Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (tính viết, tính nhẩm) các số trong pham vi 100.000 và giải toán có lời văn.

- Rèn kỹ năng tính viết, tính nhẩm và giải toán bằng hai phép tính.

- GD học sinh ý thức tự giác trong khi làm toán.

II- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Thực hành.

+) Bài 1:

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm trong thời gian 1 phút.

- Nêu cách tính nhẩm từng phép tính?

- Em có nhận xét gì về hai phép tính của phần a và phần b?

- Bài toán củng cố lại kiến thức?

- Yêu cầu học sinh nêu cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp cụ thể.

+) Bài 2:

- Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính vào vở.

- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tính từng phép tính.

+) Bài 3:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài.

+) Bài 4:

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Giáo viên chữa và chốt lại lời giải đúng. - Hs nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh nhẩm miệng => nêu kết quả nhẩm được của từng phép tính.

- Hs nêu.

-.cách tính giá trị biểu thức.

- Hs nêu.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo.

- 2 học sinh phân tích bài toán.

- Hs trình bày bài làm vào vở.

- 1 hs chữa bài, lớp nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh làm bài và nêu cách làm.

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1053Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Sáng
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 166: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000 (Tiếp theo).
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (tính viết, tính nhẩm) các số trong pham vi 100.000 và giải toán có lời văn.
- Rèn kỹ năng tính viết, tính nhẩm và giải toán bằng hai phép tính.
- GD học sinh ý thức tự giác trong khi làm toán.
II- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm trong thời gian 1 phút.
- Nêu cách tính nhẩm từng phép tính?
- Em có nhận xét gì về hai phép tính của phần a và phần b?
- Bài toán củng cố lại kiến thức?
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp cụ thể.
+) Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính vào vở.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tính từng phép tính.
+) Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài.
+) Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Giáo viên chữa và chốt lại lời giải đúng.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh nhẩm miệng => nêu kết quả nhẩm được của từng phép tính.
- Hs nêu.
-...cách tính giá trị biểu thức.
- Hs nêu.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo.
- 2 học sinh phân tích bài toán.
- Hs trình bày bài làm vào vở.
- 1 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 hs nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài và nêu cách làm.
* Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 34: Vẽ tranh: Đề tài mùa hè.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
ôn chữ hoa: V, A, M, N ( kiểu 2).
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa V, A, M, N thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “ An Dương Vương ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Rèn kỹ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ: 
 Phú Yên.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: treo chữ mẫu cho hs quan sát.
- Gv viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ. 
 A, N, V, N
- Gv nhận xét sửa chữa.
- HS tìm: A, N, V, N.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: A, N, V, N
b) Viết từ ứng dụng: 
- Gv đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát.
- Gv giới thiệu về: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán vua nước Âu Lạc
- Yêu cầu hs viết: An Dương Vương.
- HS đọc từ ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng:
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Gv giải thích: Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Hs viết bảng con: Bác Hồ, Việt Nam.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs viết: +1 dòng chữ: A, M.
+ 1 dòng chữ: N, V.
+ 2 dòng từ ứng dụng.
+ 2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
 Luyện viết chữ hoa: V, A, M, N ( kiểu 2).
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa V, A, M, N thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “ An Dương Vương ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: V, A, M, N.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: V, A, M, N.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: V, A, M, N.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, yếu viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD toán 
Ôn tập phép nhân, phép chia các số trong phạm vi 100000.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về phép nhân, phép chia các số trong phạm vi 100000.
- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện nhân, chia các số trong phạm vi 100000.
- Giáo dục ý thức tự giác học bài cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Cho 1 ví dụ về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số rồi tính.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 12359 x 8 8338 x 6 2456 x 7.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 63216 : 8 94131 : 6 
 43281 : 7 81908 : 9
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 3: Tính giá trị biểu thức.
 31460 : 4 x 7 12423 - 63648 : 6
 12348 x 7 + 132
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
- Nêu qui tắc tính giá trị của biểu thức.
b- Đối với học sinh K- G yêu cầu làm thêm:
+) Bài 4: Tìm tích của số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau với số chẵn lớn nhất có 1 chữ số.
- Yêu cầu học sinh làm, chữa bài.
- Gv nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bảng con.
- 3 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- Hs xác định yêu cầu của bài.
- Hs làm bài vào vở.
- 2 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- Hs làm bài vào vở.
- 3 Hs chữa bài, lớp nhận xét.
- 2 Hs nêu.
- Hs xác định yêu cầu của bài.
- Hs trình bày bài làm vào vở, chữa bài.
* Số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau là: 10235.
* Số chẵn lớn nhất có 1 chữ số là: số 8....
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007
Toán
Tiết 167: Ôn tập về các đại lượng.
I- Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố về đơn vị đo của các đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam) và giải các bài toán có liên quan đến các đại lượng đã học.
- Rèn kỹ năng làm tính và giải toán có lời văn có liên quan đến đại lượng đã học.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con.
- Hình vẽ sách giáo khoa trang 173.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. 
- Yêu cầu tự nêu 1 ví dụ về phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số rồi tính.
- Gv nhận xét. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
+) Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi 2 hs nêu cách làm.
+) Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ => nêu câu trả lời đúng.
+) Bài 3:- Yêu cầu học sinh thực hiện trên mô hình đồng hồ.
- Đồng hồ chỉ 7 giờ kém 5 phút, khi đó kim giờ chỉ vào vị trí nào? Kim phút chỉ vào số mấy?
Tương tự với thời điểm 7 giờ 10 phút.
- Vậy Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?
+) Bài 4: 
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán => làm bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm, chữa bài.
- 1 hs nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh quan sát tranh => trả lời và nêu cách thực hiện.
- Học sinh lên bảng thực hiện.
- Kim giờ chỉ gần sát vào vạch số 7, kim phút chỉ vào vạch số 11.
-...15 phút.
- 1 học sinh đọc bài toán.
- Hs trình bày bài làm vào vở.
- 1 học sinh chữa bài, lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh ghi nhớ nội dung bài.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Sự tích chú Cuội cung trăng.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Hs đọc đúng các từ ngữ: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt. 
- Thấy được tình nghĩa chung thuỷ, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa kể từng đọan câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy- học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Mặt trời xanh của tôi mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV cho điểm.
B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) Gv đọc toàn bài.
- Gv cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ: 
liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy.
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.
 (+) Đọc từng đoạn trong nhóm:- GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi, sửa sai.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
- Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?
- Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
4- Luyện đọc lại:
- Gv cho hs luyện đọc theo nhóm 3, gọi 1 số nhóm thi đọc.
- 2 học sinh lên đọc, lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh.
- Hs đọc nối tiếp từng câu đến hết bài (2 lượt).
- 3 đoạn 
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài.
- Hs đọc theo nhóm 3. 
- 2 nhóm thi đọc.
- Do thấy hổ mẹ cứu sống con
- Để cứu sống mọi người
- Vợ bị trượt chân ngã vỡ đầu
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn
- Hs luyện đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
* Kể chuyện:
1- GV nêu nhiệm vụ: 
- Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa hãy kể từng đoạn câu chuyện. 
2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: 
- Yêu cầu hs đọc lại gợi ý.
- Yêu cầu hs luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3, gọi 1 số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, cho điểm.
 - Tổ  ... Hs nêu yêu cầu của bài.
- 2 hs nêu cách vẽ góc vuông bằng Ê- ke.
- Hs làm bài vào vở, 1 học sinh chữa bài, lớp nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
_________________________________
tự học
Hoàn thành bài tập toán.
I- Mục tiêu:- Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong 2 ngày tiếp theo.
- Hs nắm chắc kiến thức về tính chu vi, diện tích của các hình đã học.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC:- Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gv cho hs lên bảng lấy ví dụ về cộng, trừ số có 5 chữ số.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong 2 ngày:
* Hs trung bình, yếu: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 92 ). Hs điền vào chỗ chấm.
+) Bài 2 ( VBT trang 92 ). Đs: 36 cm; 36 cm; 36 cm.
+) Bài 1 ( VBT trang 93). Hs điền vào chỗ chấm: 6 cm2, 6 cm2, 9 cm2, 8 cm2.
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3( VBT trang 93). Đs: a) 100 cm; b) 14 cm.
+) Bài 2(VBT trang 93). Đs: a) 64 cm2, 64 cm2=> diện tích bằng nhau.
 b) 32 cm, 40 cm=> Hai hình có chu vi hơn kém nhau 8 cm.
+) Bài 3( VBT trang 94 ). Đs: 36 cm2.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
I- Mục tiêu:
- Giúp Hs có những hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
- GD lòng kính yêu Bác.
II- Các hoạt động- dạy học:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
a) Sinh hoạt văn nghệ:- Em hãy nêu những bài hát, bài thơ nói về Bác Hồ.
- Trong số những bài hát, bài thơ đó em thuộc những bài hát nào?
- Gv tổ chức cho Hs hát cá nhân và hát tập thể.
b) Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác.
- Yêu cầu hs tự trao đổi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác:
+ Bạn hãy nêu ngày sinh của Bác Hồ. Quê Bác ở đâu?
+ Thủa nhỏ Bác còn có tên gọi là gì?
+ Bác có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước, dân tộc ta?
+ Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác?
c) Phát động phong trào thi đua mới: Thi đua học tốt, thực hiện tốt các nề nếp chào mừng ngày 15/5, 19/5:
+ Thực hiện tốt các nề nếp. 
+ Duy trì sĩ số 100%.
+ Nâng cao chất lượng học tập, thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.
+ Sưu tầm tư liệu, tìm hiểu về truyền thống của Đội, về Bác Hồ kính yêu.
+ Rèn luyện bản thân để được kết nạp Đội, đạt danh hiệu CNBH.
____________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007
Toán
Tiết 170: Ôn giải toán.
I- Mục tiêu:- Củng cố về cách giải bài toán có 2 phép tính.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động1: Luyện tập.
+) Bài 1: Học sinh đọc đề bài- Phân tích.
- Yêu cầu học sinh làm theo 2 cách.
+) Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích, tự làm.
+) Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích, tự làm vào vở.
+) Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề, nêu cách làm, chữa bài.
* Cách 1: 
+ Tính số dân năm ngoái.
+ Tính số dân năm nay.
* Cách 2:
+ Tính số dân tăng sau 2 năm.
+ Tính số dân năm nay.
* Bài toán giải bằng 2 bước.
+ Tính số áo đã bán.
+ Tính số áo còn lại.
* Giải 2 bước.
+ Tính số cây đã trồng.
+ Tính số cây còn phải trồng theo kế hoạch.
- Học sinh làm bài.
Kết quả- a, c : đúng.
 b : sai.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh ghi nhớ nội dung bài.
______________________________
Chính tả( Nghe -viết )
Bài viết: Dòng suối thức.
I- Mục tiêu:- Nghe viết bài: Dòng suối thức. Làm bài tập phân biệt âm dễ lẫn ch/ tr.
- Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ, bảng con.
 III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC:- Gv gọi 2 HS viết bảng lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm 2 Hs.
B- Bài mới:
1- GTB:- Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe- viết: 
a) Chuẩn bị:- GV đọc mẫu bài chính tả.
- Gọi 1 em bài viết.
- Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
- Trong đêm dòng suối thức để làm gì?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho hs tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv hướng dẫnviết.
b) Hướng dẫn Hs viết bài:
- Gv đọc bài cho hs viết.
- Đọc lại cho Hs soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài :
- Gv chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập :
+) BT2a: 
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs tự tìm từ và ghi ra nháp.
- Gọi 1 số em nêu.
+) BT3a:- Gv treo bảng phụ- gọi hs nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu hs ghi các từ cần điền ra nháp.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Trời, trong, chớ, chân, trăng.
4- Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét về chính tả.
- Dặn luyện viết chữ đẹp. 
- Hs khác viết bảng con: tên 3 nước Đông Nam á.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi.
- 1 em đọc.
- Mọi vật đều ngủ 
- Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo.
- Những chữ đầu câu. 
- HS viết ra bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Hs nêu yêu cầu.
- Làm ra nháp, chữa bài. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Điền vào chỗ trống ch hay tr.
- 1 em lên bảng điền.
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Ôn tập các bài hát đã học.
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 34: Nghe kể : vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
I- Mục tiêu:- HS nghe kể được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
- Rèn kỹ năng viết: Biết ghi vào sổ tay những ý cơ bản của bài vừa nghe.
- GD ý thức tự giác viết bài.
II- Đồ dùng dạy- học:- ảnh minh họa.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Gọi 2 hs đọc bài viết tuần 33. 
B) Bài mới: 1. Giới thiệu bài:- Gv nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
+) Bài 1:- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv đọc bài lần 1.
- Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ PĐ 1 năm nào?
- Ai là người bay trên con tàu đó?
- Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?
- Am- xtơ- rông được tàu vũ trụ đưa lên mặt trăng năm nào?
- Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu liên hợp của liên xô năm nào?
- Gv đọc bài lần 2.
- Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm nói lại các thông tin.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
+) Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv nhắc hs lưa chọn ghi vào sổ tay ý chính.
- Yêu cầu hs viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở
- Gọi 1 số em đọc kết quả ghi chép của mình của mình.
- Gv cùng cả lớp nhận xét bạn biết ghi chép sổ tay.
3. Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Mua sổ tay để ghi chép những thông tin thú vị, bổ ích.
- Hs theo dõi.
- Lớp đọc thầm theo.
- 1 em đọc mục a, b, c lớp quan sát tranh.
- Người bay vào vũ trụ: Ga- ga- rin (12/4/1961).
- Am- xtơ- rông người Mĩ được tàu vũ trụ đưa lên mặt trăng ngày 21/7/1969.
- Phạm Tuân người VN đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1980.
- HS quan sát.
- Hs trao đổi theo cặp.
- Hs viết ra nháp.
- HS viết vào vở.
- 4 em đọc bài. 
- Hs thực hành.
- Hs đọc bài viết.
- Hs theo dõi.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng Việt 
 Ôn: Nhân hoá.
I- Mục tiêu:- Củng cố về biện pháp tru từ nhân hoá.
- Rèn kỹ năng cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp và nhận biết các hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn.
- Mở rộng vốn từ. Trau dồi Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn học sinh ôn tập.
+) Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
" Ôi cha! Lão ta mới bảnh bao và oai vệ làm sao....chân lão đi đôi ủng đỏ hắt..."(114 - Tiếng Việt nâng cao lớp 3)
a- Trong đoạn văn trên, con vật nào được nhân hoá? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
b) Theo em, hình ảnh nhân hoá này hay ở chỗ nào?
+) Bài 2: Điền vào chỗ trống trong đoạn văn để tạo nên các hình ảnh nhân hoá nhằm miêu tả cây xấu hổ:
" Bỗng dưng gió ào ạt nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt.....trên cỏ. Cây xấu hổ.....súm.....lại. Nó bỗng....xung quanh xôn xao....mắt.....không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ, nó mới....buông những...lá và quả nhiều không, có gì lạ thật".
+) Bài 3: Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết 1 câu trong đó có sự dụng biện pháp nhân hoá:
 - Tả một con vật.
 - Tả một đồ vật.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh nêu miệng bài làm.
- Trình bày bài làm vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh ghi nhớ nội dung.
___________________________________
Thể dục
Tung và bắt bóng cá nhân và theo nhóm 2- 3 người. 
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 34- Phương hướng tuần 35.
*Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
2- Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua:
3- Các tổ cùng bàn kế hoạch hoạt động tuần tới (khắc phục nhược điểm của tuần trước, phương hướng tuần tới ).
4- Lớp trưởng thay mặt cho lớp tổng hợp lại phương hướng tuần tới.
5- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp sạch sẽ, trong lớp hăng hái phát biểu
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt:còn nói chuyện riêng trong lớp: Chuyên, Hoá, Nguyễn Huyền. 
- Tiếp tục thi đua chào mừng ngày 15/5 và 19/5. 
+ Thực hiện tốt các nề nếp. 
+ Duy trì sĩ số 100%
+ Nâng cao chất lượng học tập.Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.
+ Đảm bảo an toàn giao thông trên đường đến trường.
+ Hoàn thành các khoản tiền của học kỳ II.
+ Sưu tầm tư liệu, tìm hiểu về truyền thống của Đội, về Bác Hồ kính yêu.
+ Rèn luyện bản thân để được kết nạp Đội, đạt danh hiệu CNBH.
6- Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Bác Hồ, Đội Thiếu niên Tiền phong HCM.
______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT34.doc