Bài soạn tuần 3 Lớp 3 - Trường Tiểu học Thị Trấn 1

Bài soạn tuần 3 Lớp 3 - Trường Tiểu học Thị Trấn 1

ĐẠO ĐỨC

 Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1- HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.

2- HS hiểu và ghi nhớ năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.

3- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.Học sinh yêu htichs môn học.

II. Đồ dùng:

- Các bài thơ, bài hát truyện, tranh ảnh bằng hình về Bác Hồ.

- Vở bài tập Đạo đức 3.

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tuần 3 Lớp 3 - Trường Tiểu học Thị Trấn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 15 tháng 8 năm 2011
ĐẠO ĐỨC 
 Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1- HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
2- HS hiểu và ghi nhớ năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.
3- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.Học sinh yêu htichs môn học.
II. Đồ dùng:
- Các bài thơ, bài hát truyện, tranh ảnh bằng hình về Bác Hồ.
- Vở bài tập Đạo đức 3.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Khởi động: 
- HS hát tập thể.
- GV giới thiệu bài.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: 
- HS biết được Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với đất nước.
- GV chia HS thành các nhóm quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
* Thảo luận lớp:
+ Em còn biết gì thêm về bác Hồ?
+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
* GV kết luận: Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ.
ª Hoạt động 2: GV kể chuyện.
* Thảo luận: Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu Thiếu nhi như thế nào?
ª Hoạt động 3: 
- Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy.
- GV ghi lên bảng, chia nhóm.
- GV củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.
ª Củng cố - Dặn dò:
-Dặn xem lại bài ở nhà 
-Nhận xét tiết học 
- Lớp hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng" .
- Các nhóm thảo luận dại diện.
+ Bác sinh ngày 19/5/1890, quê Bác ở làng sen xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Các cháu Thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và bác Hồ cũng rất yêu quý Thiếu nhi.
- Mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng.Mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS cả lớp trao đổi, bổ sung.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu:
A – Tập đọc:
1- Đọc trôi chảy toàn bài, rành mạch 
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (cậu bé, nhà vua).
2- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện (ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé)
-Trả lời các câu hỏi (trong sgk).
3/Học sinh yêu thích môn học tập đọc, có ý thức ham học.
B – Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
II. Các kĩ năng sống 
- Tư duy sáng tạo. 
- Ra quyết định 
- Giải quyết vấn đề
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Đặt câu hỏi
- Thảo luận nhóm
IV. Đồ dùng:
- Tranh.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- Sách giáo khoa.
- Tranh phóng to câu chuyện.
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A – Mở đầu: 
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1.
- GV giải thích nội dung từng chủ điểm..
B – Bài mới:
1. Khám phá: Giới thiệu bài.
2. Kết nối: Luyện đọc trơn
a) GV đọc toàn bài (Gợi ý cách đọc)
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- GV hướng dẫn các em đọc đúng.
- Đọc từng đoạn.
- Trong khi theo dõi HS đọc, GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. GV nhắc nhở những em đọc chưa đúng câu từ ngữ.
3. Luyện đọc hiểu: Tìm hiểu bài.
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
+ Trong cuộc thử tài lần 3 cậu bé yêu cầu điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
4, Thực hành: Luyện đọc lại.
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay.
Kể chuyện:
1- HS nêu nhiệm vụ.
2- HS kể từng đoạn:
- Mời 3 HS.
- GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS lúng túng:
+ Tranh 1: Quân lính đang làm gì?
+ Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì?
+ Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giải điều gì?
- Sau mỗi lần HS kể.
5. Vận dụng tiếp nối: 
- GV động viên khen ngợi những ưu điểm. 
- Khuyến khích HS về nhà kể lại.
- Cả lớp mở mục lục SGK. Một ¨ 2 HS đọc tên 8 chủ điểm.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu ¨ hết bài.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn (một hoặc 2 lượt)

- HS từng cặp hay từng nhóm nhỏ tập đọc.
- Một HS đọc lại đoạn 1.
- Một HS đọc lại đoạn 2.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
+ Vì gà trống không đẻ trứng được.
- HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với đức vua cần rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- HS thảo luận nhóm.
+ Ca ngợi tài trí của cậu bé.
- Chia HS thành các nhóm.
- HS từng nhóm phân vai đọc.
- HS quan sát 3 tranh minh họa nhẩm kể chuyện tiếp nối nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.
+ Lính đang đọc lệnh vua.
+ Cậu khóc ầm ĩ và bảo .... 
+ Rèn cho chiếc kim .....
- HS cần nhận xét, đánh giá lời kể của bạn mình.
TOÁN
 ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
1- Giúp HS ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
2- HS đọc, viết thành thạo các số có ba chữ số.
3- Các em ham thích học toán.
II. Đồ dùng: 
- SGK, bảng phụ để HS thực hiện bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra sách vở.
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Luyện tập: Chủ yếu HS tự luyện tập dưới hình thức học tập cá nhân.
* Bài 1:
* Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi HS làm vào vở.
* Bài 3: 
- Với trường hợp có các phép tính, GV cần giải thích.
	243 = 200 + 40 + 3
	 243
* Bài 4: 
- Yêu cầu HS chỉ ra được số lớn nhất là 735.
 - Yêu cầu HS chỉ ra số bé nhất.
- GV giải thích.
* Bài 5: 
- Cho HS tự làm vở.
- Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS đọc kết quả (cả lớp theo dõi, tự chữa bài).
- HS tự điền số thích hợp vào ô trống sẽ được dãy số:
a) 310, 311, 312, 313, 314... (các số tăng liên tiếp).
b) 400, 399, 398, 397... (các sô giảm liên tiếp từ 400 đến 391)
- HS tự điền dấu thích hợp > , < , =
	303 516 ...
	 30 + 100
	 < 131
	 130
- HS nêu yêu cầu của bài.
	357, 421, 573, 241, 735, 142
	357, 421, 573, 241, 735, 142
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Viết các số 537 ; 162 ; 830 ; 241 ; 519 ; 425
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 162 ; 241 ; 425 ; 519 ; 537 ; 830.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 830 ; 537 ; 519 ; 425 ; 241 ; 162.
Thứ ba, ngày 16 tháng 8 năm 2011
CHÍNH TẢ
 Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu:
1- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài "Cậu bé thông minh". Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn.Không mắt quá 5 lỗi trong bài.
2- Làm đúng các bài tập 2a,b,điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ vào ô trống.Trong bảng (bt3).
3- Học nghiêm túc, rèn tính cẩn thận, chịu khó học tập.Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn HS cần chép.
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2ª Hoạt động : Hướng dẫn HS tập chép.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
- GV hỏi:
+ Đoạn này chép từ bài nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Hướng dẫn HS tập viết vào bảng con (giấy nháp) tiếng khó: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt (MB) nhỏ, bảo, cỗ, xẻ.
- GV gạch chân những tiếng dễ viết sai.
b) GV theo dõi uốn nắn HS chép.
c) Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 ¨ 7 bài. Nhận xét.
ª Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
a) Bài tập (2) lựa chọn cho HS làm bài 2a hay 2b.
- Chữa bài.
- GV nhận xét.
b) Bài tập 3: 
- Điền chữ và tên chữ còn thiếu.
- GV mở bảng phụ, nêu yêu cầu bài tập.
- GV xóa.
ª Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét.
- 2, 3 HS đọc lại đoạn chép trên bảng.
+ Bài "Cậu bé thông minh"
+ Giữa trang vở.
+ 3 câu.
* Câu 1: Hôm sau ..... ba mâm cỗ.
* Câu 2: Cậu bé đưa cho ..... nói. 
* Câu 3: Còn lại
+ Câu 3: dấu chấm, câu 2: dấu 2 chấm, viết hoa.
- HS viết bảng con.
- HS chép vào vở.
- HS tự chữa bằng bút chì.
- HS làm bài 2a hoặc 2b.
- Cả lớp làm bảng con.
- HS đọc thành tiếng bài làm.
- Cả lớp viết bài giải đúng vào vở.
- Một HS làm mẫu: ă, â
- Một HS làm trên bảng lớp.
- Nhiều HS nhìn bảng lớp đọc.
- HS học thuộc thứ tự.
- Cả lớp viết lại.
TẬP ĐỌC 
Hai bàn tay em
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
1/Đọc đúng, rành mạch,biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu nội dung hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi sgk ).
2/Học thuộc 2-3 khổ thơ trong bài.
3/Học sinh có ý thức học tập, yêu thích môn học. 
II. Các kĩ năng sống 
-Tự nhận thức 
-Lắng nghe tích cực 
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
-Trình bày ý kiến cá nhân 
-Thảo luận cặp đôi-chia sẻ 
IV. Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những khổ thơ.
- Sách giáo khoa.
V. Tiến trình dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A – Bài cũ:
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện "Cậu bé thông minh" và trả lời câu hỏi.
B – Bài mới:
1. Khám Phá: Giới thiệu bài.
2. Kết nối: Luyện đọc trơn
a) GV đọc mẫu.
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Nhắc các em nghỉ hơi đúng, chú ý những câu sai.
3. Luyện đọc hiểu: Tìm hiểu bài.
+ Hai bàn tay của em bé so sánh với gì?
+ Em thích nhất khổ thơ nào?
- Học thuộc bài thơ.
- Lớp bình chọn đọc đúng, đọc hay. Nhắc nhở những em đọc chưa đúng.
5. Vận dụng tiếp nối:
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài "Hai bàn tay em".
- 3 HS tiếp nối nhau kể.
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ trong bài.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Một em đọc câu hỏi bài 1.
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Nụ hoa hồng, những ngón tay xinh xinh như cánh hoa.
- HS trả lời.
- Cho HS thuộc từng khổ thơ, cả bài.
- 2 tổ thi đua học.
Toán
CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ)
I. Mục tiêu:
1- Giúp HS củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.(không nhớ)
2- HS giải các bài toán (có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn thành thạo.
3- Các em ham thích học toán.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ, ...  2: Hướng dẫn nghe – viết.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 1 lần bài thơ.
- Giúp HS nắm nội dung bài.
+ Khổ thơ 2 nói lên điều gì?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
- Đọc cho HS viết: GV đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 2 lần.
ª Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
a) Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV mở bảng phụ hoặc dán giấy lên bảng.
b) Bài tập 3: Chọn cho HS làm bài 3a hay 3b.
ª Củng cố - Dặn dò:
- 2 em đọc thuộc lòng đúng thứ tự 10 tên chữ đã học.
- Một HS đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc thầm khổ thơ 1.
- HS đọc tiếp khổ thơ 2.
+ Chơi chuyền rất tinh mắt.
+ 3 chữ.
+ Viết hoa.
+ Các câu "chuyền, chuyền một ... Hai hai đôi"
- HS tập viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- 2 hoặc 3 HS lên bảng thi điền vần nhanh.
- Một HS đọc lại yêu cầu bài 3a.
- Cả lớp làm bảng con.
TOÁN
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1/ Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện các phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục, hàng trăm).
2/Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam (đồng).
3/ Tự giác làm bài, chăm học.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
	324 + 405
	645 – 302
- GV nhận xét.
B- Bài mới: 
ª Hoạt động 1: 
- Giới thiệu phép cộng:	435 + 127
- GV nêu phép tính 435 + 127 = ?, hướng dẫn HS thực hiện.
- GV ghi bảng.
a)	435 + 127 = ?
- Học sinh đặt tính dọc ¨ 	 435
	+ 127
	 562
- GV ghi bảng.
b)	256 + 162 = ?
- HS thực hành như bài 1 ¨ 256
	+ 162
	 418
- Thực hiện phép tính như SGK, lưu ý nhớ 1 chục vào tổng các chục. Chẳng hạn: "3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 (nhớ) bằng 6, viết 6 (viết 6 ở dưới thẳng cột hàng chục)".
ª Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng
	256 + 162
ª Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1: Yêu cầu HS vận dụng trực tiếp cách tính như phần "Lý thuyết".
- GV hướng dẫn chung cả lớp. Lưu ý PT ở cột 4: 146 + 214, có 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 nhớ 1 sang hàng chục.
* Bài 2: Bài này gồm các phép cộng các có ba chữ số có nhớ 1 lần sang hàng trăm (ở bài 1 gồm các phép cộng có nhớ 1 lần sang hàng chục) tương tự bài 1.
* Bài 3: Yêu cầu HS đặt tính rồi tính, củng cố cộng các số có 3 chữ số.
* Bài 4: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
* Bài 5: HS nhẩm ¨ ghi kết quả.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Các em về nhà coi lại bài.
- 2 HS lên bảng:
	 324	 645
	+ 405	+ 302
	 729	 343
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đặt tính dọc rồi hướng dẫn thực hiện phép tính: 5 cộng 7 bằng 12 (qua 10), viết 2 (đơn vị) ở dưới thẳng cột đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục (phép cộng này khác các phép cộng đã học là có nhớ sang hàng chục)
- Nhớ 1 chục vào tổng các chục.
- Thực hiện tương tự như trên (có nhớ 1 trăm sang hàng trăm)
- HS tự làm phép tính 256 + 125 vào bảng con.
- HS làm bảng con:	¨ 	 146
	+ 214
	 360
- Bài 2:
 256	 452	 166	 465
+ 182	+ 361	+ 283	 + 172
 438	 813	 349	 637
- HS có thể đặt tính: 360
	+ 60
	 420
- Bài 4: Độ dài đường gấp khúc ABC:
	126 + 137 = 263 (cm)
	Đáp số: 263 cm
- Bài 5:
	500 đồng = 200 đồng + 300 đồng
Thứ sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2011
TẬP LÀM VĂN 
Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong 
	Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
1/ Rèn kỹ năng nói: trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.bt1
2/ Rèn kỹ năng viết – Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
3/ Thích học văn.
II. Các kĩ năng sống 
-Tự nhận thức 
-Lắng nghe tích cực 
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
-Trình bày ý kiến cá nhân 
-Thảo luận cặp đôi-chia sẻ 
IV. Đồ dùng:
- Mẫu dơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Vở bài tập.
V. Tiến trình dạy học:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
A- Khởi động
B- Bài mới
1. Khám phá: Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2 Kết nối: Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: 
- Tập tập trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng.
+ Đội thành lập vào ngày nào? Ở đâu?
+ Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
* Bài tập 2: 
- Giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- GV chốt lại. 

3. Vận dụng tiếp nối:
-Yêu cầu HS nhớ mẫu đơn, thực hành.
- 1 hoặc 2 HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm theo.
- HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội thiếu niên nhi đồng.
- Ngày 15-5-1941 tại Pắc – bó, Cao Bằng, tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng cứu quốc.
- Có 5 đội viên: Nông Văn Dền (Kim Đồng), Nông Văn Thàn (Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (Thanh Minh), Lý Thị Mỹ (Thủy Tiên), Lý Thị xậu (Thanh Thủy).
- HS có thể nói thêm về huy hiệu Đội.
- Ý kiến của mỗi HS.
- Giúp cả lớp có hiểu biết hơn. Một HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở, 1 hoặc 3 HS đọc lại bài.
- Lớp nhận xét.
TỰ NHIÊNVÀ XÃ HỘI
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
1/Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
 2/ Hít thở nhiều khói, bụi đối với sức khỏe con người.
 3/Học sinh yêu thích môn học .
II. Các kĩ năng sống 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bắng mũi, vệ sinh mũi.
- Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm bản thân
- Thảo luận nhóm 
IV. Đồ dùng:
Hình trong SGK / 6, 7 ; Gương soi 
V. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Hướng dẫn HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình.
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
+ Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy như thế nào?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?
- GV kết luận.
* Củng cố - Dặn dò:
Dặn về xem lại các bài đã học, để rèn thêm bài ở nhà.
Xem trước bài tiếp theo.
Nhận xét tiết học 
- HC thực hành soi gương.
- Đại diện nhóm trả lời.
+ Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
+ Trong mũi có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, có nhiều mao mạch sởi ấm không khí hít vào.
- Quan sát các hình 3, 4, 5 / 7
- 2 HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện phát biểu.
- Cả lớp bổ sung.
- Nhận xét.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1/ Củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
2/ Rèn các em làm toán đúng, chính xác.
3/ Tự giác làm bài, ham thích học toán.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
- SGK, vở toán.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, 1 em 1 cột, chú ý 60 + 360 đặt là: 	360
 + 60
- GV nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 1: 
* Bài 1: Yêu cầu HS tự tính kết quả mỗi phép tính. GV cho HS đổi chéo vở để chữa từng bài. Lưu ý bài 85 + 72 (tổng hai số có hai chữ số là số có ba chữ số). GV có thể hướng dẫn HS cộng như sau:
	 85
 	 + 72
	 157
* Bài 2: Yêu cầu HS làm như bài 1. Lưu ý bài 93 + 58 có thể tính sau:
	 93
 	 + 58
	 151
* Bài 3: Có thể cho HS nêu thành bài toán rồi giải: Có 2 thùng đựng dầu hỏa: thùng thứ nhất có 125 lít, thùng thứ 2 có 135 lít. Hỏi cả 2 thùng có bao nhiêu lít?
- Bài tập cho biết gì?
- Bài tập hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu lít ta phải làm thế nào?
- GV thu, chấm 1 số em.
* Bài 4: 
- Yêu cầu HS vẽ theo mẫu (hình ảnh con mèo).
- Có thể tô màu.
ª Củng cố - Dặn dò:
- HS về nhà xem lại bài.
- 2 HS lên bảng làm:
	 235	 360
	+ 417	+ 60
	 652	 420
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- Bài 1: HS nêu yêu cầu.
- Tính: HS làm vào vở:
 367	 487	 85	 108
+ 120	+ 302	+ 72	 + 75
 487	 789	 157	 183
- Lớp nhận xét.
- Chữa bài.
- HS đổi vở chéo để chữa từng bài.
- HS: 	5 cộng 2 bằng 7, viết 7
	8 cộng 7 bằng 15, viết 15
	 85
 	 + 72
	 157
- 3 cộng 8 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
- 9 cộng 5 bằng 14, thêm 1 bằng 15 viết 15
	 93
 	 + 58
	 151
- Gọi 1 em đọc lại đề toán, 1 em lên bảng.
- Lớp làm vở.
- Thùng thứ nhất 125 lít, thùng thứ hai 135 lít. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
- Làm phép tính cộng.
- HS giải vào vở
	Bài giải:
- Số lít dầu cả hai thùng có là:
	125 + 135 = 260 (lít)
	 Đáp số: 260 lít
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp đánh giá tuần qua
I/Mục tiêu:
-Sau tiết học học sinh nhận thức được việt làm giờ học sinh hoạt 
-Học sinh có ý thức được sau một tuần học , có nhận định thi đua báo cáo của các tổ .
-Học sinh yêu thích có ý chí phấn đáu trong giờ học .
II/Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động 1:
Hoạt động thầy giáo nhận xét trong tuần 
+Thầy giáo báo cáo các nhânj xét chung trong tuần .
 thứ hai 
 thứ ba
thứ tư
thứ năm
thưsáu
thứ bảy
-Giáo viên nhận xét bài cùng lớp.
-Các buổi tăng cường , quá trình học tập vàgiữ gìn sách vở
-Giáo viên bổ sung nêu nhận xét .
 B/Hoạt động 2:
-Hoạt động thi đua của 3 tổ .
+Nhằm các tổ đánh giá cho nhau 
+Nội dung chẩn bị từ cả tuần 
-Giao nhiệm vụ cho 3 tổ làm nhóm .
III/Củng cố dặn dò :
-Dặn thêm một số công việc tuần đến 
 -Nhận xét tiết học 
-Học sinh thấy vai trò trách nhiệm của mình
-Lớp theo dõi nhận xét của tổ mình 
-Từng tổ báo cáo lại 
-Nội dung chẩn bị từ cả tuần 
Học sinh lắng nghe thực hiện 
TUẦN 1 
Thứ/ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
HAI
15/8/2011
ĐĐ
TĐ-KC
T
CC
1
1-2
1
1
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1 )
Cậu bé thông minh
 Đọc viết các số có ba chữ số
BA
16/8/2011
C T
TĐ
T
TNXH
1
3
2
1
Cậu bé thông minh ( tập chép )
 Hai bàn tay em
Cộng , trừ các số có ba chữ số ( không nhớ)
 Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
TƯ
17/8/2011
LT&C
T V
T
1
1
3
Ôn về từ chỉ sự vật , so sánh .
 Ôn chữ hoa : A
 Luyện tập
NĂM
18/8/2011
TC
C T
T
1
2
4
Gấp tàu thuỷ 2 ống khói
Chơi chuyền ( nghe viết )
Cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần )
SÁU
19/8/2011
TLV
TNXH
T
SHTT
5
2
1
1
 Nói về ĐTNTP-Điền vào giấy tờ in sẵn
Nên thở như thế nào ?
Luyện tập
 Học tập nội quy

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 KNS.doc