó có tên riêng và câu ứng dụng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
 Mục tiêu củng cố cách viết chữ hoa đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
Luyện viết chữ hoa :
Giáo viên viết mẫu kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ N, Ng, Nh, V, T. uốn nắn về hình dạng chữ, quy trình viết, tư thế ngồi viết.
Cho học sinh viết vào bảng con 4 chữ trên.
Luyện viết từ ứng dụng : 
Học sinh đọc từ ứng dụng : Nguyễn Văn trỗi
Giáo viên giới thiệu : Nguyễn Văn Trỗi (1940-1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mỹ, quê ở Điện Bàn, tinh Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn trỗi đặt bom trên cầu Công Lý ( Sài Gòn) mưu giết bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Sự việc không thành, anh bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn giữ được khí tiết cách mạng. Sau đó anh đã bị giặc bắn chết.
Giáo viên viết mẫu chữ theo cỡ nhỏ.
 Giáo viên cho học sinh viết trên bảng con và theo dõi sửa chữa. 
Luyện viết câu ứng dụng : 
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
 Người trong một nước phải thuơng nhau cùng 
Giáo viên giúp học sinh hiểu : Nhiễu điều là vải đỏ, người xưa thường dùng đề phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vạt không thể tách rời nhau. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đàon kết với nhau. Giáo viên cho học sinh viết bảng con các chữ : Nguyễn, Nhiễu.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết :
 Giáo viên nêu yêu cầu :
Viết chữ Ng : một dòng cỡ nhỏ.
Viết chữ V, T : 2 dòng.
Viết tên riêng Nguyễn Văn trỗi : 2 dòng.
Viết câu tục ngữ : 2 lần 
 Giáo viên nhắc nhở học sinh ngồi viết đúng tư thế chú ý hướng dẫn học sinh viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu thơ đúng theo mẫu.
Hoạt động 3 : Chấm chữa bài.
 Giáo viên chấm nhanh từ 5 đến 7 bài.
 Nhận xét rút kinh ngiệm 
Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học. Biểu dương những học sinh viết chữ đẹp.
Nhắc học sinh về nhà luyện viết thêm và học thuộc lòng câu ứng dụng.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh tìm các chữ hoa có trong tên riêng N, Ng, Nh, V, T 
Học sinh viết bảng con.
Học sinh đọc 
Học sinh viết bảng con.
Học sinh đọc câu ứng dụng.
Học sinh viết bài vào vở.
 Môn : Tập làm văn
Bài : Báo cáo hoạt động 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa vào bài tập đọc đã học (BT1) ; viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu (BT2). 
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Tư duy sáng tạo.
2/ Tìm kiếm và xử lí thông tin.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
3/ Kĩ thuật “Lắng nghe tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
1. Giáo viên cho 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại chuyện “ Chàng trai làng Phù Ủng” và trả lời câu hỏi về nội dung chuyện.
2. Giáo viên cho học sinh đọc lại bài báo cáo kết quả thi đua tháng noi gương chú bộ đội và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
B. Bài mới :
 1. Giáo viên giới thiệu bài.
Bài tập 1 : Hướng dẫn học sinh nghe kể chuyện.
 Mục tiêu : Học sinh biết báo cáo trước các bạn về hoạt động tổ trong tháng vừa qua.
Giáo viên cho học sinh yêu cầu của bài tập 
Giáo viên cho cả lớp đọc thầm 
Giáo viên cho mỗi học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả thi đua của tổ mình.
Giáo viên cho học sinh bình chọn bạn báo cáo hay nhất 
Bài tập 2 :
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài vào phiếu in sẵn như sách giáo viên trang 47.
Giáo viên cho học sinh đọc phần trả lời của mình và chốt lại kiến thức.
Củng cố dặn dò : 
Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt.Yêu cầu học sinh về nhà ghi nhớ mẫu báo cáo.
Học sinh kể
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Học sinh đọc 
Học sinh thực hiện bài tập 
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
Học sinh làm bài vào phiếu.
Học sinh đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet.doc