Bài 1: Em hãy phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái trong các từ sau: Nhủ thầm, muốn, ngủ, khuyên, chạy, chăm chú, thức, khoe, xem, quên.
Bài 2: Tách đoạn văn sau thành 5 câu, điền dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa chữ cái đầu câu rồi chép lại đoạn văn cho đúng chính tả:
“ Ông chủ cưỡi ngựa còn đồ đạc lừa mang hết lừa mệt quá nhờ ngựa mang giúp chút ít ngựa không giúp lừa kiệt sức chết ngựa phải mang tất cả đồ đạc trên lưng lừa .”
TRƯỜNG TH. AN LẬP đề thi học sinh giỏi - lớp 3 Năm học: 2010 - 2011 Môn: Tiếng việt ( Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề) Bài 1: Em hãy phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái trong các từ sau: Nhủ thầm, muốn, ngủ, khuyên, chạy, chăm chú, thức, khoe, xem, quên. Bài 2: Tách đoạn văn sau thành 5 câu, điền dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa chữ cái đầu câu rồi chép lại đoạn văn cho đúng chính tả: “ Ông chủ cưỡi ngựa còn đồ đạc lừa mang hết lừa mệt quá nhờ ngựa mang giúp chút ít ngựa không giúp lừa kiệt sức chết ngựa phải mang tất cả đồ đạc trên lưng lừa .” Bài 3: Tìm bộ phận trả lời cho các câu hỏi sau: - Ai ( con gì , cái gì ) ? - Làm gì ? Như thế nào? - Khi nào ? a) Sáng hôm qua, chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. b) Các bạn học sinh trường em thường đọc báo Măng Non khi ra chơi. Bài 4 : Trong bài thơ “Ông trời bật lửa” nhà thơ Đỗ Xuân Thanh viết: “Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi! ” Trong bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào? Em có cảm nhận gì về nội dung của đoạn thơ trên ? Bài 5 : Viết đoạn văn ngắn ( 8 đến 10 câu) có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh kể về người thân yêu trong gia đình của mình . Lưu ý: Trỡnh bày 2 điểm Đáp án: môn tiếng việt 3 Bài Đáp án Điểm Bài 1: + Từ chỉ hoạt động: Nhủ thầm, khuyên, chạy, khoe, xem. + Từ chỉ trạng thái: muốn, ngủ, chăm chú, thức, quên. 4 Bài 2: Đoạn văn đúng chính tả là: Ông chủ cưỡi ngựa, còn đồ đạc lừa mang hết. Lừa mệt quá, nhờ ngựa mang giúp chút ít. Ngựa không giúp. Lừa kiệt sức,chết. Ngựa phải mang tất cả đồ đạc trên lưng lừa .” 3 Bài 3: Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? Con gì? Cái gì? là: Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ Các bạn học sinh trường em 3 Bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? như thế nào? là: .đông nghịt người thường đọc báo Măng Non khi ra chơi. Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? là: Sáng hôm qua, khi ra chơi. Bài 4: a) Những sự vật được nhân hoá là : mây, trăng sao, đất, mưa Chúng được nhân hoá bằng các cách: Cách 1: - Gọi tên các sự vật như con người : chị mây Cách 2: Biểu cảm sự vật cũng có hành động như con người: chị mây “kéo đến” ; trăng sao thì “ trốn” ; đất “nóng lòng, chờ đợi” Cách 3 : Tác giả trò chuyện với mưa như đang tâm sự, tâm tình với một người bạn : Xuống đi nào mưa ơi! b) Nội dung đoạn thơ trên đã thể hiện sự đón đợi, háo hức mừng vui trước một cơn mưa tốt đẹp , tình cảm của tác giả cũng vậy yêu và gắn bó với thiên nhiên. 3 Bài 5: Hoc sinh triển khai cốt truyện theo hướng sau * Mở bài : Giới thiệu người thân của mình * Thân bài: : + Kể về đặc điểm ngoại hình của người thân. + Đặc điểm về tính cách của người thân. + Tình cảm của người thân dành cho mọi người và bản thân. * Kết luận: Tình cảm và lời hứa của em với người thân.. Lưu ý : Bài văn phải có câu văn sử dụng hình ảnh so sánh , nếu không trừ 1,5 điểm phần này! 5 B. Cách chấm : - Chia thống nhât điểm ở những ý 0,25 điểm trở lên. - HS trình bày sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp trừ tối đa 1 điểm . - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần không làm tròn ! Trỡnh bày: 2 điểm (Tieõu chuaồn: Chửừ vieỏt vaứ caựch trỡnh baứy baứi taọp, vieọc taồy xoựa tuứy theo mửực ủoọ maứ Giaựm khaỷo cho caực mửực ủieồm sau: 0,25; 0,5; 0,75; 1,0; 1,25; 1,5; 1,75; 2,0)
Tài liệu đính kèm: