Đề tài Một sồ biện pháp giáo dục văn hóa cho trẻ mẫu giáo

Đề tài Một sồ biện pháp giáo dục văn hóa cho trẻ mẫu giáo

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang ngày càng phát triển vượt bậc, đời sống của mọi người đang ngày càng đi lên nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề xảy ra hơn đặc biệt là trong giới trẻ như: các em không còn biết quan tâm đến những người thân trong gia đình của mình, không còn biết lể phép với người lớn, nói chuyện hòa nhã với bạn bè mà thay vào đó là cách nói chuyện thô lỗ, nói tục.hay trẻ không còn những thói quen giữ gìn vệ sinh nơi công cộng như vứt rác, khạc nhổ bừa bãi hay đi vệ sinh không đúng nơi quy định.

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một sồ biện pháp giáo dục văn hóa cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A . Mở đầu	3
	1. Lý do chọn đề tài	3
	2. Mục đích nghiên cứu	3
	3. Nhiệm vụ nghiên cứu	3
	4. Đối tượng nhiên cứu	3
	5. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu	4
6. Phương pháp nghiên cứu	4
	B . Nội dung	4
	Chương 1. Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học	4
1.1. Một số khái niệm về đặc điểm giáo dục đạo đức	4 
 1.1.1. Một số khái niệm về đặc điểm giáo dục đạo đức	5 
 1.1.2. Giáo dục đạo đức	5
1.2. Tầm quan trọng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học	5
1.3. Vai trò giáo dục đạo đức với hoc sinh Tiểu học trong giáo dục hiện nay	5
 Chương 2. Thực trạng của giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Mỹ Hòa 2 trong thời gian 2010 – 2012	6
 2.1. Khái niệm về xã Mỹ Hòa	6
 2.2. Tổng quan về trường Tiểu học Mỹ Hòa 2	6
2.2.1. Nhà trường	6
2.2.2. Giáo viên	6
2.2.3. Học sinh	7
 2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức trường TH Mỹ Hòa 2 trong thời gian qua.........7
2.3.1. Thành công và nguyên nhân	10
2.3.2. Những mặt hạn chế	10 
2.3.3. Những bài học kinh nghiệm việc giáo dục đạo đức học sinh của trường TH Mỹ Hòa 2 hai năm qua.	11
	Chương 3. Một số giải pháp làm tăng hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Mỹ Hòa 2	11
3.1. Giải pháp mang tính thực tiễn vừa sức khả thi, mang tính sư phạm, khoa học, có mối quan hệ biện chứng	11
3.2. Một số giải pháp	13
 C. Kết luận và kiến nghị	14
Kết luận	14
2. Một số kiến nghị	15
 D . Tài liệu tham khảo	15
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang ngày càng phát triển vượt bậc, đời sống của mọi người đang ngày càng đi lên nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề xảy ra hơn đặc biệt là trong giới trẻ như: các em không còn biết quan tâm đến những người thân trong gia đình của mình, không còn biết lể phép với người lớn, nói chuyện hòa nhã với bạn bè mà thay vào đó là cách nói chuyện thô lỗ, nói tục......hay trẻ không còn những thói quen giữ gìn vệ sinh nơi công cộng như vứt rác, khạc nhổ bừa bãi hay đi vệ sinh không đúng nơi quy định.....
Và để xóa bỏ những hành vi thiếu văn hóa đó thì không phải ngày một ngày hai mà phài rèn luyên lâu dài và thường xuyên và phải giáo dục ngay khi trẻ còn nhỏ nhưng ngày nay có rất nhiều trường học chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức cho trẻ mà quên rèn cho trẻ có được những thói quen hay những hành vi văn hóa chính vì thế nên tôi nhận thấy ràng việc giáo dục văn hóa cho trẻ mẫu giáo là vô cùng cần thiết vì lúc này trẻ còn rất ngây thơ, suy nghĩ của trẻ như tờ giấy trắng nếu không được giáo dục tốt thì trẻ sẽ nhiễm những thói hư tật xấu vàtrở thành nhửng tệ nạn của xã hôi còn ngược lại nếu một đứa trẻ được giáo dục những hành vi tốt thì sẽ thành những người vừa có văn hòa vừa có kiến thức đáp ứng theo những đòi hỏi cao của xã hội.Chính vì những lí do đó mà tôi quyết định chọ đề tài: “ Một Sồ Biện Pháp Giáo Dục Văn Hóa Cho Trẻ Mẫu Giáo”
2. Mục đích nghiên cứu 
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài “ Một Sồ Biện Pháp Giáo Dục Văn Hóa Cho Trẻ Mẫu Giáo”nhằm tìm ra những cách tốt nhất để giúp cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có được những thói quen hay những hành vi văn hóa nhằm góp phần nâng cao về văn hóa cho các cháu học sinh của trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn tới.. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu khi tôi thực hiện đề tài này là các cháu học sinh của trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học của giáo dục văn hóa cho các cháu học sinh ở trường Mẫu giáo nói chung và ở trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
- Đánh giá thực trạng về công tác giáo dục văn hóa cho các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu ở trường Mẫu giáo Mỹ Hòa nói riêng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa cho các cháu học sinh của trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
5. Phạm vi nghiên cứu
Là trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2019 -2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề văn hóa và giáo dục văn hóa cho các cháu học sinh mẫu giáo.
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng về việc giáo dục văn hóa cho các cháu học sinh mẫu giáo.
 - Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với giáo viên, phụ huynh và các cháu mẫu giáo nắm được khả năng nhận thức về văn hóa hay việc giáo dục văn hóa cho các cháu.        
- Phương pháp quan sát: Dự giờ tiết dạy của các giáo viên. Quan sát cử chỉ, thái độ, hành vi .....biểu hiện văn hóa của trẻ trên tiết học. Ngoài ra tôi còn quan sát các cháu khi tham gia các hoạt động khác như hoạt động vui chơi hay hoạt đông vệ sinh.... để tìm ra cách giáo dục phù hợp.                                                 
- Phương pháp nghiên cứu chuyên gia: lấy ý kiến những giáo viên có kinh nghiệm trong việc giáo dục văn hóa cho trẻ.               
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA CHO HỌC SINH MẪU GIÁO
1.1. Một số khái niệm về văn hóa
Nghĩa gốc của văn hóa là cái đẹp. Theo quan điểm phương đông, hình thức đẹp đẽ biểu hiện trước hết trong lễ nhạc cách quản lí, lãnh đạo... Đặc biệt trong ngôn ngữ , cách ứng xử lịch sự. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, giá trị ứng xử được mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ. 
Theo Unesco: “ văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là một tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức , tình cảm khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng gia đình , xóm làng, xã hội ..vv...Theo nghĩa hẹp : ‘ Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng...”
1.1.1. Giáo dục văn hóa
Trong cuộc sống thì mỗi chúng ta đều có những thói quen hay những hành vi văn hóa. Từ việc lớn như con cái phụng dưỡng con cái phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi về già, hay việc nhỏ như một đứa trẻ thấy người già lên xe buýt thì nhường chỗ ngồi hoặc một em bé biết bỏ rác vào thùng chớ không vứt bừa bãi... Chính những việc làm đó sẽ hình thành nên những thói quen hay những hành vi tốt khi đứa trẻ lớn lên. Vậy giáo dục văn hóa cho trẻ là giáo dục ý thức đạo đức bên trong vừa phải thể hện thẩm mĩ bên ngoài trẻ sẽ nhận biết dược những hành vi tốt đẹp đối với con người và thế giới xung quanh. 
1.2. Tầm quan trọng giáo dục văn hóa cho học sinh mẫu giáo
Trong bất kì thời đại nào thì việc giáo dục văn háo cho trẻ luôn được Đảng và nhà nước vô cùng xem trọng. Vì nếu một người có văn hóa thì khi làm bất cứ việc gì họ điều suy nghĩ xem việc mình làm sẽ mang lại những lợi ích, thiệt hại gì cho bản thân và cho người khác.Họ suy nghĩ và cân nhắc xem mình để chọn việc làm nào là đúng nhất để thực hiện. Còn nếu một người không có văn hóa thì họ chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân.
Ví dụ : Một em bé trong lớp học đang chơi đồ chơi mà có trẻ khác lại xin thì em bé đó ném đồ chơi về phía bạn chứ không nhẹ nhàng đưa cho bạn thì hành động của em bé đó chưa thể xem là có văn hóa. Hay một người lớn chạy vào nhà xe mà đậu ngay phía ngoài cản dường chạy của xe khác mà không chạy vào trong vì sợ mất thời gian gây khó khăn cho người đến sau thì hành vi đó cũng được xem là thiếu văn hóa.
Như chúng ta đã biết một thói quen hay một hành vi văn hóa không phải bẩm sinh mà có hay tự nhiên sinh ra mà phải qua một quá trình giáo dục lâu dài , thường xuyên. Sự hình thành thói quen văn hóa ở mỗi người phải bắt đầu từ lúc còn bé thơ. Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vì giai đoạn này theo các nhà tâm sinh lí học phân tích thì trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh và ghi nhớ rất sâu nên việc giáo dục văn hóa cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Nếu một đứa trẻ được giáo dục văn hóa tốt thì giống như chúng ta đã đặt được một nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ sau này. 
1.3. Vai trò giáo dục văn hóa đối với hoc sinh mẫu giáo trong thời đại hiện nay
Trong thời đại hiện nay, thời đại của kiến thức và công việc thì hầu như tất cả chúng ta ai cũng muốn con cháu của mình phải có một cái đầu thật thông minh, nhanh nhẹn để có thể theo kịp công việc, theo kịp sự phát triển của xã hội. Và vì thế các bậc cha mẹ ai cũng muốn con cái được học ở một ngôi trường chỉ cần giỏi về kiến thức chứ không quan tâm đến việc khác như dạy cho trẻ về văn hóa, trong giao tiếp và ứng xử. Để đáp ứng yêu cuầ của phụ huynh thì rất nhiều các trường từ trung học đến mầm non đều đặt nặng kiến thức để giáo dục cho trẻ mà quen rèn luyện những thói quen, hành vi văn hóa và kết quả là những đứa trẻ trở nên vô cảm chỉ biết suy nghĩ cho bản thân chứ không suy nghĩ xem khi mình làm một việc gì đó thì đã đúng và đẹp chưa.
Ví dụ : Khi trẻ đi học về gặp ông bà cha mẹ chỉ biết nói “chào nội, chào ngoại” hoặc “ chào cha, chào mẹ” chứ không phải là “ thưa ông bà con đi học mới về ạ” hay trẻ không biết rằng phải nói chuyện nhỏ khi vào rạp xem phim hay chế giễu người tàn tật.
Nhận thấy được điều đó nên ngành giáo dục đã đẩy mạnh việc giáo dục văn hóa cho trẻ . Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam tronh thời kì mới. 
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HÓA CHO HS Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO MỸ HÒA TRONG THỜI GIAN QUA 
2.1. Khái quát về xã Mỹ Hòa
Mỹ hoà là xã vùng sâu của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp với diện tích khoảng trên 3500 km2, dân số trên 10000 người. Đặc điểm địa lý mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Nam bộ với hệ thống kênh rạch hằng chịt. Đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khă váo mùa mưa đặc biệt là khi nước lũ dang lên.
Kinh tế của địa phương chủ yếu là nông nghiệp. Hiện xã Mỹ hòa có tấc cả 8 trạm bơm điện phục vụ cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp. Bên cạnh việc trồng lúa một số hộ gia đình còn tham gia chăn nuôi như nuôi éch, nuôi cá.... nên chất lượng cuộc sống ngày một đi lên. Hộ nghèo của xã chỉ còn 289 hộ ( chiếm 1, 2% số dân cả xã).
2.2. Tổng quan về trường Mẫu giáo Mỹ Hòa 
2.2.1. Nhà trường
Trường hiện tại có tấc cả 5 điểm (trong đó có 1 điểm chính và 4 điểm phụ), diện tích khoảng 4500 m2với tổng số phòng học và phòng chức năng là 11. ... .
2.3.3. Những bài học kinh nghiệm về việc giáo dục đạo đức học sinh của trường TH Mỹ Hòa 2 hai năm qua:
Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Ngoài các phương pháp, biện pháp mang tính sư phạm đang được nhà trường thầy cô giáo vận dụng, cần có thêm những hướng tích cực khác. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tốt để HS noi theo, nhà trường thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức cho học sinh, gia đình học sinh kết hợp với nhà trường tăng cường giáo dục đạo đức cho con mình, giáo viên kết hợp với Đoàn, Đội công tác đoàn và hoạt động ngoài giờ lên lớp,...
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HS Ở TRƯỜNG TH MỸ HÒA 2
3.1. Giải pháp mang tính thực tiễn vừa sức khả thi, mang tính sư phạm, khoa học, có mối quan hệ biện chứng
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo sự chuyển biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở học sinh. Ban nề nếp phải làm tốt công tác xếp loại và đánh giá thi đua các lớp hàng tuần, hàng tháng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn; phổ biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục,  luật giao thông đường bộ, ...); tổ chức học tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường vào đầu năm học, vào giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp.
- Tăng cường vai trò của Đoàn trường trong hệ thống tổ chức của mình để giáo dục đoàn viên thanh niên. Đoàn trường phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá học đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể.
- Tăng cường công tác kiểm tra của Ban nền nếp để phát hiện vụ việc và xử lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho học sinh vi phạm.
- Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, chi đoàn thông qua vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm( GVCN). Nhà trường và GVCN không phải lúc nào cũng theo sát từng học sinh mà phải thông qua mạng lưới cộng tác viên để nắm tình hình. Chỉ thông qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục cảm hoá bằng tình bạn sẻ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của mình.
- Đề cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của lớp; chỉ có GVCN là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Bên cạnh đó giữa GVCN và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập rèn luyện của con em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục.
- Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khoá, các câu lạc bộ đố vui để học, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia; bởi vì lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp, giao lưu; nếu chúng ta không tổ chức các hoạt động cho học sinh thì các em sẻ tìm đến nơi chốn khác để vui chơi và dể bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường hư hỏng, phạm tội. Trong các hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa: "Học mà chơi, Chơi mà học" theo đúng định hướng giáo dục.
- Việc xử lý kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ, trong chúng ta không ai muốn; nhưng vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường nên phải thi hành kỷ luật học sinh; việc thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý học sinh vi phạm, vừa răn đe nhắc nhở những em khác, vừa phòng ngừa các biểu hịên xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự khen thưởng động viên những tập thể và các nhân tiêu tiểu về các mặt; đồng thời cũng biểu dương những học sinh vi phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh chậm tiến. Nếu tập thể lớp, chi đoàn, thầy cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh biết động viên khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẻ cố gắng vươn lên. Công tác này ở cấp độ lớp nên làm thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.
 Hiện nay trường TH Mỹ Hòa 2, xã Mỹ Hòa , huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã là trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, trình độ tay nghề của giáo viên khá vững vàng, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường không vì thế mà bằng lòng với chất lượng hiện tại, đã và đang tham gia nhiều lớp học để nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi toàn ngành giáo dục đang thực hiện hai cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Gắn với cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng không cho HS đạt chuẩn lên lớp”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nâng cao nhân cách nhà giáo. Hơn bao giờ hết, thầy và trò trường TH Mỹ Hòa 2 quyết tâm hưởng ứng tốt hai cuộc vận động nói trên. Tiếp tục rèn luyện về đạo đức, lối sống, luôn là tấm gương tốt để học sinh noi theo, luôn học tập để nâng cao tay nghề. Bởi vì muốn có trò giỏi, trò ngoan, thì phải có thầy giỏi, thầy có tâm huyết với nghề. Để nâng cao thành tích của trường hơn nữa thì cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý, rèn luyện đạo đức lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
3.2. Một số giải pháp :	
- Bổ xung và hoàn thiện các quy định về tổ chức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS.
- Hàng năm trong các Hội nghị cán bộ công chức cần đưa ra bàn bạc, trao đổi để thống nhất về công tác giáo dục đạo đức cho HS đối với cán bộ, giáo viên. Khi đã trở thành Nghị quyết của nhà trường thì căn cứ vào đó tổ chức thực hiện.
- Qua mỗi đợt sơ, tổng kết có đánh giá rút kinh nghiệm những mặt thực hiện được và chưa được để khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm.
- Cần luôn quán triệt nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho HS là: Giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học sẽ góp phần tích cực đào tạo học sinh trở thành những công dân yêu nước, sống và làm việc theo đạo lý và pháp luật, có bản lĩnh, năng lực và ham muốn tham gia chủ động tích cực vào cuộc sống hoà bình, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ, đây cũng là biện pháp tốt nhằm nâng cao kỹ năng giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi: Chương trình, nội dung đào tạo ở TH luôn có sự đòi hỏi phải bổ sung, thay đổi và đặt ra nhiều vấn đề để trao đổii để hoàn thiện một mức độ cần thiết. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là trọng tâm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Muốn vậy, nhà trường cần tổ chức tốt các đợt học tập, tham quan các đơn vị trường bạn; nghiên cứu quán triệt các nghị quyết của Đảng, các quyết định, thông tư, hướng dẫn của ngành, thường xuyên mở các chuyên đề về giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy đạo đức cho HS. Những hoạt động này giúp cán bộ, giáo viên nắm chắc quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới. Từ đó cán bộ, giáo viên tự nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác giảng dạy, nhất là giảng dạy về đạo đức cho HS.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận
Từ chiều sâu lịch sử, dân tộc Việt Nam sớm hình thành một nền đạo đức và luôn có ý thức tu dưỡng, giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc; luôn xem đạo đức cách mạng là phẩm chất đầu tiên, là cái gốc của mỗi con người. Bác Hồ đã dạy: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” và Bác hồ cũng chỉ rằng: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Từ thực tiễn, xây dựng, bảo vệ đất nước, từ những ý kiến chỉ dạy của Bác Hồ cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh bậc Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc Tiểu học thông qua các hoạt động tập thể, thông qua sự phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả người giáo viên Tiểu học có thể kết hợp nhiều phương pháp, nhiều biện pháp giáo dục. Vì có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các em, người giáo viên tiểu học có cơ hội hiểu biết đầy đủ đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh, theo dõi được sự phát triển của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Hơn nữa, muốn có kết quả tốt trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, người cán bộ quản lý cùng với tập thể sư phạm cũng phải là tấm gương sáng về nhân cách, là mẫu mực tiêu biểu của những phẩm chất đạo đức mà nhà giáo dục, nhà quản lý muốn giáo dục cho học sinh. 
Trong thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng: Giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong mục tiêu chung của bậc học. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng về giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học thì mỗi cán bộ, giáo viên phải biết tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp. Bởi vì giảng dạy mà không nghiên cứu, kiến thức sẽ bị mai một, không cập nhật kiến thức cũng không có gì mới. Người học mà không nghiên cứu thì sẽ thụ động trong tiếp nhận tri thức, học thụ động không biết nghiên cứu nên cũng không có gì sáng tạo.
Do đó ở bậc TH việc giảng dạy, học tập, nâng cao trình độ và nghiên cứu tài liệu, nội dung, chương trình là ba thành tố tạo nên quá trình đào tạo cốt lỏi ở trường Tiểu học. 
2. Một số kiến nghị
- Phải có sự chỉ đạo kiên quyết hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên trong đó có nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bô, giáo viên của trường học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, giáo viên tích cực, có nhiều đóng góp trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là phương pháp giảng dạy môn đạo đức.
 Mỹ hòa, ngày 15 tháng 08 năm 2013
 Người viết sáng kiến
 TỐNG MINH THÔNG
PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo tình Tâm lý học – Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển GVTH – NXB GD
[2]. Giáo trình GDH – Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển GVTH – NXB GD.
[3]. Trang Wed Google

Tài liệu đính kèm:

  • docTIEU LUAN LOP QUAN LY TUYET.doc