Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp trực quan

Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp trực quan

A/ MỤC TIÊU :

Từ nhiều năm nay, cùng với việc đổi mới Giáo dục nói chung, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một hoạt động được đẩy mạnh trong toàn ngành. Xã hội và Giáo dục luôn gắn bó với nhau, nên luôn có sự đòi hỏi lẫn nhau. Ở thời kỳ này, đất nước đang đổi mới, xu thế hội nhập toàn cầu hiện diện rất rõ ràng. Cùng với sự đổi mới nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm cũng được đặt ra ; nhằm phát huy tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của hs, để hs tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ; cần phối hợp các xu hướng: tích cực hoá, cá biệt hoá, phân hoá hoạt động nhận thức- học tập của học sinh và công nghệ hoá quá trình dạy học

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp trực quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÊN BẢN HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ - THAO GIẢNG
( Lần 1 - Tháng 12/2012 )
NỘI DUNG
- Ngày: 06/12/2012
- Thành phần tham dự : 5/5giáo viên trong tổ.
I. Triển khai học tập chuyên đề: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
	PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN. 
A/ MỤC TIÊU : 
Từ nhiều năm nay, cùng với việc đổi mới Giáo dục nói chung, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một hoạt động được đẩy mạnh trong toàn ngành. Xã hội và Giáo dục luôn gắn bó với nhau, nên luôn có sự đòi hỏi lẫn nhau. Ở thời kỳ này, đất nước đang đổi mới, xu thế hội nhập toàn cầu hiện diện rất rõ ràng. Cùng với sự đổi mới nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm cũng được đặt ra ; nhằm phát huy tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của hs, để hs tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ; cần phối hợp các xu hướng: tích cực hoá, cá biệt hoá, phân hoá hoạt động nhận thức- học tập của học sinh và công nghệ hoá quá trình dạy học
 B/ NỘI DUNG : 
PPDH mới là các công cụ dạy học, bao gồm những công cụ mới thích ứng với dạy học hiện đại và những công cụ truyền thống tinh hoa vẫn còn mang lại nhiều giá trị cho công tác dạy học. Hệ thống công cụ này, được người giáo viên chiếm lĩnh và sử dụng thành thạo theo những dụng ý chủ quan trong những tình huống sư phạm cụ thể nhằm đạt mục tiêu dạy học.
 	Về thực hiện cần có những năng động sáng tạo, không nhất thiết phải giữ nguyên lý thuyết một cách cứng nhắc vào mọi tình huống, đối tượng. Trong tình trạng không thể xoay bàn để thảo luận nhóm và không có “Thủ lĩnh” để thực hiện phương pháp “Chiếc khăn phủ bàn”... cần tìm một cách thức khác tương tự, hoặc thay thế bằng một phương pháp khác hiệu quả hơn mà phù hợp. Tuy nhiên nguyên tắc cao nhất phải thực hiện là để học sinh tự khám phá. 
 	 - Muốn dạy cho học sinh cách học sáng tạo thì trước hết Người Thầy phải thích thú với sự sáng tạo. Ngay trong việc vận dụng những phương pháp mới trong dạy học cũng cần biết sáng tạo để phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của lớp học và môn học. Các phương pháp dạy (dù mới hay cũ) đều là công cụ; sử dụng công cụ đó như thế nào cho có hiệu quả phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và nghê thuật sư phạm của Người Thầy.
1/ .Khái niệm phương pháp dạy học: là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định. 
2/ Phương pháp dạy học trực quan: gồm phương pháp trình bày trực quan và phương pháp quan sát.
2.1.Phương pháp trình bày trực quan: Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Phương pháp trình bày trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh hoạ và trình bày. Minh hoạ thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh hoạ như bản mẫu, biểu đồ, bức tranh, tranh chân dung các nhà khoa học, hình vẽ trên bảngTrình bày thường gắn liền với việc trình bày những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video.
2.2. Phương pháp quan sát:
- Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhằm thu nhấp những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giơi xung quanh.Quan sát gắn chặt với tư duy.
- Quan sát được học sinh sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực quan, phương tiện dạy học hoặc khi chính học sinh tiến hành.
* Phân loại: Căn cứ vào cách thức quan sát có thể phân ra quan sát tiếp, quan sát gián tiếp.
- Căn cứ vào thời gian quan sát có thể phân ra quan sát ngắn hạn, quan sát dài hạn.
- Căn cứ vào phạm vi quan sát có thể phân ra quan sát toàn diện, quan sát khía cạnh.
- Căn cứ vào mức độ tổ chức quan sát có thể phân ra quan sát tự nhiên và quan sát có bố trí, sắp xếp.
3/ Ưu điểm và hạn chế của nhóm phương pháp dạy học trực quan:
Các phương pháp dạy học trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Chức năng đó của chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện với phương pháp nhận thức quy nạp. Chúng cũng là phương tiện minh hoạ để khẳng định những kết luận có tính suy diễn và còn là phương tiện tạo nên những tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì vậy phuơng pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
 Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của hs.
 Tuy vậy, nếu không ý thức rõ phương tiện trực quan chỉ là một phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng thì dễ làm cho học sinh phân tán chú ý, thiếu tập trung vào những dấu hiệu bản chất, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của trẻ.
4/ Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phân nhóm phương pháp dạy học trực quan:
- Lựa chọn thận trọng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Giải thích rõ mục đích trình bày những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học theo một trình tự nhất định tuỳ theo nội dung bài giảng.
- Các phương tiện đó cần chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, tìm mọi biện pháp giải thích rõ ràng nhất những hiện tượng, diễn biến quá trình và kết quả của chúng, những biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát để phát hiện nhanh những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Cần tính toán hợp lý số lượng phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung của tiết học. Không tham lam trình bày nhiều phương tiện để tránh kéo dài thời gian trình bày làm ảnh hưởng đến hiệu quae của tiết học.
- Để học sinh quan sát có hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được. Trên cơ sở đó giúp họ rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng văn nói hoặc văn viết một cách rõ ràng, chính xác.
- Bảo đảm cho tất cả học sinh quan sát sự vật, hiện tượng rõ ràng, đầy đủ, nếu có thể thì phân phát các vật thật cho hs. Để các đồ dùng trực quan dễ quan sát cần dùng các thiết bị có kích thước đủ lớn, bố trí thiết bị ở nơi cao, chú ý tới ánh sáng, tới những cảm giác, tri giác.
- Chỉ sử dụng những phương tiện dạy học khi cần thiết. Sau khi sử dụng xong nên cất ngay đi để tránh làm mất sự tập trung chú ý của học sinh.
- Đảm bảo phát triển năng lực quan sát chính xác của học sinh.
- Đảm bảo phối hợp lời nói với việc trình bày các phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học. Có bốn hình thức phối hợp như sau:
a/ Hình thức phối hợp thứ nhất: Dưới sự chỉ đạo bằng lời của giáo viên, học sinh quan sát trực tiếp các sự kiện, hiện tượng. Từ đó, chính họ rút ra những thuộc tính, những mối quan hệ của chúng, những kết luận không cần suy lý.
b/ Hình thức phối hợp thứ hai: Trên cơ sở quan sát các đối tượng và dựa vào tri thức đã học của học sinh, giáo viên dẫn dắt họ biện luận, nêu ra các mối liên hệ giũa những hiện tượng bằng các biện pháp quy nạp, từ đó rút ra kết luận.
c/ Hình thức phối hợp thứ ba là biện pháp minh hoạ đối với những hiện tượng đơn giản. Bằng lời nói giáo viên thông báo trước những hiện tượng, sự kiện, kết luận rồi sau đó trình bày phương tiện trực quan nhằm minh hoạ điều đã trình bày. Hình thức này ngược với trường hợp thứ nhất.
d/ Hình thức phối hợp thứ tư là hình thức có tính chất suy diễn. Với nội dung phải nghiên cứu phức tạp thì giáo viên bằng lời nói mô tả diễn biến của hiện tượng, kích thích học sinh tái hiện những tri thức đã học có liên quan đến hiện tượng để giải thích hiện tượng đó. Tiếp đó, giáo viên trình bày phương tiện trực quan để minh hoạ nhằm khẳng định những điều đã trình bày của mình. Hình thức phối hợp này ngược với hình thức thứ hai.
Hai hình thức phối hợp đầu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt động nhận thức tích cực hơn hai hình thức phối hợp sau. Song phải căn cứ vào tính chất nội dung, trình độ tri thức và trình độ phát triển của học sinh mà lựa chọn hình thức nào cho thích hợp.
Vì vậy, quá trình dạy học hiện đại đòi hỏi phải vận dụng tất cả các phương pháp dạy học. Vấn đề là ở chỗ kết hợp các phương pháp đó như thế nào và tỷ trọng những phương pháp đòi hỏi hoạt động nhận thức của tích cực của học sinh như thế nào để đảm bảo tính vừa sức đối với hs. Điều đó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và nghệ thuật của người thầy.
5/.Việc lựa chọn, kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học:
Trong thực tiễn dạy học, bất kỳ một giờ dỵ nào cũng có sự phối hợp, kết hợp một vài phương pháp. Hơn nữa, bản thân các phương pháp dạy học đều thâm nhập vào nhau để thể hiện tác động giữa giáo viên và học sinh. Còn nếu khi nói vận dụng phương pháp dạy học ở một thời điểm nào đó, có nghĩa là phương pháp dạy học đó chiếm ưu thế nhằm thực hiện một nhiệm vụ dạy học nào đó, tuyệt nhiên không có nghĩa là chỉ sử dụng một phương pháp dạy học mà không kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
Giáo viên là người thiết kế sự phối hợp các phương pháp dạy học. Hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc một phần quan trọng vào sự kết hợp đó. Để đảm bảo tính tối ưu trong việc kết hợp, lựa chọn các phương pháp dạy học cần phải quán triệt những tiêu chuẩn sau:
+ Sự phù hợp các nguyên tắc với phương pháp dạy học.
+ Sự phù hợp các nguyên tắc với nhiệm vụ dạy học cụ thể.
+ Các phương pháp với nội dung dạy học của 1 mục, một tiết học của môn học nào đó.
+ Phương pháp với khả năng học tập của hs, với đặc điểm của tập thể lớp.
+ Các phương pháp với những điều kiện, phương tiện và thời gian dành cho học tập.
+ Sự phù hợp các phương pháp với khả năng nghề nghiệp của người giáo viên. 
C.Chuẩn bị tiết thao giảng tuần tới:
Môn: Kể chuyện
Bài: Tìm ngọc
Phân công thao giảng: Đỗ Huỳnh Thái Uyên.
	Lớp: 2D
	Ngày dạy: ngày 29 tháng 12 năm 2012.
1/ Nội dung:Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.HS khá, giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2).
2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
3/ Hình thức tổ chức: nhóm đôi, cá nhân, giáo viên hỏi học sinh trả lời.
4/ Đồ dùng dạy học: Tranh, bảng phụ.	
	 Biên bản kết thúc vào lúc 9 giờ 50 cùng ngày.
Chủ trì	Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Kim	Nguyễn Thị Thu Sương
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THAO GIẢNG – SƠ KẾT CHUYÊN ĐỀ
( Lần 2 - Tháng 12/2012 )
NỘI DUNG
- Ngày: 04/01/2012
- Thành phần tham dự: 5/5 đồng chí GV trong tổ.
I. Đánh giá tiết thao giảng:
Môn: Khoa học
Bài: Tại sao có gió?
Lớp học: 4D
GV thực hiện: Lê Mỹ Hà
1.Ưu điểm:
a. Nội dung: 
 - Xác định được mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy.
 - Truyền thụ đầy đủ nội dung bài.
b. Phương pháp
- Vận dụng tốt phương pháp trực quan trong tiết dạy
- Tranh ảnh đẹp, rõ ràng.
- Rèn được kĩ năng quan sát tranh, trả lời câu hỏi cho hs.
- Tổ chức được nhiều hình thức phù hợp cho từng hoạt động.
2. Tồn tại:
- Gv cần cho học sinh để lại kết quả thí nghiệm khi học sinh trình bày kết quả.
- Gv cần chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm cho đồng bộ với hình ảnh trên màn hình.
3. Rút kinh nghiệm:
- Cần khắc phục những tồn tại nêu trên. 
 4. Xếp loại: Tốt
II. Sơ kết chuyên đề:ĐMPPDH- PP TRỰC QUAN
1. Chuyên đề thao giảng
- Thống nhất đưa PP Trực quan áp dụng nhiều vào dạy thực tiễn hằng ngày trên lớp.
a. Ưu điểm: 
- Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp trực quan là: tranh ảnh phải đẹp , rõ ràng, phù hợp với nội dung bài dạy. Khi tổ chức cho hs làm thí nghiệm thì giáo viên hướng dẫn kỹ , học sinh thực hành thí nghiệm – gv tiến hành thí nghiệm lại cho hs quan sát.
- Việc tổ chức lớp học, tổ chức quan sát cũng phải linh hoạt dưới nhiều hình thức: Cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp.
- Một số đồ dùng phải có khi dạy-học: Sách giáo khoa, tranh ảnh như sgk phóng lớn, đồ dùng thí nghiệm.
b. Rút kinh nghiệm:
- Cần chuẩn bị tranh ảnh đẹp, rõ ràng, sưu tầm nhiều tranh ảnh liên quan đến bài dạy khi sử dụng pp trực quan trong thực tế giảng dạy
- Cần cho hs để lại kết quả thí nghiệm khi hs trình bày kết quả.
- Liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài dạy
2. Chuyên đề học tập: Toán.
Xem biên bản chuyên đề Khối 2.
Chủ trì	Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Kim	 Nguyễn Thị Thu Sương

Tài liệu đính kèm:

  • docPP TRUC QUAN.doc