Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Giúp hs nắm vững các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000. Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.

- HS biết thực hiện so sánh các số trong phạm vi 100.000. Biết vận dụng vào giải toán có liên quan.

- GD ý thức yêu thích học môn toán.

I- Đồ dùng dạy- học:

 - Bảng con.

III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 100.000.

a) So sánh 2 số có chữ số khác nhau.

- Giáo viên ghi: 999 1012 lên bảng.

 9790 9768

- Em hãy điền dấu <,>, = vào chỗ chấm và cho biết vì sao em lại điền như vậy?

- Gv hướng dẫn hs vận dụng so sánh 2 số: 100.000 và số 99.999.

=>Gv chốt kiến thức.

b) So sánh 2 số có số chữ số bằng nhau.

- Giáo viên ghi: 9790 9786 lên bảng.

- Em hãy điền dấu <,>, = vào chỗ chấm. và cho biết vì sao em lại điền như vậy?

- Gv vận dụng hướng dẫn hs so sánh 2 số: 76.200 và 76.199.

+ Gv chốt cách so sánh.

- Muốn so sánh các số trong phạm vi 100.000 ta làm như thế nào?

+ Gv nhận xét.

* Hoạt động 2: Thực hành.

+) Bài 1:- Bài yêu cầu gì?

- Gv yêu cầu 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm bảng con, gv nhận xét, chữa bài.

- Có mấy cách so sánh số?

 +) Bài 2:

- Gv yêu cầu 3 hs nêu yêu cầu, chữa bài và giải thích cách làm.

+ Gv và lớp theo dõi, nhận xét.

+) Bài 3:- Gọi 1 hs nêu yêu cầu của đề toán.

- Tìm số lớn nhất, bé nhất trong các số ta làm như thế nào?

- Yêu cầu hs vào vở, gv chấm rồi chữa bài.

+) Bài 4a:- Gv nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi 2 hs lên bảng chữa.

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh vận dụng vào bài tập.

- Hs đọc số.

- Hs so sánh: 999 < 1012.="" vì="" số="" 999="" có="" ít="" số="" chữ="" số="" hơn="" số="" 1012="">

 100000 > 99999 => 6 chữ số > 5 chữ số.

- Hs đọc số.

- Hs so sánh: 9790 > 9786 .

- Hs thực hành so sánh.

- Hs nêu lại.

- Trước tiên ta so sánh số chữ số của 2 số

- HS nêu yêu cầu.

- Hs so sánh, viết vào bảng con, chữa bài.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- Hs nêu yêu cầu của bài.

- HS chữa bài, giải thích cách làm.

- HS nêu.

- Trước tiên ta phải so sánh các số đó.

- Hs nêu yêu cầu, rồi làm, chữa bài. Đs: 8258, 16.999, 30.620, 31.855.

- Hs nêu yêu cầu, rồi làm, chữa bài. Đs:

8258; 16999; 30620; 31855.

76253; 65375; 56372; 56327.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1243Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Sáng
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 136: So sánh các số trong phạm vi 100.000.
I- Mục tiêu:
- Giúp hs nắm vững các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100.000. Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
- HS biết thực hiện so sánh các số trong phạm vi 100.000. Biết vận dụng vào giải toán có liên quan.
- GD ý thức yêu thích học môn toán.
I- Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 100.000. 
a) So sánh 2 số có chữ số khác nhau.
- Giáo viên ghi: 999 1012 lên bảng.
 97909768
- Em hãy điền dấu , = vào chỗ chấm và cho biết vì sao em lại điền như vậy?
- Gv hướng dẫn hs vận dụng so sánh 2 số: 100.000 và số 99.999.
=>Gv chốt kiến thức.
b) So sánh 2 số có số chữ số bằng nhau.
- Giáo viên ghi: 9790 9786 lên bảng.
- Em hãy điền dấu , = vào chỗ chấm. và cho biết vì sao em lại điền như vậy?
- Gv vận dụng hướng dẫn hs so sánh 2 số: 76.200 và 76.199.
+ Gv chốt cách so sánh.
- Muốn so sánh các số trong phạm vi 100.000 ta làm như thế nào?
+ Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1:- Bài yêu cầu gì?
- Gv yêu cầu 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm bảng con, gv nhận xét, chữa bài.
- Có mấy cách so sánh số?
 +) Bài 2: 
- Gv yêu cầu 3 hs nêu yêu cầu, chữa bài và giải thích cách làm.
+ Gv và lớp theo dõi, nhận xét.
+) Bài 3:- Gọi 1 hs nêu yêu cầu của đề toán.
- Tìm số lớn nhất, bé nhất trong các số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hs vào vở, gv chấm rồi chữa bài.
+) Bài 4a:- Gv nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vở.
- Gọi 2 hs lên bảng chữa.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vận dụng vào bài tập.
- Hs đọc số.
- Hs so sánh: 999 < 1012. Vì số 999 có ít số chữ số hơn số 1012
 100000 > 99999 => 6 chữ số > 5 chữ số.
- Hs đọc số..
- Hs so sánh: 9790 > 9786.
- Hs thực hành so sánh.
- Hs nêu lại.
- Trước tiên ta so sánh số chữ số của 2 số 
- HS nêu yêu cầu.
- Hs so sánh, viết vào bảng con, chữa bài.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- HS chữa bài, giải thích cách làm.
- HS nêu. 
- Trước tiên ta phải so sánh các số đó.
- Hs nêu yêu cầu, rồi làm, chữa bài. Đs: 8258, 16.999, 30.620, 31.855.
- Hs nêu yêu cầu, rồi làm, chữa bài. Đs: 
8258; 16999; 30620; 31855.
76253; 65375; 56372; 56327.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 28: Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
ôn chữ hoa: T (Tiếp ).
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa T thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng : “Thăng Long ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: 
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức luyện chữ thường xuyên. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A. KTBC :
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ : 
 T , Tân Trào.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B.Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa: Gv treo chữ mẫu
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
T, Th, L
- GV nhận xét sửa chữa.
-Hs quan sát
- HS tìm: T, Th, L.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
T, Th, L
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu về: Thăng Long
Là tên cũ của thủ đô Hà Nội
- Yêu cầu hs viết: Thăng Long
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
- GV giải thích: Câu ca dao khuyên ta tập thể dục thường xuyên cho khoẻ người
- Yêu cầu hs viết bảng con.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu, viết bảng con:
 Thể dục
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: 
T, Th
+ 2 dòng từ ứng dụng.
+ 2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa: T.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa T thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng : “Thăng Long ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : 
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: T.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: T. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: T.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD tiếng việt 
Ôn: Luyện từ và câu: Nhân hoá. 
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về cách nhận biết và cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong câu văn.
- Rèn kỹ năng tìm từ ngữ được nhân hoá và cách sử dụng biện pháp nhân hoá trong câu văn.
- Mở rộng vốn từ. Trau dồi Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nêu 1 ví dụ về nhân hoá sự vật.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Tìm sự vật được nhân hoá trong khổ thơ sau: 
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
a) Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho thấy tre được nhân hoá?
b) Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam?
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.
a) Mặt trời chiếu tia nắng oi bức xuống cánh đồng khô hạn.
b) Mỗi khi có gió thổi, cây bạch đàn ở trường em lại xào xạc lá.
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
a- Đối với học sinh K- G yêu cầu làm thêm:
+) Bài 3: Viết đoạn văn (4, 5 câu) tả lại cuộc trao đổi, trò chuyện của 1 số vật (Ví dụ: Lá Non trò chuyện với Lá Già hoặc Mặt Trời chuyện trò với Gà Trống...)
- Yêu cầu học sinh làm, chữa bài.
- Gv nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Hs xác định yêu cầu của bài.
- Hs làm bài vào vở.
- 2 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- Hs tìm hiểu yêu cầu của bài => làm bài vào vở.
- 2 Học sinh chữa bài, lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 137: Luyện tập.
I- Mục tiêu:
 - Luyện tập đọc và nắm được thứ thự các số có 5 chữ số tròn nghìn, tròn trăm. 
- Biết so sánh các số, luyện tính viết và tính nhẩm.
- GD ý thức tự giác học toán. 
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
* Hoạt động 1: KTBC: Gọi 2 Hs lên bảng làm điền dấu. 
 78654  78645.
 89256  89625.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập. 
+) Bài 1: Hs đọc bài. 
- Gv gọi Hs nêu miệng.
- Em có nhận xét gì về dãy số?
+) Bài 2: 
- Nêu cách so sánh số. 
+) Bài 3: Tính nhẩm. 
- Cho hs làm miệng. 
- Em có nhận xét gì các phép tính?
- Nêu cách +, -, x, :, số tròn trăm, nghìn. 
+) Bài 4: Gv cho Hs chơi trò chơi. 
- Gv nêu tên trò chơi + phổ biến luật chơi 
- hs chơi. 
- Lớp nhận xét các nhóm - bình chọn. 
+) Bài 5: 
- Yêu cầu hs làm vở. 
- Gv thu chấm - Nhận xét. 
* Hoạt động3: Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài giờ sau. 
- 2 hs lên bảng chữa.
- Lớp nhận xét.
- Hs đọc. 
- Hs nêu. 
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bảng con - 2 hs làm bảng lớp. 
- Hs nêu kết quả miệng. 
- Hs nêu. 
Đs: 99999, 10000.
- Hs làm vở. 4 hs lên bảng chữa.
Đs: 5727; 1410; 3978.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Cuộc chạy đua trong rừng.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
- Hs đọc đúng các từ khó trong bài. Chú ý các từ ngữ. sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn 
- Hiểu các từ mới: nguyệt quế, móng, đối thủ, vạn động viên, thảng thốt. 
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Thấy được trong cuộc sống cần cẩn thận, chu đáo
B- Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói:- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
(+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: nguyệt quế, đối thủ, vận động viên, móng. 
 (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1.
- Tìm những chi tiết cho thấy Ngựa Con đang chuẩn bị cho hội thi ...  đọc diễn cảm toàn bài. 
3) Luyện kể: 
- Gv nêu YC kể chuyện đối với từng nhóm đối tượng. 
- HS luyện kể theo cặp.
- Gọi 1 số cặp lên thi kể trước lớp.
- GV cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh luyện kể chuyện.
_________________________________
tự học
Hoàn thành bài tập toán.
I- Mục tiêu:
- Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong 2 ngày tiếp theo.
- Hs nắm chắc kiến thức về đọc, viết, so sánh số có 5 chữ số và diện tích của 1 hình.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC: 
- Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gv cho hs lên bảng viết số lớn nhất và nhỏ nhất có 4 chữ số?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong 2 ngày:
* Hs trung bình, yếu: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 59 ). Hs điền: 86025, Bảy mươi nghìn không trăm linh ba, Tám mươi chín nghìn một trăm linh chín; 97010.
+) Bài 1 ( VBT trang 60 ). Hs điền lần lượt là: "bé hơn", "lớn hơn", "bằng".
+) Bài 2 ( VBT trang 59 ). Hs điền số thích hợp vào chỗ chấm: 
a) 4.398, 4.399, 4.400, 4.401.
b) 34.570, 34.571, 34.572, 34.573.
c) 99.996, 99.997, 99.998, 99.999, 100.000
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3( VBT trang 59). Đs: a) x= 2322; b) x= 6608; c) x= 4806; d) 2321.
+) Bài 4 ( VBT trang 59). Đs: 80 km.
+) Bài 3( VBT trang 60 ). Hs khoanh vào chữ cái (A) đặt trước câu trả lời đúng.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tổng kết phong trào thi đua tháng 3.
I- Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu rõ và tổng kết những việc làm được trong tháng 3.
- Hs luôn có ý thức tiến bước lên Đoàn.
II- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Lớp hát bài: Tiến lên đoàn viên.
* Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
- Yc các tổ báo cáo kết quả trong tháng 3 vừa qua các em đã làm được những gì?
- Các tổ báo cáo, các tổ khác theo dõi.
+ Về học tập:
+ Về hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Giáo viên nhận xét. 
- Phát động thi đua: Các tổ tiếp tục thi đua học tốt, thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ
* Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ.
- Hát múa về chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
____________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 140: Đơn vị đo diện tích. Xăng - ti - mét vuông.
I- Mục tiêu: 
- Biết xăng - ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm. 
- Biết đọc viết số đo diện tích theo xăng - ti - mét vuông. 
- Có ý thức tự giác học bài.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Hình vuông cạnh 1 cm, phấn màu. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu xăng- ti- mét vuông.
- GV giới thiệu: Để do diện tích ta dùng đơn vị diện tích: cm2.
- GV gắn hình vuông có cạnh 1 cm lên bảng và nêu diện tích hình vuông này là 1 xăng- ti- mét vuông, chữ viết tắt: cm2.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: GV kẻ sẵn bảng như sgk lên bảng ghi từng số: 5 cm2, 1500cm2 gọi hs đọc.
- GV đọc cho hs viết số: Một trăm hai mươi xăng- ti- mét vuông; mười nghìn xăng- ti- mét vuông.
+) Bài 2: Viết vào chỗ chấm theo mẫu GV kẻ hình như sgk YC hs lên viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm.
- So sánh diện tích hình A với diện tích hình B.
- GV nhận xét.
+) Bài 3: Tính theo mẫu:
- GV hướng dẫn cách tính: Thực hiện các phép tính bình thường như đối số tự nhiên sau đó viết danh số vào cuối.
- YC hs tự tính ra nháp.
- Gọi 1 em lên bảng.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
+) Bài 4: Gọi hs đọc bài. 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- YC hs tự giải bài toán.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs vận dụng làm bài tập tương tự.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát.
- HS nêu.
- HS đọc số.
- Lớp viết số ra giấy nháp: 120 cm2
10000 cm2.
- Hình A gồm 6 cm2, hình B gồm 6 cm2.
- Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
- HS thực hành, làm ra nháp:
 18cm + 26 cm = 44 cm.
 40 cm - 17 cm =23 cm.
 6 cm x 4 = 24 cm.
 32 cm : 4 = 8 cm.
- HS đọc bài toán.
- HS tự làm vào vở. Đs: 20( cm2).
- Hs theo dõi.
______________________________
Chính tả(Nhớ -viết )
Cùng vui chơi.
I- Mục tiêu: 
- Nhớ- viết 3 khổ thơ trong bài:" Cùng vui chơi ". Làm bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn n/ l.
- HS viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC:- GV gọi 2 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS.
B- Bài mới:
1- GTB:- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe- viết: 
a) Chuẩn bị:- GV yêu cầu học sinh đọc 3 khổ thơ 2, 3, 4.
- Khổ thơ nói lên điều gì?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv hướng dẫnviết
b) Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2a:- GV treo bảng phụ
- Yêu cầu Hs làm VBT- gọi 2 hs chữa,
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét về chính tả. 
- Dặn HS rèn chữ đẹp. 
- HS khác viết bảng con: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Hs nêu.
- Những chữ đầu câu, tên riêng 
- HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS chữa bài. Đáp án: Bóng ném, leo núi, cầu lông.
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình. Tập kẻ khuông nhạc.
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 28: Kể về một trận thi đấu thể thao.
I- Mục tiêu:
- HS kể lại 1 số nét chính của trận thi đấu thể thao đã được xem được nghe ( theo các câu hỏi gợi ý). 
- Viết lại được tin thể thao mới được đọc, được nghe 1 cách rõ ràng, đủ thông tin.
- Hs kể lưu loát, trôi chảy.
- Có ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ viết câu gợi ý, tranh ảnh.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Đọc lại bài kể về ngày hội. 
B) Bài mới:1- Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2- Hướng dẫn làm bài tập
a) Bài 1:- Gọi 1 em nêu yêu cầu: kể lại 1 trận thi đấu thể thao.
- GV nhắc hs: Có thể em nhìn thấy tận mắt có thể xem ti vi hoặc nghe người khác kể
- Treo bảng phụ- gọi hs đọc gợi ý.
- GV hướng dẫn học sinh kể: 
- Đó là môn thể thao nào?
- Em tham gia hay chỉ đi xem?
- Buổi thi đấu tổ chức ở đâu, khi nào?
- Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?
- Kết quả ra sao?
- Gọi 1 em kể mẫu- gv nhận xét
- Yêu cầu hs luyện kể theo nhóm 2.
 - Gọi 1 số em lên thi kể trước lớp.
b) Bài 2: Hãy viết lại 1 tin thể thao
- Gv nhắc hs cách viết.
- Gọi 1 số em đọc bài viết của mình.
3- Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Vận dụng để viết bài tương tự.
- Hs theo dõi.
- Lớp đọc thầm theo.
- 1 hs đọc gợi ý.
- Đó là 1 trận bóng đá.
- Em đi xem,
- Tại sân vận động của trường vào chiều chủ nhật tuần trước.
- Đội bóng 3B và 3A thi đấu rất sôi nổi, hào hứng
- Đội 3B thắng đội 3A với tỷ số 3/ 2.
- Lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
- HS nêu yêu cầu.
- Hs viết bài vào vở. 
- 5 học sinh đọc bài viết, lớp nhận xét.
- Hs theo dõi.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng Việt
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi làm gì. Thi kể trận thi đấu thể thao.
I- Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố về cách đặt và trả lời câu hỏi: Làm gì? Thi kể về trận thi đấu thể thao lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn kỹ năng viết câu đúng theo mục đích nói.
- GD hs có ý thức tham gia các hoạt động TDTT.
II- Đồ dùng- dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn BT1.
III- Các hoạt động dạy- học:
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Làm gì?
+) Bài 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Để làm gì?
a- Sáng nay, Lan đến trường sớm để làm vệ sinh lớp học.
b- Trường em mở hội thi viết chữ đẹp để chọn người viết đẹp nhất.
c- Cả tổ em đi xem bóng đá để cổ vũ cho các cầu thủ tí hon.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+) Bài 2: Đặt 2 câu trong đó có bộ phận trả lời cho câu hỏi: Để làm gì?
- Gọi 2 em lên bảng viết câu của mình.
- GV cùng hs nhận xét.
B- Thi kể trận thi đấu thể thao.
- Yêu cầu hs dựa vào bài đã làm lúc sáng để thi kể lại trận thi đấu thể thao mà em trực tiếp tham gia hoặc được xem.
- GV cùng lớp nhận xét.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh luyện kể lại cho người khác nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chép câu vào vở và gạch dưới bộ phận đó.
a- Sáng nay, Lan đến trường sớm để làm vệ sinh lớp học.
b- Trường em mở hội thi viết chữ đẹp để chọn người viết đẹp nhất.
c- Cả tổ em đi xem bóng đá để cổ vũ cho các cầu thủ tí hon.
- Hs tự làm vào vở.
- 1 em lên chữa bài.
- HS tự đặt câu viết câu ra nháp.
- 2 em lên bảng viết câu của mình.
- HS đọc yêu cầu.
- Hs luyện kể theo nhóm đôi.
- Hs lên thi kể trước lớp. 
- Hs theo dõi.
___________________________________
Thể dục
Bài thể dục với hoa hoặc cờ. Trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức". 
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 28. Phương hướng tuần 29.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 28:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hoá, Chuyên, Nam.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp sạch sẽ, trong lớp hăng hái phát biểu
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Hùng, Hoá, 
- Phát động thi đua chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5 tới HS: 
+ Thực hiện tốt các nề nếp. 
+Duy trì sĩ số 100%.
+ Nâng cao chất lượng học tập.
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ do đoàn đội phát động.
+Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.
4-Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đảng, Bác Hồ.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT28.doc