Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu.

 - Củng cố về tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp"; "giảm" một số lần.

 - Rèn kỹ năng thực hiện tính nhân và áp dụng vào giải toán.

 - Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bảng con.

II- Các hoạt động dạy và học.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

- Em hãy tự nghĩ một phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số => tính.

- Giáo viên nhận xét.

* Hoạt động 2: Luyện tập.

+) Bài 1:

- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo từng cột => làm bài.

 +) Bài 2: Nêu tên gọi thành phần, kết quả?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?

+ Muốn tìm số bị chia làm như thế nào?

+) Bài 3 - 4:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.

+) Bài 5: Yêu cầu của bài toán là gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Học sinh đặt đề toán => tìm hiểu đề => làm bài.

- 2 học sinh lên bảng.

- Tìm số bị chia.

.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Cho 1 số, gấp số đó 3 lần được? giảm 3 lần => bao nhiêu?

- 1 học sinh lên bảng điền vào ô vuông.

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Sáng
Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 56: Luyện tập
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp"; "giảm" một số lần.
	- Rèn kỹ năng thực hiện tính nhân và áp dụng vào giải toán.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng con.
II- Các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy tự nghĩ một phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số => tính.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
+) Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo từng cột => làm bài.
 +) Bài 2: Nêu tên gọi thành phần, kết quả?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
+ Muốn tìm số bị chia làm như thế nào?
+) Bài 3 - 4:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
+) Bài 5: Yêu cầu của bài toán là gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh đặt đề toán => tìm hiểu đề => làm bài.
- 2 học sinh lên bảng.
- Tìm số bị chia.
.....
- Học sinh làm bài vào vở.
- Cho 1 số, gấp số đó 3 lần được? giảm 3 lần => bao nhiêu?
- 1 học sinh lên bảng điền vào ô vuông.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs vận dụng làm bài tập.
______________________________
Mĩ thuật
Tiết 12: Vẽ tranh: Đề tài ngày nhà giáo Việt nam.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 11: ôn chữ hoa: H.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa H thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Hàm Nghi” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, đọc cho hs viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Hs viết bảng con: Gh, Ghềnh Giáng.
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hs theo dõi.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ H cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
H, N, V.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :H, N, V.
- Cao 5 li;...
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
H, N, V.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Hàm Nghi. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Hàm Nghi.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. 
- Gv giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu ý hiểu.
- Hs viết bảng con: Hải Vân, Hòn Hồng, vịnh Hàn.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: H.
+1 dòng chữ: N, V.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 23: Phòng cháy khi ở nhà.
I- Mục tiêu:
	- Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
	- Nêu được những thiệt hại do cháy gây ra và những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Cần cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.
	- Cẩn thận và biết phòng cháy khi ở nhà.
II- Đồ dùng dạy- học:
	- Tranh vẽ các hình trong sách giáo khoa trang 44, 45.
III- Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 và trả lời câu hỏi.
- Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
- Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
- Yêu cầu học sinh kể lại một vài câu chuyện do cháy gây ra mà em biết.
* Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.
+)Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
+) Cách tiến hành:
- Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
- Dựa vào các ý kiến của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm tìm biện pháp khắc phục từng nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn.
+)Kết luận: Để phòng cháy khí đun nấu là không được để những thứ dễ cháy ở gần bếp.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi "Gọi cứu hoả"
+)Mục tiêu: Biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy.
+) Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu tình huống cháy cụ thể. Yêu cầu học sinh phản ứng lại tình huống đó.
+ Nếu nhà bị cháy em làm như thế nào?
+ Nếu nhà 1 tầng ở nông thôn cháy cần xử lý ra sao?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh 1 số cách thoát hiểm khi gặp cháy.
- Học sinh thảo luận theo cặp => báo cáo kết quả thảo luận.
-... gây tai nạn.
- Hs kể.
- Học sinh lần lượt nêu.
- Các nhóm làm việc => báo cao kết quả thảo luận.
- Học sinh theo dõi và phản ứng lại.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs cần phòng cháy khi ở nhà.
_____________________________
Thể dục
ôn các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa H.
I- Mục tiêu: 
 - Luyện cách viết chữ viết hoa H thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Hàm Nghi” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Hải Vân bát ngát nghìn trùng
 Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: H.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: H.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: H.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
Toán
Tiết 57: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
I- Mục tiêu:
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- áp dụng dạng toán này để giải toán.
- Tự tin, hứng thú trong học tập.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài 2 trang 56.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Giáo viên nêu bài toán và hướng dẫn tìm hiểu bài toán.
- Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần độ dài đường thẳng CD làm như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài toán (SGK)
- Vậy muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé làm như thế nào?
* Hoạt động 3: Thực hành.
+) Bài 1:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 2 bước.
- Đếm số hình tròn màu xanh và màu trắng.
- So sánh số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng?
+) Bài 2-3:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
+) Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài => làm bài vào vở.
- 1 học sinh đọc lại đề toán. SGK.
-...làm phép tính chia 6 : 2 = 3 (lần).
-...số lớn chia số bé.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm miệng từng phần.
- Học sinh làm bài vào vở => đổi chéo vở kiểm tra.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ, vận dụng vào bài làm.
____________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Giọng quê hương.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, rung rinh,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa một số từ khó và nội dung bài.
- Đọc lưu loát toàn bài. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong truyện.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa một số từ khó ( Ghi ở phần chú giải ).
- Nắm được cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói: Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu niên hai miền Nam - Bắc.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói:- Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- Gv nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) Gv đọc toàn bài.
- Gv cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu:- Gv chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
 +) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, Gv nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ Gv kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải. 
+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - Gv yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào?
- Uyên và các bạn đi chợ để làm gì?
- Vân là ai? ở đâu?
- Các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân 1 cành mai?
- Đặt tên khác cho câu chuyện? Vì sao?
 * Câu chuyện cuối năm.
 * Tình bạn.
 * Cành mai Tết.
+ Gv chốt.
4- Luyện đọc lại:- Gv hướng dẫn hs đọc phân vai theo nhóm.
- Tổ chức cho hs thi đọc giữa các nhóm.
- Vẽ quê hương.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh. 
- Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt).
- Học sinh nêu.
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài 
( 2 lượt).
- 1em đọc đoạn 1,...sau đó đổi lại. 3 cặp thi đọc.
- Cả lớp  ...  giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tổng kết điểm giỏi trong đợt thi đua 20/ 11.
I- Mục tiêu:
- Tổng kết biểu dương những học sinh đạt điểm 9, 10 trong đợt thi đua 20/11. 
- Hs biết báo cáo kết quả điểm tốt của tổ mình.
- Gd cho hs ý thức chăm học.
II- Đồ dùng dạy- học: - Giấy A4 ( mỗi tổ có 1 tờ ).
II- Các hoạt động dạy- học:
1- ổn định tổ chức:
- Gv cho hs nghe bài hát: Hoa điểm 10.
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Em có thích bài hát đó không?
2- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung, yêu cầu của bài học.
b- Thảo luận theo tổ:
- Gv yêu cầu tổ trưởng cho các bạn trong tổ báo cáo số điểm 9, 10 đạt được trong đợt thi đua 20/11.
- Gv theo dõi, hướng dẫn cách tập hợp điểm vào phiếu.
b) Hoạt động cả lớp:
- Gv yêu cầu từng tổ lên báo cáo trước lớp.
- Yêu cầu lớp trưởng lên ghi tổng hợp lại kết quả của các tổ, tập hợp và báo cáo kết quả của cả lớp.
- Gv theo dõi, tuyên dương những tổ, cá nhân đạt nhiều điểm giỏi nhất lớp, động viên, nhắc nhở những cá nhân đạt ít điểm giỏi, đồng thời phát động đợt thi đua chào mừng 22/12.
c- Sinh hoạt văn nghệ: 
- Yêu cầu lớp tập bài hát: Chú bộ đội và cơn mưa.
3- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét về ý thức học tập.
- Dặn hs tiếp tục tập thực hiện đợt thi đua 22/12.
- Tổ trưởng chỉ đạo: Lần lượt các thành viên báo cáo tổng số điểm giỏi của mình trong đợt thi đua 20/11.
- Tổ trưởng tổng hợp ghi vào phiếu.
- Tổ trưởng báo cáo kết quả điểm giỏi của tổ mình.
- Lớp trưởng lên ghi tổng hợp lại kết quả của các tổ, tập hợp và báo cáo kết quả của cả lớp.
- Hs theo dõi.
- Hs tập hát.
- Hs theo dõi, thực hiện.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2006
Toán
Tiết 60: Luyện tập.
I- Mục tiêu: - Học thuộc bảng chia 8.
- Vận dụng bảng chia 8 để làm bài tập.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 5 hs đọc thuộc bảng chia 8.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
+) Bài 1: Tính nhẩm.
- Yêu cầu học sinh làm miệng.
- Em có nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cặp?
- Yêu cầu học sinh làm vở.
- Nhận xét 2 phép tính trong mỗi cột?
+) Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Bài tập củng cố lại kiến thức gì?
+) Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở, chữa bài.
+) Bài 4:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Muốn tìm số ô vuông cần làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh ghi nhớ bài.
- Học sinh nối tiếp nêu kết quả.
- Tích chia thừa số này => thừa số kia.
- Số bị chia giống nhau, số chia lớn hơn thì thương lớn.
- Hs làm vào vở, chữa bài.
- Ôn lại bảng chia 8.
- Học sinh làm bài vào vở. Đs: 4 con.
- Hs nêu.
- Cần đếm tổng số ô vuông.
- Hs làm, chữa bài.
- Hs theo dõi.
______________________________
Âm nhạc
Học hát bài: Con chim non.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe - viết )
Bài viết: Cảnh đẹp non sông.
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết 4 câu ca dao cuối trong bài "Cảnh đẹp non sông". Luyện viết 1 số tiếng chứa âm đầu, vần dễ lẫn ( tr, ch, ac, at ).
- Hs viết đúng chính tả, trình bày đúng thể thơ.
- Gd ý thức trình bày VSCĐ cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC:- Gv gọi 2 Hs viết bảng lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- GTB: - Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn Hs nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- Gv đọc bài chính tả.
- Bài chính tả có những tên riêng nào?
- Ba câu ca dao thể lục bát trình bày như thế nào?
- Yêu cầu học sinh, viết ra bảng con những chữ khó, dễ lẫn.
- Gv nhận xét, phân tích.
 b) Hs nghe- viết bài.
- Gv nhắc nhở Hs chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày.
- Gv đọc từng câu.
- Yêu cầu hs tự soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+) BT2: Gv treo bảng phụ.
- Gọi Hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vào VBTV, gọi 2 Hs lên thi điền.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
+) BT3a: Gv treo bảng phụ.
- Yêu cầu hs đọc câu đố, gọi 2 Hs lên giải câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
nặng - nắng; lá - là.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs rèn chữ đẹp. 
- Hs khác viết bảng con:
 moóc, chăm chỉ, trùng trùng, chợt thấy.
- HS theo dõi.
- 1 Hs đọc bài chính tả.
-...Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè,...
-...dòng 6 chữ cách lề 2 ô, dòng 8 chữ cách lề 1 ô.
- Hs tìm, viết bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm vào vở bài tập. 
- 2 hs thi điền trên bảng lớp.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc. 2 hs giải câu đố, ghi từ đó lên bảng.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
________________________________
Tập làm văn 
Tiết 12: Nói - viết về cảnh đẹp đất nước.
I- Mục tiêu:
	- Dựa vào tranh (ảnh) về cảnh đẹp đất nước, học sinh nói, viết về cảnh đẹp đó.
	- Nói, viết rõ ràng, rõ ý, có cảm xúc về cảnh đẹp trong tranh ảnh sưu tầm.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy- học: - ảnh chụp cảnh biển Phan Thiết.
- Mỗi học sinh sưu tầm 1 bức tranh (ảnh) nói về cảnh đẹp đất nước.
III- Các hoạt động dạy - học:
1- Kiểm tra bài cũ.
- Đọc 1 đoạn mà em thích trong bài "Vẽ quê hương" và nói rõ: Vì sao em thích?
- Gv nhận xét.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
+) Bài 1.
- Nêu yêu cầu chính của bài.
- Hướng dẫn học sinh nói về cảnh đẹp ở Phan Thiết theo 4 câu gợi ý.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp - nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh mà mình sưu tầm.
- Yêu cầu học sinh lên nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh của mình.
+) Bài 2.
- Yêu cầu học sinh viết những điều vừa nói vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
- Đọc nội dung bài.
- Hs nêu.
- Đọc 4 câu gợi ý.
- Học sinh nói về cảnh biển ở Phan Thiết.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh nói, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh đọc bài viết học sinh khác nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Về nhà kể lại cảnh đẹp trong tranh ảnh cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng việt 
Ôn tập làm văn: Viết về cảnh đẹp đất nước.
I- Mục tiêu:
	- Dựa vào 1 bức tranh hay 1 tấm ảnh để kể về một cảnh đẹp ở nước ta.
	- Rèn kỹ năng duy tư, đặt câu đúng, biểu lộ được tình cảm với cảnh vật, với quê hương đất nước.
	- Mở rộng vốn từ, trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy- học: 1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn học sinh viết về cảnh đẹp đất nước.
- Yêu cầu học sinh quan sát vào bức tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước đã chuẩn bị. Dựa vào những câu hỏi gợi ý để cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh đẹp được đề cập trong ảnh.
- Yêu cầu học sinh chuyển những điều vừa nói thành một đoạn văn khoảng 5 - 6 câu.
* Cần lưu ý về cách dùng từ, đặt câu trong đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình.
+ Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung bài làm của bạn sao cho hoàn chỉnh.
- Học sinh nói miệng về cảnh đẹp trong tranh, ảnh của mình.
- Học sinh khác, nhận xét, bổ sung bài nói của bạn.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh đọc bài làm.
- Học sinh khác bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vận dụng làm bài tập tương tự.
_______________________________
BD TIếng việt 
Ôn luyện từ và câu: Từ ngữ về quê hương. Ai làm gì?
I- Mục tiêu:
- Củng cố lại hệ thống hoá vốn từ về chủ điểm "Quê hương" đồng thời củng cố về cách sử dụng mẫu câu: Ai làm gì?
- Rèn kỹ năng dùng từ về chủ đề "Quê hương" và thực hành viết theo mẫu câu: Ai làm gì?
- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy- học: 1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
a) Học sinh TB- Y làm bài tập sau:
+) Bài 1: Khoanh vào trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương mình.
 a) con đò c) bến nước e) luỹ tre
 b) rạp hát d) mái đình g) dòng sông
 h) lễ hội i) hội chợ
- Ngoài những từ trên còn có những từ nào gợi cho em nghĩ về quê hương nữa không?
- Gv nhận xét, chốt nội dung.
+) Bài 2: Gạch 1 gạch dưới câu theo mẫu: Ai làm gì? trong đoạn văn sau.
Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi. Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh... Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ, hiền lành.
- Gv nhận xét, chốt nội dung.
a) Học sinh K- G làm thêm bài tập sau:
+) Bài 3: Tìm và viết lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về quê hương.
- Bài tập có mấy yêu cầu.
- Yêu cầu thứ 1 là gì?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu thứ 2 và yêu cầu Hs làm vào vở.
- Gv nhận xét, chốt nội dung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm miệng bài làm.
-...giếng nước, cánh đồng, cầu tre,...
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở và nêu miệng bài làm.
- Xác định bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai? Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Nêu yêu cầu của bài.
- 2 yêu cầu.
- Tìm 2 thành ngữ hoặc tục ngữ...
- Học sinh nêu miệng.
- Học sinh làm bài, chữa bài.
- Hs nêu.
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 12. Phương hướng tuần 13.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 12:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, còn hay nói chuyện.
- Nhắc nhở Hs:
+ Tổng hợp thi đua chào mừng 20/11.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ; nhân, chia.
+ Đã hoàn thành báo chữ, tham dự thi văn nghệ nhân ngày 20/11 đạt giải nhất.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp luyện hát, múa bài: Đi học.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.doc