Chuyên đề Phương pháp dạy bài toán có lời văn ở Lớp 3

Chuyên đề Phương pháp dạy bài toán có lời văn ở Lớp 3

I/ Đặt vấn đề:

- Giải toán là một trong 4 mạch kiến thức trong chương trình Toán lớp 3( số và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn).

- Dạy học giải toán ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:

 Biết giải toán đơn: So sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị; giải bài toán liên quan đén rút về đơn vị,tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số; Gấp một số lên nhiều lần; Giảm đi một số lần; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn; Bài toán có nội dung hình học.

- Khi soạn giảng giáo viên phải nghiên cứu kĩ tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán.

- Căn cứ vào đặc điểm khả năng nhận thức của học sinh, mỗi bài học phải có mục tiêu cụ thể trong đó có những vấn đề cốt lõi , để xây dựng các hoạt động dạy học phù hợp.Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dẫn dắt, dự kiến các tình huống sư phạm và tiến trình thời gian phù hợp. Đồng thời cũng có kế hoạch hướng tới giải quyết và phát triển những kiến thức mở rộng, nhằm nâng cao tiềm lực cho học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy bài toán có lời văn ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
 PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI TOÁN
 CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3
I/ Đặt vấn đề:
Giải toán là một trong 4 mạch kiến thức trong chương trình Toán lớp 3( số và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn).
Dạy học giải toán ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:
 Biết giải toán đơn: So sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị; giải bài toán liên quan đén rút về đơn vị,tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số; Gấp một số lên nhiều lần; Giảm đi một số lần; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn; Bài toán có nội dung hình học.
Khi soạn giảng giáo viên phải nghiên cứu kĩ tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán.
Căn cứ vào đặc điểm khả năng nhận thức của học sinh, mỗi bài học phải có mục tiêu cụ thể trong đó có những vấn đề cốt lõi , để xây dựng các hoạt động dạy học phù hợp.Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dẫn dắt, dự kiến các tình huống sư phạm và tiến trình thời gian phù hợp. Đồng thời cũng có kế hoạch hướng tới giải quyết và phát triển những kiến thức mở rộng, nhằm nâng cao tiềm lực cho học sinh.
II/ Các bước thực hiện :
1/ Chọn đề tài và xây dựng chuyên đề
- Trong chương trình toán lớp 3 các bài toán đơn và các bài toán hợp được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức khác. Qua thực tế giảng dạy lớp 3, kết hợp dự giờ đồng nghiệp và qua nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức , kĩ năng môn toán lớp 3. 
Khối 3 đã thống nhất xây dựng chuyên đề: Phương pháp dạy học toán có lời văn ở lớp 3.
2/ Xây dựng chuyên đề
-Bài toán có lời văn là một mạch kiến thức khó đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh.
- Khi dạy giải toán có lời văn, chủ yếu dạy học sinh biết cách giải bài toán ( phương pháp giải toán). Giáo viên không làm thay hoặc áp đặt cách giải hoặc chỉ cho học sinh làm mỗi phép tính để tìm ra kết quả. Cố gắng để học sinh tự tìm ra cách giải bài toán tập trung vào các bước sau:
Bước 1 : Đọc đề bài toán( đọc to, nhỏ, nhẩm, thầm).
Bước 2 : Phân tích bài toán ( Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?)
Bước 3 : Tóm tắt bài toán ( Bằng lời hoặc bằng sơ đồ).
Bước 4 : Suy luận tìm cách giải tốt nhất và trình bày bài giải.
** Phần tóm tắt rất cần thiết khi học giải toán ( mục đích tóm tắt bài toán là làm rõ giả thiết bài toán cho gì? Và kết luận ,bài toán hỏi gì? Từ đó có cách suy luận giải hợp lí)
** Ví dụ 1: Đội một trồng được 230 cây, đội hai trồng được nhiều hơn đội một 90 cây. Hỏi hai đội trồng được bao nhiêu cây?
Tóm tắt:
230 cây
90 cây
	 	 Đội 1:
	Đội 2:
? cây
Sơ đồ dạng này thường dùng trong bài toán về nhiều hơn( dạng trực tiếp: Tìm số lớn), nhằm giúp học sinh tìm phép tính cộng.
** Ví dụ 2: Một cửa hàng buổi sáng bán đựơc 635 lít xăng buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 128 lít xăng. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu kít xăng?
Tóm tắt:
635 lít 
128 lít
	Buổi sáng:
? lít
	Buổi chiều: 
Sơ đồ dạng này thường dùng trong bài toán về “ ít hơn”( dạng trực tiếp: Tìm số bé ), nhằm giúp học sinh chọn phép tính trừ.
* Về trình bày bài giải học sinh cần suy luận tìm cách giải, học sinh viết được câu lời giải phép tính tương ứng và đáp số.
Giáo viên nhắc nhở học sinh tự diễn đạt nhẩm câu lời giải, sau đó viết câu lời giải vào vở.Lúc đầu học sinh còn lúng túng, nhưng đúng ý là được.
** Ví dụ 1: 	Bài giải
Đội hai trồng được số cây:
( Hoặc số cây đội hai trồng được:
	230 + 90 = 320 ( cây)
	Đáp số: 320 cây.
* Dạy giải bài toán đơn có một vai trò quan trọng đối bvới dạy giải toán hợp. Vì thế cần giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng giải bài toán đơn, nhất là biết đặt câu hỏi cho bài toán đơn còn thiếu câu hỏi.
** Ví dụ:Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó:
Tóm tắt.
27 kg
5 kg
	Bao gạo: 
? kg
 Bao ngô:
Học sinh nêu bài toán: Bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu kg?
Bài giải
Bao ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32 ( kg)
Đáp số: 32 kg.
Với cách dạy học như vậy, việc dạy giải bài toán hợp có hai phép tính sẽ thuận lợi hơn.
** Ví dụ: Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó:
27 kg
Tóm tắt.
 	 Bao gạo: 
? kg
5 kg
	Bao ngô:
Học sinh nêu bài toán: Bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu kg?
** Ở lớp 3, học sinh được học bài toán giải bằng hai phép tính ( hai bước tính ). Mỗi bước tính là bước giải bài toán đơn. Kết quả phép tính ở bước thứ nhất sẽ là một thành phần của phép tính ở bước giải thứ hai. Đối với bài toán hợp đầu tiên, giáo viên dạy giẩi bài toán hợp như sau:
Đọc bài toán:
** Ví dụ: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
Xác định đề bài: Bài toán cho biết gì? Đề toán hỏi gì?
18 lít
Tóm tắt:
? lít
Thùng 1:
6 lít
	Thùng 2:
Phân tích, suy luận, trình bày bài giải.
Tách bài toán đã cho thành hai bài toán đơn bằng cách đặt một câu hỏi phụ để lập bài toán đơn thứ nhất rồi chọn phép tính và thực hiện phép tính đó.
	Bước 1: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu. Thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu kít dầu?
Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể vẽ sơ đồ minh hoạ từng bước ( ở nháp).
18 lít
6 lít
	Thùng 1:
? lít
	Thùng 2: 
 Hướng dẫn học sinh chọn lời giải và viết phép tính tương ứng:
Thùng thứ hai đựng số lít dầu là:
18 + 6 = 24 ( lít)
Bước 2: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng 24 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu? 
18 lít
	Thùng 1: 
? lít
6 lít
24 lít
 Thùng 2:
Hướng dẫn học sinh suy nghĩ chọn lời giải và viết phép tính tương ứng:
Cả hai thùng đựng số dầu là:
18 + 2 4 = 42 ( lít)
* Muốn tìm số lít dầu cả 2 thùng ta làm như thế nào? ( Càn biết số lít dầu của mỗi thùng)
-Theo bài toán đã biết số lít dầu thùng thứ nhất.
- Thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít . Vậy làm thế nào để tìm số lít dầu thùng thứ hai? ( lấy số lít dầu thùng thứ nhất đựng cộng với số lít dầu thùng thứ hai đựng nhiều hơn.)
+ Đó là bước 1
Theo đề toán biết, số lít dầu thùng thứ nhất, vừa tìm được số lít dầu thùng thứ hai: Vậy muốn tìm số lít dầu 2 thùng em làm thế nào? ( Lấy số lít dầu thùng thứ nhất đựng cộng với số lít dầu thùng thứ hai đựng vừa tìm ở bước 1. Đó là bước 2:
Học sinh trình bày bài giải vào vở.
Thùng thứ hai đựng là:
	18 + 6 = 24 ( lít )
Cả hai thùng đựng là:
	18 + 24 = 42 ( lít )
	Đáp số: 42 lít.
Khi dạy bài toán có nội dung hình học ở lớp 3 ( tình chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông) các bài toán đó cần được trình bày như bài toná giẩi có lời văn. Phép tính ứng với câu lời giải có thể có đến hai, ba phép tính.
** Ví dụ: 	Chu vi hình chữ nhật là:
( 10 + 9 ) x 2 = 38 ( m)
	Đáp số: 38 mét.
Học sinh không phải ghi kết quả của phép tính trung gian mà chỉ ghi kết quả cuối cùng.
* Dạy học giải toán hay dạy một nội dung kiến thức nào khác cũng phải theo dịnh hướng đổi mới phương pháp học ở tiểu học. Cần tổ chức giờ học dưới dạng các hoạt động học tập, học sinh được phát huy tính tích cực trong học tập, học sinh chủ động cố gắng tự mình chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn có mức độ của thầy cô.
* Tổ chức triển khai chuyên đề 14. 04. 2012
* Báo cáo chuyên đề: Phạm Thị Minh Tâm
* Cả tổ thảo luận .

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_phuong_phap_day_bai_toan_co_loi_van_o_lop_3.doc