Chuẩn kiến thức môn Tiếng việt 5 cả năm

Chuẩn kiến thức môn Tiếng việt 5 cả năm

Tập đọc (TĐ): Thư gửi các học sinh

 - Đọc trôi chảy, lưu loát, tốc độ đọc khoảng 90 - 95 tiếng/phút, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh (HS) chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. (Trả lời được các câu hỏi (CH) 1, 2, 3). - HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng; học thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm. công học tập của các em.

- HS yếu đọc lưu loát toàn bài; học thuộc câu: Non sông Việt Nam. công học tập của các em.

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2943Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức môn Tiếng việt 5 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT 5 CẢ NĂM
Tuần
Bài dạy
Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
1
Tập đọc (TĐ): Thư gửi các học sinh
- Đọc trôi chảy, lưu loát, tốc độ đọc khoảng 90 - 95 tiếng/phút, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh (HS) chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. (Trả lời được các câu hỏi (CH) 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng; học thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm... công học tập của các em.
- HS yếu đọc lưu loát toàn bài; học thuộc câu: Non sông Việt Nam... công học tập của các em.
Chính tả (CT):
Nghe - viết: Việt Nam thân yêu
- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu, tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút không mắc quá 5 lỗi.
- Tìm được tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn Ngày Độc lập theo yêu cầu của bài tập (BT) 2
- HS khá, giỏi tìm được chữ thích hợp để hoàn thành BT 3
- HS yếu viết đúng bài chính tả và làm được bài tập 2 theo gợi ý của giáo viên (GV)
Luyện từ và câu (LT&C): 
Từ đồng nghĩa
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu được từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (ND ghi nhớ)
- Tìm được từ đồng nghĩa trong các BT thực hành (BT 1, 2); đặt được một câu chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT 3)
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ 3 BT ở mục III 
- HS yếu tìm được từ đồng nghĩa với 1 – 2 từ đã cho (BT 2, mục III) và đặt được một câu (BT 3, mục III) theo gợi ý của GV
Kể chuyện (KC): Lý Tự Trọng
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện vừa kể: ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù 
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, biết nhận xét lời kể của bạn.
- HS yếu kể được từng đoạn, hiểu ý nghĩa câu chuyện theo gợi ý của GV
Tập đọc (TĐ):
Quang cảnh làng 
mạc ngày mùa
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài văn. Đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật
- Hiểu nội dung bài: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm, thể hiện được tình cảm dịu dàng, trìu mến trước cảnh đẹp ngày mùa của một làng quê
- HS yếu đọc diễn cảm một đoạn văn và trả lời được câu hỏi 3, 4 theo gợi ý của GV
Tập làm văn (TLV): Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (ND Ghi nhớ).
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III)
- HS khá, giỏi biết phân tích cấu tạo của bài văn tả cảnh
- HS yếu làm được BT 2 (mục I) theo hướng dẫn của GV
Luyện từ và câu (LT&C): Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tìm được từ đồng nghĩa với 3 trong số 4 mục của BT 1
- Đặt câu với 1 từ tìm được ở BT 1 (BT2)
- Chọn được các từ thích hợp để hoàn thiện BT3
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT 1; đặt câu với 2 từ tìm được ở BT 1
- HS yếu làm đúng BT 1, BT theo hướng dẫn của GV
Tập làm văn (TLV): Luyện tập tả cảnh
- Học sinh tìm được những sự vật được miêu tả trong bài văn Buổi sớm trên cánh đồng và chỉ ra được những sự vật nào được quan sát bằng mắt, những sự vật nào được quan sát bằng cảm giác
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh 
- HS khá, giỏi bước đầu hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh
- HS yếu lập dàn ý bài văn miêu tả theo yêu cầu của BT 2
2
TĐ: Nghìn năm văn hiến
- Biết đọc đúng văn bản khoa học có bảng thống kê 
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3
- HS yếu biết cách ngắt nghỉ hơi khi đọc bảng thống kê; trả lời được câu hỏi 2, 3 với sự gợi ý của GV
CT: Nghe-viết: Lương Ngọc Quyến
 - Nghe - viết đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến, không mắc quá 5 lỗi
 - Ghi lại đúng phần vần của 8 – 10 tiếng in đậm trong BT 2; chép đúng vần của 8 - 10 tiếng vào mô hình theo yêu cầu của BT 3
- HS khá, giỏi làm đúng BT 2, BT 3
- HS làm được BT 2, BT 3 theo hướng dẫn của GV
LT&C: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài Thư gửi các học sinh (BT 1) và một số từ ngoài bài (BT 2); biết thêm một số từ chứa tiếng quốc
- Đặt được ít nhất 2 câu với những từ ngữ đã cho trong BT 4
- HS khá, giỏi làm được các BT 1, 2, 3, 4
- HS yếu làm được BT 1, BT 4 theo gợi ý của GV; tìm được 1-2 từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT 2), tìm được khoảng 1-2 từ chứa tiếng quốc (BT 3)
KC: Kể chuyện đã nghe đã đọc
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân và kể lại được đủ ý bằng lời diễn đạt của mình. 
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể một cách tự nhiên và nhận xét đúng lời kể của bạn
- HS yếu kể được từng đoạn một truyện đã học, nêu được tên truyện, tên nhân vật, diễn biến câu chuyện theo gợi ý của GV
TĐ: Sắc màu em yêu
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc lòng một số khổ thơ 
- HS khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ
- HS yếu tìm được những sắc màu mà bạn nhỏ yêu thích và những hình ảnh do mỗi sắc màu gợi ra theo gợi ý của GV
 TLV:Luyện tập tả cảnh
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT 1)
- Chuyển một phần dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn, biết sắp xếp các chi tiết, sử dụng hình ảnh hợp lí trong đoạn văn
- HS khá, giỏi biết chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn có sử dụng một vài hình ảnh đẹp, viết sáng tạo, có ý riêng
- HS yếu chọn viết được một đoạn trong phần thân bài theo gợi ý của GV
LT&C: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Tìm được 6 từ đồng nghĩa (BT 1); xếp được các từ vào 3 nhóm (BT 2); 
- Viết đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng đúng một số từ đồng nghĩa đã nêu ở BT 2 (BT 3)
- HS khá, giỏi làm đúng BT 1, BT 2; viết được đoạn văn với một số câu có sử dụng các từ ở BT 2
- HS yếu viết được đoạn văn khoảng 5 câu có sử dụng một số từ ở BT 2 theo gợi ý của GV
TLV: Luyện tập làm báo cáo thống kê
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng; vận dụng thống kê được số học sinh trong lớp theo mẫu (BT 2)
- HS giỏi hiểu được tác dụng của số liệu thống kê 
- HS yếu được hiểu tác dụng của số liệu thống kê theo gợi ý của GV 
3
TĐ: Lòng dân
- Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách từng nhân vật và phân biệt từng nhân vật
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3
- HS khá, giỏi đọc phân vai, diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật; 
giải thích được theo yêu cầu của câu hỏi 3
- HS yếu tìm được 1-2 chi tiết hấp dẫn nhất của vở kịch (không phải giải thích)
CT: Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh
- Viết đúng chính tả đoạn thư quy định trong SGK (BT 1)
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần theo yêu cầu của BT 2
- Biết được cách đặt dấu thanh: dấu thanh đặt ở âm chính..
- HS khá, giỏi làm đủ yêu cầu của 3 BT
- HS yếu nghe đọc viết đúng đoạn thư
LT&C: Mở rộng vốn từ: Nhân dân
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Nhân dân (BT 1); biết một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT 2); hiểu từ Hán Việt: đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT 3) 
- HS khá, giỏi làm đúng 3 BT; học thuộc lòng thành ngữ, tục ngữ ở BT 2
- HS yếu làm được 3 BT theo gợi ý của GV
KC: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Tìm và kể được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước mà HS được chứng kiến hoặc tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện kể
- HS khá, giỏi kể chuyện tự nhiên, sinh động và nhận xét được lời kể của bạn
- HS yếu kể được từng đoạn một truyện được biết qua truyền hình, phim ảnh hoặc đã nghe, đã đọc
TĐ:Lòng dân
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách từng nhân vật 
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3
- HS khá, giỏi đọc phân vai, diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật 
- HS trả lời được câu hỏi 3 theo gợi ý của GV
TLV: Luyện tập tả cảnh
- Học sinh tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài văn Mưa rào; cách quan sát bằng các giác quan.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa . 
- HS khá, giỏi lập được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cơn mưa với những quan sát riêng của mình
- HS yếu lập được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cơn mưa theo gợi ý của GV
LT&C: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT 1)
- Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa (BT 2)
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu viết được một đoạn văn có sử dụng1 – 2 từ đồng nghĩa (BT 3)
- HS khá, giỏi làm cả 3 BT
- HS yếu làm được BT 3 theo gợi ý của GV
TLV: Luyện tập tả cảnh
- Nắm được nội dung chính của 4 đoạn văn (BT 1), mỗi HS chọn 1 đoạn văn để hoàn chỉnh bằng cách viết thêm vào chỗ có dấu (...)
- Chuyển một phần dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước thành đoạn văn miêu tả
- HS khá, giỏi biết chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên
4
TĐ: Những con sếu bằng giấy
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Đọc diễn cảm bài văn, thể hiện giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tội ác chiến tranh
- Hiểu được ý chính: tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm bài văn, ngắt nghỉ hơi hợp lí
CT: Nghe – viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
- Viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
- Hiểu thêm về mô hình cấu tạo vần (BT 2) và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia, iê ... văn miêu tả theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV
- Trình bày miệng một bài văn dựa trên dàn ý đã lập
- HS khá, giỏi có thể trình bày miệng cả bài văn một cách rõ ràng, rành mạch, tự nhiên
- HS yếu trình bày được từng đoạn tương đối rõ ràng theo hướng dẫn của GV
32
TĐ: Út Vịnh	
- Đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng nội dung từng đoạn
- Hiểu nội dung bài: Gương mẫu trong phong trào giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh
- Trả lời được các câu hỏi
- HS yếu đọc diễn cảm một đoạn theo hướng dẫn của GV; trả lời được câu hỏi 4 theo gợi ý của GV
CT: Nhớ – viết: 
Bầm ơi
- Nhớ - viết đúng chính tả bài: Bầm ơi
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị
- HS khá, giỏi phân tích được tên cơ quan, đơn vị (BT 2)
- HS yếu nhớ được và viết đúng bài thơ theo gợi ý của GV
LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy, sử dụng đúng và hiểu tác dụng của dấu phẩy trong câu văn
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi
- HS khá, giỏi chỉ ra được những chỗ dùng sai dấu phẩy và tác hại của việc dùng sai dấu phẩy; nêu được tác dụng của từng dấu phẩy
KC: Nhà vô địch
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. Nội dung câu chuyện tương đối đầy đủ, rõ ý, lời kể tương đối tự nhiên
- HS khá, giỏi hiểu và trao đổi được về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- HS yếu kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp theo gợi ý của GV
TĐ: Những cánh buồm
- Đọc đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con
- Trả lời được các câu hỏi
- HS khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ
- HS yếu trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 theo gợi ý của GV; học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích
TLV: Trả bài văn tả con vật
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật: bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết; nhận biết và sửa được lỗi trong bài
- Viết lại một đoạn văn 
- HS khá, giỏi viết lại một đoạn văn cho sinh động; nhận xét được bài của bạn
- HS yếu viết lại một đoạn văn cho đúng
LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm và biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT 1, BT 2, BT 3)
- HS khá giỏi giải thích được tác dụng của việc dùng dấu hai chấm ở các vị trí đã sử dụng
TLV: Tả cảnh (Kiểm tra viết)
- Viết được một bài văn tả cảnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đủ ý, đúng chính tả
- HS khá giỏi viết bài văn có hình ảnh, cảm xúc
33
TĐ: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Đọc đúng với giọng đọc một văn bản luật
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: quyền và bổn phận của trẻ em. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3
- HS khá giỏi biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, biết đặt tên cho mỗi điều luật (câu hỏi 2) và biết liên hệ với thực tế (câu hỏi 4)
- HS yếu trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 theo gợi ý của GV
CT: Nghe – viết: Trong lời mẹ hát
- Nhớ - viết đúng chính tả bài: Trong lời mẹ hát
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT 2)
- HS khá, giỏi chỉ ra được cách viết hoa trong từng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn (BT 2)
LT&C: Mở rộng vốn từ: trẻ em
- Biết và hiểu thêm một số từ về trẻ em 
- Tìm được một số hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT 3)
- Làm quen với một thành ngữ, tục ngữ theo gợi ý của BT 4
- HS yếu làm được BT 3, BT 4 theo gợi ý của GV
KC: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội
- Biết kể tự nhiên, hiểu và trao đổi được về ý nghĩa câu chuyện
- HS khá, giỏi kể tự nhiên, sinh động và biết trao đổi, nhận xét được lời bạn kể
- HS yếu kể được câu chuyện tương đối rõ ràng, rành mạch
TĐ: Sang năm con lên bảy
- Đọc diễn cảm bài thơ, ngắt đúng nhịp thơ tự do
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Tuổi thơ tươi đẹp, khi lớn lên từ giã tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên 
- Trả lời được các câu hỏi
- HS khá, giỏi học thuộc bài thơ
- HS yếu thuộc lòng 2 khổ thơ yêu thích
TLV: Ôn tập về tả người
- Lập được dàn ý một bài văn tả cô giáo, tả một người ở địa phương HS sinh sống hoặc một người mới gặp nhưng để lại ấn tượng sâu sắc theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV
- Trình bày miệng một đoạn văn dựa trên dàn ý đã lập
- HS khá, giỏi có thể trình bày miệng một đoạn, chân thực, tự nhiên
- HS yếu lập được dàn ý chi tiết, trình bày tương đối rõ ràng, rành mạch một đoạn văn
LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
- Củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép, sử dụng đúng dấu ngoặc kép 
- HS yếu làm được BT 3 theo gợi ý của GV
TLV: Tả người (Kiểm tra viết)
- Viết được một bài văn tả cô giáo, tả một người ở địa phương HS sinh sống hoặc tả một người mới gặp lần đầu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc. Bài văn có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được quan sát riêng
- HS khá, giỏi viết có hình ảnh, cảm xúc
- HS yếu viết bài văn đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đủ ý, đúng chính tả
34
TĐ: Lớp học trên đường
- Đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài
- Hiểu nội dung bài: sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi
- Trả lời đúng các câu hỏi 1, 2, 3
- HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4)
CT: Nhớ – viết: Sang năm con lên bảy
- Nhớ - viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài: Sang năm con lên bảy 
- Củng cố kiến thức về viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT 2)
Viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti...ở địa phương (BT 3)
- HS yếu nhớ lại được 2, 3 khổ thơ của bài: Sang năm con lên bảy để viết đúng chính tả 
LT&C: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
- Hiểu được những từ ngữ chỉ quyền trong BT 1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT 2
- Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT 4
- HS khá, giỏi làm đúng BT 3
- HS yếu làm được BT 3 theo gợi ý của GV
KC: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội 
- HS khá, giỏi kể tự nhiên, chân thực và nhận xét được lời kể của bạn
TĐ: Nếu trái đất thiếu trẻ con
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ
- Hiểu ý nghĩa bài: Tình cảm trân trọng, quý mến trẻ em
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 
- HS yếu trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 theo gợi ý của GV
TLV: Trả bài văn tả cảnh
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng chính tả, đúng câu 
- HS khá, giỏi nhận xét được bài của ban, viết lại một đoạn văn cho hay hơn
LT&C: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
- Hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang thông qua BT 1; tìm được các dấu gạch ngang trong đoạn văn ở bài tập 1
- HS khá, giỏi có kĩ năng trong sử dụng dấu gạch ngang
TLV: Trả bài văn tả người
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng chính tả, đúng câu 
- HS khá, giỏi nhận xét được bài của ban, viết lại một đoạn văn cho hay hơn
35
Ôn tập cuối học kì II 
Tiết 1
- Đọc trôi chảy, lưu loát những bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
- Hiểu thế nào là chủ ngữ, vị ngữ
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật
Tiết 2
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Hiểu thế nào là trạng ngữ, nắm được 5 loại trạng ngữ
- HS khá, giỏi sử dụng các loại trạng ngữ linh hoạt, chính xác
Tiết 3 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết lập bảng thống kê
- HS khá, giỏi biết rút ra nhận xét từ bảng thống kê 
Tiết 4
- Lập được biên bản cuộc họp, đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết
- HS khá, giỏi dùng từ ngữ chính xác, chặt chẽ
Tiết 5
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ
- HS khá, giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả một trong những hình ảnh vừa tìm được 
Tiết 6
- Nghe - viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do
- Viết đọan văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ) 
- HS khá, giỏi viết đoạn văn sinh động, sáng tạo
- HS yếu viết hoàn chỉnh đoạn văn theo hướng dẫn của GV 
Tiết 7
- Đọc thầm bài Cây gạo ngoài bến sông và trả lời các câu hỏi trong SGK
- HS yếu làm được 7 - 10 câu hỏi theo gợi ý của GV
Tiết 8
- Viết được một bài văn tả cô giáo hoặc thầy giáo trong một giờ học. Bài văn đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đủ ý, đúng chính tả
- HS khá, giỏi viết bài văn có hình ảnh, cảm xúc, sinh động, có sáng tạo riêng

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN KIEN THUC TIENG VIET CA NAM LOP 5.doc