Bài soạn Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : ( 70)

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh . Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : hốt hoảng, truyền lệnh, tức cảnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, Giọng đọc đoạn 1: trang nghiêm, đoạn 2: tinh nghịch, đoạn 3: hồi hộp, đoạn 4: đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày soạn : 24/02/2007 
Ngày dạy : Thứ hai 26/02/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : ( 70)
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc : 
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh . Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : hốt hoảng, truyền lệnh, tức cảnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang,Giọng đọc đoạn 1: trang nghiêm, đoạn 2: tinh nghịch, đoạn 3: hồi hộp, đoạn 4: đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục. 
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào tranh và trí nhớ kể lại được toàn bộ câu chuyện 
- Học sinh kể chuyện tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. Chăm chú nghe bạn kể và kể tiếp được lời bạn. 
- Giáo dục học sinh chăm học, tự tin. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 2 học sinh đọc lại bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi : 
H: Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì? ( Quân)
	H: Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt( về lời văn, trang trí) ? (Đạt)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút) .
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi một học sinh đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : hốt 
- Một học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
hoảng, truyền lệnh, tức cảnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang,
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : 
Đoạn 1 : Đọc với giọng trang nghiêm.
Đoạn 2: Giọng tinh nghịch.
Đoạn 3: Giọng hồi hộp.
Đoạn 4 : Đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục.
Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối/ thì mới tha./ Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau,/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau:
 Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá.//
 . . . . .
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
 - Gọi một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
H: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
- Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho ai đến gần.
H: Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, 
vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm.
H: Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
- Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
 Giảng: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát. 
H: Vua ra vế đối thế nào?
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
H: Cao Bá Quát đối lại như thế nào?
- Trời nắng chang chang người trói người.
Giảng: Câu đối của Cao Bá Quát biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Biểu lộ sự bất bình( ngầm oán trách vua bát trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé). 
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại(10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 3 .
- Học sinh luyện đọc lại đoạn 3 . 
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi một học sinh đọc lại cả bài.
- Một học sinh đọc lại cả bài.
* Hoạt động 4: Kể chuyện (20 phút).
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Cho học sinh quan sát và nêu nội dung của các tranh.
- Học sinh quan sát và nêu nội dung của các tranh.
- Cho học sinh sắp xếp các tranh theo nhóm.
- Học sinh sắp xếp các tranh theo nhóm.
- Cho các nhóm lên trình bày kết qủa.
- Các nhóm lên trình bày kết qủa.
- Giáo viên nhận xét, khẳng định trật tự của các tranh: 3-1-2-4.
- Gọi 4 học sinh dựa vào 4 tranh nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện .
- 4 học sinh dựa vào 4 tranh nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện .
- Gọi 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
4) Củng cố : (5 phút)
 H: Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau?
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện.
TOÁN: (T116)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Củng cố cho học sinh về phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số , tìm thừa số và giải toán.
- Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính chia và giải toán.
- Học sinh cẩn thận khi giải toán.
	II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút)
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau : ( Ngọc, Bảo)
 	3224	 4	 1865 6
- Gọi 2 học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( Khánh, Cường)
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố về phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và tìm thừa số chưa biết (15 phút) .
Bài 1 : Đặt tính rồi tính (7 phút)
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hiện vào vở nháp.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hiện vào vở nháp.
- Gọi 1 số học sinh lên bảng làm bài.
-1 số học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
 1608 4 2035 5 4218 6 3052 5
 00 402 03 407 01 703 05 610
 08 35 18 02
 0 0 0 2
Bài 2 : Tìm x (8 phút)
- Cho học sinh nêu yêu cầu và nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Học sinh nêu yêu cầu và nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Cho học sinh làm bài vào bảng con, 2 học sinh 
- Học sinh làm bài vào bảng 
lên bảng làm bài.
con, 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
a. x x 7 = 2107 b. 8 x x = 1640
 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8
 x = 301 x = 205
* Hoạt động 2 : Củng cố về giải toán và tính nhẩm (13 phút) .
Bài 3 : (8 phút)
Cho học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước :
Bước 1 : Tìm số gạo đã bán.
Bước 2 : Tìm số gạo còn lại.
- Cho học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán.
- Học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số kg gạo đã bán là :
2024 : 4 = 506 (kg)
Số kg gạo còn lại là :
2024 – 506 = 1518 (kg)
 Đáp số : 1518 kg gạo.
Bài 4 : Tính nhẩm (5 phút).
 6000 : 3 = ?
Nhẩm : 6 nghìn : 3 = 2 nghìn.
Vậy : 6000 : 3 = 2000
- Học sinh nhẩm miệng bài mẫu.
6000 : 2 = 8000 : 4 = 9000 : 3 =
- Cho học sinh lên thi nhẩm nhanh tiếp sức. 
- 2 nhóm (mỗi nhóm 3 học sinh) lên thi nhẩm nhanh tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố : 	- Giáo viên hệ thống lại kiến thức
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập.
Ngày soạn : 25/02/2007
Ngày dạy : Thứ ba 27/02/2007	 
ÔN CHỮ HOA : R
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cách viết chữ hoa R thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng : Phan Rang , câu ứng dụng : Rủ nhau đi cấy đi cày / Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
- Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Chữ mẫu R , bảng phụ, vở tập viết.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : - Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con chữ Quang Trung, Quê.
 - Giáo viên kiểm tra phần luyện viết thêm của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
 ... ïi quả.
H: Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào ? Nói về mùi vị của quả đó.
H: Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó ?
- Các nhóm thảo luận theo nội dung ở bên.
Bước 2 : Quan sát các quả được mang đến lớp.
- Giáo viên cho các nhóm quan sát và giới thiệu các quả mình sưu tầm được theo gợi ý sau :
- Các nhóm quan sát và giới thiệu các quả mình sưu tầm 
+ Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
được.
+ Nhận xét về vỏ quả, các bộ phận bên trong của quả và mùi vị của quả đó.
Bước 3 : Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
² Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần : Vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
- Một số học sinh nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 2 : Thảo luận (15 phút).
² Mục tiêu : Học sinh nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
H: Quả thường được dùng để làm gì ? nêu ví dụ.
H: Quan sát các hình trang 92, 93, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn? 
H: Hạt có chức năng gì ?
- Các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi bên.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 ² Kết luận: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm, ép dầu, làm mứt hay đóng hộp,  Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
- Một số học sinh nhắc lại.
4) Củng cố : (5 phút)
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về viết tên các loại quả có hình dạng và kích thước tương tự nhau.
TẬP LÀM VĂN : (T24)
NGHE – KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh nghe và kể lại được câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
- Học sinh kể lại đúng câu chuyện, kể tự nhiên, giọng điệu phù hợp với nội dung của câu chuyện.
- Giáo dục học sinh biết giúp đỡ những người nghèo khổ. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa, truyện trong SGK, bảng phụ viết ba câu hỏi gợi ý.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút) Lan, Cường 
- Giáo viên kiểm tra bài viết của một số học sinh tuần trước viết chưa đạt. Gọi 2 học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Học sinh nghe kể câu chuyện “Người bán quạt may mắn”(10 phút).
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý của bài tập.
- Học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý của bài tập.
Nghe và kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”.
Gợi ý : 
1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì ?
2. Ông Vương Hy Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
3. Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Giáo viên kể chuyện “Người bán quạt may mắn” (hai lần).
- Học sinh lắng nghe.
H: Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hy Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà không có cơm ăn.
H: Ông Vương Hy Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
- Ông Vương Hy Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.
H: Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Vì mọi người nhận ra nét chữ và lời thơ của Vương Hy Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm nghệ thuật qúy giá.
- Giáo viên kể lại câu chuyện (lần 3).
- Học sinh lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện(16 phút).
- Cho học sinh tập kể chuyện theo nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Học sinh tập kể chuyện theo nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
H: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hy Chi ?
- Vương Hy Chi là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
H: Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
Giảng : Nười viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp 
- Học sinh tự phát biểu.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài (5 phút). 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
TOÁN: (T120)
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
- Học sinh biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
- Rèn cho học sinh kỹ năng xem đồng hồ.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Đồng hồ thật, mặt đồng hồ bằng nhựa.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút) Lan, Quân
-Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết và đọc các số La Mã :
	VII, IX, IV, X, XII, V, VI, VIII, XI. 
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút) 10 phút
- Giáo viên giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ, giới thiệu các vạch chia phút.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ (SGK).
- Học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ (SGK).
H: Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- 6 giờ 10 phút; 6 giời 13 phút ; 6 giời 56 phút hoặc 7 giờ kém 4 phút.
- Giáo viên cho học sinh xem thêm 1 số đồng hồ khác và củng cố về cách đọc giờ.
- Học sinh xem thêm 1 số đồng hồ khác và củng cố về cách đọc giờ.
* Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
Bài 1 : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?(7 phút) 
- Giáo viên cho học sinh quan sát sáu mô hình đồng hồ như SGK.
- Học sinh quan sát sáu mô hình đồng hồ như SGK.
- Gọi 1 số học sinh lên đọc các giờ trên mặt đồng hồ.
A : 2 giờ10 phút ; B : 5 giờ 15 phút ; C : 11 giờ 20 phút ; D : 9 giờ 35 phút ; E : 10 giờ 40 phút ; G : 4 giờ 57 phút .
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ (6 phút): 
a. 8 giờ 7 phút ; b. 12 giờ 34 phút ; c. 4 giờ kém 13 phút .
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm trên các mô hình đồng hồ.
- Học sinh làm bài theo nhóm trên các mô hình đồng hồ.
- Gọi các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3 : Đồng hồ nào ứng với mỗi thời gian đã cho dưới đây (7 phút):
- Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh nối mỗi đồng hồ với thời gian đã cho thích hợp (học sinh làm bài cá nhân).
- Gọi 2 nhóm lên thi nối nhanh tiếp sức.
- 2 nhóm lên thi nối nhanh tiếp 
sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
A : 7 giờ 55 phút ; B : 3 giờ 27 phút
C : 1 giờ kém 16 phút ; D : 9 giờ 19 phút
E : 5 giờ kém 23 phút ; G : 12 giờ rưỡi
H : 8 giờ 50 phút ; I : 10 giờ 8 phút
4) Củng cố : 	 (5 phút) 
 - Giáo viên củng cố lại cách xem đồng hồ.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà thực hành xem đồng hồ.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 24
 I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 24:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy. Duy trì tốt nề nếp sau Tết.
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em quên sách vở như : Bảo, Dương, Hoàng.
* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Ôn tập để thi giữa kỳ II.
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 tặng Mẹ nhân ngày 8/3.
3. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 24.doc