Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2006-2007

Luyện tập: Chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.

I- Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số với số có 1 chữ số.

- Vận dụng kĩ năng thực hiện phép chia để làm bài.

- Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con.

III- Các hoạt động dạy- học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

- Nêu cách chia số có bốn chữ số với số có 1 chữ số. Cho ví dụ.

- Gv nhận xét.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.

a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:

+) Bài 1: Đặt tính và tính.

 2467 : 3 2686 : 2

 1827 : 9 3292 : 4

- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con.

- Nêu cách thực hiện?

+) Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.

(2035 + 1500) : 7 8172 : 9 x 5

1368 + 2496 : 4

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Nêu cách thực hiện?

b- Đối với học sinh K- G: Yêu cầu làm bài tập bổ sung:

+) Bài 3: Một cửa hàng có 2035 kg đường. Đã bán đi 1/5 số kg đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Nêu cách thực hiện?

- Học sinh làm bài vào bảng con và nêu cách đặt tính và tính.

- Học sinh làm bài vào vở và nêu cách thực hiện.

- 2 học sinh đọc đề toán, phân tích bài toán.

- Hs làm bài vào vở, chữa bài.

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1079Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Sáng
Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 116: Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố lại cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( trường hợp thương có chữ số o).
- Hs biết chia thành thạo, vận dụng được phép chia vào giải toán..
- Giáo dục hs tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.
+) Bài 2: - Nêu cách tìm thừa số chưa biết.
- Yêu cầu hs làm vở, gv chấm bài.
+) Bài 3: - Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu hs tóm tắt, 
+ Gọi hs lên chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 4: - Gv yêu cầu hs tính nhẩm. 
- HS nêu và làm bảng con, 3 hs làm bảng lớp.ĐS: 402; 407; 703; 701( dư 2); 603( dư 1). 610( dư 2).
- Ts chưa biết = tích : thừa số đã biết. 
x x 7 = 2107 x x 9 = 2763
x = 2107 : 7 x = 2763 : 9
x = 301. x = 307.
 -1 Hs đọc đề toán.
- Có: 2024 kg gạo, đã bán 1/ 4 số gạo đó. 
- Cửa hàng còn lại? kg gạo.
- Hs tóm tắt, giải toán. ĐS: 1518 kg gạo.
- Hs tính nhẩm: 6000 : 2 = 3000.
- Gv nhận xét.
 8000 : 4 = 2000
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tơng tự.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 24: Vẽ tranh: Đề tài tự do.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 24: ôn chữ hoa: R
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa R thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Phan Rang ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Rủ nhau đi cấy đi cày
 Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu. 
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học
- Mẫu chữ.
 - Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC :
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ : 
Quang Trung, đồng lúa, nương dâu.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B.Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
R, P
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :P, R.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
R, P.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu về: Phan Rang.
- Yêu cầu hs viết: Phan Rang.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Rủ nhau đi cấy đi cày
 Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu. 
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng 
- Nêu cách trình bày bài trong vở cho đẹp.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
-Hs nêu, viết bảng con: Rủ, Bây
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
-Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: R
+1 dòng chữ: Ph, H
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa: R.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa R thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Phan Rang ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Rủ nhau đi cấy đi cày
 Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: R.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: R. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: R.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD toán 
Luyện tập: Chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
I- Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số với số có 1 chữ số.
- Vận dụng kĩ năng thực hiện phép chia để làm bài.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cách chia số có bốn chữ số với số có 1 chữ số. Cho ví dụ.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Đặt tính và tính.
 2467 : 3 2686 : 2 
 1827 : 9 3292 : 4 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con.
- Nêu cách thực hiện?
+) Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
(2035 + 1500) : 7 8172 : 9 x 5
1368 + 2496 : 4
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nêu cách thực hiện?
b- Đối với học sinh K- G: Yêu cầu làm bài tập bổ sung: 
+) Bài 3: Một cửa hàng có 2035 kg đường. Đã bán đi 1/5 số kg đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nêu cách thực hiện?
- Học sinh làm bài vào bảng con và nêu cách đặt tính và tính.
- Học sinh làm bài vào vở và nêu cách thực hiện.
- 2 học sinh đọc đề toán, phân tích bài toán.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2007
Toán
Tiết 117: Luyện tập chung.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Hs biết chia thành thạo, vận dụng được phép nhân, phép chia vào giải toán.
- Giáo dục hs tính cẩn thận khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phép tính nhân và phép tính chia?
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- Yêu cầu hs làm vở, chữa bài.
- Trong các phép chia trên phép chia nào là phép chia hết, phép tính nào là phép chia còn dư?
+) Bài 3: - Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu hs tóm tắt, 
+ Gọi hs lên chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 4: - Gv yêu cầu hs tìm hiểu bài, tính, chữa bài. 
- HS làm bảng con, 3 hs làm bảng lớp ĐS: 3284; 821; 7380;1230.
- HS làm bảng vở, 2 hs chữa bài.ĐS: 2345(dư 1); 410; 401(dư 3 );207( dư 1).
- Hs nêu.
-1 Hs đọc đề toán.
- Có: 5 thùng sách, 1 thùng có 306 quyển. 
- Mỗi thư viện được chia? quyển.
- Hs tóm tắt, giải toán. ĐS: 170 quyển.
- Hs tóm tắt, chữa bài.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự.
- Hs theo dõi.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Đối đáp với vua.
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo,...
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: Minh Mạng, xa giá, ngự giá. 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Biết xắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- Yêu cầu lớp nhận xét, cho điểm.
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: Minh Mạng, xa giá, ngự giá. 
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 để tìm hiểu xem: - Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
+ Gọi 1 hs đọc to đoạn 2.
- Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn điều gì?
+ Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3, 4:
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
-> Gv giải nghĩa: đối.
- Vua ra vế đối như thế nào?
- Cao Bá Quát đối như thế nào?
-> Gv giải nghĩa: chỉnh. 
- Theo em, Cao Bá Quát là người như thế nào?
4) Luyện đọc lại:- GV đọc diễn cảm đoạn 3. - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 3, tổ chức cho hs thi đọc.
- Chương trình xiếc đặc sắc.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh.
- Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt).
- 4 đoạn 
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt).
- 1em đọc đoạn 1, 2, 1 em đọc tiếp đoạn 3, 4 sau đó đổi lại. 3 cặp thi đọc.
-Ngắm cảnh ở Hồ Tây ( Hà Nội). 
- muốn nhìn tận mắt nhà vua.
- Vì thấy cậu xưng là học trò.
-Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
- Trời nắng chang chang người trói người -> đối rất “ chỉnh”.
- Ông là người nhanh trí,...
- 2, 3 hs thi đọc đoạn 3.
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ: - Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng trình tự của câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: 
a) Sắp xếp lại tranh theo đúng trình tự truyện. 
- Gv yêu cầu hs quan sát kĩ tranh rồi sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
- GV gọi 3 hs lên bảng sắp xếp tranh.
- Gv nhận xét.
b) Kể chuyện.
- Gọi hs nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, cho điểm.
5) Củng cố - dặn dò:
- Qua câu chuyện này, em hiểu thêm được điều gì về Cao Bá Quát ?
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc hs chuẩn bị tốt cho giờ chính tả.
- Hs quan sát thảo luận theo nhóm đôi.
- 3 hs lên thực hiện, lớp nhận ... 
+) Bài 3: Một đoàn du khách có 26 người đón taxi, mỗi xe taxi chở được 4 người. Hỏi đoàn du khách phải đón tất cả bao nhiêu chiếc taxi?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nêu cách thực hiện?
- Học sinh làm bài vào bảng con và nêu cách đặt tính và tính.
- Học sinh làm bài vào vở và nêu cách thực hiện.
- 2 học sinh đọc đề toán, phân tích bài toán.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
________________________________
tự học
Hoàn thành bài tập toán.
I- Mục tiêu:
- Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong 2 ngày tiếp theo.
- Hs nắm chắc kiến thức về chữ số La Mã.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC: - Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gv đọc cho học sinh viết các số: 1,3, 5, 7, 9 bằng số La Mã.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong 2 ngày:
* Hs trung bình, yếu: 
- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 34 ). Học sinh tự nối cho đúng các số tương ứng.
+) Bài 1 ( VBT trang 35 ). Đs: Năm, sáu, chín, mười một, hai mươi; VII, VIII, X, XII, XXI.
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2 ( VBT trang 34). Đs: a) III, V, VII, IX, XII, XX, XXI,...
 b) III, VIII, X, XII, XX, XXI.
+) Bài 2( VBT trang 35). Học sinh tự vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
+) Bài 4( VBT trang 35 ). Học sinh tự dùng 6 que diêm để xếp thành số chín(số La Mã). Sau đó nhấc ra 2 que diêm rồi xếp lại để được số bốn, số mười một.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt văn nghệ chủ đề 8/ 3, 26/ 3. 
I- Mục tiêu: 
- Hát múa về chủ đề Ngày quốc tế phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Học sinh thuộc các bài hát về chủ đề trên, biết hát đúng giai điệu, biểu diễn phù hợp.
- Gd lòng biết ơn đối với bà, mẹvà ý thức phấn đấu tiếp bước lên đoàn của các em thông qua nội dung bài hát.
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
- Em hãy nêu những bài hát có nội dung ca ngợi các bà, các mẹ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà em biết. 
- Trong số những bài hát đó em thuộc những bài hát nào?
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn bài hát đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd về lòng biết ơn với những người phụ nữ Việt Nam và ý thức phấn đấu lên đoàn của hs 
- Nhận xét giờ học, dặn hs thực hiện tốt phong trào thi đua cm ngày 8/ 3, 26/ 3. 
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 120: Thực hành xem đồng hồ.
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian( chủ yếu là về thời điểm).
- Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ).
- GD ý thức tự giác học toán.
I- Đồ dùng dạy- học: 
 - Đồng hồ thật, mô hình đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút: 
- Gv cho hs quan sát mô hình đồng hồ.
- Gv giới thiệu các vạch chia phút.
- Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ thứ 2, vị trí hai kim như thế nào? Em hãy tính số phút.
- Vậy đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ thứ 3 chỉ mấy giờ?
+ Gv lưu ý cách đọc đồng hồ theo giờ hơn hoặc kém.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: Gv yêu cầu hs quan sát hình trong SGK và thảo luận nhóm đôi về số giờ trong mỗi đồng hồ?
- 3 cặp lên trình bày dưới hình thức đố bạn.
- GV kết luận.
+) Bài 2:- Gv đưa ra 3 đồng hồ đã để sẵn kim giờ như bài tập, yêu cầu hs xoay kim phút để đồng hồ chỉ:
a) 8 giờ 7 phút.
b) 12 giờ 34 phút.
a) 4 giờ kém 13 phút.
+) Bài 3: Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức( 2 đội, mỗi đội 4 em)
- Gv công bố luật chơi, cách chơi.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs tập vẽ hình theo các kích cỡ khác nhau.
- Hs quan sát, theo dõi.
- 6 giờ 30 phút. 
- là 13 phút.
-  chỉ 6 giờ 13 phút.
- 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 6 phút.
- Hs quan sát, thảo luận.Kết quảlần lượt là: 2 giờ 10 phút; 5 giờ 16 phút; 11 giờ 22 phút; 10 giờ kém 26 phút; 11 giờ kém 21 phút; 4 giờ kém 3 phút.
- Hs trình bày.
- Hs thực hành xoay kim trên mô hình đồng hồ, chữa bài.
- Hs chơi trò chơi.
- Hs ghi nhớ, thực hiện.
______________________________
Chính tả(Nghe -viết )
Bài viết: Tiếng đàn.
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết đoạn văn: Tiếng đàn. Làm bài tập tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng âm: s / x.
- HS viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học :
 - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC :- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
B - Bài mới :
1 - GTB: - GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe - viết : 
a) Chuẩn bị :- GV đọc đoạn văn.
- Nêu nội dung của bài văn này.
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv nhận xét.
b) Hướng dẫn HS viết bài :
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài :
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập :
+BT2a: - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “ tiếp sức”:2 đội, mỗi đội 3 em lần lượt viết từng từ theo yêu cầu, sau 2 phút đội nào viết được nhiều, đúng đội đó thắng cuộc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4- Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp. 
- HS khác viết bảng con : sông xoan, sóng, loăn xoăn.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Tả khung cảnh thanh bình ngòi gian phòng như hoà với tiếng đàn.
- Những chữ đầu câu, 
- HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS thi theo nhóm, mỗi nhóm 3 em lên bảng viết. 
- Lớp nx bình chọn.
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Ôn 2 bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng. 
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 24: Nghe- kể: Người bán quạt may mắn.
I- Mục tiêu:
- Nghe kể câu chuyện: Người bán quạt may mắn.
- HS kể được truyện rành mạch, trôi chảy.
- GD ý thức rèn chữ viết đẹp. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC : 
- Gọi 1 hs kể đọc lại bài kể một buổi biểu diễn nghệ thuật.
+ Gv nhận xét cho điểm.
B) Bài mới : 
1) GTB : - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn nghe- kể chuyện :a) Chuẩn bị 
- Gọi hs đọc yc của bài tập và câu hỏi gợi ý trong SGK.
+ Gv treo tranh.
- Em hãy cho biết tranh vẽ gì? 
b) Gv kể chuyện 
+ Gv kể chuyện lần 1 + giải thích nghĩa một số từ: lem luốc, cảnh ngộ.
- Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
- Ông Vương Hi Chi viết vào quạt của bà để làm gì?
- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
+ Gv kể chuyện lần 2.
c) Hs kể chuyện.
- Gv nhận xét, cho điểm.
3) Củng cố- dặn dò : 
- Qua câu chuyện này em biết thêm điều gì về ông Vương Hi Chi? Nghệ thuật gì đã được nói đến trong chuyện?
- Dặn hs ôn tập chuẩn bị kt.
- Hs theo dõi.
-1 Hs đọc yc của bài. 
- Hs quan sát.
- Tranh vẽ bà cụ đang ngồi gốc cây... 
- Hs theo dõi.
- không bán được quạt.
- chữ của ông rất đẹp, ông tin rằng mọi người sẽ đến mua quạt cho bà.
- Vì họ rất ưa chuộng chữ của ông.
- Hs luyện kể theo nhóm đôi.
- 4- 5 thi HS kể trước lớp.
- ông là người có tài, thương người. Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ => một nhà thư pháp.
- Hs nắm nhiệm vụ.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng Việt
Luyện tập dấu phẩy. Thi kể : Người bán quạt may mắn.
IMục tiêu: - Củng cố về dấu phẩy, luyện kể câu chuyện: Người bán quạt may mắn thông qua hình thức thi kể.
- HS biết dùng dấu phẩy, thuộc và kể được câu chuyện một cách rành mạch, rõ ràng.
- GD ý thức sử dụng dấu phẩy, rèn chữ đẹp.
II-Đồ dùng- dạy học: 
- Bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy- học :
A- Ôn tập câu: Dấu phẩy.
* BT1: Điền dấu phẩy vào các câu sau đây:
a) Sáng nay trên sân trường chúng em tập thể dục.
b) Mẹ em bố em là công nhân.
c) Bạn Hà học rất giỏi hát rất hay. 
- Gv yêu cầu hs thảo luận theo cặp, gọi 3 cặp trình bày=> Gv chốt kiến thức.
* BT2: Thi đặt câu có sử dụng dấu phẩy như đã học.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi.
- Gọi các nhóm lên trình bày, nhóm nào đặt được nhiều đúng nhất thì nhóm đó thắng. 
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn.
B- Thi kể chuyện:Căn cứ vào bài tập làm văn buổi sáng, gv cho hs thi kể chuyện.
- Yêu cầu hs kể theo nhóm đôi.
- Gv theo dõi, uốn nắn cho học sinh yếu kể được chuyện.
- Gọi 5 hs thi kể.
- Yêu cầu lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Nhắc nhở hs chăm rèn chữ đẹp như Vương Hi Chi. 
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs thảo luận theo cặp, trình bày.
- 4 nhóm thực hiện thảo luận, ghi các câu ra giấy.
- Các nhóm cử đại diện trình bày
- HS dựa vào bài chuẩn bị trước kể theo nhóm đôi.
- HS thi kể.
- Hs nêu.
___________________________________
Thể dục
Ôn nhảy dây. Trò chơi: Ném trúng đích. 
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 24. Phương hướng tuần 25.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 24:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hoá, Chuyên.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp,TB,
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt :M,TDGG
- Phát động thi đua chào mừng ngày 8/ 2, 26/ 3 tới HS: + Thực hiện tốt các nề nếp.
+ Nâng cao chất lượng học tập, hoàn thành các khoản thu nộp kì II .
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, vs do đoàn đội phát động.
+Tích cực ôn tập các môn học để thi giữa kì II đạt kq cao.
6-Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đảng, Đoàn, Đội.
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT24.doc