Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 35

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 35

MỤC TIÊU:

- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.

- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bong bóng, phiếu học tập

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 284 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 778Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 1. BÀI 1 : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ 
CƠ QUAN HÔ HẤP
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bong bóng, phiếu học tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định lớp : 
2/ Dạy bài mới :
2.1/Giới thiệu bài :
Khi thực hiện động tác thể dục, các em có nhận xét gì về nhịp thở của mình ? 
Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “ Hoạt động thở và cơ quan hô hấp” 
Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu.
- Bước 1.Trò chơi
 GV cho cả lớp thực hiện dùng tay bịt chặt mũi, nín thở, bạn nào nín thở được lâu thì bạn đó thắng.
Hỏi: cảm giác của các em sau khi nín thở lâu.
- Bước 2.
- Gọi 1 HS lên trước lớp.
- GV yêu cầu cả lớp tự đặt tay lên ngực mình sau đó thực hành 2 động tác thở sâu và thở bình thường
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thở ra.
- So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.
+ GV kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
 Bước 1.
- Yêu cầu học sinh mở SGK.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Bạn A: Chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Bạn B:chỉ đường đi của không khí trên hình 2.
Bước 2.
- GV gọi một vài cặp lên hỏi đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
Giáo viên cho học sinh trả lời.
Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
Hỏi : Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
Hỏi : Khi ta hít vào, không khí đi qua những bộ phận nào ?
- Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đồi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- GV kết luận: 
Cơ quan hô hấp là cơ quan thực
 hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí
 quản, phế quản và hai lá phổi.
Mũi, khí quản và phế quản là
 đường dẫn khí.
Hai lá phổi có chức năng trao
 đổi khí.
3. Củng cố:
Hỏi: Hôm nay các em học tự nhiên xã hội bài gì ? 
Người bình thường có thể nhịn ăn vài ngày, có khi lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết.
4. Dặn dò:
- Hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt, Bên cạnh đó còn một số me chưa chú ý nghe giảng các em cần cố gắng hơn nữa.
- Về nhà chuẩn bị bài: Nên thở như thế nào ?, tiết sau học.
Hát BCSS
HS lắng nghe.
- Động tác: “bịt mũi, nín thở”.
- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
- Thực hiện động tác thở sâu (H.1) để cả lớp quan sát.
- Cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- Khi ta thở, lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn.
- Học sinh thực hành trên bảng.
- Quan sát hình 2/ 5/ SGK.
- Hai bạn sẽ lần lược người hỏi/ người trả lới.
- Học sinh quan sát hình 2;3/ 5/ SGK.
- HS A: Đố bạn biết mũi dùng để làm gì?
- HS B: Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì?
A: Phổi có chức năng gì?
B: Chỉ trên hình vẽ 3 đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Học sinh trả lời. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
Khi ta hít vào, không khí đi qua mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
- Bài : Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 2. BÀI 2 : NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?
I/ MỤC TIÊU
Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không 
khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi.
Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm bản thân
Thảo luận nhóm
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Gương soi nhỏ, tranh.
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS trả lời
Hỏi: Cơ quan hô hấp có chức năng gì ?
Hỏi: Chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp ?
- GV nhận xét, cho điểm
3 Dạy bài mới :
3.1/ Giới thiệu bài :
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em bài học mới để các em hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học Nên thở như thế nào ?
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Hỏi: Các em thấy gì trong mũi ?
Hỏi: Khi bị sổ mũi, các em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi ?
Hỏi: Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ?
Hỏi: Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
- Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
+ GV kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- GV yêu cầu.
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, không trong lành có nhiều khói bụi.
Hỏi: Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
Hỏi: Nêu cảm giác của bạn khi thở không khí có nhiều khói bụi ?
Hỏi: Thở không khí trong lành có ích lợi gì ?
Hỏi: Thở không khí có nhiều khói bụi có tác hại gì ?
+ GV kết luận:
- Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí oxi, ít khí cacbonic và khói bụi.Khí oxi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều khí cacbonic là không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
4. Củng cố:
Hỏi: Hôm nay các em học tự nhiên xã hội bài gì ? 
 Hỏi: Thở không khí trong lành có ích lợi gì ?
5. Dặn dò:
- Tiết TNXH hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt, hăng hái phát biểu ý kiến, các em cần cố gắng hơn.
- Về nhà chuẩn bị bài: Vệ sinh hô hấp, tuần sau học.
- Hát BCSS
- 2 HS trả lời.
- Thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài
- Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí, 2 lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- HS lắng nghe.
- Học sinh lấy gương soi để học sinh quan sát phía trong mũi của mình.
- Lông mũi, các mạch máu, các chất nhầy.
- Học sinh phát biểu.
- Thở mũi, không khí được lọc sạch. Mũi có lông cản bụi.
- 2 HS cùng quan sát các hình 3;4;5/ 7/ SGK và thảo luận theo gợi ý.
Trong lành (tranh 3).
Không trong lành (tranh 4; 5).
Dễ chịu, khỏe khoắn.
Sảng khoái, dễ chịu, giúp ta khỏe mạnh.
Có hại cho sức khỏe.
- Có lợi cho sức khỏe, làm cho tinh thần thoải mái, dễ chịu
- Học sinh trao đổi, phát biểu.
- Bài : Nên thở như thế nào ?
- Có lợi cho sức khỏe, làm cho tinh thần thoải mái, dễ chịu
TUẦN 2 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 3. BÀI 3 : VỆ SINH HÔ HẤP
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
GDMT : Biết một số hoạt động của con người đã ô nhiễm bầu không khí, có hại đến cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
 HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.
Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.
Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm theo cặp.
Đóng vai
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Các hình trong SGK.
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS trả lời
Hỏi: Thở không khí trong lành có lợi gì ?
Hỏi: Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
- GV nhận xét, cho điểm
3 Dạy bài mới :
3.1/ Giới thiệu bài :
- Tiết TNXH hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “ Vệ sinh hô hấp” 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trang 8 SGK.
Hỏi: Tranh 1 vẽ hai bạn đang làm gì ?
Hỏi: Tranh 2 vẽ bạn học sinh đang làm gì ?
Hỏi: Tranh 3 vẽ bạn học sinh đang làm gì ?
Giáo viên cho học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi :
Hỏi: Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi ích gì ?
Hỏi: Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng ?
- Các em nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
+ GV yêu cầu: học sinh ngồi cạnh nhau quan sát hình 9/SGK trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.
Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn nhau
Hỏi: Tranh vẽ gì ?
Hỏi: Chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Giáo viên bổ sung hoặc sửa chữa những ý kiến chưa đúng của học sinh.
Tranh 4 : Hai bạn nhỏ đang chơi bi gần đường. Các bạn nhỏ không nên chơi bi ở đây vì gần đường có nhiều xe cộ qua lại, có nhiều khói, bụi ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp.
Tranh 5 : Các bạn chơi nhảy dây trong sân trường. Đây là việc nên làm vì trong sân trường có nhiều cây xanh, không khí thoáng đãng, trong lành, nhảy dây cũng là một cách vận động cơ thể.
Tranh 6 : Hai chú thanh niên đang hút thuốc lá trong phòng có hai bạn nhỏ. Khói thuốc lá có hại cho cơ quan hô hấp, vì vậy không nên hút thuốc lá, hai bạn nhỏ cũng không nên ở trong phòng có nhiều khói thuốc lá.
Tranh 7 : Các bạn học sinh đang dọn dẹp lớp học, bạn nào cũng đeo khẩu trang. Đây là việc nên làm vì vệ sinh lớp học thường xuyên thì không khí trong lớp sẽ thoáng đãng, trong lành. Khi dọn vệ sinh đeo khẩu trang sẽ ngăn được các chất bụi bẩn bay vào mũi, họng.
Tranh 8 : Các bạn học sinh đang đi chơi trong công viên. Đây là việc nên làm vì vườn hoa, công viên  là những nơi có không khí trong lành, vào chơ ... hỉ vị trí nước Việt Nam, sau đó nêu Việt Nam nằm ở châu Á.
Bài : Bề mặt Trái đất
- Trên thế giới có 6 châu lục và 4 địa dương
TUẦN 34 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TIẾT 67. BÀI 67 : BỀ MẶT LỤC ĐỊA
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
GDMT
Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.
Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...
- Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Làm việc nhóm, quan sát tranh, sơ đồ và đưa ra nhận xét.
- Trò chơi nhận biết các dạng địa hình trên bề mặt lục địa.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Các hình trang 128, 129 trong SGK 
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời.
Hỏi: Về cơ bản, bề mặt Trái đất được chia làm mấy phần ?
Hỏi: Hãy kể tên 6 lục địa và 4 đại dương ?
- GV nhận xét, cho điểm.
3 Dạy bài mới :
3.1/ Giới thiệu bài :
 Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài
 “ Bề mặt lục địa”
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 128 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
Hỏi: Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không ? Vì sao em lại nói được như vậy ?
Giáo viên kết luận: Bề mặt Trái đất không bằng phẳng, có chỗ đất nhô cao, có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước còn có chỗ không có nước.
- Cho HS thảo luận nhóm.
Hỏi: Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào ?
Hỏi: Nước sông, suối thường chảy đi đâu ?
- Giảng: Từ trên núi cao, nước chảy theo các khe chảy thành suối. Các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển cả.
* Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm 
-Cho HS quan sát hình 2;3;4/ 129 và nêu nhận xét.
Hỏi: Xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế?
+ Giáo viên kết luận: Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy ( sông, suối) và cả những nơi chứa nước ( ao, hồ).
* Hoạt động cả lớp: Học sinh trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên Thế Giới và Việt Nam.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:	
Hỏi: Hôm nay các em học tự nhiên xã hội bài gì ? 
Gọi học sinh nhắc lại “ Bóng đèn toả sáng”.
5. Dặn dò:
- Hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt, hăng hái phát biểu ý kiến, về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về núi non, và chuẩn bị bài: Bề mặt lục địa 
( tiếp theo), tiết sau học.
- Hát BCSS
- 2 HS lên bảng trả lời
- Được chia làm 2 phần
Có 6 châu lục trên Trái đất: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Có 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
Học sinh quan sát 
- Bề mặt lục địa bằng phẳng vì đều là đất liền.
+ Đại diện phát biểu.
- Giống nhau: đều là nơi chứa nước.
Khác nhau: Hồ là nơi nước không lưu thông được. Suối là nơi nước chảy từ nguồn xuống các khe. Sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
- Nước sông, suối thường chảy ra biển hoặc đại dương.
+ Hình 2 thể hiện sông vì thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
+ Hình 3 thể hiện hồ vì thấy có tháp Rùa, đây là hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không thấy thuyền nào đi lại trên đó cả.
+ Hình 4 là thể hiện suối vì có thấy nước chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng.
+ Học sinh trình bày trước lớp.
+ Học sinh trao đổi, thảo luận.
Bài : Bề mặt lục địa
- HS nhắc lại
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TIẾT 68. BÀI 68: BỀ MẶT LỤC ĐỊA (Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
Biết so sánh một số dạng địa hình : giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
GDMT
Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.
Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...
- Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Làm việc nhóm, quan sát tranh, sơ đồ và đưa ra nhận xét.
- Trò chơi nhận biết các dạng địa hình trên bề mặt lục địa.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Các hình trang 130, 131 trong SGK, tranh, ảnh về đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời.
Hỏi: Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào ?
Hỏi: Nước sông, suối thường chảy đi đâu ?
- GV nhận xét, cho điểm.
3 Dạy bài mới :
3.1/ Giới thiệu bài :
 Hôm nay chúng ta sẽ học bài “ Bề mặt lục địa” tiếp theo và tìm hiểu sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130, thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoai thoải
Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày trước lớp
GV nhận xét 
Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và có sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoai thoải.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống và khác nhau ở điểm nào ?
Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên nhận xét 
Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. 
Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi núi, cao nguyên và đồng bằng 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4 trong SGK trang 131, yêu cầu học sinh vẽ hình mô tả đồi núi, cao nguyên và đồng bằng. Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp
Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 
Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp
4. Củng cố:	
Hỏi: Hôm nay các em học tự nhiên xã hội bài gì ? 
Hỏi: Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống và khác nhau ở điểm nào ?
5. Dặn dò:
- Hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt, hăng hái phát biểu ý kiến, bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa tập trung vào bài, các em cần khắc phục. Về nhà xem bài và học bài, và chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra HKII.
- Hát BCSS
- 2 HS lên bảng trả lời
- Giống nhau: đều là nơi chứa nước.
Khác nhau: Hồ là nơi nước không lưu thông được. Suối là nơi nước chảy từ nguồn xuống các khe. Sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
- Nước sông, suối thường chảy ra biển hoặc đại dương.
Nghe giới thiệu bài.
Học sinh quan sát, thảo luận và hoàn thành bảng
Đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi
Cao nguyên cao hơn đồng bằng
+ Giống nhau: cùng tương đối bằng phẳng
+ Khác nhau: Cao nguyên: cao, đất thường màu đỏ ; đồng bằng: thấp hơn, đất màu nâu.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát và vẽ
Học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
Bài : Bề mặt lục địa ( tiếp theo )
+ Giống nhau: cùng tương đối bằng phẳng
+ Khác nhau: Cao nguyên: cao, đất thường màu đỏ ; đồng bằng: thấp hơn, đất màu nâu.
TUẦN 35 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 69 - 70 : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK II: 
TỰ NHIÊN
I/ MỤC TIÊU:
Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên : 
Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào : đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị
Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Các hình, tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Quan sát cả lớp
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương (tranh ảnh do GV và HS sưu tầm).
- HS quan sát tranh 
* Hoạt động 2 : Vẽ tranh theo nhóm
Bước 1 : 
- GV hỏi : Các em sống ở miền nào ?
- HS trả lời.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS liệt kê những gì các em quan sát được từ thực tế hoặc từ tranh ảnh theo nhóm. 
- HS liệt kê. 
Bước 3 :
- GV gợi ý cho HS vẽ tranh và tô màu. Ví dụ : Đồng ruộng tô màu xanh lá cây ; đồi, núi tô màu da cam,
- HS vẽ theo gợi ý.
* Hoạt động 3 : Làm vịêc cá nhân
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS kẻ bảng (như trang 133 SGK) vào vở.
- HS hoàn thành bảng theo hướng dẫn của GV.
Bước 2 : 
- HS đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. 
Bước 3 : 
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hpặc HS khác bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 4 : Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng
Bước 1 : 
- GV chia lớp thành một số nhóm.
- GV chia bảng thành các cột tương ứng với số nhóm.
Bước 2 : 
- GV nói : Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,), rễ cọc (hoặc rễ chùm,).
- HS trong nhóm sẽ ghi lên bảng tên câu có thân mọc đứng, rễ cọc ,
 Lưu ý : mỗi HS trong nóm chỉ được ghi một tên cây và khi HS thứ nhất viết xong về chỗ, HS thứ hai mới được lên viết.
Bước 3 : 
- GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi (mỗi lượt chơi GV nói một đặc điểm của cây).
- HS tiến hành chơi. Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
 Lưu ý : 
+ Nếu còn thời gian, GV có thể ôn tập cho HS các nội dung về “Mặt Trời và Trái Đất” bằng cách như sau :
GV viết sẵn những nội dung cần củng cố cho HS vào các phiếu khác nhau.
Từng nhóm HS cử đại diện lên rút thăm.
HS trong nhóm htực hiện theo nội dung ghi trong phiếu.
HS các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời hoặc phần biểu diễn của nhóm bạn.
GV nhận xét và khen thưởng những nhóm trả lời hoặc biểu diễn nhanh, đúng và đủ.
+ Một số nội dung gợi ý để GV lựa chọn :
Kể và Mặt Trời.
Kể về Trái Đất.
Biểu diễn trò chời : “Trái Đất quay”.
Biểu diễn trò chời : “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất”.
Thực hành biểu diễn ngày và đêm trên Trái Đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH HOAN CHINH 2011.doc