- Hứng thú có vai trò đặc biệt đối với hoạt động cá nhân. Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Con người cảm thấy sống đầy đủ và hạnh phúc khi họ có những hứng thú. Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người trở nên tích cực.
- Đặc biệt đối với hoạt động của học sinh nói riêng thì hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức.
- Đối với học sinh tiểu học giai đoạn đầu của tuổi học sinh thì sự hình thành hứng thú học tập với các môn học nói chung và đối với môn toán nói riêng là một vấn đề rất quan trọng trong giảng dạy. Do vậy sự nghiên cứu hứng thú học toán của học sinh tiểu học có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐAM RÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ M’RÔNG ---{--- GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Teân giaûi phaùp: Moät soá giaûi phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 4 höùng thuù hoïc toaùn Người thực hiện : Trần Thị Ngân GVCN lớp : 4B Năm học : 2012 - 2013 Tỉnh: Lâm Đồng LỜI CẢM ƠN - Để hoàn thành giải pháp này, tôi xin chân thành cảm ơn: - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông – Lâm Đồng. Trường Tiểu học Đạ M’Rông đã phát động Hội thi Giáo viên giỏi nhằm khuyến khích chúng tôi những thầy, cô giáo nghiên cứu chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm ngày càng làm giàu vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục. - Ban giám hiệu, chuyên môn Trường Tiểu học Đạ M’Rông đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý giúp tôi hòan thiện giải pháp hữu ích này. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI I. Lời cảm ơn 1 II. Cầu trúc đề tài 2 A. Lời nói đầu 3 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Phạm vi đề tài 4 B. Thực trạng của nội dung đề tài cần nghiên cứu 5 1. Cơ sở lí luận 5 2. Thực trạng 6 C. Một số giải pháp 7 1. Đối với những học sinh học yếu toán 5 2. Đối với những học sinh hổng kiến thức 6 3. Đối với những học sinh chưa chú ý học 10 4. Đối với những học sinh khá, giỏi 12 5. Sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú cho học sinh 14 D. Kết quả 14 E. Kết luận 15 III.Tài liệu tham khảo 16 A) LỜI NÓI ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Hứng thú có vai trò đặc biệt đối với hoạt động cá nhân. Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Con người cảm thấy sống đầy đủ và hạnh phúc khi họ có những hứng thú. Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người trở nên tích cực. - Đặc biệt đối với hoạt động của học sinh nói riêng thì hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. - Đối với học sinh tiểu học giai đoạn đầu của tuổi học sinh thì sự hình thành hứng thú học tập với các môn học nói chung và đối với môn toán nói riêng là một vấn đề rất quan trọng trong giảng dạy. Do vậy sự nghiên cứu hứng thú học toán của học sinh tiểu học có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. - Đầu năm học 2012 - 2013, tôi được phân công dạy lớp 4B trường Tiểu học Đạ M’Rông. Bên cạnh những học sinh học giỏi môn toán còn không ít học sinh học yếu môn toán. Đó là vấn đề nhức nhối cho chất lượng của nhà trường và những giáo viên đứng lớp giai đoạn nay. Vì vậy để nâng cao chất lượng môn toán đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để gây sự hứng thú học tập của học sinh. Đó là lí do tơi chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 hứng thú học môn toán”. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI: - Trong chương trình bậc tiểu học, tất cả các môn học đều quan trọng. Nhưng riêng đối với môn toán tầm quan trọng lại đặc biệt hơn. Trong cuộc sống, các em không thể sống tốt nếu không biết tính toán. Hiện nay sự hứng thú học môn toán của học sinh lớp tôi phụ trách còn ở mức độ thấp và có sự chênh lệch về hứng thú học tập giữa môn toán và môn học khác. Xuất phát từ động cơ trên, tôi tập trung tìm những biện pháp tốt nhất để giúp học sinh có hứng thú tự học, tự tìm hiểu, tự giải quyết những vấn đề toán học được đặt ra trong chương trình toán lớp 4, để tự lĩnh hội những kiến thức, biết cách học và giải quyết những vấn đề toán học trong phạm vi chương trình toán 4. Trên cơ sở đó sẽ nhớ lâu và sử dụng thành thạo những kiến thức ấy vào quá trình học tập và vận dụng vào thực tế của các em sau này. B)THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Quá trình dạy học toán trong chương trình tiểu học được chia thành hai giai đoạn : Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5. + Giai đoạn ở các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản, đặc biệt ở giai đoạn này học sinh được chuẩn bị về phương pháp tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. + Giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập các kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn toán ở mức sâu hơn, tổng kết, hệ thống hóa , khái quát hóa về số tự nhiên và dãy số tự nhiên, hệ đếm thập phân, bốn phép tính và một số tính chất của nó, trên cơ sở cấu trúc lại việc dạy nội dung số học để điều chỉnh dạy các mạch kiến thức về đại lượng, đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán,... tạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các mạch kiến thức. - Trong sự nghiệp giáo dục nói chung và việc dạy học toán 4 nói riêng. Trong thời gian qua mặc dù có nhiều khó khăn nhưng đã tiến bộ và phát triển nhiều. Tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển trên toàn quốc và thế giới. Chính vì các bậc học, lớp học, ngành học... phải áp dụng những biện pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh có năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đó cũng chính là hướng tìm hiểu thực trạng hứng thú học toán của học sinh lớp 4B. - Trong lớp tôi chủ nhiệm phần lớn học sinh yếu môn toán vì vậy trong trường tiểu học ngoài việc cung cấp những kiến thức của toán học, giáo viên cần chú trọng về các phương pháp để làm cho học sinh hứng thú khi học toán. - Để học sinh hứng thú học môn toán, người giáo viên phải xác định nguyên nhân dẫn đến các em học yếu và không thích học để có biện pháp thích hợp. + Học sinh không thích học dạng toán nào ? + Vì sao học sinh lại không thích học học toán ? Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, hay giải toán có lời văn...? + Do hổng kiến thức từ lớp dưới ? + Do thầy, cơ giáo giảng bài cứng nhắc, khô khan ? - Từ đó xác định được nội dung, phương pháp để tổ chức lớp học cho phù hợp. II. THỰC TRẠNG LỚP TÔI PHỤ TRÁCH: - Năm học 2012 – 2013 này, lớp tôi chủ nhiệm gồm 25 em, trong đó nam chiếm 17 em, nữ 10 em. Với số lượng học sinh như vậy thì nề nếp lớp học tương đối tốt. Tuy nhiên chất lượng kiểm tra đầu năm môn toán cho thấy: Xếp loại Tổng số Tỷ lệ % Giỏi 0 em 0 % Khá 0 em 0 % Trung bình 2 em 8 % Yếu 23 em 92 % - Đối với những yêu cầu toán lớp 4 và các thực trạng mà tôi đã trình bày ở trên. Tôi nhận thấy các em trong lớp còn hạn chế nhiều về mặt kiến thức do nhiều nguyên nhân dẫn đến các em học yếu và không thích học. - Mong muốn của tôi là làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh húng thú học để tự chiếm lĩnh kiến thức và đạt chất lượng cao hơn so với chất lượng đầu năm về môn toán. C) MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1/ Đối với những học sinh yếu toán: Tôi sử dụng biện pháp linh hoạt, vui nhộn để động viên tinh thần học toán của học sinh, học sinh yếu toán thường mặc cảm, rụt rè, sợ sệt mỗi khi tôi hỏi bài: “Ví dụ: Trong lớp tôi chủ nhiệm có em: Ha Rong, Ha Trương, Linh... học yếu toán nên khi tôi gọi đứng lên mất bình tĩnh nên trả lới ấp a ấp úng, có khi em chỉ biết đứng im. Tôi đã nhẹ nhàng động viên, chỉ bảo để các em lấy lại được bình tĩnh, tự tin và kiên nhẫn thực hiện nhựng yêu cầu mà tôi đề ra”. Ví dụ: Khi dạy bài “Các số có sáu chữ số ” Bài 3/10: Đọc các số sau: 96 315 ; 796 315 ; 106 315 ; 106 827. + Tôi hướng dẫn các em tách các số trên thành từng hàng, hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn... Sau đó dựa vào cách đọc số có 6 chữ số thuộc từng hàng để đọc và đọc từ trái sang phải. + Tôi gọi học sinh yếu đọc trước, nếu lúng túng chỗ nào thì gọi học sinh khá giúp đỡ, cuối cùng tôi mời học sinh khá hoàn thành bài đọc, thế là tôi thu hoạch được điều mà tôi yêu cầu. + Trong các tiết dạy đặc biệt là môn toán.Tôi luôn động viên để các em không mặc cảm với bạn bè, lấy lại tinh thần, an tâm học tập. Mặc dù có sự tiến bộ rất nhỏ ở từng học sinh yếu toán. Để học sinh có hứng thú học môn toán trên lớp tôi quan tâm nhiều đến những em học yếu, ham chơi, lơ đãng và sắp xếp chỗ ngồi hợp lý. Trong tiết dạy, tôi sử dụng đồ dùng dạy học để gây sự hấp dẫn và hứng thú cho học sinh. Tôi thường xuyên chấm, chữa bài ở lớp, ở nhà. Từ đó nắm được lực học thực chất của từng em, có biện pháp bồi dưỡng cho những em học sinh khá, giỏi và phụ đạo cho những em học sinh yếu. 2/ Đối với những học sinh hổng kiến thức: - Đối với những em hổng kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia; thường những em này khi đặt tính và thực hiện phép tính hay sai, dễ chán học, không thích làm bài tập. Vì vậy tôi dành nhiều thời gian để hướng dẫn. Ví dụ: Trong phép tính cộng có nhớ. 367859 + 541728 = ? - Tôi viết lên bảng phép tính 367859 + 541728. Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính. - Sau đó yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình. - Gọi học sinh yếu nêu trước, chỗ nào lúng túng cho học sinh khá, giỏi hỗ trợ. 367859 + 541728 909587 * Đặt tính: Viết 367859 rồi viết 541728 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thẳng hàng trăm nghìn. * Thực hiện tính cộng theo thứ tự từ phải sang trái 9 cộng 8 bằng 17 viết 7 nhớ 1 5 cộng 2 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8 8 cộng 7 bằng 15 viết 5 nhớ 1 7 cộng 1 bằng 8 thêm 1 bằng 9, viết 9 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 nhớ 1 3 cộng 5 bằng 8 thêm 1 bằng 9, viết 9 * Vậy 367859 + 541728 = 909587 Ví dụ: Trong phép trừ có nhớ: 647253 -285749 = ? Tôi viết lên bảng phép tính 647253 – 285749. Tổ chức học nhóm, nêu kĩ thuật đặt tính và thực hiện phép tính đó Sau đó tôi gọi từ 2 - 3 học sinh yếu nhắc lại, nếu sai đã có các bạn hỗ trợ. _ * Đặt tính: Viết 647253 rồi viết 285749 xuống dước sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thẳng hàng trăm nghìn. * Thực hiện tính trừ theo thứ tự thừ phải sang trái 13 trừ 9 bằng 4 viết 4 nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 0 viết 0. 12 trừ 7 bằng 5 viết 5 nhớ 1 5 thêm 1 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1 viết 1 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1 2 thêm 1 bằng 3, 6 trừ 3 bằng 3 viết 3 * Vậy 647253 – 285749 = 361504 - Khi học về phép nhân, chia. Tôi yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng nhân, chia trong bảng. Vì ở lớp tôi đa số em lên lớp 4 rồi mà bảng nhân chia còn lơ mơ. Tôi đã tổ chức vào 15 phút truy bài đầu giờ, thường xuyên cho lớp tự hỏi bài nhau (ngoài việc rèn chữ viết trong 15 phút đó) học sinh phải học thuộc bảng nhân, chia ; đọc xuôi, đọc ngược và trả lời nhanh khi tôi hỏi bất chợt, rồi mới tiến hành học ... sinh ngồi cùng bàn trao đổi và làm bài. - Đối với học sinh yếu, tôi giúp các em nhớ lại kiến thức tính diện tích hình vuông, từ đó các em tính diện tích một viên gạch, 200 viên gạch vuông, đổi từ cm2 ra m2 theo yêu cầu đề bài. - Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng giải thích cách làm của mình - Cả lớp theo dõi nhận xét - Tôi chốt lại bài giải đúng. Bài giải Diện tích của một viên gạch lát nền là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền, vậy diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180000 (cm2) Đáp số: 18 cm2 Qua phương pháp này tôi tạo ra sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm đã tạo cho từng học sinh sự tự tin vào khả năng của mình, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân. Thông qua việc tổ chức học nhóm, học sinh nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học. Khi nắm được kiến thức bài học, chắc chắn các em sẽ hứng thú thực hiện những bài toán khác tương tự. 3/ Đối với những học sinh chưa chú ý học - Đối với những em ham chơi, lơ đãng trong giờ học. Tôi áp dụng nhiều phương pháp dạy trong một tiết học và liên tục nêu ra những tình huống mới để lôi cuốn các em. Ví dụ: Khi dạy bài: “Nhân với 10, 100, 1000, ... chia cho 10, 100, 1000, ...” cuối tiết học tôi áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi Tên trò chơi “Tiếp sức” Tính nhẩm: 18 x 10 75 x 100 86 x 1000 270 : 10 6800 : 100 9000 : 1000 25 x 10 423 x 100 256 x 1000 420 : 10 200200 : 100 2002000 : 1000 - Hai đội, mỗi đội 6 em xếp thành hàng dọc - Khi có hiệu lệnh hô bắt đầu cuộc chơi. Lần lượt mỗi đội 1 em lên tính nhẩm và ghi kết quả cho đội mình, quay về trao phấn cho người tiếp theo. Đội nào tính xong trước, đội đó thắng cuộc. - Cả lớp tuyên dương và tặng danh hiệu “Thắng cuộc” + Hay khi dạy bài: Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, cuối tiết học, tôi cũng tổ chức trò chơi sau: Tính nhẩm: 15 x 11 26 x 11 13 x 11 25 x 11 43 x 11 12 x 11 24 x 11 34 x 11 54 x 11 81 x 11 - Yêu cầu hai dãy, mỗi dãy cử 5 em lên thực hiện phép tính. Nếu đội nào làm xong trước thì đội đó thắng. - Cả lớp nhận xét, tuyên dương và tặng danh hiệu thắng cuộc. * Phương pháp tổ chức trò chơi không những giúp các em hứng thú học tập mà còn giúp các em nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức mới. Qua tổ chức trò chơi tôi thấy những em ham chơi, lơ đãng đó cũng vì danh dự và chiến thắng cho nhóm mình mà các em đã tập trung suy nghĩ để tìm ra kết quả nhanh nhất, đúng nhất để điền vào cho bài của đội mình. Do đó mà các em nắm được kiến thức mới. Từng bước, tứng bước một như thế để đạt được kết quả như mong muốn. 4/ Đối với những học sinh khá, giỏi: - Đối với những em khá, giỏi. Trong tiết dạy, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống, bài tập nâng cao để các em suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo tìm ra cái mới, đồng thời thường xuyên khích lệ tinh thần học tập của các em. Ví dụ: Sau khi học xong bài “Tìm số trung bình cộng” Tôi hướng dẫn luyện tập thêm. Bài toán: Trung bình cộng của ba số là 145, biết một trong ba số là 96, trong hai số còn lại, số lớn hơn số bé 17 đơn vị, tìm hai số chưa biết. - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh giỏi, khá giải thích cách làm của mình. Bài giải: Tổng của ba số là: 145 x 3 = 435 Một trong 3 số là 96, vậy tổng của hai số còn lại là: 435 – 96 = 339 Số bé là: (339 – 17) : 2 = 161 Số lớn là: 161 + 17 = 178 Đáp số: - Số thứ nhất: 96 - Số thứ hai: 161 - Số thứ ba: 178 * Ví dụ: Tìm x: x : 2 = 460 Tôi nâng cao lên (x + 220) : 2 = 460 Bài giải: (x + 220) : 2 = 460 x + 220 = 460 x 2 x + 220 = 920 x = 920 - 220 x = 700 * Ví dụ: Tính nhanh a/ 5 + 8 + 11 + 14 17 + 20 + 25 + 28 + 31 + 34 37 + 40 = = (5 + 40) + (8 + 37) + (11 + 34) + (14 + 31) + (17 + 28) + (20 + 25) = 45 + 45 + 45 + 45 + 45 + 45 = 45 x 6 = 270 b/ 2 + 4 + 6 + ... + 96 + 98 = (2 + 98) + (4 + 96) + ... + (48 + 52) + 50 = 100 x 24 + 50 = 2400 + 50 = 2450 Các dạng toán trên tôi yêu cầu học sinh tự thực hiện theo từng tiết học. Để từ đó nâng cao dần đối tượng khá, giỏi bằng nhiều hình thức như hướng dẫn các em độc lập suy nghĩ, thảo luận nhóm trình độ khá giỏi v.v... Với phương pháp trên tôi thấy các em luôn suy nghĩ , tìm tòi, sáng tạo để phát hiện ra cách giải, cách làm mới. Qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. 5/ Sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú cho học sinh: Để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, ngoài các giải pháp đã nêu trên tôi còn sử dụng Đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú học tập cho học sinh: Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng. Trong quá trình dạy học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên, có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, các khái niệm, quy tắc, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Đồ dùng dạy học giúp cho học sinh quan sát một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài. Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú, nhận thức của học sinh. Ví dụ: Bài “ Yến, tạ, tấn” (Sách Toán 4 trang 23) Để kích thích hứng thú học sinh tự tìm hiểu về các đơn vị đo khối lượng và để đo các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn kg tôi đưa ra cho học sinh xem một số cái cân đồng hồ (học sinh đã biết các loại cân này) và cân bàn (học sinh chưa biết). Sau đó tôi hỏi: “Các em đã biết những loại cân nào rồi?”, để từ đó giới thiệu, đưa học sinh tới một loại cân mới “Cái cân còn lại có những đặc điểm gì? Và tên gọi là gì?”. Cho học sinh tự thực hành để cân nặng các bạn trong lớp và học sinh tự so sánh. Sau khi cân, học sinh tự phát hiện được ngoài các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn kg thì người ta còn dùng những đơn vị : Yến, tạ, tấn. Tôi hướng dẫn học sinh cách đổi các đơn vị đo Yến, tạ, tấn. Từ hai ý trên, tôi giới thiệu với học sinh: Khi đo các vật nặng ta còn có thể dùng những đơn vị : Yến, tạ, tấn. Ví dụ 2: Bài “Giây, thế kỉ” (Sách toán 4 trang 25) Tôi đưa ra cho học sinh quan sát một chiếc đồng hồ. Sau đó tôi hỏi: “Các em đã biết những loại đồng hồ nào rồi”. Từ đó tôi yêu cầu học sinh nhắc lại cách đổi giờ sang phút mà các em đã được học. Cho học sinh tự thực hành để đổi. Sau khi học sinh đổi xong, tôi chốt lại và từ đó hướng dẫn học sinh cách đổi từ thế kỉ sang năm như thế nào? Từ hai ý trên, tôi hướng dẫn với học sinh: Từ 1 năm đến 100 là một thế kỉ ( Thế kỉ I) Ví dụ 3: Bài “Góc nhọn, góc tù, góc bẹt” (Sách toán 4 trang 49) - Cho học sinh lấy thước ê ke ở bộ đồ dùng học toán của các em. - Giáo viên giới thiệu về thước ê ke và nó dùng để làm gì? - Giáo viên vẽ các góc: Nhọn, tù, bẹt. và hướng dẫn cho học sinh cách xác định các góc. Từ đó đưa ra cho học sinh tự thực hành nhận biết các góc. * Như vậy đồ dùng dạy học là yếu tố quan trọng góp phần phát huy tính tích cực hứng thú trong học tập của học sinh. Ngoài ra, sau mỗi buổi dạy, trở về nhà, tôi thường có thói quen nhớ lại hình ảnh các em học sinh lớp mình trong các tiết học của buổi hôm đó, để qua đó tự điều chỉnh các giải pháp, cách tổ chức cho hợp lý đối với các tiết học sau. D) KẾT QUẢ Nhờ kiên trì tìm tòi các phương pháp, biện pháp khắc phục những hạn chế của học sinh. Tôi nhận thấy lớp tiến bộ rõ rệt. Trong các tiết học toán, học sinh sôi nổi xây dựng bài. Các em biết cách tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức, tự tin trong học tập. Các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn toán các em hiểu sâu hơn, khái quát hơn. Hơn nữa chất lượng ngày càng đi lên. Tóm lại trong quá trình dạy học ở trên lớp, tôi luôn thay đổi các phương pháp dạy, các hình thức tổ chức cho phù hợp từng loại bài, từng đối tượng học sinh. “ Không có phương pháp nào là vạn năng ”. Cái quan trọng và tâm đắc nhất là tạo không khí học tập sôi nổi, tự nhiên, gần gũi giữa cô và trò. Sao cho tất cả học sinh trong lớp đều được hoạt động, nhằm học sinh chiếm lĩnh kiến thức tốt nhất theo nhu cầu học tập của từng em. Với tình hình học tập của lớp 4B, điều mà tôi luôn tránh là: Không chê trách, không áp đặt học sinh khi các em chưa nắm và chưa hiểu. Tôi luôn tạo cho học sinh tinh thần tự giác, sáng tạo. Qua gần một học kì vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đạt được sự cải thiện trong những học sinh yếu, không thích học môn toán cụ thể: Kết quả học tập giữa kì I : môn Toán cho thấy : Xếp loại Giữa học kì I Tỷ lệ tăng, giảm so với đầu năm Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Giỏi 0 em 0 % Tăng 0 em Khá 3 em 12 % Tăng 3 em Trung bình 9 em 36 % Tăng 7 em Yếu 13 em 52 % Giảm 10 em E) KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu về “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 hứng thú học toán”. Tôi nhận thấy rằng để đạt kết quả chưa như mong muốn nhưng đã có sự chuyển biến khá rõ về chất lượng môn toán. Tôi đạt được kết quả trên từ thực tế cho thấy. Người giáo viên cần nhẹ nhàng, điềm tĩnh, kiên trì, tỉ mỉ, dìu dắt, không nóng vội. Yêu thương học sinh như người con của mình thì việc giáo dục mới đạt kết quả cao. Mỗi bài học đều có những phương pháp khác nhau, không có phương pháp nào là vạn năng, do đó người giáo viên phải biết chọn lọc phương pháp phù hợp với từng loại bài với từng đối tượng học sinh. Khi đứng lớp, người giáo viên phải toàn tâm, toàn ý với công việc được giao. Luôn nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Vận dụng mọi năng lực sư phạm của mình để dạy học thì nhất định sẽ đạt kết quả tốt. Thường xuyên nghiên cứu tài liệu như: sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu Thế giới trong ta... Trên đây là những giải pháp giúp học sinh hứng thú học toán mà tôi đã áp dụng cho lớp tôi phụ trách, mang lại hiệu quả nhất định. Chắc chắn những biện pháp áp dụng còn khiêm tốn. Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành giải pháp hữu ích để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. * Nhận xét đánh giá: ... Đạ M’Rông, ngày 10 tháng 11 năm 2012 Người viết Trần Thị Ngân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên Tiểu học chu kì III (2003- 2007). NXB GD 2005. 2. Sách giáo khoa Toán lớp 4 . 3.Thế giới trong ta. 4. Hướng dẫn giảng dạy cho các vùng miền (Bộ giáo dục và đào tạo).
Tài liệu đính kèm: