Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Mai Thị Phượng

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Mai Thị Phượng

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ: Tiếng đàn

-YC HS đọc và trả lời câu hỏi

-Thủy đã làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?

-Khung cảnh ngoài gian phòng được miêu tả như thế nào?

-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.

3/ Bài mới:

Giới thiệu: Trong các môn thi tài của lễ hội, vật là 1 môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật. Ghi tựa.

* Hoạt động1 :Hướng dẫn HS luyện đọc .

Mục tiêu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .

-Giáo viên đọc mẫu một lần.

*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. Hướng dẫn phát âm từ khó:

-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó.

 

doc 34 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Mai Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ/ngày
T
Môn
Tựa Bài
PPCT
Hai
01.03. 10
1
2
3
4
5
TĐ
KC
T
ĐĐ
CC
Hội vật
 nt
Thực hành xem đồng hồ(TT)
Thực hành kĩ năng GHKII
Tuần 25
73
74
121
25
25
Ba
02.03.10
1
2
3
4
CT
T
TV
TD
N-V: Hội vật
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Ôn chữ hoa S
Bài 49
49
122
25
49
Tư
03.03.10
1
2
3
4
5
TĐ
T
TNXH 
AN
TC
Hội đua voi ở Tây Nguyên 
Luyện tập
Động vật 
HH: Chj Ong Nâu và em bé.
Làm lọ hoa gắn tường(T1)
75
123
49
25
25
Năm
04.03.10
1
2
3
4
LTVC
T
CT
TD
Nhân hoá. Ôân cách đặt và TLCH Vì sao ?
Luyện tập
N-V : Hội đua voi ở Tây Nguyên 
Bài 50
25
124
50
50
Sáu
05.03.10 
1
2
3
4
5
TLV
T
TNXH
MT
SH
Kể về lễ hội
Tiền Việt Nam 
Côn trùng
VTT: vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào HCN
Tuần 25
25
125
50
25
25
 Lộc Phú , ngày 13 tháng 01 năm 201
Người duyệt Người lập
 Mai Thị Phượng
Ngày soạn:
28.02.2010
Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2010
 Tiết 1,2:TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
PPCT73,74: HỘI VẬT
I/. Mục tiêu:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
HS yêu thích hội thi trò chơi dân gian Việt Nam.
B. Kể chuyện: 
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
II/Chuẩn bị: 
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
 III/.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Tiếng đàn
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi 
-Thủy đã làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
-Khung cảnh ngoài gian phòng được miêu tả như thế nào?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
Giới thiệu: Trong các môn thi tài của lễ hội, vật là 1 môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật. Ghi tựa.
* Hoạt động1 :Hướng dẫn HS luyện đọc .
Mục tiêu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
-Giáo viên đọc mẫu một lần. 
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-YC HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới. 
 - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
Mục tiêu: Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
-Tranh cho HS quan sát.
-YC HS đọc đoạn 2.
-Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
-YC HS đọc đoạn 3.
-Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
-YC HS đọc đoạn 4 và 5.
-Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
MT: Củng cố kĩ năng đọc cho HS
-GV đọc đoạn 2 trước lớp.
-Gọi HS đọc lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
Hoạt động 4: Kể chuyện
Mục tiêu:Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 5 HS dựa vào trí nhớ và các gợi ý nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và ghi điểm HS. 
4.Củng cố-
 -Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy Cản Ngũ là người như thế nào?
- Liên hệ GD
5. Dặn dò: 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ.
 -Nhận cây đàn vi-ô-long, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
-Khung cảnh rất đẹp có cánh ngọc lan........
-HS lắng nghe và nhắc tựa. 
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-Học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-2 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Ông Cản Ngũ đứng nghiêng mình / nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ kê nhễ nhại dưới chân. // Lúc lâu, / ông mới thò tay xuống / nắm lấy khố Quắm Đen, / nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. //
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-HS đặt câu với từ. 
-Mỗi nhóm 5 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 5 nhóm thi đọc nối tiếp.
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; chen lấn nhau; quây kín quanh sới vật, trèo lên những cây cao để xem.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Quắm Đen: Lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
-1 HS đọc đoạn 3.
-Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua 2 cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo hò lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc.
-1 HS đọc đoạn 4, 5.
-Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm. Ông đã lừa miếng Quắm Đen cúi xuống ôm chân ông, hòng bốc ngã ông. Nhưng đó là thế vật rất mạnh của ông: chân ông còn khoẻ tựa như cột sắt, Quắm Đen không thể nhấc nổi. Trái lại, với thế võ này, ông dễ dàng nắm khố Quắm Đen, nhấc bổng anh lên. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khoẻ
-HS theo dõi GV đọc.
-4 HS đọc. 
-HS xung phong thi đọc.
-1 HS đọc YC: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, các em hãy kể lại từng đoạn câu chuyện Hội vật - kể với giọng sôi nổi, phù hợp với nội dung mỗi đoạn
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-5 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
-Là người có kinh nghiệm, điềm tĩnh, đấu vật rất giỏi.
-Lắng nghe.
Tiết 3:TOÁN 
PPCT121: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( TIẾP THEO )
I/ Mục tiêu: 
Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của HS. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
HS yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
Đồng hồ điện tử hoặc mô hình.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Thực hành xem đồng hồ
-GV cho HS đọc giờ trên đồng hồ 
-Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi tựa
Hướng dẫn thực hành:
Hoạt đông 1: Củng cố biểu tượng về thời gian.
MT: Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)Làm BT1
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi. 
-GV đọc câu hỏi trong từng tranh và yêu cầu HS trả lời.
-3 HS lên bảng
1 HS nêu yêu cầu
-HS làm bài theo cặp, trả lời câu hỏi:
a.Bạn An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.
b.Bạn An đi đến trường lúc 7 giên13 phút.
c.Bạn An học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút.
d.Bạn An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút. (6 giờ kém 15 phút)
e.Bạn An xem truyền hình lúc 8 giờ 8 phút.
g.Bạn An đi ngủ lúc 9 giờ 55 phút.(10 giờ kém 5 phút)
-Sau mỗi lần HS trả lời GV yêu cầu HS nhận xét về vị trí các kim đồng hồ trong từng tranh:
a.Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
b. Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 7 giờ 13 phút.
-GV giải thích thêm, khi kim phút chỉ đến số 2 là đã được 10 phút, kim này chỉ thêm 3 vạch nhỏ nũa, mỗi vạch nhỏ là một phút, vậy kim phút chỉ đến 13 phút. Kim giờ đang ở quá vạch số 7 một chút, vậy ta nói đồng hồ chỉ 7 giờ 13 phút.
-GV hỏi, giải thích các tranh còn lại tương tự. Lưu ý các tranh d và giải thích cho HS đọc giờ theo 2 cách.
-GV tổ chức cho HS tự nói về các thời điểm thực hiện các công việc hằng ngày của mình, vừa nói kết hợp quay kim đồng hồ đến đúng thời điểm.
-GV tuyên dương những HS nói tốt, quay kim đồng hồ chính xác, nhanh.
-Chữa bài và ghi điểm HS.
Hoạt động 2 : Củng cố về cách xem đồng hồ
MT:Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của HS. Bài tập cần làm:, Bài 2, Bài 3.
Bài 2:1 HS đọc YC bài.
-GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ A và hỏi: Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
-1 giờ 25 phút buổi chiề ... p.
+Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
+GV yêu cầu HS giải thích nêu tên từng côn trùng và giải thích tại sao loài côn trùng đó có hại (hoặc loài côn trùng đó có lợi như thế nào).
Kết luận: Côn trùng như (ong, tằm) có lợi cho con người và cây cối (ong cho mật và đẻ trứng, ấu trùng ong ăn trứng sâu bọ).
-Một số loài côn trùng có hại (như bướm đẻ trứng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt, hút máu và truyền bệnh cho con người và động vật,..)
-Một số loài côn trùng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống con người.
-GV hãy suy nghĩ và nêu cách diệt, hạn chế sự phát triển của côn trùng có hại cho sức khẻo con người 
-GV nhận xét bổ sung ý kiến nhận xét của HS.
4/ Củng cố 
Yêu cầu cả lớp đọc mục bạn cần biết SGK.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
5/ dặn dò: 
-YC HS về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về các loài côn trùng. Nhận xét tiết học.
Con ong.
-Cả lớp hát.
-Lắng nghe.
+Các HS trong nhóm lần lượt nêu và chỉ cho các bạn trong nhóm biết các bộ phận của côn trùng trong hình của nhóm đã quan sát (mỗi HS chỉ nói một hình).
+HS quan sát đếm số chân và trả lời: 6 chân. Chân chia thành các đốt.
+Trên đầu côn trùng có : mắt, râu, mồm, 
-Lắng nghe.
+Cơ thể côn trùng không có xương sống.(HS K,G trả lời)
-1 đến 2 HS nhắc lại.
-Chia nhóm quan sát và thảo luận để rút ra kết luận như sau:
+Côn trùng có nhiều màu sắc khác nhau, có con có màu nâu (gián, ..), có con có màu đen hoặc xanh (ruồi), có con có màu trắng (tằm), có con có nhiều màu sắc như chân chấu, bươm bướm,
+Chân của các con côn trùng khác nhau thì khác nhau. Có con có chân ngắn và mập như chân cà cuông, gián; có con có chân dài, mảnh như chân muỗi,
+Cánh côn trùng cũng rất khác nhau. Có con có nhiều lớp cánh. Phía ngoài là cánh cứng, trong là cánh mỏng như cánh cà cuống, gián, châu chấu; có con cánh mỏng và trong suốt như ong, ruồi, 
-Đại diện HS nêu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-HS kể tên các côn trùng: kiến, dế mèn, ve sầu, 
+HS ngồi theo nhóm nhận giấy bút.
+HS trong nhóm thảo luận về ích lợi và tác hại cũa mỗi côn trùng rồi xếp vào hai nhóm như hướng dẫn.
+Các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-HS thảo luận theo cặp và trả lời 
HS đọc 
HS lắng nghe
Tiết 4:MỸ THUẬT 
PPCT25: VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU :
Biết thêm về họa tiết trang trí.
Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.HS K,G vẽ được hoạ tiết cân đối ,tơ màu đều phù hợp .
HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật 
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: - SGK ,SGV 
Một số đồ vật cĩ ứng dụng trang trí hình chữ nhật như : khăn vuơng ,khăn trải bàn ,thảm ,gạch hoa 
Một số bài trang trí hình chữ nhật đã in trong các SGK mĩ thuật bộn đồ dùng học tập
Hình hướng dẫn các bước trang trí hình chữ nhật 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
GV
HS
1/ On định :
2/ KTBC :kt đồ dùng của học sinh
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
HOẠT ĐỘNG 1:QUAN SÁT NHẬN XÉT
MT: Biết thêm về họa tiết trang trí.
 GV giới thiệu một số bài trang trí hình chữ nhật để HS nhận xét và tìm ra cách trang trí :
+ Cĩ mấy cách trang trí hình chữ nhật 
+ Các hoạ tiết thường được sắp xếp ntn?
+ Hoạ tiết chính sắp sếp như thế nào ?
+ Hoạ tiết phụ sắp sếp như thế nào ?
+ Những hoạ tiết giống nhau sắp sếp như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 2:CÁCH VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT 
MT: Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
 GV yêu cầu HS xem hình chữ nhật trong VTV để hướng dẫn 
Em cĩ nhận xét gì về hình chữ nhật trong VTV?
+ Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình chữ nhật và vẽ màu vào hoạ tiết chính truớc ,hoạ tiết phụ sau 
+ Màu sắc cần cĩ đậm nhạt để làm nổi rõ trọng tâm 
HOẠT ĐỘNG 3:THỰC HÀNH
MT: Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
 GV nhắc HS :
+ Vẽ tiếp hoạ tiết vào các mảng cịn thiếu 
+ Chọn và vẽ màu theo ý thích ,cĩ đậm ,nhạt 
HOẠT ĐỘNG 4:NHẬN XÉT ,ĐÁNH GIÁ
MT: HS biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn HS K,G vẽ được hoạ tiết cân đối ,tơ màu đều phù hợp .
GV cùng HS tìm chọn một số bài cĩ những ưu điểm điển hình để đánh giá ,xếp loại 
4 .Củng cố 
- HS nhắc lại cách trang trí ,cách vẽ màu vào hình chữ nhật
5. Dặn dị :
 Quan sát một số dạng cái cốc
Hát 
HS lắng nghe 
HS lắng nghe và quan sát 
+ Cĩ nhiều cách trang trí hình chữ nhật 
+ Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục 
+ Hoạ tiết chình thường to hơn và ở giữa 
+ Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn ,ở 4 gĩc hoặc xung quanh 
+ Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu ,cùng độ đậm nhạt 
HS quan sát VTV trang 18 và nhậtn xét
- Trang trí chưa hồn chỉnh, cịn thiếu một số hoạ tiết và chưa vẽ màu
HS làm bài 
HS tự đánh già bài của bạn theo cảm nhận riêng của mình.
- HS nhắc lại
SINH HOẠT LỚP TUẦN 25
 I. MỤC TIÊU:
 Đánh giá được ưu tồn trong tuần.Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
1. Nhận xét tuần 25
Thực hiện tốt PPCT tuần 25
Duy trì tốt nề nếp sĩ số lớp 
Đã kèm HS yếu .Bồi dưỡng HS G
Đi học đầy đủ chuyên cần , ngồi học ngay ngắn , chú ý nghe giảng .
Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
Chăm sóc cây xanh tốt .
Vệ sinh cá nhân , trường lớp sạch sẽ .
Có ý thức bảo vệ của công .
Khơng nghịch bàn ghế,cây xanh trong trường
2. Phương hướng tuần 26
Tiếp tục ổn định nề nếp.
Tiếp tục duy trì sĩ số tốt 
Học đúng PPCT T 26
Đi học đúng giờ 
Ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ 
Đi học đđều 
Kèm HS yếu Bồi dưỡng HS G 
VS lớp sạch sẽ . Duy trì chăm sóc cây xanh
Nhắc HS đóng tiền trường 
 -------------------------------o0o----------------------------------------
Tiết 1:TRÒ CHƠI
TẬP TẦM VÔNG
1.Mục đích 
Rèn luyện nhanh tay ,tinh mắt .
Vui chơi, giải trí .
2. Chuẩn bị 
Cho HS ngồi hoặc đứng quyay mặt vào nhau thành từng đôi một. Một trong hai em đó cầm một viên sỏi nhỏ, viên bi hay mẩu giấy tròn .v.v. . .
Nếu trường hợp cả lớp với cô giáo cùng chơi,thì giáo viên cho HS ngồi nguyên vị trí cũ(lúc ngồi học),còn cô giáo thay viên sỏi bằng một cái kẹo hay quả mận,quả mơ v.v. . .
3.Cách chơi 
Cách 1 : GV hô “Chuẩn bị  bắt đầu !.Sau lệnh đó ,những em cầm sỏi trong tay nhanh chóng đưa hai tay ra sau lưng và khéo léo nắm viên sỏi vào trong hai bàn tay và đưa hai tay về phía trước giả vờ như chuyền viên sỏi từ từ tay nọ sang tay kia đồng thời cả lớp đọc câu đồng dao :
“Tập tầm vông 
Tay nào không 
Tay nào có 
Tập tầm vó 
Tay nào có 
Tay nào không “.
Sau đó em không cầm viên sỏi trong tay đoán xem bạn cầm viên sỏi ở tay nào .Nếu đoán đúng thì bạn cầm viên sỏi coi như bị thua và chuyền viên sỏi cho bạn vừa đoán đúng rồi trò chơi lại tiếp tục .Nếu không đoán đúng thì em cầm viên sỏi lại tiếp tục được càm viên sỏi để tiếp tục trò chơi.
Cách 2 : Gv cầm một cái kẹo (hoặc trái cây hay một đồ vật gì đó )giơ cao lên cho cả lớp nhìn thấy , sau đó GV đưa hai tay ra sau lưng và cầm chiếc kẹo ở một trong hai bàn tay rồi chuyển hai tay về phía trước bắt nhịp cho HS cả lớp cùng đọc đồng dao .Sau khi đọc đồng dao ,GV cho các em xung phong đoán rồi chỉ định một trong các em đoán xem chiếc kẹo ở tay nào .Nếu em đó đoán đúng thì thưởng cho em chiếc kẹo , nếu đoán không đúng thì trò chơi lại tiếp tục .
**************************
Tiết 2:TRÒ CHƠI
DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI
1. Mục đích 
Giúp các em phân biệt những con vật có ích và những con vật có hại.
Rèn luyện phản xạ nhanh.
2. Chuẩn bị 
Cho HS ngồi bình thường hai tay để lên bàn .
3. Cách chơi 
Khi GV gọi tên các con vật có hại như :ruồi ,muỗi , bọ v.v thì tất cả HS đồng thời hô “diệt! diệt! diệt!” và tay giả làm động tác như đập ruồi , đập muỗi. Ngược lại khi GV gọi tên các con vật có ích như:trâu, bò , lợn ,gà v.v.thì HS phải im lặng nếu em nào hô “diệt!” là sai.
Nghệ thuật điều khiển trò chơi này của GV ở chỗ này là cách gọi tên các con vật “Con . . .muỗi!” hoặc “Con . . .gà!”.Tù con cần hô kéo dài sau đó đến tên con vật cần hô rõ ràng nhưng nhanh gọn để rèn cho HS phản ứng nhanh.
**************************
Tiết 3:TRÒ CHƠI
TÀU HOẢ
1. Mục đích 
Giải trí ,thư giãn .
Phát huy trí tưởng tượng.
2. Chuẩn bị 
Các em ngồi hoặc đứng , hai tay co lại phía trước ngực ,bàn tay nắm lại một cách nhẹ nhàng .
3. Cách chơi
Khi có lệnh , từng em hai tay chuyển động theo vòng trò giả làm bánh xe tàu hoả khi đang chạy , đồng thời mồm bắt chước tiếng tàu chạy và tiếng còi tàu : “xình xịch ,xình xịch  tu  tu  “. Trò chơi theo hình thức cá nhân , theo khả năng tưởng tượng và bắt chước của mỗi HS trong vòng 1 phút.
Ghi chú : Ở những nơi chưa hiểu biết về tàu hoả .GV có thể đổi tên trò chơi và bắt chước âm thanh của tiếng ôtô , xe máy máy bay v. v 
**************************
Tiết 4:TRÒ CHƠI
CHIM BAY,CÒ BAY
1. Mục đích 
Tập phản xạ nhanh.
Giải trí , thư giãn.
2.Cách chơi 
 HS phải nói đúng và vẫy cả hai tay biểu thị con vật đó bay lượn với vật không bay được HS phải đứng yên và nói vật đó không bay .
Ví dụ :
GV nói : Cò bay –cò bay.
HS : (Vẫy tay và nói): cò bay –cò bay.
GV: Máy bay bay.
HS: (không vẫy tay): Máy bay bay
GV : Nhà bay, nhà bay.
HS : Đứng yên không nói.
Cứ thế lần lượt GV nói những con vật , đồ vật khác nhau , bay được , không bay được để HS trả lời , em nào nhầm lẫn sẽ đứng yên không được tiếp tục chơi .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25(9).doc