Bài soạn Lớp 3 Tuần 35 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 35 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 69)

ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌCVÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1)

I. Mục đích yêu cầu :

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc. Ôn luyện về viết một bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng cáo) về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.

- Học sinh đọc thông các bài tập đọc, phát âm rõ, đúng tốc độ và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Viết bản thông báo gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem.

- Học sinh có ý thức luyện đọc tốt.

 II. Đồ dùng dạy học :

 Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 ; bảng phụ viết một mẫu thông báo.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 35 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Ngày soạn : 11/05/2007
Ngày dạy : Thứ hai 13/05/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 69)
ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌCVÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu :
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc. Ôn luyện về viết một bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng cáo) về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.
- Học sinh đọc thông các bài tập đọc, phát âm rõ, đúng tốc độ và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Viết bản thông báo gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem.
- Học sinh có ý thức luyện đọc tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 ; bảng phụ viết một mẫu thông báo.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 3 phút
Cho học sinh nhắc lại tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 28 đến tuần 34.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Kiểm tra lấy điểm tập đọc (Khoảng ¼ số học sinh trong lớp) 10 phút.
- Giáo viên gọi từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2 : Ôn luyện về viết bản thông báo (15 phút).
Bài tập 2: 
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Giáo viên lưu ý lại đề bài.
 - Cho học sinh đọc thầm bài quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” (Tiếng Việt 3, trang 46). 
 - Học sinh đọc thầm bài quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” (Tiếng Việt 3, trang 46). 
 - Giáo viên lưu ý học sinh : Viết bản thông báo theo kiểu quảng cáo. Cụ thể :
- Học sinh theo dõi.
+ Về nội dung :đủ thông tin (mục đích – các tiết mục – thời gian – địa điểm – lời mời)
+ Về hình thức : lời văn gọn, rõ; trình bày, trang trí lạ, hấp dẫn. 
- Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh đọc mẫu của thông báo. 
- Học sinh đọc mẫu của thông báo. 
- Cho học sinh thực hành viết thông báo.
- Học sinh thực hành viết thông báo.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Cho học sinh dán thông báo lên bảng lớp.
- Học sinh dán thông báo lên bảng lớp.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bản thông báo được viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. Giáo viên đánh giá.
- Học sinh bình chọn bản thông báo viết đúng, trình bày hấp dẫn.
4) Củng cố : - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5) Dặn dò : Về luyện đọc lại các bài tập đọc đã học.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 70)
ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm : Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật.
- Học sinh đọc thông các bài tập đọc, phát âm rõ, đúng tốc độ và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. Tìm đúng, nhanh các từ ngữ theo các chủ điểm trên.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Phiếu viết tên các bài tập đọc, bảng phụ ghi bài tập 2.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 2 học sinh lên đọc lại bản thông báo đã viết ở tiết 1 ( Khánh, Sang).
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Kiểm tra lấy điểm tập đọc (Khoảng ¼ số học sinh trong lớp) (10 phút).
- Giáo viên gọi từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Học sinh lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2 : Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm : Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật (15 phút).
Bài tập 2: 
- Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 2.
- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 2.
- Cho học sinh trao đổi và làm bài theo nhóm.
- Học sinh trao đổi và làm bài theo nhóm.
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. – Đất nước, non sông, nước nhà,
 - Canh gác, kiểm soát bầu trời, tuần tra biên giới, chiến đấu, chống xâm lược, 
b. – Kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư,
 - Nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án,
c. – Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, quay phim, biên đạo múa, kiến trúc sư, diễn viên,
 - Ca hát, sáng tác, biểu diễn, chụp ảnh, làm thơ, viết văn, múa,
 - Âm nhạc, hội họa, văn học, kiến trúc, điêu khắc, kịch, điện ảnh, 
- Cho học sinh viết vào vở, 1 số học sinh đọc lại các từ mới tìm.
- Học sinh viết vào vở, 1 số học sinh đọc lại các từ mới tìm.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
5) Dặn dò : Về luyện đọc lại các bài tập đọc đã học.
ĐẠO ĐỨC : (T 35)
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ II VÀ CUỐI NĂM
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố cho học sinh những kiến thức đã học trong học kỳ II.
- Học sinh biết thực hiện một số hành vi : Tôn trọng khách nước ngoài; tôn trọng đám tang; tôn trọng thư từ và tài sản của người khác; tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
	II. Tài liệu và phương tiện :
	Vở bài tập đạo đức, nội dung ôn tập.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi.
H: Hãy nêu các việc làm để bảo vệ nguồn nước ( Ngọc, Dương).
H: Cần làm gì để bảo vệ môi trường? ( Quân, Vi)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố các kiến thức đã học trong học kỳ II (15 phút) .
² Mục tiêu : Học sinh nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình học kỳ II.
² Cách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đã học trong học kỳ II.
- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; tôn trọng khách nước ngoài; tôn trọng đám tang; tôn trọng thư từ và tài sản của người khác; tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ trả lời. 
 H: Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ?
 - Vì thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới.
H: Khi gặp đám tang, em cần làm gì ? Vì sao ? 
- Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hện của nếp sống văn hoá.
H: Đối với thư từ và tài sản của người khác em phải làm gì?
- Đối với thư từ và tài sản của người khác em cần phải tôn trọng, không được xâm phạm. 
H: Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
- Vì thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. 
H: Vì sao cần phải tiết kiệm nước ?
- Cần phải biết tiết kiệm nước vì nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và ..
H : Nêu một số việc mà em đã làm để bảo vệ nguồn nước.
- Học sinh tự trả lời.
H: Hãy nêu những việc làm để bảo vệ các con vật nuôi và cây trồng.
- Tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân, Không được đánh đập vật nuôi , thường xuyên cho ăn, tắm rửa,
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại kiến thức.
* Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (10 phút).
- Giáo viên nêu một số tình huống cho học sinh xử lí.
- Học sinh tập xử lí các tình huống theo nhóm .
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố : - Giáo viên hệ thống lại kiến thức .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Thực hiện tốt những điều đã học. 
 TOÁN: (T171)
 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu :
- Ôn tập, củng cố cho học sinh về giải bài toán có hai phép tính , giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị và tính giá trị của biểu thức.
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải bài toán có hai phép tính.
- Học sinh cẩn thận khi làm toán.
	II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ ghi bài 4, phiếu bài tập ghi nội dung bài 4. 
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
 - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau (Linh, Thảo)
 - Giải bài toán theo tóm tắt sau :
 Tóm tắt: 214 kg
? kg
 Đội 1 :
 Đội 2 :
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố ch ... - Giáo viên củng cố lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về đọc lại các bài học thuộc lòng, tập kể lại câu chuyện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : (T35)
ÔN TẬP –KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 6 )
I. Mục đích yêu cầu :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Nghe và viết chính xác bài “Sao Mai”.
- Học sinh đọc thuộc lòng các bài thơ đã học từ tuần 28 đến tuần 34 và trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc. Rèn cho học sinh kỹ viết đúng chính tả.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết.
	II. Đồ dùng dạy học:
	 Bảng phụ ghi bài viết chính tả, phiếu ghi tên các bài thơ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : Gọi 2 học sinh lên kể lại câu chuyện “Bốn cẳng và sáu cẳng”.(Hiền, Hương).
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Kiểm tra học thuộc lòng (1/3 số học sinh ) 10 phút. 
- Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 -Giáo viên nhận xét ,đánh giá.
- Học sinh lên bốc thăm đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 *Hoạt động 2 :Nghe – viết đúng chính tả (15 phút). 
Bài tập 2 : Nghe – viết : “Sao Mai” 
- Giáo viên đọc bài viết chính tả.
- Học sinh lắng nghe.
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài viết chính tả. 
 - 2 học sinh đọc lại bài viết chính tả. 
Giảng : Sao Mai tức là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Vẫn sao này nhưng mọc vào lúc chiều tối thì có tên là sao Hôm.
H : Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào ?
- Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc; gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ; mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết, sao vẫn làm bài mải miết.
H: Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
- Chữ đầu các dòng thơ.
 - Giáo viên đọc cho học sinh viết một số từ khó : chăm chỉ, trở dậy, xay lúa, lúa vàng, mải miết.
- Học sinh viết bảng con : chăm chỉ, trở dậy, xay lúa, lúa vàng, mải miết.
- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh nghe – viết chính tả.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát bài và sửa lỗi.
- Học sinh soát bài và sửa lỗi.
- Giáo viên chấm một số bài.
 - Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh và sửa một số lỗi trong bài viết.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về chép lại những chữ đã viết sai, đọc lại các bài học thuộc lòng để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
TOÁN: (T174)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Củng cố, ôn tập cho học sinh về xác định số liền sau của một số; so sánh các số và sắp xếp các số trong một nhóm số; về phép cộng, trừ, nhân, chia; về tìm thừa số, số bị chia và về giải toán có nội dung hình học.
- Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ, chia, nhân và giải toán.
- Học sinh cẩn thận khi làm toán.
	II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ kẻ hình bài 4.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
 2. Bài cũ : 5 phút
 - Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố cho học sinh về số liền sau của một số, về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tìm thừa số, số bị chia 20 phút).
 Bài 1 : 5 phút
- Cho học sinh đọc yêu cầu và làm bài tập vào vở nháp, 2 học sinh làm bảng lớp.
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài tập vào vở nháp, 2 học sinh làm bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
a. Số liền trước của 92458 là : 92457
 Số liền sau của 69509 là : 69510. 
b. 69134; 69314; 78507; 83507. 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính (5 phút)
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh tự làm bài vào vở , 4 học sinh làm trên bảng lớp.
- Học sinh tự làm bài vào vở, 4 học sinh làm trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 
100 000.
- Học sinh nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.
 +
+
-
x
 86127 65493 4216 4035 8
 4258 2486 5 03 504 
 90385 63007 21080 35 
 3 
Bài 3 : Trong một năm, những tháng nào có 31 ngày ? (5 phút)
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
- Một số học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài: Tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười, tháng Mười hai.
Bài 4 : Tìm x (5 phút)
- Cho học sinh đọc yêu cầu và xác định x. 
- Học sinh đọc yêu cầu và xác định x. 
- Cho học sinh làm bài vào vở nháp, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
a. x x 2 = 9328 b. x : 2 = 436
 x = 9328 : 2 x = 436 x 2 
 x = 4664 x = 872 
* Hoạt động 2 : Củng cố về giải toán có nội dung hình học (10 phút). 
 Bài 5 : Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
- Cho học sinh quan sát hình vẽ.
- Học sinh quan sát hình vẽ.
 9 cm 
 9 cm
 - Cho học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
- Học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. 
 - Học sinh dưới lớp đổi vở kiểm tra.
 Cách 1 : 
Bài giải :
Chiều dài hình chữ nhật là :
9 x 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là :
18 x 9 = 162 (cm2)
 Đáp số : 162 cm2
Cách 2 :
Bài giải :
Diện tích mỗi tấm bìa hình vuông là :
9 x 9 = 81 (cm2)
Diện tích của hình chữ nhật là :
81 x 2 = 162 (cm2)
 Đáp số : 162 cm2
4) Củng cố : 	- Giáo viên củng cố lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : (T 70)
ÔN TẬP HỌC KỲ II (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu :
- Hệ thống cho học sinh những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên.
- Học sinh yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
	II. Đồ dùng dạy học : 
 III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi.
H: Nêu sự khác nhau giữa đồi và núi ( Điệp, Ngọc).
H: Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào? (Dương, Uyên)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân (18 phút).
² Mục tiêu : Củng cố kiến thức đã học về động vật.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh làm phiếu bài tập, 1 học sinh làm trên bảng phụ.
 - Học sinh làm phiếu bài tập, 1 học sinh làm trên bảng phụ.
Nội dung phiếu bài tập:
Hoàn thành bảng dưới đây:
Tên nhóm động vật
Tên con vật
Đặc điểm
Côn trùng
Muỗi
Tôm, cua
Cá
Chim
Thú
Bước 2 : Cho học sinh sửa bài, đổi vở kiểm tra.
 - Học sinh sửa bài, đổi vở kiểm tra.
 - Giáo viên cho học sinh nhận xét, củng cố lại 
kiến thức.
* Hoạt động 4 : Trò chơi “Ai nhanh , ai đúng” (10 phút).
² Mục tiêu : Củng cố kiến thức đã học về thực vật.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
Kẻ bảng thành 6 cột ghi : Cây có thân mọc đứng, thân leo, rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, thân bò.
Bước 2: Giáo viên nói tên loại nào thì học sinh ở nhóm đó sẽ lên bảng ghi tên loại cây thuộc nhóm đó (mỗi học sinh chỉ được ghi tên 1 cây).
- Học sinh các nhóm tham gia trò chơi.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Học sinh nhận xét.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về xem lại bài tiết sau kiểm tra.
Ngày soạn :16/05/2007
Ngày dạy : Thứ năm 18/05/2007	 
CHÍNH TẢ : (T70)
KIỂM TRA ĐỌC (ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU)
TẬP LÀM VĂN : (T35)
KIỂM TRA VIẾT (CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN)
TOÁN: (T175)
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (CUỐI HỌC KỲ II)
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 35
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần . Nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 35:
	* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy .
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. Thực hiện ôn tập tốt đúng theo kế hoạch.
* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
- Hoàn thành các khoản đóng góp.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
Hoàn thành chương trình học kì II. 
Thi học kỳ II.
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 35.doc