Bài soạn môn Đạo đức học kì II - Tống Hoài Thanh

Bài soạn môn Đạo đức học kì II -  Tống Hoài Thanh

I . MỤC TIÊU

 Học sinh hiểu

- Kể được một số lợi ích của cây trồng , vật nuôi trong cuộc sống con người .

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng , vật nuôi .

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng , vật nuôi ở gia đình , nhà trường .

- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi .

II . CHUẨN BỊ :

- Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi

- Một vài bài hát có liên quan đến cây trồng

III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 15 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đạo đức học kì II - Tống Hoài Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 30
Đạo đức
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I . MỤC TIÊU 
 Học sinh hiểu 
- Kể được một số lợi ích của cây trồng , vật nuôi trong cuộc sống con người .
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng , vật nuôi .
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng , vật nuôi ở gia đình , nhà trường .
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi .
II . CHUẨN BỊ : 
- Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi 
- Một vài bài hát có liên quan đến cây trồng 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
+ Tại sao ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ?
+ Giáo viên nhận xét , sửa chữa .
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài .
 + Hôm nay thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số lợi ích của cây trồng , vật nuôi trong cuộc sống con người .Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng , vật nuôi .Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng , vật nuôi ở gia đình , nhà trường . Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi . Qua bài : chăm sóc cây trồng vật nuôi 
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai đoán đúng 
 Cách tiến hành 
GIÁO VIÊN chia Học sinh theo số chẵn và số lẻ. Học sinh có số chẵn có nhiệm vụ vẽ và nêu 1 vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích , tác dụng của con vật đó . Học sinh có số lể có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm 1 cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích , tác dụng của cây trồng đó 
Kết luận : Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hoặc vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. 
Hoạt động 2 : Quan sát tranh ảnh 
- Cách tiến hành 
GIÁO VIÊN cho Học sinh xem tranh và yêu cầu Học sinh đặt các câu hỏi về các bức tranh.
Hướng dân thực hành 
+ Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường nơi em đang sống 
+ Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cay trồng, vật nuôi.
+ Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường 
4 Củng cố –Dặn dò :
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học .
 + Về nhà sưu tầm thêm 1 số hình ảnh về cây trồng và vật nuôi đe åtiết sau thực hành tiếp.
- Hát ổn dịnh vào tiết học .
-Nước là tài nguyên, Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiểm .
- Học sinh lắng nghe Giáo viên giới thiệu .
+ 03 Học sinh nhắc lại tựa bài .
- Học sinh làm việc theo số chẵn và số lẻ 
- Một số Học sinh lên trình bày, các Học sinh khác phải đoán và gọi tên được con vật nuôi hoặc cây trồng đó 
+ Học sinh nêu lại ý chính .
- Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hoặc vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người
+ Học sinh xem tranh và Học sinh trả lời các câu hỏi về các bức tranh .
- Học sinh bình chọn nhóm có dự án hay
 Tuyên dương 
- Các nhóm thực hành 
- Học sinh lắng nghe Giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
Tuần 31 
Tiết 31
Đạo đức
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI. 
(Tiết2)
I . MỤC TIÊU 
 1 . Học sinh hiểu :
- Kể được một số lợi ích của cây trồng , vật nuôi trong cuộc sống con người .
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng , vật nuôi .
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng , vật nuôi ở gia đình , nhà trường .
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi .
II . CHUẨN BỊ 
 Các tư liệu về một số cây trồng , vật nuôi 
Một số bài hát thuộc chủ đề bài học 
Phiếu học tập 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra
+ Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm 
3 . Bài mới : 
+ Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số lợi ích của cây trồng , vật nuôi trong cuộc sống con người . Nêu được những việc cần làm phù hợp . Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi . Qua bài : Chăm sóc cây trồng , vật nuôi ( TT)
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
Hoạt đông 1: Báo cáo kết quả điều tra 
Mục tiêu:Học sinh Biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phơng ; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi .
Cách tiến hành : 
1 Giáo viên yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả điều tra về :
-Kể tên các loại cây trồng mà em biết.
Các cây trồng được chăm sóc như thế nào?
-Kể tên các vật nuôi mà em biết.
-Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ?
-Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trông, vật nuôi như thế nào?
Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Giáo viên Nhận xét 
 Hoạt động 2 .Đóng vai 
Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em .
Cách tiến hành :
-Chia nhóm thảo luận . 
-Giáo viên cho Học sinh đóng vai theo nhóm 
Nhóm 1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới . 
 + Nếu là Tuấn Anh em sẽ làm gì ? 
Nhóm 2“:Dương đi thăm ao nuôi cá bị vỡ nước chảy ào ào .
+ Nếu là Dương em sẽ làm gì ?
Nhóm 3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn .
+ Nếu là Nga em sẽ làm gì?
Nhóm 4: Khi đi học Chính rủ Hải đi tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần .
 + Nếu là Hải em sẽ làm gì?
- Các nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống của nhóm mình.
 + Đại diện nhóm báo cáo.
Lớp trao đổi nhận xét.
Giáo viên kết luận : 
Nhóm 1:.Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu. 
Nhóm 2 :Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết .
Nhóm 3 :Nga nên nghe lời mẹ 
Nhóm 4: Hải khuyên Chính không nên đi lên thảm cỏ . 
Hoạt động 3:Trò chơi” Ai nhanh ,ai đúng “
Mục tiêu :Củng cố bài Học sinh ghi nhớ các việc làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi.
* Cách tiến hành : 
-Giáo viên chia nhóm phát mỗi nhóm một tờ rôki. Nêu luật chơi: trong một thời gian nhất định (5 phút) các nhóm thảo luận, kê, viết những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào 4 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Học sinh tiến hành chơi
Học sinh trao đổi với các bạn trong lớp nhận xét chọn đội thắng. 
Giáo viên nhận xét và khen những nhóm thắng cuộc. 
* Kết luận chung :Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
4 Củng cố –Dặn dò :
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học .
 + Về nhà sưu tầm thêm 1 số hình ảnh về cây trồng và vật nuôi đã học .
+ Thực hiện nội dung bài và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng KT theo yêu cầu giáo viên .
- Học sinh khác nhận xét sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài .
Học sinh nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Lớp theo dõi 
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Học sinh thực hiện đóng vai 
- Học sinh biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em .
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Thảo luận lớp : Học sinh nêu .
+ Không nghe Hùng cản , vẫn thực hiện tưới cây .
+ Sẽ báo cho người lớn biết ao nuôi cá bị vỡ nước , và tìm đất đấp lại bờ bị vỡ nếu có thể được .
+ Sẽ ngưng vui chơi quay về cho lợn ăn .
+ Không thể đi vào thảm cỏ , phải bảo vệ cảnh quan nơi công cộng .
+ Đại diện nhóm báo cáo. Lớp trao đổi nhận xét.
Nhóm 1:.Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu. 
Nhóm 2 :Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết .
Nhóm 3 :Nga nên nghe lời mẹ 
Nhóm 4: Hải khuyên Chính không nên đi lên thảm cỏ 
+ Học sinh ghi nhớ các việc làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi.
+ Giáo viên chia nhóm phát mỗi nhóm một tờ rôki. Nêu luật chơi: trong một thời gian nhất định (5 phút) các nhóm thảo luận, kê, viết những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào 4 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Học sinh tiến hành chơi
+ Nghe Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
- Học sinh nêu lại : Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
-Học sinh lắng nghe Giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
Tuần 32
Tiết 32 
Đạo đức
(Dành cho địa phương)
ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI ĐI ĐƯỜNG
I.Mục tiêu: 
-Học sinh hiểu:
-Để đảm bảo an toàn khi đi đường, các em phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè, các em phải đi sát lề đường về phía bên phải, biết chọn nơi an toàn để qua đường
-Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định
-Đi đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người
-Học sinh chấp hành đúng luật giao thông đườmg bộ
II.Tài liệu và phương tiện:
-Tài liệu về giáo dục an toàn giao thông
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1 .Kiểm tra bài cũ : 
-Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
-Giáo viên nêu câu hỏi:
+Vì sao em phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi
+Em đã tự chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?
-Nhận xét
2 .Bài mới 
 - Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu Để đảm bảo an toàn khi đi đường, các em phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè, các em phải đi sát lề đường về phía bên phải, biết chọn nơi an toàn để qua đường .Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định . Đi đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người . Qua bài : Đảm bảo an toàn khi đi đường .
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
* Hoạt Động 1 : Hoạt động cả lớp
-Mục tiêu: Kiểm tra nhận thức của Học sinh về cách đi bộ an toàn, Học sinh biết xử lí tình huống khi gặp trở ngại trên đường
-Tiến hành:
-Giáo viên kiểm tra học sinh :
+Để đi bộ được an toàn, em phải đi như thế nào?
-Giáo viên nêu tình huống:
+Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc đường không có vỉa hè, em đi như thế nào?
+Ở nông thôn, khi đi bộ, em đi ở phần đường nào để đảm bảo an toàn?
 ...  nhận của người trên vật gì thì phải dùng hai tay
-Lễ phép với người trên là biểu hiện của nếp sống có văn hoá
-Giáo dục cho Học sinh có thái độ lễ phép với người trên
II.Chuẩn bị:
-Tư liệu:Mẩu chuyện: “Bạn Chi”
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1 .Kiểm tra bài cũ : 
-Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
-Giáo viên nêu câu hỏi:
+Vì sao phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng?
+Nêu những việc em đã làm để giữ vệ sinh nơi công cộng?
-Nhận xét
2 .Bài mới : 
- Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu biết được hiểu được lễ phép với người lớn tuổi là biết cư xử lễ phép, biết chào hỏi, nói năng, biết thưa gởi, khi đưa cho người trên và nhận của người trên vật gì thì phải dùng hai tayLễ phép với người trên là biểu hiện của nếp sống có văn hoá . Qua bài : Lễ phép với người lớn tuổi .
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
* Hoạt động 1 : Kể chuyện: Bạn Chi
-Mục tiêu: Học sinh biết: khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng lễ phép, đó là nếp sống của người có văn hoá
-Tiến hành:
-Giáo viên kể chuyện: “ Bạn Chi”
-Nội dung: Chiều hôm ấy, chỉ có một mình Chi ở nhà trông nhà. Chi đang ngồi làm bài tập toán thì có tiếng gõ cửa, Chi vội vàng chạy ra mở cửa. Bác Quân, bạn của bố Chi đến chơi. Chi nhanh nhẹn chào bác:
 -Cháu chào bác ạ! Cháu mời bác vào nhà xơi nước ạ!
 - Bác Quân vội nói:
 -Thôi cháu, bác có chút việc phải đi ngay, bác ghé qua nhà gửi bố cháu cái này. Cháu cầm cho bác và nói với bố cháu là có bác Quân đến, hôm khác, bác lại chơi
 + Chi đưa hai tay cầm gói quà và nói:
 -Vâng ạ! Cháu xin bác!
 Rồi Chi cố mời:
 -Cháu mời bác vào nhà nghỉ cho đỡ mệt!
 - Bác Quân cám ơn Chi và nhìn Chi trìu mến
-Giáo viên nêu câu hỏi cho Học sinh trả lời
+Khi bác Quân đến nhà, Chi đã có thái độ như thế nào
* Hoạt động 2 : Tự liên hệ và liên hệ
+Những hành động trên chứng tỏ Chi đã có đức tình gì?
+Lễ phép với người trên còn thể hiện như thế nào?
-Kết luận: Khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng và lễ phép, điều đó thể hiện nếp sống của người có văn hoá mới
-Mục tiêu: Học sinh thể hiện sự lễ phép đối với người lớn tuổi
-Giáo viên gọi một số Học sinh tự đặt ra các tình huống để tỏ thái độ lễ phép với người trên
-Giáo viên và cả lớp nhận xét
-Học sinh tự liên hệ về bản thân em đã biểu hiện sự lễ phép với thầy cô giáo, với các cô bác nhân viên trong nhà trường như thế nào
3. Củng cố - dặn dò
-Nhận xét và biểu dương hành động của một số Học sinh trong lớp, trong trường, nhắc nhở một số Học sinh tỏ ra thiếu lễ phép với người lớn tuổi
-Gọi Học sinh nêu vài câu tục ngữ về nội dung bài
-Ví dụ: Lời chào cao hơn mâm cỗ
-Yêu trẻ, trẻ đến nhà, kính già, già để tuổi cho- Giáo viên giải thích
-Nhận xét tiết học
-Dặn Học sinh ôn bài và thực hiện tốt những điều đã học
- Hát ổn định để vào tiết học .
-2 Học sinh thực hiện lên bảng kiểm tra theo nội dung của giáo viên .
+ Học sinh lắng nghe giáo viên sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài 
+ Cho từng nhóm HS kể chuyện: Bạn Chi
-Học sinh biết kể : khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng lễ phép, đó là nếp sống của người có văn hoá
-Học sinh chú ý lắng nghe
-Học sinh trả lời
- Chào bác, mời bác vào nhà uống nước
- Đưa 2 tay nhận gói quà và nói cảm ơn bác
- Cố mời bác vào nhà nghỉ cho đỡ mệt
- Chào bác, mời bác vào nhà uống nước,
rất lễ phép với người trên
- Bạn Chi rất lễ phép với người trên
- Nói năng thưa gởi và biêt dùngcác từ:vâng,dạ, cử chỉ đưa và nhận vật gì từ người lớn phải dùng hai tay
-Học sinh lắng nghe và nêu lại ý : Khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng và lễ phép, điều đó thể hiện nếp sống của người có văn hoá mới
-Học sinh tự nêu các tình huống 
-Học sinh tự liên hệ về bản thân em đã biểu hiện sự lễ phép với thầy cô giáo, với các cô bác nhân viên trong nhà trường .
+ Học sinh lắng nghe biểu dương hành động của một số Học sinh trong lớp, trong trường, rút kinh nghiệm một số Học sinh tỏ ra thiếu lễ phép với người lớn tuổi.
-Học sinh tự vài nêu vài câu tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học .
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
Tuần 35 
Tiết 35	
Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG
CUỐI HỌC KÌ 2	VÀ CUỐI NĂM
I.Mục tiêu:
Giúp Học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về các nội dung: tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọngđám tang, tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
-Biết cư xử khi gặp khách nước ngoài, ứng xử đúng khi gặp đám tang, có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, biết sử dụng nước tiết kiệm, biết bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm, có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 .Kiểm tra bài cũ : 
-Lễ phép với người trên
-Giáo viên nêu câu hỏi:
+Khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ như thế nào?
+Em đã làm gì khi gặp các thầy cô giáo, các cô bác nhân viên nhà trường?
-Nhận xét
2 .Bài mới 
- Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu biết được hiểu được tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọngđám tang, tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước . Biết cư xử khi gặp khách nước ngoài, ứng xử đúng khi gặp đám tang, có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, biết sử dụng nước tiết kiệm, biết bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm, có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước . Qua bài : Ôn tập và thực hành kỹ năng cuối HK2
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
* Hoạt Động 1 : Thảo luận nhóm 
* Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế và xử lí tình huống
-Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học
-Các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+Khi gặp khách nước ngoài, em đã làm gì?
+Những việc đó thể hiện điều gì?
-Chốt ý: Khi gặp khách nước ngoài, em có thể chào hỏi, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ, việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài hiểu biết và có tình cảm đối với đất nước và con người VN
+Khi gặp đám tang, em sẽ làm gì?
+Việc đó thể hiện điều gì?
-Chốt ý: Cần phải tôn trọng đám tang đó là biểu hiện của nếp sống văn minh
+Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
+Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác thể hiện điều gì?
-Chốt ý: Thư từ, tài sản là của riêng của mỗi người cần nên được tôn trọng, mọi mgười cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng
+Vì sao chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
-Chốt ý: Nước là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người, chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm
-Giáo viên nêu một số câu hỏi, Học sinh thảo luận nhóm đôi rồi trả lời
+Nêu những việc làm của em thể hiện sự tôn trọng đối với khách nước ngoài?
+Nêu có một vị khách nước ngoài đến thăm trường và hỏi em về tình hình học tập
+Em nhìn thấy các bạn trong lớp chạy theo đám tang chỉ trỏ, cười đùa
+Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì? Của ai? Việc đó xảy ra như thế nào?
+Em nhìn thấy bạn A mở cặp của bạn B tự ý lấy truyện ra xem
+Nước sinh hoạt nơi em đang sống thiếu, thừa hay đủ?
+Nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào?
+Giờ ra chơi, em đi ngang qua chỗ có vòi nước đang chảy
3. Củng cố dặn dò : 
-Giáo viên mời một số cặp Học sinh lên trình bày
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, liên hệ giáo dục
-Khen những Học sinh xử lí đúng các tình huống
-Kết luận chung về nội dung bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn Học sinh về nhà ôn bài
- Hát ổn định để vào tiết học .
-2 Học sinh thực hiện lên bảng kiểm tra theo nội dung của giáo viên .
+ Học sinh lắng nghe giáo viên sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài 
+ Học sinh thảo luận nhóm 
* Liên hệ thực tế và xử lí tình huống
-Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày
+ Khi gặp khách nước ngoài, em có thể chào hỏi, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ .
+ Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài hiểu biết và có tình cảm đối với đất nước và con người VN
- Nhóm bạn bổ sung nêu lại ý chính .
+ Cần phải tôn trọng đám tang đó là biểu hiện của nếp sống văn minh
- Nhóm bạn bổ sung nêu lại ý chính 
+ Thư từ, tài sản là của riêng của mỗi người cần nên được tôn trọng, mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng .
- Nhóm bạn bổ sung nêu lại ý chính 
+ Nước là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người, chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm
+ Học sinh thảo luận nhóm đôi rồi trả lời
-Học sinh thảo luận nhóm đôi , liên hệ và xử lí các tình huống
- Một số nhóm lên trình bày , nhóm bạn khác bổ sung .
+ Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
 	Duyệt Ban giám hiệu Duyệt Tổ chuyên môn 
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
Ngày ...... Tháng...... Năm 20......	 Ngày ...... Tháng...... Năm 20......
 Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc 3 tuan 30-35 dua len mang.doc