Bài soạn Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (49- 50)

HỘI VẬT

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố . Hiểu nội dung và câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( một già, một trẻ, cách tinh khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đángcủa đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nổi lên, nước chảy,Quắm đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt. Ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy .

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn : 03/03/2007
Ngày dạy : Thứ hai 05/03/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (49- 50)
HỘI VẬT
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố . Hiểu nội dung và câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( một già, một trẻ, cách tinh khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đángcủa đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nổi lên, nước chảy,Quắm đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt. Ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy . 
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện “ Hội vật”. 
- Học sinh kể chuyện tự nhiên, giọng kể, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện. Chăm chú nghe bạn kể và kể tiếp được lời bạn. 
- Giáo dục học sinh có ý thức tập thể dục và rèn luyện thân thể. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Gọi 3 học sinh đọc lại bài “Tiếng đàn” và trả lời câu hỏi (5 phút).
H: Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi? ( Anh)
	H: Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì ?( Bảo)
 H: Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn (Dương).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (12 phút ).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : nổi lên, nước chảy,Quắm đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : 
Đoạn 1, 2 : Đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt hoá của Quắm Đen.
Đoạn 3, 4: Giọng sôi nổi, hồi hộp.
Đoạn 5 : Giọng nhẹ nhàng, thoải mái.
 Ngay nhịp trống đầu,/ Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.// Anh vờn bên trái,/ đánh bên phải,/ dứ trên,/ đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoákhôn lường.//
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
( chú ý Dương, Hoàng, Mẫn)
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 5 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, .
 - Gọi một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
H: Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
- Quắm Đen : lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết.
- Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 .
- Học sinh đọc thầm đoạn 3. 
H: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật 
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và 5. 
- Học sinh đọc thầm đoạn 4 và 5. 
H: Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen.
H: Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
- Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại ông Cản Ngũ điềm đạm, giàu kinh nghiệm
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu truyện cho thấy cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại (10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 3, 5 .
- Học sinh luyện đọc lại đoạn 3, 5 . 
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- 3 học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi một học sinh đọc lại cả bài.
- Một học sinh đọc lại cả bài.
* Hoạt động 4: Kể chuyện (20 phút).
- Giáo viên nêu nhiệm vụ .
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Cho học sinh kể chuyện theo cặp dựa vào các gợi ý:
- Học sinh kể chuyện theo cặp.
 - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Gọi 5 học sinh tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
- 5 học sinh tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
4) Củng cố : (5 phút) 
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện
ĐẠO ĐỨC : (T 25)
THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu :
- Ôn tập củng cố cho học sinh các kiến thức đã học giữa học kì II. 
- Học sinh nắm được nội dung các kiến thức đã học.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Tài liệu và phương tiện :
	- Nội dung câu hỏi ôn tập.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi (5 phút). 
H: Vì sao phải tôn trọng đám tang ? ( Hoàng)
H: Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào khi gặp đám tang? (Vi, Trung)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh ôn tập (15phút).
² Mục tiêu : Học sinh nắm vững các kiến thức đã học giữa học kì II.
Bước 1: Cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong giữa học kì II.
- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ;Tôn trọng khách nước ngoài ; Tôn trọng đám tang. 
Bước 2 : Giáo viên nêu nội dung một số câu hỏi, gọi học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời câu hỏi . 
H;Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế?
 -Học sinh trả lời.
H: Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài? 
- Học sinh trả lời .
H: Em nên làm những việc gì để thể hiện lòng tôn trọng với khách nước ngoài ?
- Một số em nêu những việc làm để thể hiện lòng tôn trọng khách nước ngoài.
H: Em cần làm gì khi bạn khách nước ngoài có chuyện buồn ?
- Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi.
H: Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- 4 học sinh trả lời.
² Kết luận : Giáo viên củng cố, hệ thống lại kiến thức.
* Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng (10 phút).
- Giáo viên đưa ra một số tình huống để học sinh xử lý . 
- Học sinh xử lý tình huống theo nhóm .
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm xử lý tình huống tốt .
4) Củng cố : - Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về ôn lại các nội dung đã học 
TOÁN: (T121)
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố cho học sinh biểu tượng về thời gian ( về thời điểm, khoảng thời gian). Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). Học sinh có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh.
- Rèn cho học sinh kỹ năng xem đồng hồ.
- Học sinh biết vận dụng và thực hành trong thực tế .
	II. Đồ dùng dạy học :
	Mô hình đồng hồ , phiếu bài tập, bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
 2. Bài cũ : (5 phút)
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng quan sát các mô hình đồng hồ và đọc giờ 
( Sang, Mẫn).
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành xem đồng hồ.
 Bài 1: ( 10 phút) .
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên cho học sinh nhìn vào tranh vẽ (SGK) và trao đổi theo cặp.
- Học sinh nhìn vào tranh vẽ (SGK) và trao đổi theo cặp.
- Giáo viên gọi một số cặp lên trả lời câu hỏi.
- Một số cặp lên trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài:
a) 6 giờ 10 phút b) 7 giờ 12 phút
c) 10 giờ 24 phút d) 6 giờ kém15 phút
e) 8 giờ7 phút g) 10 giờ kém 5 phút
Bài 2 : Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?(8 phút)
 - giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cho học sinh làm bài trong phiếu bài tập.
- Học sinh làm bài trong phiếu bài tập. 
- Gọi 2 nhóm học sinh lên thi nối nhanh tiếp sức ( mỗi nhóm 6 học sinh). 
- 2 nhóm học sinh lên thi nối nhanh tiếp sức (mỗi nhóm 6 học sinh). 
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
H- B , I- A , K- C , L- G , M- D , N- E .
Bài 3 : (8 phút)
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong SGK và trả lời câu ho ... h. 
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập 2b.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : - Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con : trong trẻo, chông chênh, bứt rứt, tức bực ( Lan, Nga)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả(20 phút).
- Giáo viên đọc mẫu bài viết chính tả.
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài viết chính tả.
- Học sinh nghe.
- 2 học sinh đọc lại bài viết chính tả.
H: Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
- Chiêng trống nổi lên, mười con voi lao đầu chạy, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt 
H: Chữ đầu câu được viết như thế nào ?
- Chữ đầu câu được viết hoa.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con một số từ khó : xuất phát, chiêng trống, lầm lì, mù mịt, man – gát, điều khiển.
- Học sinh viết bảng con : xuất phát, chiêng trống, lầm lì, mù mịt, man – gát, điều khiển.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh nghe – viết chính tả.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát bài.
- Học sinh soát bài.
- Cho học sinh đổi vở soát và sửa lỗi.
- Học sinh đổi vở soát và sửa lỗi.
* Giáo viên chấm một số bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả(10 phút).
Bài 2 : Điền vào chỗ trống.
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Gọi 1 học sinh lên làm bài.
- 1 học sinh lên làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
4) Củng cố : (5 phút)
 - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt.
5) Dặn dò : Về nhà chép lại những chữ đã viết sai.
TẬP LÀM VĂN : (T25)
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đua thuyền và chơi đu) trong SGK, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
- Rèn cho học sinh kỹ năng tả lại quang cảnh và hoạt động của con người.
Học sinh tôn trọng truyền thống, phong tục của quê hương.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Hai bức ảnh lễ hội trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : - Gọi 2 học sinh lên kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn” và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện ( Điệp, Vi)
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát hai bức ảnh trong SGK(10 phút).
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Giáo viên viết bảng lớp 2 câu hỏi :
H: Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ?
H: Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
- Cho học sinh quan sát 2 bức ảnh.
- Học sinh quan sát 2 bức ảnh.
- Giáo viên cho từng cặp học sinh trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Từng cặp học sinh trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
* Hoạt động 2 : (20 phút).
- Giáo viên gọi nhiều học sinh tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Ví dụ : 
Aûnh 1 : Đây là cảnh 1 sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ “Chúc mừng năm mới” treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh 2 thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng
Aûnh 2 : Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu sắc được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh 
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài(5 phút). 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể. Chuẩn bị trước nội dung bài TLV tuần sau.
TOÁN: (T125)
TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. Bước đầu biết đổi tiền. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Học sinh biết vận dụng trong cuộc sống.
	II. Đồ dùng dạy học :
	- Giáo viên : Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng và các loại đã học.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm các bài tập sau (5 phút):
	- Giải bài toán theo tóm tắt sau : ( Sang)
	Tóm tắt : 5 phòng : 25 người
 3 phòng : ? người.
	- Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( Khánh, Cường)
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng(10 phút).
H: Trước đây chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào ?
- 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Giáo viên giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- Cho học sinh quan sát kỹ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận ra những đặc điểm như : Màu sắc của tờ giấy bạc, dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000. Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000. Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10000. 
- Học sinh quan sát kỹ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận ra những đặc điểm .
* Hoạt động 2 : Thực hành(20 phút).
Bài 1 : (6 phút)
- Giáo viên cho học sinh quan sát các chú lợn trong SGK và làm bài vào vở nháp.
- Học sinh quan sát các chú lợn trong SGK và làm bài vào vở nháp.
- Gọi 1 số học sinh lên trả lời, giáo viên nhận xét.
- 1 số học sinh lên trả lời.
6200 đồng
8400 đồng
4000 đồng
Bài 2 : (7 phút)
- Giáo viên cho học sinh quan sát câu mẫu, hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Học sinh quan sát câu mẫu, hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Cho học sinh tự làm bài vào vở nháp, gọi 1 số học sinh lên làm bài.
- Học sinh tự làm bài vào vở nháp, gọi 1 số học sinh lên làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
a) Lấy hai tờ giấy bạc 1000 đồng được số tiền : 2000 đồng.
b) Lấy hai tờ giấy bạc 5000 đồng được số tiền : 10000 đồng.
c) Lấy năm tờ giấy bạc 2000 đồng được số tiền : 10000 đồng.
d) Lấy hai tờ giấy bạc 2000 đồng và một tờ giấy bạc 1000 đồng được số tiền : 5000 đồng.
Bài 3 : (7 phút)
- Cho học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi.
- Học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi.
- Cho học sinh quan sát các tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát các tranh vẽ.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
a) Đồ vật có giá tiền ít nhất là : bóng bay.
 Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là : lọ hoa.
b) Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết
 2500 đồng.
c) Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một các lược là 4700 đồng.
4) Củng cố : 	 - Giáo viên cho học sinh nhận biết một số tờ giấy bạc.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 25
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 25:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy .
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học như : Hoàng, Bảo, Dương, Trung.
* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Thi giữa kỳ II.
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 26/3.
3. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 25.doc