Chuyên đề Nghiêm túc, nhẹ nhàng, thân thiện; tạo điều kiện và khuyến khích học sinh chủ động, hợp tác trong học tập

Chuyên đề Nghiêm túc, nhẹ nhàng, thân thiện; tạo điều kiện và khuyến khích học sinh chủ động, hợp tác trong học tập

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN

 Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nghiêm túc, nhẹ nhàng, thân thiện; tạo điều kiện và khuyến khích học sinh chủ động, hợp tác trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Quận Thanh Khê-ĐN
Trường THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG
Năm học 2008 - 2009
Chuyên đề :
“NGHIÊM TÚC, NHẸ NHÀNG, THÂN THIỆN; TẠO ĐIỀU KIỆN VÀ KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH CHỦ ĐỘNG, HỢP TÁC TRONG HỌC TẬP.”
Tổ chuyên môn : Ngữ Văn
Người thực hiện : HUỲNH TẤN THƯỞNG
 Giáo viên – Ngữ Văn 9
Chuyên đề :
“NGHIÊM TÚC, NHẸ NHÀNG, THÂN THIỆN; TẠO ĐIỀU KIỆN VÀ KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH CHỦ ĐỘNG, HỢP TÁC TRONG HỌC TẬP.”
CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. 
 Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
 “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. 
 NHỮNG HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Trong nhà trường có rất nhiều họat động giáo dục xoay quanh mục tiêu “trường học thân thiện” như :
Nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định.
Môi trường thân thiện
Cơ sở vật chất
Tạo lập bình đẳng giới
Trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. 
Phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống
Nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của tòan xã hội.
Phương pháp giảng dạy thân thiện
Phương pháp kiểm tra.
Các mối quan hệ thân thiện
...
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THÂN THIỆN
Trong phạm vi đề tài của chuyên đề tôi xin trình bày về Phương pháp giảng dạy thân thiện trong giờ dạy Ngữ Văn.
 Thực tế hiện nay học sinh phải ngồi trong lớp học từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ một ngày trong hàng năm trời thì tránh sao khỏi nhàm chán. Cộng thêm lối giáo dục truyền thống theo lối 2 chiều lên xuống đã một phần làm giảm sút chất lượng giáo dục. Chính từ thực tế đó học sinh cần được khuyến khích tự tạo ra môi trường học tập trong lớp theo sở thích của các em thì phương pháp giảng dạy phải được cải tiến theo hướng mới.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THÂN THIỆN
 Phương pháp giảng dạy phổ biến ở phổ thông hiện nay vẫn theo đường hướng “Lấy người dạy là trung tâm” (Teacher -centered) với quan niệm người thầy là người truyền đạt kiến thức và học trò là người tiếp thu kiến thức. Kiến thức từ sách giáo khoa được người thầy “độc quyền” truyền đạt cho học trò. Kiến thức của trò phụ thuộc vào kiến thức của thầy và học trò luôn là người lĩnh hội tri thức thụ động. Phương pháp giảng dạy này đã dẫn đến lối dạy “Thầy đọc-trò chép” và lối học “thuộc lòng những gì thầy đọc cho chép”. Đây là phương pháp giảng dạy mang lại sự nhàm chán cho người học vì nó đã tạo nên thói quen thụ động, trông chờ và sức ỳ của học sinh trong tiếp thu kiến thức và sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống sau này của các em. 
 Phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” (Learner-centered) thực sự là phương pháp giảng dạy “thân thiện” với người học vì người ta quan niệm người thầy chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động tiếp thu kiến thức cho học trò. Người thầy chỉ đóng vai trò là người gợi mở và bổ sung thêm những điều các em chưa biết, chưa rõ và hiểu chưa đúng mà thôi. Học trò thực sự là nhân vật trung tâm trên lớp học. Họ có thể lựa chọn kiến thức và phương pháp học phù hợp với mình. Người thầy là người nêu vấn đề và cùng học trò tranh luận cho tới khi học trò hiểu thấu đáo vấn đề đó. Học sinh có thể được thầy cô bộ môn giao cho các bài tập làm chung theo nhóm để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm. Người thầy cũng có thể nêu trước vấn đề và cho học trò về nhà tự nghiên cứu từ sách giáo khoa và sách tham khảo khác về vấn đề đó để đến buổi học trên lớp sau đó học trò thảo luận và tranh luận với nhau trong cặp và trong nhóm. Việc tranh luận đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn vì các em được tiếp thu kiến thức một cách chủ động, thoải mái. Phương pháp giảng dạy này đã tạo nên nhu cầu tự học tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người học thói quen đào sâu suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Dần dần học trò sẽ hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác.
CÁC MỐI QUAN HỆ THÂN THIỆN
 Mối quan hệ đầu tiên cần phải thân thiện đó là quan hệ thầy trò. Phương pháp dạy theo đường hướng “Lấy người dạy là trung tâm” (Teacher-centered) hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ thầy trò. Nhiều thầy cô vẫn duy trì quan niệm rằng thầy là “người trên” và học trò là “người dưới”. Quan niệm này đã dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trò. Học trò rất ít khi dám tranh luận với thầy cô vì sợ thầy cô phật ý. Các thầy thường ít khi dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ học sinh đánh giá. Do đó, họ thường có thái độ áp đặt và chủ quan với học trò. Các thầy cô hiện nay rất khó có thể trở thành người bạn tin cậy để học sinh có thể chia sẻ mọi vấn đề vì giữa họ và học sinh luôn có khoảng cách về tuổi tác và tri thức như vậy. 
 Việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” giúp các thầy cô có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì học sinh được xem là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tôn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân mình. Mối quan hệ thầy trò sẽ gần gũi hơn, thoải mái hơn. Người thầy cần học cách lắng nghe ý kiến của học sinh và biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” và cũng có thể hoàn thiện kiến thức thêm nhờ tranh luận với học trò. Người thầy có thể lấy ý kiến đánh giá của học trò thông qua các phiếu điều tra không ghi tên để không ngừng tự hoàn thiện mình.
 Phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” nhấn mạnh vào việc tự học, tự nghiên cứu của cá nhân với các hoạt động học tập theo nhóm trong và ngoài giờ học. Mối quan hệ giữa các học trò không chỉ là sự kết bạn cùng sở thích riêng như ở các trường phổ thông hiện nay mà còn là mối quan hệ chia sẻ kiến thức trong nhóm khi thảo luận trên lớp và các hoạt động theo nhóm ngoài lớp học khi cùng làm một bài tập sưu tầm hay nghiên cứu nhỏ ngoài lớp học. Mối quan hệ giữa học trò sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn do các em tham gia các hoạt động không chỉ vui chơi giải trí mà còn học tập với nhau, chia sẻ công việc và tri thức cùng với nhau.
THỰC TẾ TỪ TIẾT DẠY BÀI “ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN DUY”
 Chuyên đề “Nghiêm túc, nhẹ nhàng, thân thiện; tạo điều kiện và khuyến khích học sinh chủ động, hợp tác trong học tập.” được thể hiện trong tiết dạy với những nội dung sau:
Học sinh có thể trình bày những thắc mắc của mình ở ngay đầu tiết dạy.
Hệ thống câu hỏi cho các đối tượng, cần chú ý đến đối tượng Trung bình,Yếu.
Quan hệ thầy – trò trong quá trình khai thác văn bản.
Phát huy tính tích cực việc tự học ở nhà theo lối thảo luận nhóm, bài tập (nhóm)
Tạo không khí cảm thụ tác phẩm văn học lên cao nhất, lắng sâu nội dung và nghệ thuật, kích thích yêu thích môn văn
 Trên đây là những hiểu biết, những suy nghĩ của tôi trong quá trình nhận nhiệm vụ của nhà trường và Tổ Chuyên môn. Vấn đề rất mới mà khả năng của tôi có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp tham gia xây dựng để tiết dạy sát với chuyên đề và nhất là tạo được không khí sư phạm trong trường học thân thiện.
Đà Nẵng, ngày 13 tháng 11 năm 2008
 Người viết
 HÙYNH TẤN THƯỞNG
Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Phan Đình Phùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docThưởng-Chuyên đề NGHIÊM TÚC-NHẸ NHÀNG-THÂN THIỆN.doc