Giáo án Tuần 15 Khối lớp 3

Giáo án Tuần 15 Khối lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện: Hũ bạc của người cha

I.Mục tiêu: Tập đọc

 Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.( Trả lời được Các CH 1,2,3,4 trong SGK)

 Kể chuyện: Sắp xếp lại được các tranh(SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ(HS KG kể được cả câu chuyện)

II.Đồ dùng:

 Tranh minh hoạ trong truyện.

III.Các hoạt động dạy- học:

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 15 Khối lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
 Tập đọc - Kể chuyện: Hũ bạc của người cha 
I.Mục tiêu: Tập đọc
 Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.( Trả lời được Các CH 1,2,3,4 trong SGK)
 Kể chuyện: Sắp xếp lại được các tranh(SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ(HS KG kể được cả câu chuyện)
II.Đồ dùng:
 Tranh minh hoạ trong truyện.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Tập đọc: (50- 55phút)
1.Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể : Chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện.
a.Hướng dẫn HS luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ khó: Hũ bạc, dúi, thản nhiên, dành dụm.
- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc chú giải. 
- Học sinh luyện đọc đoạn theo nhóm 5 .
HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp- 1 HS đọc cả bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Học sinh đọc đoạn 1:
H : Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ?
H : Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ?
GV : Nghĩa là ông muốn con mình tự làm để nuôi sống bản thân , không phải nhờ vào bố mẹ.
- HS đọc đoạn 2:
H : Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì? 
- HS đọc thầm đoạn 3 :
H: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?
- 1 HS đọc cả đoạn 4,5
H : Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì?
H : Vì sao người con phản ứng như vậy ?
H : Thái độ ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy ?
H : Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện này ?
2.Luyện đọc lại:
- HD học sinh cách đọc đoạn 4,5
-1HS đọc cả câu chuyện .
B. Kể chuyện ( 15 – 20 phút)
1.GV nêu nhiệm vụ: Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện , sau đó dựa vào các tranh minh hoạ đã được sắp xếp đúng , kể lại toàn bộ câu chuyện .
2.Hướng dẫn kể : 
Bài tập 1 : 1 Hđọc lại yêu cầu của bài .
- HS quan sát theo nhóm 2 và sắp xếp lại bằng cách đánh số vào giấy nháp.
Bài tập 2 : HS nêu yêu cầu.
- HS tập kể chuyện theo nhóm 5.
- 5 HS thi kể nối tiếp trước lớp .
- Cả lớp bình chọn người kể hay nhất
c.Củng cố , dặn dò:
H: Em thích nhân vật nào trong chuyện này? Vì sao? 
- Về nhà kể câu chuyện cho mọi người nghe và chuẩn bị bài sau.
Nghe GV đọc.
HS đọc nối tiếp- đọc từ khó.
HS luyện đọc đoạn 
- Đọc tronh nhóm
- HS đọc
- Ông rất buồn vì con trai lười biếng.
- Ông muốn con trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
- HS đọc
- Vì ông muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự con mình kiếm ra không.
- HS đọc
- Anh xay thóc thuê, ăn dành dụm để bán lấy tiền mang về.
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
- Vì anh vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền.
- Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con,
- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.; Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
- HS luyện đọc đoạn 4,5.
- HS lắng nghe
- Sắp xếp theo thứ tự : 4,5,1,3,2.
- HS kể theo nhóm 5.
- 5 HS thi kể trước lớp .
- HS trả lời tự do
 Toán: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
I.Mục tiêu:
 Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư )
II.Đồ dùng:
 Bảng phụ .bảng con.
II.Các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu phép chia 648 : 3
 - HD cách đặt tính .
 - HD cách tính : Từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia , nhân , trừ; Chia từ hàng cao đến hàng thấp.
 - Tiến hành phép chia như SGK
Kết luận : Đây là phép chia hết ( số dư cuối cùng là 0 )
2.Giới thiệu phép chia 236 : 5
( Tiến hành tương tự như trên )
 Vậy : 236 : 5 = 47 ( dư 1 ) . Đây là phép chia có dư.
 3.Thực hành: 
Bài 1(cột 1,3,4) HS làm vào bảng con – Luyện cách chia như bài học .
 ( Phần a: Gồm các phép chia hết ; Phần b: Gồm các phếp chia có dư)
Bài 2: HS đọc thầm và giải bài vào vở bài tập.
1 em lên bảng làm – GV chữa bài – nhận xét .
 Bài giải 
 Số hàng có tất cả là : 
 234 : 9 = 26 ( hàng )
Đáp số : 26 hàng 
Bài 3: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia theo yêu cầu giảm một số lần .
- Gợi ý : + Muốn giảm 432 đi 8 lần thì ta làm thế nào ?
	 + Muốn giảm 432 đi 6 lần ta làm thế nào ?
- HS tự làm vào vở – GV nhận xét .
 4.Củng cố ,dặn dò:
 	- Nhắc lại cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
 - GV nhận xét giờ học .
 ______________________________________________________________
 Chiều thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
 Luyện toán: Ôn chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố
 Cách đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ) 
II.Đồ dùng: 
 Bảng phụ ,vở bài tập.
II.Các hoạt động dạy- học:
 1.HD HS ôn luyện:
 ( Bài ưu tiên dành cho HS trung bìmh,HS yếu)
Bài 1: Tính 
 HS làm vào vở bài tập – 2 HS lên bảng làm bài. 
 Chữa bài - Một số HS trình bày miệng kết quả - Chữa bài ở bảng lớp.
Bài2: GV kẻ sẵn bài tập vào bảng phụ – HS đọc yêu cầu - HS nêu cách làm, làm miệng 1 dòng .
Số bị chia
 Số chia 
 Thương
 Số dư 
 667
 6
 849
 7
 358
 5
 HS làm bài vào vở - Nêu miệng kết quả - GV ghi bảng - Nhận xét
 Bài 3: có 405 gói kẹo xềp đều vào 9 thùng .Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu gói kẹo?
 HS dọc yêu cầu - Nêu cách trình bày bài giải - Làm vào vở 
 Chấm ,chữa bài - Một số HS trình bày miệng bài giải.
 (Bài tập ưu tiên dành cho HS khá giỏi)
 Bài 4:Quyển truyện có 268 trang ,Toàn đã đọc được 1/4 quyển truyện.Hỏi còn bao nhiêu trang Toàn chưa đọc?
 HS làm vào vở - chữa bài ( có thể giải bằng hai cách ) 
 2.Củng cố - Dặn dò: Nhắc nội dung bài học - Nhận xét tiết học.
 _________________________________________
 Chính tả: Nghe- viết: Hũ bạc của người cha
I.Mục tiêu:
 Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đuúng hình thức bài văn xuôi.
 Làm đúng bài tập điền từ có vần ui/ uôi ( BT 2).
 Làm đúng bài tập 3 
II.Đồ dùng:
 Vở bài tập,bảng con, bảng phụ viết sãn bài tập 2
III.Các hoạt động dạy- học:
 A.Bài cũ : GV cho học sinh viết vào bảng con : màu sắc, nong tằm, nhiễm bệnh.
 B.Bài mới :
 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của bài.
 2.Hướng dẫn học sinh nghe - viết :
 - GV đọc bài viết - 2 HS đọc lại.
H : Lời nói của người cha được viết như thế nào ? ( Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. Chữ đầu dòng , đầu câu viết hoa.)
H : Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai ? 
 - HS nêu , GV viết lên bảng 
 - HS nghe giáo viên đọc bài và chép vào vở.
 - Chấm bài , nhận xét.
 3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống thích hợp.
 - Cả lớp làm vào vở bài tập.
 - 5-7 HS nên bài làm.
 - Giáo viên nhận xét. Chốt lời giải đúng : ( mũi dao- con muỗi; hạt muối- múi bưởi; núi lửa- nuôi nấng; tuổi trẻ- tủi thân )
Bài tập 3 a: 
 - HS làm bài cá nhân .
 - 4,5 bạn nên bài làm .( sót , xôi , sáng )
 - GV chữa bài - nhận xét.
 4.Củng cố , dặn dò: Nhắc nội dung bài học - Nhận xét giờ học.
 _____________________________________
 Luyện tiếng việt: Ôn luyện đọc – Luyện viết
I.Mục tiờu:
 Giỳp HS rốn kĩ năng đọc thành tiếng,ngắt nghỉ hơi đỳng chỗ.Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhõn vật.
 Giỳp HS viết đỳng mẫu chữ,cú ý thức trau dồi chữ viết.
II.Cỏc hoạt động dạy- học:
 1.HD HS ụn luyện:
 (Bài tập ưu tiờn dành cho HS trung bỡnh,HS yếu)
 Bài 1: GV HD HS luyện đọc bài Hũ bạc của người cha.
 - Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu câu , giữa các cụm từ , bộc lộ được tỡnh cảm của nhân vật trong cõu chuyện
 * Tổ chức đọc : cá nhân – nhóm bàn – thi đọc 
 - Hs luyện đọc cá nhân- GV giúp đỡ HS đọc. 
 - Luyện đọc nhóm bàn : ưu tiên bạn đọc yếu .
 - Thi đọc giữa các đối tượng
 - Khuyến khích hs yếu,khen HS có nhiều tiến bộ và đọc tốt. 
 - Luyện đọc nhóm cùng đối tượng - GV giúp đỡ nhóm có HS yếu
 - Thi đọc 
 - Nhận xột và khen ngơi những HS đọc tốt
 Bài2: GV đọc HS viết đoạn:
 Nghỉ hè,Páo đi thăm bố Con đường sao mà rộng thế
 Ngọn núi ở lại cùng mây Sông ssâu chẳng lội được qua
 Mặt trời theo về thành phố Người,xe đi như gió thổi
 Tiếng suối nhoà dần sau cây Ngước lên mới thấy mài nhà
 GV chấm một số bai và nờu nhận xột
 ( Bài tập dành cho HS K-G) 
 HS Thi đọc diễn cảm yêu cầu bộc lộ dược tỡnh cảm của cỏc nhõn vật trong câu chuyện.
 2.Củng cố- Dặn dũ: Nhắc nội dung bài học – Nhận xột tiết học.
 _______________________________________________________
 Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2009
 Tập đọc: Nhà Rông ở Tây Nguyên
I.Mục tiêu:
 Bước đầu biết đọc bài với giọng kể,nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên.
 Hiểu được đặc điểm của nhà rông và và sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.Đồ dùng:
 Tranh minh hoạ nhà rông.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1. Bài mới : Giới thiệu bài
a.Giáo viên đọc mẫu : Giọng tả , chậm rãi, nhấn giọng các từ : bền chắc, không đụng sàn, không vướng mái, thờ thần làng, tiếp khách, ngủ tập trung.
b.Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- HS đọc nối tiếp câu 2 lần - Luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp - kết hợp giải nghĩa từ ( phần chú giải).
- Đọc từng đoạn trong nhóm 4.
- Thi đọc nối tiếp giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm đoạn 1.
H: Vì sao nhà rông phải chắc và cao ? ( Phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, nhảy múa ; Sàn cao để voi đi qua không đụng , múa giáo không vướng mái )
- 1 HS đọc đoạn 2
 H: Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ?( Gian đầu là nơi thờ làng nên được bài trí rất trang nghiêm)
- HS đọc thầm đoạn 3,4 
H:Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ? ( Vì có bếp lửa, nơi tụ họp bàn việc lớn, nơi tiếp khách .)
H:Từ gian thứ ba dùng để làm gì ? ( Là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng )
H:Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên khi đã xen tranh, đọc bài ? ( Rất độc đáo , lạ mắt , đồ sộ, thể hiện nét đẹp văn hoá của người Tây Nguyên.)
3.Luyện đọclại:
- Học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
- 3 học sinh thi đọc cả bài .
4.Củng cố , dặn dò 
 H : Nói những hiểu biết của mình về nhà rông ở Tây Nguyên?
 Về nhà tiếp tục luyện đọc lại cả bài .
 ________________________________________
 Toán: Chia số có ba chữ số ch ... biết lựa chọn lời nói,làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu và hài lòng.
 - HS viết chữ : Lời nói.Lựa lời
3, Hướng dẫn HS viết vào vở:
	- GV yêu cầu cỡ chữ - HS viết vào vở.
4, Chấm , chữ bài, dặn dò:
 Yêu cầu HS viết chưa hoàn thành về nhà viết .
 __________________________________________________________
 Chiều thứ tư ngày 02 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu: Từ ngữ về dân tộc – Luyện tập về so sánh
I.Mục tiêu:
 Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1)
 Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống ở (BT2)
 Dựa theo tranh gợi ý,viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3)
 Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hính ảnh so sánh (BT4)
II.Đồ dùng:
 Bảng phụ ghi sẵn tên một số dân tộc thiểu số phân theo khu vực: Bắc -Trung - Nam.
 Bảng lớp ghi 3 câu văn ở bài tập 4.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập1: Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết .
- GV nhắc lại yêu cầu : Chú ý chỉ kể tên các dân tộc thiểu số .
- GV cho HS làm theo nhóm
- HS đại diện các nhóm nêu miệng .
 - Cả lớp và GV nhận xét và ghi lại những tên đúng.
GV giới thiệu cho HS biết một số trang phục và nơi cư trú của một số dân tộc .
Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc
Tày,Nùng,Thái,Dao,Mường,Hmông,Hoa,Giáy,Tà-ôi
Các dân tộc thiểu số ở miền Trung
Vân Kiều,Cơ - ho, Khơ - mú,Ê-đê,Ba-na, Gia – rai,Xơ - đăng, Chăm
Các dân tộc thiểu số ở miền Nam
Khơ - me, Hoa , Xtiêng.
Bài tập 2 : 
 - HS đọc nội dung bài.
 - HS trao đổi nhóm 2 tìm từ cần điền thích hợp với từng câu.
 - HS nêu miệng kết quả - GV nhận xét .
 - GV cho HS đọc lại những câu điền đúng.
( a. bậc thang ;b. nhà rông; c.nhà sàn ; d. Chăm.
Bài tập 3: 
	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3- Cả lớp quan sát từng cặp tranh.
	- Học sinh làm vào vở bài tập .
 - HS tiếp nối nhau nói tên từng cặp so sánh với nhau trong mỗi tranh:
Tranh 1:Trăng được so sánh với quả bóng tròn.Quả bóng tròn được so sánh với mặt trăng 
Tranh 2 : Nụ cười của bé được so sánh với bông hoa.Bông hoa được so sánh với nụ cười của bé.
Tranh 3 : Ngọn đèn được so sánh với ngôi sao.Ngôi sao được so sánh với ngọn đèn.
Tranh 4 : Hình dáng của nước ta được so sánh với chữ S.Chữ s được so sánh với hình dáng của đất nước ta.
	- Nhận xét bài của học sinh.
Bài tập 4: HS đọc nội dung bài và tự làm vào vở BT
- Nêu miệng bài làm – GV nhận xét .
3.Củng cố , dặn dò:
	- GV yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 3,4 để ghi nhớ các hình ảnh so sánh
 __________________________________
 Toán: Giới thiệu bảng chia
I.Mục tiêu:
 Biết cách sử dụng bảng chia.
II.Đồ dùng: Bảng chia trong SGK
III.Các hoạt động dạy- học
 1.Giới thiệu cấu tạo bảng chia 
 - Hàng đầu tiên là thương của hai số .
 - Cột đầu tiên là số chia .
 - Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên , mỗi số trong một ô là số bị chia .
 2. Cách sử dụng bảng chia 
 - GV nêu ví dụ : 12 : 4 = ?
 - Tìm số 4 ở cột đầu tiên ;từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12 ; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên . Số 3 là thương của 12 và 4.
3, Thực hành:
Bài tập 1 : HS tập sử dụng bảng chia để tìm thương của hai số.
Bài tập 2 : Tìm thương của hai số ; tìm số chia ; tìm số bị chia .
Gợi ý : Muốn tìm số chia ta làm thế nào ? ( Lấy số bị chia chia cho thương)
 Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào : ( Lấy thương nhân với số chia )
Bài tập 3 : 
 - 1 HS đọc bài toán , nêu dữ kiện , hướng dẫn giải.( giải bài toán bằng hai phép tính ) 
 - Cả lớp giải vào vở bài tập – 1 em lên bảng làm .
 - GV chấm chữa bài .
	Bài giải 
	 Số trang sách Minh đọc là : 
 132 : 4 = 33 ( trang)
	 Số trang sách Minh còn phải đọc nữa là : 
 132 - 33 = 99 ( trang ) 
	Đáp số : 99 trang 
2. Củng cố dặn dò :
 - Nhắc nội dung bài học - Nhận xét tiết học.
 _________________________________-
Luyện tiếng việt: Từ ngữ về dân tộc – Luyện tập về so sánh
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố: Từ ngữ về dân tộc, luện tập về so sánh.
II.Các hoạt động dạy- học:
 (Bài tập ưu tiên dành cho HS trung bình, HS yếu)
Bài1:Nối tên các dân tộc với miền có người của dân tộc đó sinh sống.
 Tày
 Nùng
 Ê - đê miền Bắc 
 Khơ - me
 Ba - na miền Trung và Tây Nguyên
 Dao
 Tà - ôi miền Nam
 HS làm bài vào vở - Nêu miệng kết quả.
 (Tày, Nùng, Dao MB; Khơ - me MN ; Ê - đê , Ba - na , Tà - ôi MT và TN ) 
Bài 2: Gạch chân dưới các từ ngữ chỉ sự vật có ở các vùng dân tộc ít người sinh sốmg.
 a. nhà sàn b. suối c. ruộng bậc thang 
 d. thuyền e. nương rẫy g. trâu bò
 Bài 3:Tìm các từ chỉ đặc điểm để điền vào mỗi chỗ trống cho phù hợp.
a.Các cô gái đi dự lễ hội . Tiên sa. ( đẹp )
b. Nước biển . như màu mảnh chai. ( xanh trong )
 HS làm bài vào vở một HS lên bảng làm bài. – Nhận xét.
 ( Bài tập ưu tiên dành cho HS K – G )
Bài 4: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
 HS làm bài vào vở – Một HS làm vào bảng phụ – Chữa bài – Nhận xét.
 Mảnh trăng non đầu tháng nhô lên cong cong như lưỡi liềm.
 Sóng biển rì rầm như tiếng hát.
 ____________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2009 
 Tập làm văn: Nghe – kể Dấu cày. Giới thiệu Tổ em
I.Mục tiêu:
 Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày ( BT1)
 Viết được đoạn văn ngắn khoảng 5 câu giới thiệu về tổ của mình.
II.Đồ dùng:
 Tranh minh hoạ chuyện cười “ giấu cày”.	
III. Hoạt động trên lớp :
1.Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 1:
1 HS nêu yêu cầu bài tập 1.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc thầm lại 3 câu hỏi gợi ý.
GV kể chuyện lần 1:
 “ Có một người đang cầy ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết , bác ta hét to trả lời:
Để tôi gấu cái cày vào bụi đã !
 Về nhà , bác ta bị vợ trách :
- Ông giấu cày mà la to như thế , kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao?
Lát sau , cơm nước xong, bác ta ra ruộng . Quả nhiên cày mất rồi. Bác ta bèn chạy một mạch về nhà . Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ, thì thào:
- Nó lấy mất cày rồi ! ”
H: Bác nông dân đang làm gì ? ( Đang cày ruộng )
H : Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ? ( hét to : Để tôi dấu cái cày vào bụi đã )
H : Vì sao bác bị vợ trách ? ( Vì giấu cày mà la to như thế)
H : Khi mất cày , bác đã làm gì ? ( Về nhà thì thầm với vợ) 
- GV kể lần 2 . HS khá kể lại - Học sinh kể theo nhóm 2.
- 3-4 học sinh nhìn vào gợi ý kể lại câu chuyện.
H : Chuyện này có gì đáng cười ?
- Học sinh bình chọn người kể hay nhất.
Bài tập 2: 
- GV nêu nhiệm vụ : Viết đoạn văn giới thiệu về tổ em.( không cần giới thiệu với khách tham quan)
1 HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý về nội dung họp.
-HS làm – Mời 1 HS làm mẫu
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Gọi một số học sinh nêu miệng bài làm .
- GV nhận xét .
2. Củng cố - dặn dò:
 - GV yêu cầu những học sinh viết bài chưa xong, chưa hay về nhà viết lại.
 ________________________________
 Toán : Luyện tập
I.Mục tiêu:
 Bíêt làm tính nhân,tính chia(bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
II.Đồ dùng:
 Bảng con
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài tập 1 : 
 - HS làm vào bảng con.
 - HD HS đặt tính rồi tính trong 3 trường hợp:
 213 x 3 : phép nhân không nhớ.
 208 x 4 : phép nhân có nhớ một lần và phép nhân có 0.
Bài tập 2 : GVHD mãu 948 : 4 
 - HS đặt tính rồi tính nhẩm: Mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia.
	- HS làm vào vở bài tập.
- HS kiểm tra chéo vở của nhau .
Bài tập 3: 
- GV vẽ sơ đồ minh hoạ như SGK
 Gợi ý : Tiến hành theo hai bước :
	Bước 1 : Muốn tìm quãng đường AC thì phải biết quãng đường BC.
	Bước 2 : Tìm quãng đường AC.
- HS làm vào vở bài tập – Chữa bài , nhận xét .
Bài tập 4 : GV cho học sinh đọc kỹ đề bài toán rồi giải vào vở.
Gợi ý : Tiến hành theo hai bước 
 Bước 1: Tìm số số áo len đã dệt.
Bước 2: Tìm số còn phải dệt .( HS làm bài vào vở - 1 HS làm vào bảng phụ)
Bài tập 5 : HS thực hiện tính tổng của bốn số :
	3 + 4 + 3 + 4 = ?
	3 + 3 + 3 + 3 = ? ( 3 x 4 = ? )
 - GV chữa bài – nhận xét .
3.Củng cố , dặn dò: Nhắc nội dung bài học - Nhận xét tiết học
 ____________________________________________
 Luyện toán: Ôn Luyện tập
I.Mục tiêu:
 Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện tính nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số,vận dụng vào giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng:
 Vở bài tập ,bảng con
III.Các hoạt động dạy-học:
 1.HD HS ôn luyện:
 ( Bài tập ưu tiên dành cho HS trung bình.HS yếu)
Bài 1:Đặt tính rồi tính:
 102 x 4 118 x 5 351 x 4 543 x 6
 HS làm vào bảng con - một số HS nêu cách thực hiện.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 246 : 3 468 : 4 543 : 6
 HS đọc yêu cầu - Nhắc lại cách thực hiện - Làm vào vở bài tập - 3 HS lên bảng làm.
 Nhận xét kết quả.
Bài 3:Quãng đường AB dài 125m,quãng đường CD dài gấp 4 lần quãng đường AB . Hỏi quãng đường AC dài bao nhiêu m?
 Gợi ý: Tiến hành theo hai bước :
	Bước 1 : Muốn tìm quãng đường AC thì phải biết quãng đường BC.
	Bước 2 : Tìm quãng đường AC.
 HS làm vào vở - 1 HS lên bảng làm bài - Chữa bài - Nhận xét kết quả.
Bài 5 : HS thực hiện tính tổng của bốn số :
	 4 + 4 + 4 + 4 = ?
	 Hoặc ( 4 x 4 = ? )
 GV chữa bài – nhận xét 
 ( Bài tập ưu tiên dành cho HS khá giỏi)
Bài 6: Cho phép chia 360 : 9,nếu để nguyên số bị chia và giảm số chia đi ba lần thì thương mới là bao nhiêu?
 Gợi ý: - Tìm số chia sau khi đã giảm.
 - Thực hiện phép chia để tìm thương mới
 HS làm bài vào vở - Chữa bài - Nhận xét.
 3.Củng cố , dặn dò: Nhắc nội dung ôn luyện - Nhận xét tiết học
 _______________________________________
 Sinh hoạt: 
 Đánh giá hoạt động tuần qua
I. Mục đích , yêu cầu :
 Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà.
 Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sau làm tốt hơn.
 Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh.
II. Nội dung sinh hoạt:
1.Đánh giá , nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua.
- Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần.
- ý kiến bổ sung của cả lớp.
- Lớp trưởng nhận xét chung – GV tổng hợp ý kiến đưa ra biện pháp khắc phục tồn tại.
2.Đề ra nhiệm vụ tuần sau:
- Phân công trực tuần cho tổ 2
- Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua về các mặt : ăn mặc , học tập, vệ sinh , nền nếp.
- Triển khai kế hoạch tuần 16.
 ________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 da chinh sua theo chuan kt.doc