Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Giúp hs nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.

- Học sinh biết vận dụng qui tắc để tính được chu vi hình chữ nhật( biết chiều dài, chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học( liên quan đến tính chu vi HCN).

- GD cho hs ý thức tự giác làm bài.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Phấn màu, bảng phụ vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm, 4 dm.

III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Xây dựng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật:

+ Gv nêu bài toán.

+ Gv yêu cầu hs tính chu vi hình tứ giác MNPQ.

- Nêu cách tính chu vi hình tứ giác.

+ Gv yêu cầu hs tính chu vi hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3 dm.

+ Gv ghi bảng: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( dm )

- Em có nhận xét gì về phép tính chu vi này?

- Em hãy tính chu vi hình chữ nhật theo cách khác.

- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta có thể tính như thế nào?

+ Gọi hs nêu qui tắc.

* Hoạt động 2: Thực hành.

+) Bài 1: Gọi hs nêu cách làm. Gv chú ý khi chiều dài và chiều rộng không cùng một đơn vị đo => phải đổi về cùng 1 đơn vị đo.

- GV gọi học sinh nhận xét.

+) Bài 2: GV cho hs làm tương tự bài 1.

+) Bài 3: Gv hướng dẫn hs tính chu vi từng hình sau đó so sánh.

- Chu vi 2 hình này như thế nào? Vậy khoanh vào đáp án nào?

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

- Nêu qui tắc tính chu vi hình chữ nhật?

- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào tính toán các bài tập tương tự.

- Hs thực hiện tính:2 + 3 + 5 + 4 = 14 (dm).

- Tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác.

- Hs tính chu vi hình chữ nhật dựa trên cách tính chu vi hình tứ giác.

- Hs nêu lại.

- Hs nêu: chu vi hình chữ nhật chính là 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng.

- Hs tính: ( 4 + 3) x 2 = 14 (dm).

- Lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2 ( cùng một đơn vị đo).

- Hs nêu.

- Hs làm và chữa bài. Đáp án:

a) 30 cm.

b) Đổi 2dm = 20 cm. Đáp số:66 cm.

- Hs vận dụng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật vào tính, chữa bài.

 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

 ( 63 + 31 ) x 2 = 188 ( m )

 Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:

 ( 54 + 40 ) x 2 = 188 ( m )

- Chu vi của 2 hình bằng nhau. Khoanh vào đáp án C.

- Hs nêu.

 

doc 19 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Sáng
Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 86: Chu vi hình chữ nhật.
I- Mục tiêu:
- Giúp hs nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. 
- Học sinh biết vận dụng qui tắc để tính được chu vi hình chữ nhật( biết chiều dài, chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học( liên quan đến tính chu vi HCN). 
- GD cho hs ý thức tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Phấn màu, bảng phụ vẽ sẵn hình chữ nhật có kích thước 3 dm, 4 dm.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Xây dựng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật:
+ Gv nêu bài toán.
+ Gv yêu cầu hs tính chu vi hình tứ giác MNPQ.
- Nêu cách tính chu vi hình tứ giác.
+ Gv yêu cầu hs tính chu vi hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3 dm.
+ Gv ghi bảng: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( dm )
- Em có nhận xét gì về phép tính chu vi này?
- Em hãy tính chu vi hình chữ nhật theo cách khác.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta có thể tính như thế nào?
+ Gọi hs nêu qui tắc.
* Hoạt động 2: Thực hành. 
+) Bài 1: Gọi hs nêu cách làm. Gv chú ý khi chiều dài và chiều rộng không cùng một đơn vị đo => phải đổi về cùng 1 đơn vị đo.
- GV gọi học sinh nhận xét.
+) Bài 2: GV cho hs làm tương tự bài 1.
+) Bài 3: Gv hướng dẫn hs tính chu vi từng hình sau đó so sánh.
- Chu vi 2 hình này như thế nào? Vậy khoanh vào đáp án nào?
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu qui tắc tính chu vi hình chữ nhật?
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào tính toán các bài tập tương tự.
- Hs thực hiện tính:2 + 3 + 5 + 4 = 14 (dm).
- Tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác.
- Hs tính chu vi hình chữ nhật dựa trên cách tính chu vi hình tứ giác.
- Hs nêu lại.
- Hs nêu: chu vi hình chữ nhật chính là 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng. 
- Hs tính: ( 4 + 3) x 2 = 14 (dm).
- Lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2 ( cùng một đơn vị đo).
- Hs nêu.
- Hs làm và chữa bài. Đáp án:
a) 30 cm.
b) Đổi 2dm = 20 cm. Đáp số:66 cm.
- Hs vận dụng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật vào tính, chữa bài.
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 
 ( 63 + 31 ) x 2 = 188 ( m )
 Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 ( 54 + 40 ) x 2 = 188 ( m )
- Chu vi của 2 hình bằng nhau. Khoanh vào đáp án C.
- Hs nêu.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 18: Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tiếng Việt 
Đọc thêm: "Quê hương" + Kiểm tra đọc+ Ôn tập tiết 1.
I- Mục tiêu: 
1 - Đọc thêm bài: " Quê hương "+ Kiểm tra đọc lấy điểm: 
 - Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 10-> tuần 17; phát âm rõ, đảm bảo tốc độ, biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu.
2 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3 - Rèn luyện kỹ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe- viết : “ Rừng cây trong nắng”. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 10-> tuần 17.
 - Bảng chép sẵn bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1) Giới thiệu bài :- Gv nêu yêu cầu tiết học.
2) Đọc thêm bài: Quê hương:
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu trong bài, gv theo dõi, sửa phát âm.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, gv theo dõi, kết hợp giải nghĩa từ: khua nước.
b) Tìm hiểu bài:
- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương.
- Vì sao quê hương được so sánh với mẹ?
- Em hiểu ý 2 dòng cuối bài thơ như thế nào?
3) Kiểm tra tập đọc: ( 1/4 số học sinh ).
- GV gọi lần lượt từng học sinh lên bốc phiếu chọn bài tập đọc. đọc cả bài hay 1 đoạn sau đó trả lời câu hỏi có liên quan đến bài tập đọc đó.
- Gv nhận xét, cho điểm.
4) Bài tập 2: 
a) Hướng dẫn chuẩn bị: 
- Gv đọc bài: “ Rừng cây trong nắng”.
- Đoạn văn tả cảnh gì? 
- Nêu các từ khó, hay sai chính tả khi viết trong bài? 
b) Gv đọc cho Hs viết bài.
c) Chấm- chữa 1 số bài.
5) Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs tiếp tục ôn luyện chuẩn bị giờ sau. 
 - Hs theo dõi.
- Hs đọc nối tiếp từng câu trong bài ( 2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn trong bài ( 2 lượt) + giải nghĩa từ.
-...chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ.
-...vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên.
- Hs nêu.
- Lần lượt từng hs lên bốc thăm bài đọc sau đó về chỗ chuẩn bị 1-> 2 phút rồi lên trình bày.
- 1, 2 Hs đọc lại.
- Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Uy nghi, tráng lệ, xanh thẳm...
- Hs viết bài.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 19: Ôn tập học kỳ I ( T2 ).
I- Mục tiêu: 
- Ôn tập về hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, các thành viên trong gia đình. 
- Hs nêu được 1 số hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc; vẽ sơ đồ và giới thiệu được về các thành viên trong gia đình.
- Hs có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh ảnh do hs sưu tầm được.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm:
+) Mục tiêu:- Học sinh kể được 1 số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
+) Cách tiến hành: + Bước1: Chia nhóm và thảo luận.
- Gv chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Kể tên những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp trong hình mà em biết.
+ Bước 2: Tổ chức trưng bày tranh đã sưu tầm.
- Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm được.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm giới thiệu về nội dung tranh.
 * Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân 
+) Mục tiêu : Hs vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình.
+) Cách tiến hành :
- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình.
- GV theo dõi nhận xét Hs vẽ và giới thiệu đã đúng chưa?
* Hoạt động3: Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs chuẩn bị giờ sau.
- Hs quan sát tranh, thảo luận theo nhóm.
- 1 số hs trình bày, lớp nhận xét.
- Hs trưng bày tranh sưu tầm được theo nhóm và cử đại diện giới thiệu trước lớp về các hoạt động trong từng tranh.
- Hs vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình.
- Lớp nhận xét.
- Hs theo dõi.
_____________________________
Thể dục
Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Tiếng Việt ( T )
Luyện viết thêm bài: Ôn tập.
I- Mục tiêu: 
 - Luyện cách viết chữ viết hoa B, T, H, Đ, L, Q, C,...thông qua bài tập ứng dụng:
+ Viết tên riêng: “Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết đoạn văn ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : "Chúng ta có quyền tự hào......dân tộc anh hùng"và 2 bài thơ ca ngợi về đất nước Việt Nam.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, vở tập viết.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con các chữ hoa: B, T, H, Đ, L, Q, C,...
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: B, T, H, Đ, L, Q, C,...
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: B, T, H, Đ, L, Q, C,...
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở: Hs khá, giỏi viết toàn bài (trang 39, 40, 41, 42, 43) có thể viết chữ nghiêng, hs trung bình, yếu chỉ yêu cầu viết (trang 39, 41, 43) chữ đều, thẳng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2007
Toán
Tiết 87: Chu vi hình vuông.
I- Mục tiêu: 
- Biết cách tính chu vi hình vuông ( lấy độ dài 1 cạnh x 4 ) 
- Vận dụng quy tắc để tính chu vi 1 số hình có dạng HV. 
- GD ý thức tự giác khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ vẽ sẵn hình vuông có cạnh 3 cm, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Hình thành cách tính chu vi hình vuông.
- Yêu cầu học sinh vẽ hình vuông có kích thước tự chọn (học sinh lên bảng vẽ hình vuông ABCD).
- Tính chu vi hình vuông ABCD.
- Quan sát 3 được lấy mấy lần?
- Yêu cầu học sinh chuyển phép chia thành phép nhân tương ứng?
- 3 là số đo nào của hình vuông? Vậy muốn tính chu vi hình vuông làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự nghĩ 1 đề toán với nội dung câu hỏi là tính chu vi hình vuông.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1:- Giáo viên viết ra bảng phụ.
- Đọc cột thứ nhất.
- Để tính được chu vi hình vuông phải biết gì? Giáo viên đưa ra cạnh hình vuông là 8 cm => chu vi hình vuông có cạnh 8 cm là?
- Giáo viên đưa ra cạnh hình vuông là 12cm. Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tương tự.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
+) Bài 2- 3.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => yêu cầu làm bài vào vở.
- Gọi hs chữa bài.
+) Bài 4.
- Bài có yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh thực hiện => làm bài.
- 1 học sinh lên bảng vẽ. Cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-... 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm).
-... 4 lần.
-... 3 x 4 = 12 (cm).
-... số đo 1 cạnh. Số đo 1 cạnh nhân 4.
- Học sinh lấy ví dụ.
- Hs đọc.
-... cạnh hình vuông.
8 x 4 = 32 (cm).
- Cạnh hình vuông là 12 cm. Hs tính chu vi hình vuông.
- Học sinh làm bài.
 Đo độ dài cạnh.
- 2 yêu cầu Tính chu vi.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs ghi nhớ cách tính chu vi hình vuông.
____________________________
Tiếng Việt 
Đọc thêm: "Chõ bánh khúc của dì tôi" + Kiểm tra đọc+ Ôn tập tiết 2.
I- Mục tiêu: 
1 - Đọc thêm bài: " Chõ bánh khúc của dì tôi "+ Kiểm tra đọc lấy điểm: 
 - Tiếp tục kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ đầu năm; phát âm rõ, đảm bảo tốc độ, biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu.
2 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3 - Ôn luyện về so sánh, hiểu nghĩa từ, mở rộng vốn từ.
II- Đồ dùng dạy- học: 
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 10-> tuần 17.
 - Bảng chép sẵn bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1) Giới thiệu bài :- Gv nêu yêu cầu tiết học.
2) Đọc thêm bài: Chõ bánh khúc của dì tôi:
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu trong bài, gv theo dõi, sửa phát âm.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc  ...  hoàn thành những bài tập trong tuần:
* Hs trung bình, yếu: 
- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang ). +BT1:Kết quả lần lượt là : a- 80, 40; b- 30, 50; c- 100, 100.
+) Bài 2 ( VBT trang ). Đs: 60 m, 80 m, 40 m; 300 m, 700 m, 900 m.
+) Bài 3 ( VBT trang ). Đs: 50 dam, 72 hm, 410 km; 12 m, 21 dm, 11 mm.
* Hs trung khá, giỏi:- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3 ( VBT trang ). Đáp án: 90 m, 80 m, 40 m; 300 m, 700 m, 900 m.
+) Bài 3 ( VBT trang ). Đáp án: 100m.
+) Bài 4 ( VBT trang ). Đs: 6 cm.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về truyền thống văn hoá quê hương: Tết cổ truyền. 
I- Mục tiêu: 
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống văn hoá quê hương: Tết cổ truyền.
- Học hiểu về truyền thống văn hoá quê hương, phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền. 
- Hs tự hào về truyền thống văn hoá của quê hương, có ý thức giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân quê mình trong ngày tết cổ truyền. 
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
- Ngày tết cổ truyền của dân tộc ta thường diễn ra vào mùa nào? Và diễn ra trong mấy ngày? Em hãy nêu cụ thể các ngày đó. (...mùa xuân,...)
- Trong các ngày tết đó, nhân dân ta thường có những hoạt động gì? ( Sửa sang nhà cửa cho đẹp hơn, gói bánh trưng, chuẩn bị dưa hành,....).
- Những nét văn hoá nào trong những ngày tết được coi là độc đáo của dân tộc ta? ( Mọi người chúc nhau câu chúc tốt đẹp nhất cho 1 năm mới,...).
- Em có thích tết đến không? Vì sao?
- Em cần làm gì để ngày tết được vui vẻ, an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và gia đình, mọi người xung quanh? ( Không đốt pháo,...).
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn các bài hát mừng Đảng, mừng xuân ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd lòng tự hào về truyền thống văn hoá của quê hương, có ý thức giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân quê mình trong ngày tết cổ truyền cho hs.
- Nhận xét giờ học, dặn hs chăm học, tiếp tục sưu tầm về những bài phong tục, tập quán của nhân dân các dân tộc khác trong ngày tết cổ truyền. 
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2007
Toán
Tiết 90: Kiểm tra định kì cuối kì I.
I- Mục tiêu: - Kiểm tra 1 số kĩ năng cơ bản về:
+ Nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học.
+ Thực hiện phép nhân số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số, chia cho số có 1 chữ số...
+ Tính chu vi hình chữ nhật, giải toán có 2 phép tính.
- Hs tự giác làm bài.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu: - Gv chép đề bài lên bảng.
+) Bài 1: Tính nhẩm.
6 x 5 =
9 x 5 =
3 x 9 =
4 x 4 =
8 x 4 =
7 x 9 =
64 : 8 =
56 : 7 =
18 : 3 =
28 : 7 =
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
54 x 2
856 : 4
306 x 2
734 : 5
+) Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
 14 x 3 : 7 42 + 18 : 6
+) Bài 4: Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán 1/4 số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường?
+) Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng l0 cm là:
A- 25 cm. B- 35 cm. c- 40 cm. D- 50 cm.
- Hs làm bài xong, giáo viên thu chấm.
 * Biểu điểm: Mỗi câu đúng được 2 điểm.
______________________________
Âm nhạc
Tập biểu diễn.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tiếng Việt
Kiểm tra đọc: ( Đọc hiểu + luyện từ và câu).
I- Mục tiêu: - Kiểm tra phần đọc hiểu bài: " Đường vào bản" kết hợp kiểm tra luyện từ và câu ( Tìm hình ảnh so sánh trong bài).
- Hs hiểu được nội dung bài, tìm được hình ảnh so sánh.
- Học sinh tích cực tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: - Đề kiểm tra phần đọc hiểu, giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: 
- Gv nêu nội dung, yêu cầu, cách tiến hành kiểm tra.
- Học sinh theo dõi, thực hiện.
B- Tổ chức kiểm tra: 
- Yêu cầu học sinh mở VBTTV3- tập 1, đọc kĩ 1 lượt yêu cầu đề bài rồi làm vào vở bài tập.
- Gv thu chấm, nhận xét chung.
C- Biểu điểm, đáp án: 
* Bài 1: X Vùng núi.
* Bài 2: X Tả con đường.
* Bài 3: X Một con suối.
* Bài 4: 2 hình ảnh so sánh: " Nước trườn qua kẽ đá...về thăm bản" và " Con đường..ống đũa".
* Bài 5: X Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.
________________________________
Tiếng Việt
Kiểm tra viết: ( Chính tả + Tập làm văn).
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra chính tả dưới hình thức học sinh nghe- viết bài:" Anh Đom Đóm" và tập làm văn: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về việc học tập của em trong học kì I.
- Học sinh biết trình bày 1 bài thơ đúng chính tả, trình bày 1 đoạn văn kể đúng yêu cầu.
- Gd ý thức trình bày VSCĐ cho hs.
II- Đồ dùng dạy- học:- Giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy- học:
- Gv chép đề bài lên bảng, học sinh đọc kĩ đề bài.
* Đề bài: 1- Nghe- viết: Anh Đom Đóm ( Sách Tiếng Việt 3, tập 1- trang 143 ).
2- Tập làm văn: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về việc học tập của em trong học kì I.
- Gv đọc bài thơ: " Anh Đom Đóm " cho học sinh viết, soát lỗi.
- Yêu cầu học sinh viết văn.
- Gv thu bài về chấm.
- Nhận xét giờ học.
* Biểu điểm: 1) Chính tả: 4 điểm.
 2) Tập làm văn: 5 điểm.
 Trình bày: 1 điểm.
_________________________________
Chiều 
Bồi dưỡng Tiếng việt 
Luyện tập về từ chỉ đặc điểm, mẫu câu: Ai thế nào? Dấu phẩy.
.
I- Mục tiêu:- Củng cố về từ chỉ đặc điểm, về mẫu câu Ai thế nào? và luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu theo mẫu câu đã học và việc sử dụng dấu câu khi viết cho hợp lí.
- Gd ý thức sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? và dấu phẩy cho hs.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Giờ LTVC trước học bài gì?
- Gọi 2 hs nêu một câu theo mẫu câu: Ai làm gì? 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
a) Đối với học sinh TB- Y làm bài tập sau:
+) Bài 1: Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
" Gần trưa, mây mù tan. Bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa".
+ Gọi Hs lên bảng chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Viết câu văn theo mẫu câu: Ai thế nào? để tả từng sự vật sau:
a- Một bông hoa hồng vào buổi sớm.
b- Cô giáo dạy lớp em.
c- Mẹ của em.
d- Một ngày hội ở trường em.
- Gv nhận xét.
a) Đối với học sinh K- G làm 2 bài tập như học sinh TB- Y và làm thêm bài tập sau: Bài 3: Đặt 2 câu trong đó có dùng dấu phẩy để phân cách từng sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc con người ( một câu trong đó có dùng 1 dấu phẩy, một câu trong đó dùng 2 dấu phẩy).
- Gọi 3 nhóm lên thi đặt câu.
- Gv cùng lớp nhận xét.
3) Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? khi viết văn và dấu phẩy cho hs.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Làm việc theo nhóm đôi theo yêu cầu của bài.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- 2 Hs làm miệng phần a.
- Lớp làm bài vào vở các phần còn lại.
- 3 Hs chữa bài.
- Hs theo dõi.
- Hs xác định yêu cầu của bài.
- Lớp làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện 3 nhóm thi đặt câu.
- Hs theo dõi, ghi nhớ và thực hiện.
_______________________________
Bồi dưỡng Toán 
Ôn: Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về: Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Hs nắm chắc cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Hs có ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Gọi hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
a) Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2, 3.
+) Bài 1: Một thửa ruộng hình chữ nhật có cạnh dài 50m, cạnh ngắn 30m. Tính chu vi thửa ruộng đó. 
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Tính chu vi hình vuông biết cạnh lần lượt là 9 cm; 19 cm; 124 mm; 73 km.
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 3: Một thửa ruộng hình vuông có cạnh là 25 m. Tính chu vi thửa ruộng đó.
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét. 
b) Yêu cầu HSK - G làm bài tập 1, 2, 3 như HSTB- Y và làm thêm:
+) Bài 4: Chu vi hình chữ nhật là 102 m, chiều rộng là 21m. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.
- Chu vi hình chữ nhật là gì?
- Muốn tính chiều dài của hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Gọi hs chữa bài.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập.
- 6 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs lần lượt thực hành.
- Hs đọc đề bài, phân tích bài toán.
- Hs làm bảng con. Đs: 160 m.
- Hs đọc đề bài, phân tích bài toán.
- Hs làm bảng con. Đs: 36 cm, 76 cm; 496 mm, 292 km.
- Hs đọc đề bài, phân tích bài toán.
- Hs làm vở, chữa bài. Đs: 100m.
- Hs đọc đề bài, phân tích bài toán.
- Là tổng số đo chiều dài và chiều rộng nhân với 2.
- Tính nửa chu vi,...
- Hs làm, chữa bài. Đs: 30 m.
- Hs nêu.
_______________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 18. Phương hướng tuần 19.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 18:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay quên mũ ca nô...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Sơn, Thuyên.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Chuyên, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, mặc đồng phục.
- Đã nhiều bạn hoàn thành các khoản thu nộp đầu năm.
- Nhắc nhở Hs:
+ Thi đua học tốt phấn đấu đạt nhiều điểm tốt, thực hiện tốt các nề nếp nhất là thể dục giữa giờ, mặc đồng phục.
+ Nâng cao chất lượng học tập, ôn tập tốt chuẩn bị cho thi cuối kì 1 vào tuần sau.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp tập múa các bài về chủ đề: Mừng Đảng, mừmg xuân.

Tài liệu đính kèm:

  • docT18.doc