Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy học và thông qua các phân môn khác nhau như : Học vần , Tập đọc ,Tập viết , Chính tả , Luyện từ và Câu , Kể chuyện , Tập làm văn . Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt xét trên hai phương diện :
- Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và các kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng . Để làm được một bài Tập làm văn nói hoặc viết , người làm phải hoàn thiện cả bốn kỹ năng : nói , đọc , viết ,phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt . Trong quá trình vận dụng này , các kỹ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần .
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 4 PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC SINH ... PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy học và thông qua các phân môn khác nhau như : Học vần , Tập đọc ,Tập viết , Chính tả , Luyện từ và Câu , Kể chuyện , Tập làm văn . Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt xét trên hai phương diện : - Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và các kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng . Để làm được một bài Tập làm văn nói hoặc viết , người làm phải hoàn thiện cả bốn kỹ năng : nói , đọc , viết ,phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt . Trong quá trình vận dụng này , các kỹ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần . - Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản ( nói và viết ). Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần , từng mặt qua từng phân môn mà trở thành moat công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp , tư duy , học tập . Nói cách khác : Phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt , trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học . Phân môn tập làm văn lớp 4 giúp học sinh : - Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn . - Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống , rèn luyện tư duy lô gic , tư duy hình tượng ; bồi dưỡng tâm hòn , cảm xúc thẩm mỹ hình thành nhân cách cho học sinh . Qua thực tế cho thấy việc dạy và học phân môn Tập làm văn còn gặp nhiều khó khăn trở ngại : Về phía học sinh : - Học sinh yếu và học sinh trung bình chiếm phần lớn nên khi học tập làm văn rất khó khăn . Trình độ học sinh không đồng đều . - Học sinh đọc viết chậm trong khi đó ngữ liệu các bài tập làm văn dài cho nên mất rất nhiều thời gian đọc . - Các em mất rất nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi hoặc trả lời sai . - Học sinh nhút nhát còn rụt rè , e ngại nên không mạnh dạn tích cực tham gia trả lời trên lớp . - Vốn từ của học sinh nghèo nàn dẫn đến việc dùng từ đặt câu còn nhiều hạn chế . - Học sinh chưa biết chủ động diễn đạt nội dung từng phần cũng như toàn bài thông qua lời nói , bài viết ; còn thụ động khi tiếp thu bài học . - Chưa có thói quen làm dàn bài và dựa vào dàn bài để nói, viết mà thường đọc lại nội dung bài văn đã chép sẵn trên giấy nháp hoặc chép nguyên bài văn mẫu ở sách tham khảo - Phần lớn ( khoảng 2/3 ) học sinh ở nhà chưa chuan bị bài cho tiết học . Khi được thấy rằng : học sinh chuă có sự chuan bị , chưa làm dàn bài chưa hiểu cách tìm ý , chọn ý và sắp xếp ý . - Việc xen lồng tình cảm qua mỗi bài viết chưa làm được vì thế bài viết thường rất đơn điệu , khô khan , nặng nề , kể lể , liệt ke . - Tính liên kết câu , liên ý , liên đoạn chưa thực hiện được . Sự tham gia vào quá trình học tập của học sinh nhiều khi còn gượng ép . Về phía giáo viên : - Qua thực tế giảng dạy ở trường , tôi nhận thấy : Giáo viên thường e ngại , lung túng khi dạy tập làm văn , kjhông dám đăng ký tiết Tập làm văn dự thi hoặc thao giảng . Thao tác tiến hành cách dạy của giáo viên nhận xét và nói lại hoặc gặng hỏi , hay sửa chữa , bổ sung bài của học sinh chưa cao . - Kiến thức Tập làm văn của phần lớn giáo viên chưa vững . Nhiều giáo viên còn mơ hồ về đổi mới phương pháp dạy học , chưa name vững các hình thức tổ chức dạy học ( hoặc chỉu nắm một cách chung chung , máy móc ,). Kỹ năng nói viét miêu tả kể chuyện chưa thật tốt . - Giáo viên chưa có khả năng “ chế biến” giảm độ khó các bài tập cho học sinh yếu , soạn câu hỏi bài tập nâng cao cho học sinh giỏi bởi vậy nên trên lớp thường ít hướng dẫn cho hcọ sinh yếu , chủ yếu gọi học sinh khá giỏi trình bày kết quả , còn học sinh yếu chép lại kết quả. - Khả năng bao quát lớp chú ý đến các đối tượng học sinh ( giỏi , khá , trung bình , yếu ) còn hạn chế , hầu hết giáo viên chỉ chú ý đến học sinh giỏi và khá . - Đa số các tiết dạy tập làm văn diễn ra buồn tẻ , không gây được hứng thú cho học sinh .Giáo viên tiến hành tiết dạy quá máy móc , gần như phụ thuộc khuôn mẫu vào sách giáo viên chưa có khả năng đưa ra những vấn đề thiết thực gần gũi với đời sống học sinh . PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN 1) Chuẩn bị lên lớp : - Chuẩn bị soạn giáo án : Giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh ( giỏi , khá , trung bình , yếu ) để có hệ thống câu hỏi và kế hoạch bài soạn phù hợp với đặc điểm của họcï sinh . Với những bài tập làm văn nói riêng cũng như những bài tập Tiếng Việt nói chung giáo viên cần chuẩn bị theo trình tự sau : + Xác định mục đích, cơ sở của bài tập : Bài tập cần giúp học sinh đạt được mục đích gì ? Cơ sở để xây doing bài tập ? + Giải mẫu bài tập ( trình bày đáp án ) và chỉ ra , tách ra các thao tác cần thực hiện theo trật tự trước sau để ra két quả đúng . + Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập , những lỗi các em có thể mắc phải . + Đưa ra cách hướng dẫn gợi ý để học sinh tự làm được bài tập và làm đúng ( cách hướng dẫn gợi ý dựa trên bài tập cụ thể và trình tự các thao tác cần thực hiện ). - Soạn giáo án : + Sau khi đã xác định mục đích từng bài tập , giải mẫu chỉ ra các thao tác cần thực hiện dự tính những khó khăn và có cách hướng dẫn cho từng bài tập giáo viên soạn giáo án theo trình tự các bước từng bài tập trong giáo án cần ghi rõ các câu hỏi gợi ý theo cách thức giảm khó cho học sinh yếu , học sinh trung bình ; câu hỏi bài tập nâng cao cho học sinh khá , giỏi . + Khi soạn bài giáo viên cần trả lời được một số câu hỏi sau : Sau khi dạy xong bài học này học sinh phải nắm được những kiến thức trọng tâm cơ bản nào ? Các em được rèn những kỹ năng cơ bản nào ? Cách phát hiện và giải quyết vấn đề ra sao ? Việc giáo dục thái độ đã phù hợp chưa ? Việc liên hệ thực tế phải thiét thực , không gò ép , áp đặt . + Phải xác định rõ dự kiến hình thức tổ chức , sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc , đúng chỗ , phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh ( giỏi , khá , trung bình , yếu ) 2) Lên lớp : - Giáo viên cần nắm vững đặc điểm của học sinh để có sự quan tâm phù hợp : + Đối với học sinh yếu và học sinh trung bình giáo viên cần hướng dẫn kỹ lưỡng , tỉ mỉ , phải có hệ thống câu hỏi mở để giúp đỡ các em ( có thể chia nhỏ câu hỏi nếu cần ) . Cần giúp các em kỹ và cụ thể hơn về xác định yêu cầu của đề đến quá trình quan sát tìm ý và viết thành đoạn văn . Một vấn đề nữa là giáo viên cần sữa chữa uốn nắn kịp thời lỗi của các em như : lỗi dùng từ đặt câua , sắp xếp ý , xây dụng đoạn văn , nên cho học sinh khá giỏi trình bày trước những ý , câu khó . + Đối với học sinh khá, giỏi : Ngoài những câu hỏi , bài tập bình thường , giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cao hơn , những câu hỏi cao hơn , khó hơn để phát triển tư duy cho các em , thường xuyên yêu cầu các em nhận xét , sửa chữa bài của bạn . Trong cùng một ý , một vấn đề phải hướng dẫn để học sinh khá giỏi có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau , biết sửa những đoạn văn , bài văn dài và ý rườm thành những đoạn văn , bài văn ngắn gọn và câu ý phù hợp hơn . - Những câu hỏi có tính chất ôn lại kiến thức cũ có liên quan để dạy học bài mới thuận lợi nên dành cho học sinh khá giỏi để mất ít thời gian . - Khi dạy học sinh nói trình bày kết quả nên gọi học sinh khá giỏi trước , học sinh trung bình , yếu sau . - Nếu bài văn có ngữ liệu dài nên gọi học sinh giỏi đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm theo để tiết kiệm thời gian . - Với những câu hỏi khó giáo viên nên giảm độ khó bằng cách : chia nhỏ câu hỏi , thêm câu hỏi phụ , đưa đáp án đúng sai cho học sinh lựa chọn - Giáo viên cần hiểu tâm lý học sinh cần động viên , khích lệ các em luyện nói , luyện viết . - Giáo viên cần hiểu kỹ năng học ( nói , viết ) theo đề tài của từng đối tượng học sinh , từ đó có biện pháp tiếp cận giúp đỡ học sinh phát huy khả năng và khắc phục hạn chế . - Giáo viên cần có biện pháp động viên học sinh chuẩn bị bài và có kiểm tra , đánh giá chặt chẽ kỹ lưỡng . - Giáo viên cần tạo ra không khí hào hứng kích thích học sinh họcï tập , chuan bị tốt nhất cách xử lý tình huống có thể xẩy ra . - Trong mỗi tiết học giáo viên cần tạo không khí học tập vui vẻ nhẹ nhàng , hấp dẫn để lôi cuốn học sinh tránh tẻ nhạt và khô cứng . - Tạo mọi điều kiện đẻ tất cả học sinh chủ động tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động học tập quan tâm nhiều hơn các học sinh nhút nhát , chưa tích cực hoạt động . 3) Giáo viên phải thường xuyên dự giờ đồng nghiệp , rút kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Tập làm văn . 4) Giáo viên cần nắm vững các biện pháp dạy học chủ yếu và quy trình dạy bài Tập làm văn . - Các biện pháp dạy học chủ yếu : - Hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn . Ở các bài hình thành kiến thức Tập làm văn , giáo viên thường tiến hành hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn thông qua gợi ý nhận xét trong SGK . Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự sau : + Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong SGK , khảo sát văn bản để trả lời từng văn bản gợi ý . + Hướng dẫn học sinh trao đổi , thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm loại văn ( kiến thức cần ghi nhớ ). - Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành Sauk hi nhận biết các kiến thức tập làm văn , học sinh được làm các bài tập thực hành nhằm củng cố kiến thức và bước đầu hình thành các kỹ năng , giáo viên cần thực hiện các thao tác sau : + Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập ( bằng câu hỏi gợi ý , bằng lời giải thích ). + Hướng dẫn học sinh làm thử một phần của bài tập và nhận xét để định hướng cho từng hoạt động của cá nhân . + Giúp học sinh luyện tập theo yêu cầu của bài tập ( theo cặp , theo nhóm hoặc trao đổi ở lớp ) , tổ chức nhận xét và đánh giá kết quả . - Hướng dẫn hsinh luyện tập theo đề bài Ở các bài luyện tập thực hành theo đề bài tập làm văn , giáo viên cần thực hiện các thao tác sau : + Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài , xác định đúng nội dung yêu cầu của đề. + Hướng dẫn học sinh dựa vào gợi ý trong SGK để thực hiện từng yêu cầu ( theo hai hình thức nói , viết ). + Tổ chức nhận xét , đánh giá kết quả thực hành nhằm trau dồi các kỹ năng tập làm văn cho học sinh . 5) Giáo viên cần nắm vững các kỹ năng làm văn cho học sinh lớp 4 và các bước cần thực hiện từng kỹ năng để hướng dẫn học sinh. - Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp : + Nhận diện loại văn bản + Phân tích đề bài Để thực hiện tốt kỹ năng này giáo viên phải yêu cầu học sinh : đọc nhiều lần đề bài , tìm hiểu nghĩa của từ , từng vế câu , chọn ra các từ ngữ quan trọng nhất . Từ đó trả lời mấy câu hỏi sau : Đề bài yêu cầu viết loại văn nào ? ( Miêu tả hay kể chuyện ? Tả phong cảnh hay tả người ? ) Đề bài đòi hỏi giải đáp vấn đề gì ? ( Yêu cầu làm gì ? Miêu tả ai , cái gì ? Kể lại câu chuyện nào ? Tường thuật việc gì ? Viết thư cho ai , viết về cái gì ?... Phạm vi bài làm đến đâu ? Trọng tâm bài là ở chỗ nào ? - Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp : + Xác định dàn ý của bài văn đã cho + Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện + Quan sát đối tượng , tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. - Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp : + Xây dựng đoạn văn + Liên kết các đoạn văn thành bài văn - Kỹ năng kiểm tra , đánh giá hoạt động giao tiếp : + Đối chiếu văn bản nói , viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt . + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt . 6) Giáo viên phải chịu khó nghiên cứu tài liệu tham khảo và tăng cường tự học , tự bồi dưỡng để tìm ra cách dạy phù hợp đối với học sinh của mình . II- YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH Cần chuẩn bị bài đầy đủ trước khi học bài mới . Cần chăm đọc sách , báo , tài liệu tham khảo , học thuộc các bài văn , bài thơ hay ; có ý thức tích cực luyện nói , luyện viết ở lớp cũng như ở nhà . Học sinh phải tự rèn luyện tính tích cực tự tin , mạnh dạn và hăng hái phát biểu xây dựng bài và tự giác học tập . Học sinh phải có cách học ở nhà : phương pháp học , trình tự và thời gian học . Không nên dựa hoàn toàn vào bài mẫu trong sách tham khảo ( hiện nay sách Tập làm văn có nay đủ mỗi bài viết theo mỗi đề bài của chương trình lớp 4 nói riêng và bậc Tiểu học nói chung mà học sinh tường sử dụng sai mục đích , làm xơ cứng tư duy của học sinh ) một cách máy móc ( chép nguyên si ) , học thuộc long rồi đọc trước lớp . III- MỘT VÍ DỤ CỤ THỂ SOẠN CÁCH HƯỚNG DẪN BÀI TẬP THEO NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT Ở TRÊN . Bài : “ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật” Bài tập 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi ; chỉ nhỉnh hơn chiếc bảng con một chút . Ở góc phải của cặp có hình chú gấu không to lắm nhưng trông rất ngộ nghĩnh . Cặp có hai mắt khoá mạ kền giống như hai con mắt sáng long lanh . Quai cặp làm bằng sắt không gỉ trông rất chắc chắn . Sau lưng có hai dây đeo bằng vải sợi ni lông màu xanh da trời khiến em có thể đeo cặp sau lưng trông như đeo chiếc ba lô. Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới ba ngăn được làm bằng vải ni lông hoa – hai ngăn rộng và một ngăn hẹp. Sách giáo khoa em xếp vào một ngăn , vở viết em xếp vào ngăn bên cạnh . Còn ngăn hẹp thì em để các đồ dùng học tập như bảng đen , hộp đựng bút và thước kẻ . a; Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ? b; Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn . c; Nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào ? CÁC THAO TÁC GIÁO VIÊN CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN ( Giáo viên cần xác định được ) 1) Mục đích : Học sinh nêu được từng đoạn văn trên thuộc phần nào của bài văn miêu tả ; xác định nội dung chính của từng đoạn văn ; tìm được những từ ngữ báo hiệu ở câu mở đoạn , nội dung miêu tả của từng đoạn văn . 2) Giải mẫu và chỉ ra những thao tác cần thực hiện . - Đáp án : a; Cả ba đoạn văn đã cho đều thuộc phần thân bài . b; Đoạn 1 : Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp . Đoạn 2 : Tả quai cặp và dây đeo . Đoạn 3 : Tả các bộ phận bên trong của chiếc cặp . c; Nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ : Đoạn 1 : Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi Đoạn 2 : Quai cặp làm bằng sắt không gỉ Đoạn 3 : Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn - Trình tự các thao tác cần thực hiện : + Đọc hiểu nội dung của từng đoạn văn . + Đọc và xác định các đoạn văn , nêu được các đoạn văn thuộc phần nào của văn miêu tả . + Xác định ý chính của từng đoạn văn. + Đọc và tìm từ ngữ báo hiệu câu mở đoạn ở nội dung miêu tả của mỗi đoạn . 3) Dự tính những khó khăn của học sinh . - Có thể học sinh đã quên cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả đã học nên việc xác định ý a không nhanh chóng . - Có thể học sinh xác định nhầm các phần của bài văn miêu tả trong đoạn văn - Có thể học sinh đọc chậm mất nhiều thời gian và hạn chế cho việc hiểu nội dung - Việc xác định nội dung chính của từng đoạn tương đối khó. 4) Cách hướng dẫn học sinh : - Trước khi học giờ Tập làm văn yêu cầu học sinh về ôn lại và ghi nhớ cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật . - Một học sinh giỏi đọc to thành tiếng đề bài , cả lớp đọc thầm theo dõi . - Giáo viên nêu câu hỏi : + Bài tập có mấy yêu cầu , từng yêu cầu phải làm gì ? + Mỗi đoạn văn trên thuộc phần nào của bài văn miêu tả ? + Nội dung miêu tả của từng đoạn là gì ? ( Nếu lớp có nhiều học sinh yếu và học sinh trung bình thì câu hỏi này có thể sửa như sau “ câu hỏi được ghi ra bảng phụ”: Nội dung miêu tả của từng đoạn văn là gì ? Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất mà em cho là nội dung miêu tả của từng đoạn văn . Đoạn1 : o Tả về màu sắc của chiếc cặp o Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp o So sánh chiếc cặp với chiếc bảng con Đoạn2 : o Tả quai cặp và dây đeo o Giới thiệu quai cặp o Nói về tác dụng của quai cặp Đoạn3 : o Tả ngăn cặp o Tả bao quát chiếc cặp o Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp – các ngăn cặp và tác dụng của nó + Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào? PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ CỦA VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG Do khả năng có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn còn những thiếu sót nhất định , tôi không dám khẳng định tính khả thi và hiệu quả là tuyệt đối. Tuy vậy qua 6 tháng ứng dụng sáng kiến này đã giúp tôi và đồng nghiệp giảng dạy phan môn Tập làm văn tốt hơn . Qua cách soạn và dạy theo những biện pháp đề xuất ở sáng kiến này so với lối soạn và dạy của giáo viên trước đây thì cách soạn và dạy ở sáng kiến này xảy ra nhẹ nhàng hơn , học sinh chủ động , hứng thú hơn , kết quả làm bài của học sinh tốt hơn so với trước nay dẫn đến kết quả học tập đạt cao hơn ( cụ thể được so sánh ở bảng thống kê kết quả kiểm tra thực tế ). KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT - Kết quả kiểm tra trước khi chưa ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm : Lớp Số HS Số HS dự Kiểm tra Điểm bài kiểm tra viết 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4A/28 28 1 2 6 13 5 1 - Kết quả sau 6 tháng ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm : Lớp Số HS Số HS dự Kiểm tra Điểm bài kiểm tra viết 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4A/28 28 1 2 14 5 3 2 1 Trên đây là một phần sáng kiến nhỏ cho việc “ Dạy Tập làm văn lớp 4 phù hợp với trình độ học sinh” mà tôi đã mạnh dạn ứng dụng ở lớp 4 B . Tôi hy vọng rằng Ban giám hiệu nhà trường sẽ cho phép áp dụng sáng kiến này vào việc dạy – học phân môn Tập làm văn của khối 4 ở trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học Tập làm văn ở lớp 4 của trường . Biển Bạch Đông , ngày 18 tháng 3 năm 2010 Người viết PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên SKKN : Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 4 phù hợp với trình độ học sinh - Người viết : Trường Tiểu học Biển Bạch Đông Phòng GD & ĐT Thới Bình Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến , ứng dụng. - Tính khoa học - Tính sáng tạo - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến , ứng dụng. - Tính khoa học - Tính sáng tạo Xếp loại chung : ................................... Ngày tháng năm 2010 Hiệu trưởng Xếp loại chung : ................................... Ngày tháng năm 2010 Thủ trưởng đơn vị
Tài liệu đính kèm: