Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2006-2007

Tiết 41: Góc vuông, góc không vuông.

I- Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông và góc không vuông.

- Hs biết dùng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.

- Giáo dục Hs tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ hình.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ, bảng con, ê-ke.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Giới thiệu về góc.

- Gv cho hs quan sát 3 mô hình đồng hồ ( chỉ 4 giờ, 6 giờ, 7 giờ ) -> 2 kim đồng tạo thành 1 góc.

- Giáo viên mô tả, Hs quan sát để có biểu tượng về góc ( gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm.

- Giáo viên đưa ra hình vẽ góc:

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1191Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Sáng
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 41: Góc vuông, góc không vuông.
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông và góc không vuông.
- Hs biết dùng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
- Giáo dục Hs tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ hình.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con, ê-ke.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu về góc.
- Gv cho hs quan sát 3 mô hình đồng hồ ( chỉ 4 giờ, 6 giờ, 7 giờ ) -> 2 kim đồng tạo thành 1 góc.
- Giáo viên mô tả, Hs quan sát để có biểu tượng về góc ( gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm. 
- Giáo viên đưa ra hình vẽ góc: 
Vẽ 2 tia ON, OM chung đỉnh góc O.Ta có góc đỉnh O, cạnh OM, ON.
* Hoạt động 2: Giới thiệu về góc vuông, góc không vuông.
- Gv vẽ góc vuông lên bảng và giới thiệu: "Đây là góc vuông", sau đó giới thiệu về tên đỉnh, góc, cạnh của góc vuông.
- Gv vẽ tiếp góc đỉnh P, cạnh PM, PN và góc đỉnh E, cạnh EC, ED, giới thiệu: " Đây là góc không vuông".
- Yêu cầu Hs đọc tên các đỉnh, các cạnh của các góc này.
* Hoạt động 3: Giới thiệu về ê- ke.
- Giáo viên cho Hs quan sát Ê- ke, giới thiệu đây là ê - ke.
 - Gv nêu cấu tạo của ê- ke giống hình tam giác, có 1 góc vuông.
- Ê- ke dùng để làm gì?
* Hoạt động 4: Thực hành.
* Bài 1: a) Yêu cầu hs dùng ê- ke để kiểm tra 4 góc hình chữ nhật trong SGK.
- Gv theo dõi, nhận xét.
b) Hướng dẫn Hs dùng ê- ke để vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB theo mẫu.
- Gv hướng dẫn cách vẽ: Đặt đỉnh góc vuông ê- ke trùng với đỉnh O. Vẽ cạnh OA, OB theo cạnh của ê- ke, ta được góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB.
* Bài 2: Gv treo sẵn bảng phụ có vẽ hình như SGK lên bảng.
- Theo em, góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông?
- Em hãy nêu tên các các đỉnh, các cạnh của mỗi góc.
* Bài 3: Gv treo hình vẽ lên bảng.
- Trong tứ giác MNPQ, có những góc vuông nào?
- Các góc còn lại ra sao?
* Bài 4: Yêu cầu hs quan sát để khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời cho đúng.
* Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò.
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện vẽ góc vuông bằng ê- ke.
- Hs quan sát.
- Để nhận biết hoặc kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
- Hs dùng ê- ke kiểm tra 4 góc hình chữ nhật trong SGK.Kết luận 4 góc đều vuông.
- Hs theo dõi.
- Hs vẽ góc vuông vào vở.
- Hs quan sát.
- Góc đỉnh A là góc vuông, góc đỉnh B là góc không vuông.
- Hs nêu.
- Hs quan sát.
- Trong tứ giác MNPQ, có những góc vuông đỉnh M, đỉnh Q.
- Các góc: đỉnh N, đỉnh P không vuông.
- Hs khoanh vào chữ D, vì trong hình vẽ này có tất cả 4 góc vuông.
- Hs nêu.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 9: Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tiếng Việt 
Đọc thêm: "Chú sẻ và bông hoa bằng lăng" + Kiểm tra đọc+ Ôn tập tiết 1.
I- Mục tiêu: 
1 - Đọc thêm bài: "Chú sẻ và bông hoa bằng lăng"+ Kiểm tra đọc lấy điểm: 
 - Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ đầu năm; phát âm rõ, đảm bảo tốc độ, biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu.
2 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3 - Ôn luyện về so sánh:
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
II- Đồ dùng dạy- học: 
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 1-> tuần 8.
 - Bảng chép sẵn bài tập 2, 3.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1) Giới thiệu bài :- Gv nêu yêu cầu tiết học.
2) Đọc thêm bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng:
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu trong bài, gv theo dõi, sửa phát âm.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, gv theo dõi, kết hợp giải nghĩa từ: bằng lăng, chúc.
b) Tìm hiểu bài:
- Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?
- Vì sao bằng lăng phải để dành 1 bông hoa cho bé Thơ?
- Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ 2 người bạn của mình?
- Theo em, mỗi nhân vật trong câu chuyện có điểm gì đáng yêu?
3) Kiểm tra tập đọc: ( 1/6 số học sinh ).
- GV gọi lần lượt từng học sinh lên bốc phiếu chọn bài tập đọc. đọc cả bài hay 1 đoạn sau đó trả lời câu hỏi có liên quan đến bài tập đọc đó.
- Gv nhận xét, cho điểm.
4) Bài tập 2:- Gv treo bảng phụ, gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- Gọi Hs phân tích câu mẫu: Tìm hình ảnh so sánh trong câu.
- Yêu cầu hs làm vào vở BT, chữa bài.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
5) Bài tập 3: - Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vào vở BT, gọi 2 hs thi điền.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
6) Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs tiếp tục ôn luyện chuẩn bị giờ sau. 
 - Hs theo dõi.
- Hs đọc nối tiếp từng câu trong bài ( 2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn trong bài ( 2 lượt) + giải nghĩa từ.
-...cho Bé Thơ.
-...vì bạn đang phải nằm bệnh viện.
- Sẻ non bay đến đậu trên cành bằng lăng để nó trúc xuống...
- Hs nêu.
- Lần lượt từng hs lên bốc thăm bài đọc sau đó về chỗ chuẩn bị 1-> 2 phút rồi lên trình bày.
- 2 Hs nêu yêu cầu.
- HS tìm hình ảnh so sánh: Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
- Hs làm, chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm vào vở bài tập, sau đó chữa bài.
- Hs nêu.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 17: Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
I- Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá kết hợp kiểm tra các kiến thức về: 
+ Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
+ Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Hs trình bày lưu loát, trôi chảy về các nội dung trên.
- Gd học sinh ý thức tránh xa các chất có hại cho sức khoẻ.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trong SGK trang 36.
- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập.
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
+) Mục tiêu: Giúp hs củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về:
- Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh.
- Nên làm và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- Thông qua việc ôn tập, gv kiểm tra đánh giá kiến thức của Hs về: Con người và sức khoẻ.
+) Cách tiến hành:
+ Gv treo các tranh vẽ về các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh( không có chú giải tên các cơ quan).
- Em hãy cho biết những bức tranh trên vẽ về các cơ quan nào? Em hãy ghi đúng tên cơ quan dưới mỗi bức tranh trên.
* Cơ quan hô hấp:
- Em hãy cho biết tên các bộ phận của cơ quan hô hấp, chỉ và nói rõ chức năng của chúng.
- Kể tên các bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp.
- Em hãy nêu cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp.
+ Gv nhận xét, đánh giá học sinh.
* Cơ quan tuần hoàn:
- Em hãy cho biết tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn, chỉ và nói rõ chức năng của chúng.
- Kể tên các bệnh thường gặp ở cơ quan tuần hoàn.
- Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
+ Gv nhận xét, đánh giá học sinh.
* Cơ quan bài tiết nước tiểu:
- Em hãy cho biết tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu, chỉ và nói rõ chức năng của chúng.
- Kể tên các bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Gv nhận xét, đánh giá học sinh.
* Cơ quan thần kinh:
- Em hãy cho biết tên các bộ phận của cơ quan thần kinh, chỉ và nói rõ chức năng của chúng.
- Kể tên các bệnh thường gặp ở hệ thần kinh.
- Em hãy nêu cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở hệ thần kinh.
+ Gv nhận xét, đánh giá học sinh.
- Hs quan sát.
- Hs lên chỉ, nói và ghi tên các cơ quan cho đúng dưới mỗi hình.
- Lần lượt từng Hs trình bày, lớp nhận xét.
- Cơ quan hô hấp gồm có: Mũi, khí quản, 2 lá phổi, phế quản...
-...viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,...
- Hs nêu.
- Lần lượt từng Hs trình bày, lớp nhận xét.
- Cơ quan tuần hoàn gồm có: tim, các mạch máu...
-...thấp tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,...
- Hs nêu.
- Lần lượt từng Hs trình bày, lớp nhận xét.
- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có: 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái,...
-...sỏi thận, viêm cầu thận,...
- Hs nêu.
- Lần lượt từng Hs trình bày, lớp nhận xét.
- Cơ quan thần kinh gồm có: não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
-...đau đầu, rối loạn tiền đình, tai biến mạch máu não,...
- Hs nêu.
+) KL: Gv tổng kết nội dung ôn tập.
* Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò: 
- Em đã làm gì để bảo vệ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh.
- Dặn hs cần có ý thức bảo vệ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh của mình và tuyên truyền đến mọi người xung quanh em cùng thực hiện.
_____________________________
Thể dục
Động tác vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung.
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Tiếng Việt ( T )
Luyện viết thêm bài: Ôn tập.
I- Mục tiêu: 
 - Luyện cách viết chữ viết hoa B, Ê, X, G, H, C, M, D, N thông qua bài tập ứng dụng:
+ Viết tên riêng: “Ba- na, Ê- đê, Xơ đăng, Gia- rai” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết đoạn văn ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : "Chủ tịch Hồ Chí Minh.....no đói giúp nhau"và bài thơ: "Con ngoan". 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, vở tập viết.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con các chữ hoa: B, Ê, X, G, H, C, M, D, N.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: B, Ê, X, G, H, C, M, D, N.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: B, Ê, X, G, H, C, M, D, N.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở: Hs khá, giỏi viết toàn bài (trang 19, 20, 21, 22) có thể viết chữ nghiêng, hs trung bình, yếu chỉ yêu cầu viết (trang 19, 21) chữ đều, thẳng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
____________________________________________________________________ ... được học những nội dung nào của môn toán?
- Gọi 1 hs kể tên các đơn vị đo độ dài theo bảng đơn vị đo độ dài.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong tuần:
* Hs trung bình, yếu: 
- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2 ( VBT trang 49 ). Hs tự vẽ góc vuông trên đoạn thẳng, điểm cho trước.
+) Bài 2 ( VBT trang 51 ). Đs: 60 m, 80 m, 40 m; 300 m, 700 m, 900 m.
+) Bài 3 ( VBT trang 52 ). Đs: 50 dam, 72 hm, 410 km; 12 m, 21 dm, 11 mm.
* Hs trung khá, giỏi:- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3 ( VBT trang 49 ). Đáp án: + Các góc vuông: Đỉnh I, cạnh IH, IK: Đỉnh A, cạnh AB, AC.
+ Các góc không vuông: Đỉnh T, cạnh TR, TS; Đỉnh M, cạnh MN, MP; Đỉnh D, cạnh DE, DG.
+) Bài 3 ( VBT trang 51 ). Đáp án: Nối 2 miếng bìa: 2- 4; 1 - 3 sẽ ghép lại được một góc vuông.
+) Bài 4 ( VBT trang 53 ). Đs: 6 cm.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Văn nghệ chào mừng 20 - 11. 
I- Mục tiêu: 
- Tổ chức cho Học sinh hát, múa các bài với chủ đề ca ngợi nhà trường, thày cô giáo.
- Học sinh thuộc các bài hát về chủ đề trên, biết hát đúng giai điệu, biểu diễn phù hợp.
- Gd truyền thống "Tôn sư trọng đạo" thông qua nội dung bài hát.
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
- Em hãy nêu những bài hát có nội dung ca ngợi nhà trường, thày cô giáo mà em biết. 
- Trong số những bài hát đó em thuộc những bài hát nào?
- Gv tổ chức cho hs biẻu diễn các bài hát đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cho hs.
- Gv hướng dẫn học sinh múa bài: Cánh buồm tuổi thơ:
+ Chia lớp làm 2 hàng, yêu cầu hs đứng dậy, giáo viên hướng dẫn từng động tác.
+ Hs tập theo.
+ Chọn đại diện 4 cặp múa đẹp nhất để chuẩn bị cho buổi biểu diễn kỉ niệm ngày 20/ 11 tới đây.
- Nhận xét giờ học, dặn hs chăm học, sưu tầm những bài hát về chủ điểm này. 
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2006
Toán
Tiết 45: Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo; việc đổi đơn vị đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị đo còn lại); củng cố phép cộng, trừ các số đo, cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
- Hs biết đọc, viết, đổi, so sánh các số đo độ dài; cộng, trừ với số đo độ dài đúng, chính xác.
- Hs tự giác học bài.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
+) Bài 1: a) Gv nêu như SGK: Đoạn thẳng AB đo được 1m và 9 cm. Viết tắt là: 1m 9 cm. Đọc là: Một mét, chín xăng ti- mét.
b) Gv nêu lại mẫu viết ở dòng thứ nhất:
3m 4dm = 30dm + 4dm= 34dm.
3m 4 cm = 300cm + 4 cm = 304cm
- Yêu cầu hs làm nháp, chữa bài.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Gv chia lớp làm 2 dãy.
- Yêu cầu Hs làm vào bảng con, 2 hs làm bảng lớp.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3:- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv lưu ý hs đổi đơn vị đo rồi mới so sánh. VD: 6m 3cm < 7m
 603cm 700cm.
- Yêu cầu Hs giải vào vở, gv chấm.
- Gv nhận xét.
*Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài học.
- 2 Hs làm bảng, lớp nhận xét.
- Hs thực hành.
- Hs đọc lại.
- Hs theo dõi, làm các phần còn lại.
- Hs chữa bài. Đs: 302cm, 47dm, 407cm, 903cm, 93dm.
- Hs làm theo dãy:
+ Dãy 1 làm phần a, dãy 2 làm phần b.
- Hs làm. Đs: a) 13dm, 29hm, 48km.
 b) 763m, 351cm, 9mm.
- Hs theo dõi.
- Hs làm, chữa bài. 
- Hs theo dõi.
______________________________
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tiếng Việt
Kiểm tra đọc: ( Đọc hiểu + luyện từ và câu).
I- Mục tiêu: - Kiểm tra phần đọc hiểu bài: " Mùa hoa sấu" kết hợp kiểm tra luyện từ và câu ( Tìm hình ảnh so sánh trong bài).
- Hs hiểu được nội dung bài, tìm được hình ảnh so sánh.
- Học sinh tích cực tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: - Đề kiểm tra phần đọc hiểu, giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: 
- Gv nêu nội dung, yêu cầu, cách tiến hành kiểm tra.
- Học sinh theo dõi, thực hiện.
B- Tổ chức kiểm tra: 
- Yêu cầu học sinh mở VBTTV3- tập 1, trang 46- 47, đọc kĩ 1 lượt yêu cầu đề bài rồi làm vào vở bài tập.
- Gv thu chấm, nhận xét chung.
C- Biểu điểm, đáp án: 
* Bài 1: X Cây sấu thay lá và ra hoa.
* Bài 2: X Hoa sấu trông... chuông nhỏ xíu.
* Bài 3: X Hoa sấu...vị chua.
* Bài 4: 2 hình ảnh so sánh: " Những chùm hoa như...tí hon" và " Vị hoa...nắng non".
* Bài 5: Chọn ý a: Tinh nghịch.
________________________________
Tiếng Việt
Kiểm tra viết: ( Chính tả + Tập làm văn).
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra chính tả dưới hình thức học sinh nghe- viết bài:" Nhớ bé ngoan" và tập làm văn: Viết 1 đoạn văn ngắn kể về tình cảm của người thân đối với em.
- Học sinh biết trình bày 1 bài thơ lục bát đúng chính tả, trình bày 1 đoạn văn kể đúng yêu cầu.
- Gd ý thức trình bày VSCĐ cho hs.
II- Đồ dùng dạy- học:- Giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy- học:
- Gv chép đề bài lên bảng, học sinh đọc kĩ đề bài.
* Đề bài: 1- Nghe- viết: Nhớ bé ngoan ( Sách Tiếng Việt 3, tập 1- trang 74 ).
2- Tập làm văn: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( Từ 5 đến 7 câu ) Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
- Gv đọc bài thơ: "Nhớ bé ngoan" cho học sinh viết, soát lỗi.
- Yêu cầu học sinh viết văn.
- Gv thu bài về chấm.
- Nhận xét giờ học.
* Biểu điểm: 1) Chính tả: 4 điểm.
 2) Tập làm văn: 5 điểm.
 Trình bày: 1 điểm.
_________________________________
Chiều 
Bồi dưỡng Tiếng việt 
Luyện tập câu: Ai làm gì? Kể về người hàng xóm.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về luyện từ và câu: Ai làm gì? và tập làm văn: Kể về người hàng xóm.
- Hs biết tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Ai làm gì? Biết kể về người hàng xóm của mình.
- Gd ý thức sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? khi viết văn và ý thức tôn trọng tình làng, nghĩa xóm cho hs.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:A- KTBC: - Giờ LTVC trước học bài gì?
- Gọi 2 hs nêu một câu theo mẫu câu: Ai làm gì? 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
A- Luyện tập về mẫu câu: Ai làm gì?
+) Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Làm gì? trong những câu văn dưới đây:
a- Chúng em đang ôn tập chuẩn bị cho thi giữa kì 1.
b- Sáng nay, chúng em làm bài kiểm tra toán.
c- Cô Hà đang giặt quần áo.
+ Gọi Hs lên bảng chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau: 
a) Vân đang viết chính tả.
b) Lớp 3B đang tập thể dục.
c) Bố em đang sửa hàng rào xung quanh nhà.
- Gv nhận xét.
B- Luyện kể về người hàng xóm:
- Gv cho hs kể theo nhóm 4.
- Gọi 1 vài nhóm lên thi kể cho cả lớp nghe.
- Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
3) Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? khi viết văn và ý thức tôn trọng tình làng, nghĩa xóm cho hs.
- Hs theo dõi.
- Hs tìm và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai? và bộ phận trả lời câu hỏi: Làm gì? 
a- Chúng em đang ôn tập chuẩn bị cho thi giữa kì 1.
b- Sáng nay, chúng em làm bài kiểm tra toán.
c- Cô Hà đang giặt quần áo.
- Hs lên bảng làm.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm, chữa bài.
a) Ai đang viết chính tả?
b) Lớp nào đang tập thể dục?
c) Bố bạn đang làm gì?
- Hs kể theo nhóm 4.
- Đại diện 1 số hs lên thi kể.
- Hs nhận xét, bình chọn.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Bồi dưỡng Toán 
Ôn về bảng đơn vị đo độ dài.
I- Mục tiêu: - Củng cố về: Bảng đơn vị đo độ dài.
- Hs thuộc bảng đơn vị đo, nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Hs có ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Gọi hs nêu bảng đơn vị đo độ dài.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2, 3.
+) Bài 1: Điền vào chỗ chấm.
1km =...m
1dam =...m
1dam=...dm
1 hm =...m
1km =...hm
1hm=...dm
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Điền vào chỗ chấm.
3hm =...m
6km =...hm
7dam=...dm
5dam=...m
4km=...dam
2m=...cm
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 3: ( Dành thêm cho Hs khá, giỏi ).
 Quãng đường từ nhà Hà đến trường dài 50m. Còn quãng đường từ nhà Lan đến trường dài gấp 3 lần so với quãng đường nhà Hà đến trường. Hỏi quãng đường từ nhà Lan đến trường dài bao nhiêu mét?
- Gọi hs chữa bài.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập.
- 6 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs lần lượt thực hành.
+) Bài 1: Hs làm bảng con. Đs: 
1000m, 100m; 10m, 10hm; 100dm, 1000dm.
+) Bài 2: Hs làm vở: Đs: 300m, 50m; 60hm, 400dam; 700dm, 200cm.
+) Bài 3: Hs thảo luận nhóm đôi, chữa bài. Đs: 150m.
- Hs nêu.
_____________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 9. Phương hướng tuần 10.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 9:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay quên mũ ca nô...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Sơn, Thuyên.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Chuyên, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, mặc đồng phục.
- Đã nhiều bạn hoàn thành các khoản thu nộp đầu năm.
- Nhắc nhở Hs:
+ Thi đua học tốt phấn đấu đạt nhiều điểm tốt, thực hiện tốt các nề nếp nhất là thể dục giữa giờ, mặc đồng phục.
+ Nâng cao chất lượng học tập, ôn tập tốt chuẩn bị cho thi giữa kì 1 vào tuần sau.
+ Làm báo chữ kết hợp với các lớp trong khối, tập văn nghệ chào mừng 20/11.
+ Tiếp tục đăng kí tham gia bảo hiểm: BH thân thể- 20000 đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc