Các đề luyện tập Tiếng Việt Lớp 3 - Nguyễn Văn Tam

Các đề luyện tập Tiếng Việt Lớp 3 - Nguyễn Văn Tam

Bài 3 : Gạch chân các từ viết sai chính tả (l và n) trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

Đám đông hò hét làm láo loạn cả phố.

Bé Sơn mới nẫm chẫm biết đi.

Tiếng mưa rơi nộp bộp trên tàu lá chuối.

Một tiếng nổ vang lên nong trời nở đất.

Tùng lằng lặc đòi mẹ mua quả la.

 

doc 28 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các đề luyện tập Tiếng Việt Lớp 3 - Nguyễn Văn Tam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC ĐỀ LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3
ĐỀ 1 :
Bài 1: Điền sao hay xao?
Lao.....................
Xanh...................
Bản .....................
....................chép
....................động
..................xuyến
Ngôi ...................
......................sao
....................biển
Xôn ....................
Bài 2: Điền s hay x?
tinh thần ..........ung phong
nụ cười ......ung ......ướng
há miệng chờ .....ung
mọi người ....ung quanh
cái ...ắc .......inh .....inh
đồ chơi .....úc .......ắc
hoa tươi khoe ......ắc
bảy .......ắc cầu vồng
Bài 3 : Gạch chân các từ viết sai chính tả (l và n) trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
Đám đông hò hét làm láo loạn cả phố.
Bé Sơn mới nẫm chẫm biết đi.
Tiếng mưa rơi nộp bộp trên tàu lá chuối.
Một tiếng nổ vang lên nong trời nở đất.
Tùng lằng lặc đòi mẹ mua quả la.
ĐỀ 2 :
Bài 1: Kẻ chân những chữ viết sai chính tả trong đoạn văn sau rồi chép lại cho đúng:
Giữa thành phố đà lạt có hồ xuân hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ than thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2: Điền vào chỗ chấm r/d/gi ?
a - cá ....án; gỗ ......án, con .....án.
Suối chảy ......óc .......ách; nước mắt chảy ......àn .....ụa.
b – Quyển vở này mở ....a
Bao nhiêu trang .....ấy trắng 
Từng .....òng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng
Lật từng trang từng trang
......ấy trắng sờ mát .....ượi
Thơm tho mùi .....ấy mới
Nắn nót bàn tay xinh.
Bài 3: Điền vào chỗ chấm r/d/gi ?
giày .....a; tuổi ...à; đi ....a; áo .....a.
day .....ứt; ....ùng, dằng; giành ....ật; ....ơi rụng; khóc ....ấm ....ứt.	
ĐỀ 3 :
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
Vui ><.....................
khoẻ mạnh ><.............
hay ><....................
Cười ><........................
Chậm chạp ><...............
Thông minh ><...............
Chăm chỉ ><..................
Ngọt ><.......................
Héo ><........................
Bài 2; Kẻ chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:
1. Rượu ngon bất luận be sành
áo rách khéo máy hơn lành vụng may
2. Lành làm gáo, vỡ làm môi.
3. Một cây mà có năm cành
Ngâm nước thì héo, để dành thì tươi.
4. Thóc kia phơi đổ vào bồ
Cau tươi tước vỏ phơi khô để dành.
Bài 3: Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa có trong mỗi câu sau:
Trên dưới một lòng. .........................................................................
Trong ấm ngoài êm. ..........................................................................
Xa gần đều hay. ..............................................................................
Trước sau như một. ......................................................................
Lên thác xuống ghềnh. .................................................................
Đi ngược về xuôi. ................................................................
Bài 4: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ dưới đây:
Gầy gò ><..............................
Vui vẻ ><..............................
Trắng trẻo ><........................
Nóng bức ><...............................
Nhanh nhẹn ><.............................
khéo léo ><.................................
ĐỀ 4:
Bài 1: Tìm các từ:
Chỉ đồ dùng học tập: .......................................................................
Chỉ hoạt động của học sinh: ...............................................................
Chỉ tính nết của học sinh: ..................................................................
Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu sau: Ai (cái gì, con gì) – là gì 
a. Giới thiệu một bạn trong lớp mà em thích nhất:
...................................................................................................
b. Giới thiệu trò chơi em yêu thích:
...................................................................................................
c. Giới thiệu một dòng sông ở địa phương em:
...................................................................................................
Bài 3: Gạch dưới các từ chỉ họat động, trạng thái của loại vật, sự vật trong những câu sau:
Chú gà trống chạy tót ra sân.
Những bông hoa hồng toả hương thơm ngát.
Chim chíhc bông chuyền từ cành na sang cành bưởi.
Bê vàng đi tìm cỏ.
Bài 4: đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong các câu sau:
a. Các bạn mới đến là học sinh lớp 2.
.........................................................................................................
b. Na là một cô bé tốt bụng.
.........................................................................................................
c. Môn thể thao em yêu thích là bóng đá.
.........................................................................................................
ĐỀ 5
Xóm Chuồn Chuồn
Xóm ấy trú ngụ đủ cac chi họ Chuồn Chuồn. Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kỳ thực trông kỹ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô bay nhanh thuăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi, đi từ xa đã thấy Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Lại anh Kỉm Kìm Kimbấy lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí teo, cái đuôi bằng chiếc tăm dài nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu, cũng đậu ngụ cư vùng này. 
Theo Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài.
1. Đoạn văn trên kể tên mấy loại Chuồn Chuồn?
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a. 3 loại	b. 4 loại	c. 5 loại.
2. Câu “Chuồn Chuồn Tương bay lượn quanh bãi.” được viết theo mẫu câu nào?
a. Ai – là gì?	 b. Ai – làm gì?	c. Ai – thế nào?
3. Em thích loài Chuồn Chuồn nào nhất ? Vì sao?
Viết câu trả lời của em vào chỗ trống.
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
4. Loại Chuồn Chuồn nào yếu ớt và bé nhỏ nhất trong các loài Chuồn Chuồn được kể đến trong đoạn văn trên? Viết câu trả lời của em vào chỗ trống.
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
5. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau:
Chuồn Chuồn Ngô bay nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất.
ĐỀ 6:
Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu 
Hay sủa đâu đâu
Là con là con chó vện
Hay chăng dây điện 
Là con nhện con
ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió 
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc 
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
đêm ngồi đếm sao 
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích choè
Hay múa xập xoè
Là cô chim trĩ ...
 Trần Đăng Khoa
1. Kể tên các con vật có trong bài thơ trên?
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
2. Kể tên các đồ vật có trong bài thơ trên.
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
3. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên:
4. Từ hai dòng thơ sau, em hãy viết 1 câu theo mẫu Ai (con gì, cái gì) - làm gì?
Hay múa xập xoè 
Là cô chim trĩ ...
.........................................................................................................
ĐỀ 7:
Bắt cá sấu
Thuyền của tía nuôi tôi đã bắt được thêm một con cá sấu bự.
Ôi chao, con cá sấu to quá! Mình nó dài đến năm mét. Chỗ giữa bụng to ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn mới ôm hết. Cái mõm dài, nhiều vắn sọc, đầy răng lởm chởm đã bị khoá chặt bằng một sợi dây thép to tướng. Da nó sám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay trông rất dễ sợ. Cái đuôi dài của nó đã bị cắt gân. Đây là bộ phận khoẻ nhất của con vật, nó thường dùng để tấn công người hoặc những con vật mà nó ăn thịt.
Bốn chân cá sấu bị thít chặt vào cái đuôi đã bị liệt hẳn. Con cá sấu hung tợn giờ đây đã nằm im như chết giữa lòng thuyền. Những người đàn ông khỏe mạnh xúm lại, dùng đòn buộc dây da khiêng con cá sấu đưa lên bãi.
Theo Đoàn Giỏi
1. Viết vào chỗ trống những từ cho biết con cá sấu rất to.
a. Mình: ...........................................................................
b. Bụng: ............................................................................
2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặ điểm trong các câu sau:
a. Cái mõm dài, nhiều vằn sọc, đầy răng lởm chởm.
b. Da nó sám ngoét như da cây bần.
c. Bụng nó to ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn ôm mới hết.
d. Mình nó dài đến hơn trăm mét.
3. Câu: “Ôi chao, con cá sấu to quá” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai (con gì, cái gì) – là gì?
b. Ai (con gì, cái gì) – làm gì?
c. Ai (con gì, cái gì) – thế nào?
4. Bộ phận nào khoẻ nhất của con cá sấuthường dùng để tấn công đối thủ:
a. Cái mõm dài
b. Bộ răng lởm chởm
c. Cái đuôi cài
d. Bốn chân cá sấu
 5. Điền tiếp vào dòng sau để tạo thành các câu hoàn chỉnh theo mẫu:
 Ai (con gì, cái gì) – thế nào?
Con cá sấu .........................................
Bốn chân cá sấu ................................. ... ................................
.........................................................................................................
b. ......................................................................................................
.........................................................................................................
ĐỀ 30:
I. Tập đọc:
Cơn mưa đồng đội
1. Như tiếng chân thỏ chạy
Hay là chim gọi bầy
Cơn mưa như người vậy
Hẹn hò cùng cỏ cây.
2. Mưa đi xa sáu tháng
Chắc nhớ bé nhớ vườn
Nhớ nụ mầm hơi nắng
Chờ mưa về xanh hơn.
3. Từng hạt mưa nho nhỏ
Như mắt chim chích bông
Như mắt bồ câu mở
Mắt bé nhìn tròn xoe.
4. Hạt mưa không bay lẻ
Mưa theo đồng đội rơi
Hạt mưa yêu tập thể
Mưa cũng ngoan như người.
Trần Mạnh Hảo
1. Những khổ thơ nào có hình ảnh nhân hoá. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a. Khổ 1, khổ 2, khổ 3	 b. Khổ 1, khổ 2, khổ 4	c. Khổ 1, khổ 3, khổ 4
2. Viết vào chỗ trống cho em biết mưa được nhân hoá:
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
3. Điền tiếp các từ trong bài để hoàn chỉnh các hình ảnh so sánh:
a. Tiếng mưa như .........................................................................................................
..........................................................................................................
b. Hạt mưa nhỏ như .........................................................................................................
..........................................................................................................
4. Bài thơ thấy cơn mưa đầu mùa có gì đẹp? Khoanh vào chữ cái dặt trước cau trả lời đúng nhất.
a. Cơn mưa đầu màu rơi ầm ầm. Nó làm cho cây cối toả cơn khát.
c. Cơn mưa đầu mùa đến nhanh, hạt nhỏ và đều. Nó làm cho cây cối xanh hơn.
b. Cơn mưa đầu màu nhớ bé, nhớ vườn.
d. Cơn mưa đầu mùa biết hẹn cùng cỏ cây.
 II. Luyện từ và câu:
Bài 1: Các nước có chung đường biên giới trên bộ với nước ta là:
Phía Bắc: .................................................................................
Phía Tây:...................................................................................
Bài 2: Nối tên mỗi đặc điểm nổi bật với các hình ảnh tương ứng và đất nước có hình ảnh đó:
Tượng Nữ thần Tự do
Đền Ăng - co
Đồng hồ Big Ben
Nhật bản
Trung quốc
Vạn lý trường thành
Hoa anh đào
Cam - pu - chia
Anh
Mỹ
Pháp
Tháp ép - phen
Bài 3: Em điền dấu phẩy vào chỗ nào trong các câu sau:
a. Thầy hiệu trưởng cô giáo chủ nhiệm lớp 3A đến thăm gia đình những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Giờ ra chơi các bạn lớp tôi chơi trò nhay dây trốn tìm đuổi bắt đá cầu.
c. Với giọng ca truyền cảm các nghệ nhân đã mang đến cho người nghe những điệu dan ca bay bổng vui nhộn.
ĐỀ 31:
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau.Tìm một số từ ngữ trong đoạn thơ để điền vào chỗ chấm:
Ao làng hội xuân
1. Tháng Giêng ma bụi
Ao làng hội xuân
Anh Trên, anh Chuối
Gõ trống tùng tùng.
2. Đuôi cờ váy đỏ
Lụa đào thắt lưng
Uốn dẻo điệu múa
Xinh ơi là xinh.
3. Cô Trôi thoa phấn
Môi hồng trái tim
Buông câu quan họ
Lúng liếng cái nhìn.
4. Cậu Rô giương vây
Thi trèo cột trơn
Leo gần đỉnh cột
Rơi xuống cái tùm.
5. Khoan thai ông Chép
Vuốt đuôi râu khuằm
“Hỏi làng có mở
Thi trượt vũ môn”.
6. Hoa xoan tháng Giếng
Rắc trong mưa bụi
Tiếng cười ngày hội
Lan dài ao xuân.
Đỗ Thanh
Sự vật, 
con vật
Từ ngữ dùng
để gọi
Từ ngữ dùng để miêu tả
..........................
.........................
.......................................................................................
..........................
.........................
.......................................................................................
..........................
.........................
.......................................................................................
..........................
.........................
.......................................................................................
..........................
.........................
.......................................................................................
Bài 2: Điền dấu phảy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a. Buổi sáng vì trời mưa mẹ và bé Lan phải đến trường bằng xe buýt.
b. Tối tối vào những lúc rảnh rỗi mẹ thường kể chuyện cho chúng tôi nghe.
c. Ngoài đường xe cộ vẫn đi lại tấp nập bất chấp cơn mưa đang nặng hạt dần.
Bài 3: Đặt câu và nói về nguyên nhân cảu mỗi sự việc ròi viết lại câu đã đặt vào chỗ trống:
M: Tôi dậy muộn g Tôi dậy muộn vì tối qua thức khuya quá.
a. Cậu bé khóc nức nở g ......................................................................................
...............................................................................................................................
b. Anh đã dành được giải nhât strong cuộc thi g ................................................
..............................................................................................................................
c. Bé Lan làm vỡ lọ hoa của mẹ g.......................................................................
...............................................................................................................................
d. Dần làng hết sức lo lắng g...............................................................................
...............................................................................................................................
ĐỀ 32:
1. Đọc kỹ đoạn văn sau:
Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: Xương xông, lá lốt, bạnc hà, kinh giới. Có cả cay ớt lẫn hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc bệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thức cỏ này mới có tên gọi như thế.
Thầy thường sai tôi đi ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa bvẫn trong suốt để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cảc buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng.
• Các từ chỉ đặc điểm là:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Đặt dấu phẩy vào các câu trong đoạn văn sau:
a) Quả vối tròn tròn mọc thành từng chùm khi chín có màu đỏ tím hơi giống quả bồ quân có vị ngòn ngọt dôn dốt thương gọi đàn chim về ăn ríu rít và gọi cả tuổi thơ đến tìm hái.
b) Tròn như quả bóng, thơm như hoa lại vòng như mặt trăng... Chỉ có quả thị là đáng yêu như thế.
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
Câu a
............................................
............................................
............................................
........................................................................................................................
Câu b
............................................
............................................
............................................
........................................................................................................................
ĐỀ 33:
A. Đọc hiểu
Những cánh bướm bên bờ sông
Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng... Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hoá bướm vàng.
Vũ Tú Nam
B. Dựa vào nội dung bài đọc “Những cánh bướm bên bờ sông” khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi hoăc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Tác giả giới thiệu nhiều loại bướm vậy nhằm mục đích gì?
a) Muốn mọi người biết về khả năng quan sát của mình.
b) Muốn giới thiệu cho chúng ta thấy sự đa dạng, phong phú của các loài bướm nơi đây.
c) Muốn giới thiệu cho chúng ta thấy những con bướm được sinh ra từ con đông tây.
Câu 2: Những con bướm vàng tươi xinh xinh ở những vườn rau như thế nào?
a) Giống như tàn than của những đám đốt nương.
b) Rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.
c) Rất dữ tợn.
Câu 3: Tập hợp những từ ngữ nào miêu tả những dáng bay khác nhau của các loài bướm có trong bài?
a) Loang loáng; lờ đờ; líu rít; là là; rụt rè; nhút nhát; quấn quýt.
b) Loang loáng; lờ đờ; líu rít; đen kịt; là là; rụt rè; nhút nhát; quấn quýt.
c) Loang loáng; lờ đờ; líu rít; là là; vàng tươi; rụt rè; nhút nhát; quấn quýt.
Câu 4: Trong bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a) Bốn hình ảnh so sánh.
b) Năm hình ảnh so sánh.
c) sáu hình ảnh so sánh.
Câu 5Câu văn nào dưới đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá?
a) Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
b) Xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng.
c) Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.
Câu 6: Điền vào chỗ trống để thành câu kiểu “Ai – thế nào” ?
- Những loài bướm trong bài.............................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_de_luyen_tap_tieng_viet_lop_3_nguyen_van_tam.doc