Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Phương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Phương

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “ Tiếng đàn “

- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.

- Nhận xét ghi điểm.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Luyện đọc:

* Đọc diễn cảm toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Yêu cầu học sinh đọc từng câu,giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật ?

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.

+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?

 

doc 30 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày tháng 3 năm 2010
 Buổi sáng
 Tập đọc - Kể chuyện: HỘI VẬT 
 A / Mục tiêu: - SGK trang 121 tập 2.
 - Luyện đọc đúng các từ: Quắm đen, thoắt biến, khôn lườn, chán ngắt, giục giã,... 
 B / Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
 - Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
 C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “ Tiếng đàn “
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu,giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
- Yêu cầu đọc thầm 3. 
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4 và đoạn 5. 
+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ? 
d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vu:ï 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 
2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 5 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 5 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
 đ) Củng cố, dặn dò : 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1. 
+ Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem ...
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
+ Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ. 
- Đọc thầm đoạn 3. 
+ Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4 và 5. 
+ Quắm đen gò lung không sao nhấc nổi chân ông và ông nắm lấy khố anh ta nhấc nổi lên như nhấc con ếch. 
+ Vì ông điềm đạm giàu kinh ngiệm 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2 và 3.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. 
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện. 
- Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp. 
- Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật.
-----------------------------------------------------
 Toán: 	 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (T T) 
 A/ Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian. Học sinh biết xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã ). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. 
 B/ Chuẩn bị : Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử. 
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ:
- Quay mặt đồng hồ, gọi 2 em TLCH:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Dạy bài mới:
 Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời học sinh nêu kết quả. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
c) Củng cố - dặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
- Về nhà tập xem đồng hồ. 
- 2 em quan sát và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Một em đề đề bài 1. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: 
+ An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút
+ Đến trường lúc 7 giờ 12 phút 
+ Học bài lúc 10 giờ 24 phút
+ Ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút 
+ Đi ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút 
- Một em đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: 
+ Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian là: 
H - B; I - A; K - C ; L - G ; M - D; N - E.
- Một em đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- Hai em chữa bài, lớp nhận xét bổ sung:
 a) Hà đánh răng và rử mặt hết : 10 phút,
 b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút. 
 c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút. 
- 2HS nêu số giờ.
 ----------------------------------------------------
 Buổi chiều
 Tự nhiên xã hội: ĐỘNG VẬT 
 A/ Mục tiêu : Học sinh biết: 
 - Nêu những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của các con vật trong tự nhiên. 
 - Vẽ và tô màu một con vật mà mình yêu thích. 
 B/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 94, 95. Sưu tầm các loại động vật khác nhau mang đến lớp.
 C/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “ Quả“
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 và các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bạn có nhận xét về hình dáng, kích thước của các con vật ?
+ Chỉ ra các bộ phận của con vật ?
+ Chọn một số con vật trong hình chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo bên ngoài ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
 Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu mỗi em vẽ một con vật mà em yêu thích rồi viết lời ghi chú bên dưới. Sau đó cả nhóm dán tất cả các hình vẽ vào một tờ giấy lớn.
 Bước 2: 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm lên chỉ vào bảng giới thiệu trước lớp về đặc điểm tên gọi từng loại động vật. 
- Nhận xét đánh giá.
c) Củng cố - dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi TC "Đố bạn con gì?"
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của quả.
+ Nêu ích lợi của quả.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn vẽ và tô màu 1 con vật mà mình thích, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể trên hình vẽ. Sau đó cả trình bày trên một tờ giấy lớn.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS tham gia chơi TC.
----------------------------------------------------
 Đạo đức: THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ II
 A/ Mục tiêu : 
 - Hệ thống hóa các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học của các tuần đầu của học kì II.
 - Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện một số hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mục trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.
 B /Tài liệu và phương tiện: Chuẩn bị 1 số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống.
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS thực hành:
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nhắc lại các kiến thức đã học trong các tuần đầu của học kì II (HS bốc thăm và TLCH theo yêu cầu trong phiếu)
+ Em hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
+ Vì sao cần phải tôn trọng người nước ngoài?
+ Em sẽ làm gì khi có vị khách nước ngoài mời em và các bạn chụp ảnh kỉ niệm khi đến thăm trường?
+ Khi em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ, lúc đó em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Theo em, những việc là ...  bạc, 
+ Dòng chữ “ Hai nghìn đồng “ và số 2000.
+ “ Năm nghìn đồng “ số 5000 
+ “ Mười nghìn đồng “ số 10000. 
- Một em đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp quan sát từng hình vẽ và tính nhẩm.. 
- 3 HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: 
+ Con lợn a có: 6200 đồng 
+ Con lợn b có: 8400 đồng 
+ Con lợn c có: 4000 đồng 
- Một em đọc nêu cầu của bài. 
- Cả lớp tự làm bài. 
- Ba học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung
A. Lấy 3 tờ 1000đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng hay: 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng và 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 100 đồng 
- Một em đọc nêu cầu của bài. 
- Nêu điều bài toán cho biết, điều bài toán hỏi và cách làm.
- Lớp làm vào vở. 
- Một em lên chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung:
Giải
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
Cô bán hàng phải trả lại là:
10000 - 9000 = 1000 đồng
 ĐS: 1000 đồng
 ---------------------------------------------------
 Buổi chiều
 Âm nhạc: HỌC HÁT BÀI: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
 A/ Mục tiêu: 
 - Học sinh biết hát đúng giai điệu và lời 1 bài hát “ Chị ong nâu và em bé“ hát đồng đều rõ lời. 
 Cảm nhận được những hình tượng đẹp trong bài. 
 - Giáo dục các em tinh thần chăm học chăm làm. 
 B/ Chuẩn bị: - Băng nhạc bài hát, máy nghe và 1 số nhạc cụ quen dùng (song loan, thanh phách). 
 - Tranh ảnh minh họa nội dung bài hát. Chép sẵn lời bài hát trên bảng phụ.
 C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài hát Cùng vui múa dưới trăng và vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc. 
 - Nhận xét phần bài cũ. 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát 
- Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát. 
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát. 
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích. 
- Hướng dẫn tập theo nhóm sau đó hát lại cả lớp vài lần. 
- Tập hát theo hình thức phối hợp đơn ca, tốp ca.
- Lắng nghe sửa những chỗ học sinh hát sai. 
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. 
- Hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca. 
- Chia lớp thành hai đội một đội hát một đội gõ đệm theo nhịp 2. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nghe lại nhạc và hát theo.
- Về nhà tập hát cho thuộc lời bài hát tập gõ đệm.
- Ba học sinh lên bảng hát bài hát: Cùng vui múa dưới trăng. 
- Một em chỉ vị trí và tên nốt nhạc trên khuông nhạc. 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài 
- Lớp lắng nghe bài hát qua băng một lượt. 
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Hát từng câu theo GV.
- Từng bàn hoặc từng nhóm luyện tập. 
- Cả lớp cùng hát lại bài hát. 
- Tập hát theo hình thức đơn ca và tốp ca. 
- Cả lớp vừa hát vừa gõ gõ đệm theo tiết tấu lời ca. 
- Chia thành hai dãy, dãy A hát dãy B gõ đệm theo nhịp 2 sau đó ngược lại. 
- Cả lớp hát lại bài hát theo băng nhạc.
--------------------------------------------------------
 TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
 A/ Yêu cầu: - HS làm đúng BT phân biệt vần dễ lẫn, mở rộng vốn từ "Nghệ thuật" ...
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào các chữ in nghiêng dưới đây:
- Vững chai, bơi trai; ngương cửa, ngất ngương; trầm bông, bông nhiên.
- Ki niệm, ki lưỡng ; mi mãn, tỉ mi ; đói la, nước la ; nha nhớt, nha nhặn. 
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau: 
 Vươn mình trong gió tre đu
 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
 Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
 Tre xanh không đứng khuất mình trong râm
 Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
 Thương nhau tre không ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
 Nguyễn Duy
a) Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa 
b) Biên pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam ?
Bài 3: Dùng câu hỏi Vì sao? Để hỏi cho bộ phận câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây:
 Chiếc gối của em
Hồi em học lớp hai, một hôm giờ thủ công cô giáo thông báo:
- Mỗi em tự làm lấy một cái gối con lau bảng để nộp chấm điểm.
Em lo sợ quá, vì việc khéo tay này phải có sự chỉ bảo của mẹ mà ... em thì không có mẹ.
Đến giờ nộp gối chấm điểm, em xấu hổ và tủi thân úp mặt xuống bàn mà khóc, vì quanh em các bạn cười nhạo ...
 Theo Võ Thị Kim Ánh
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
 - Vững chãi, bơi trải ; ngưỡngg cửa, ngất ngưởng; trầm bổng, bỗng nhiên.
- Kỉ niệm, kĩ lưỡng ; mĩ mãn, tỉ mỉ ; đói lả, nước lã ; nhả nhớt, nhã nhặn. 
a) Những từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa là:
- vươn mình, đu, hát ru.
- yêu nhiều, không đứng khuất
- thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu
- thương nhau, không ở riêng
b) Biên pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được các phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam: chịu đựng gian khổ, tràn đầy yêu thương, đoàn kết chở che nhau ...
- Vì sao em lo sợ ? (Vì sao bạn Kim Ánh lo sợ ?)
- Vì sao em xấu hổ và tủi thân ? (Vì sao bạn Kim Ánh xấu hổ và tủi thân ?
-----------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng.
 - Chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ôn tập:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập.
- Giao nhiệm vụ cho lớp.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê":
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức.
.* Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ...
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
Tập đọc: Ngày hội rừng xanh. 	 
A/ Mục tiêu - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng:- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng: nổi mõ, vòng quanh, gảy đàn, khướu lĩnh xướng, diễn ảo thuật, đu quay. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:- Hiểu được nội dung bài : - Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu. Học thuộc lòng bài thơ. 
B/ Chuẩn bị * Tranh minh họa, tranh ảnh về một số loại chim rừng. 
C/ Lên lớp:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài: “ Hội đua voi ở Tây Nguyên “ 
- Gọi 3 học sinh lên đọc bài. 
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của bài:
“ Ngày hội rừng xanh “- Giáo viên ghi tựa. 
b) Luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài với giọng sôi nổi, hồ hởi, giọng hơi nhanh ( khổ 1 ) giọng thong thả, tươi vui ở khổ thơ 2, thích thú, ngạc nhiên ở khổ thơ 3. 
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu đọc từng dòng thơ trước lớp. 
- Yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Mời đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài. 
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm bài thơ trả lời câu hỏi 
- Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài văn và trả lời câu hỏi
- Các sự vật cùng tham gia vào ngày hội như thế nào ?
- Tổng kết nội dung bài như sách giáo viên. 
 d) Luyện đọc lại:
- Chọn một đoạn trong bài để đọc. 
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng từng khổ thơ tại lớp và cả bài thơ. 
- Yêu cầu 3 – 4 học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. 
- Mời một học sinh đọc thuộc lòng cả bài 
- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay. 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2 - 4 học sinh nêu nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Ba học sinh lên bảng đọc bài 
“ Hội đua voi ở Tây Nguyên “
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc theo yêu cầu giáo viên. 
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Hai đến ba học sinh nhắc lại. 
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng. 
- Tiếp nối nhau đọc 2 dòng trước lớp. 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp, tiếp nối đọc 4 khổ thơ 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài. 
- Lớp đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi 
- Chim gõ kiến nổi mỏ, gà rừng gọi mọi người dậy đi hội, công dẫn đầu đội múa, khướu lĩnh xướng, kì nhông diễn trò ảo thuật.. .
- Cả lớp đọc thầm và trả lời. 
- Tre trúc thổi sáo, khe suối gảy nhạc đàn, cây rủ nhau thay áo, cọn nước chơi trò đu quay 
- Học sinh cả lớp lắng nghe đọc mẫu 
- Lớp luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Lần lượt từng em thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ tại lớp. 
- Một bạn thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn 
đọc hay nhất. 
- 2 đến 4 học sinh nêu nội dung vừa học 
- Về nhà học và xem trước bài mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 25(13).doc