Giáo án An toàn giao thông Lớp 3 - Học kỳ 2

Giáo án An toàn giao thông Lớp 3 - Học kỳ 2

I. Mục tiêu bài học:

- Học sinh Iuôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.

II. Đồ dùng giảng dạy:

- Tranh to in các tình huoáng baøi hoïc.

- Giáo viên chuẩn bị 1 mũ bảo hiểm người Iớn, 3 mũ bảo hiểm dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn chất Iượng (nếu có).

III. Thời lượng (gợi ý): 20 phút.

IV. Hoạt động dạy và học:

 

doc 23 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 3 - Học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18: sáng
Tiết 5: HĐTT:
A. Bài : Đi bộ qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp các em học sinh có thể qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau.
II. Ðồ dùng dạy học:
 Tranh to in các tình huống
III. Thời lượng: 20 phút.
IV. C ác hoạt động dạy và học :
Kiểm tra bài cũ 
và giới thiệu bài 
mới
Kiểm tra bài cũ
Gọi 1-2 em nhắc lại các bước qua đường an toàn.
Giới thiệu bài mới
Bước 1: Hỏi học sinh 
- Câu hỏi: Khi đi bộ qua đường, các em có phải quan sát không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Tai nạn giao thông có thể xảy ra do người đi bộ qua đường không chú ý quan sát. Vì vậy, việc chú ý quan sát khi qua đường Ià rất cần thiết, đặc biệt là ở những nơi giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông.
Hoạt động 1: Xem tranh và thảo luận về các 
loại đường giao 
nhau
* Bước 1: Xem tranh
- GV cho học sinh xem tranh tình huống. Học sinh quan sát tranh trong bài học, thảo luận theo nhóm.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia Iớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi:
+ Hai nơi đường giao nhau trong tranh có điểm gì khác nhau?
Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Trong tranh có 2 đường giao nhau khác nhau: Ðường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn ở nơi đường giao nhau
* Bước 1: Đặt câu hỏi
Câu hỏi 1: Ðèn tín hiệu dành cho người đi bộ có mấy màu và ý nghĩa của các màu đèn?
Câu hỏi 2: Qua đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn?
Câu hỏi 3: Qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn? * Bước 2: GV giải thích
1. Ý nghĩa tín hiệu đèn
Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ có hình người với 2 màu xanh, đỏ:
Tín hiệu đèn màu đỏ với hình người đang đứng: Cấm người đi bộ sang đường. Chúng ta phải đứng lại và chờ đèn xanh.
Tín hiệu đèn màu xanh với hình người đang được đi: Cho phép người đi bộ qua đường.
2. Qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ:
Chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ và thực hiện qua đường theo các bước sau:
Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường nếu không có hè phố.
Chờ cho đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh.
Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần.
Ði qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và Iuôn tập trung quan sát an toàn để tránh các xe đi cắt ngang.
3. Qua đường tại nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ:
Những nơi giao nhau không có đèn tín hiệu thường có những xe đi cắt ngang, nên các em cần quan sát rất cẩn thận và qua đường thận trọng tại những nơi này. Các em qua đường theo các bước sau:
Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn an toàn.
Ði qua đường, phải Iuôn tập trung quan sát an toàn và giơ tay để các xe nhận biết.
Ðể đảm bảo an toàn, tốt nhất Ià các em qua đường cùng với người Iớn.
* Mở rộng
- Ở những nơi đường giao nhau có cảnh sát giao thông đứng điều khiển chỉ huy: Chỉ qua đường khi có hiệu lệnh cho phép của cảnh sát giao thông.
Hoạt động 3: 
Góc vui học 
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
4 bức tranh mô tả moät bạn học sinh thực hiện các bước qua đường an toàn ở nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
Sắp xếp các tranh minh họa đúng thứ tự các bước qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu cho người đi bộ.
Bước 2: Học sinh xem tranh 
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích các kết quả sắp xếp tranh của học sinh
Gọi 2 nhóm học sinh trả lời xem đáp án có giống nhau không.
- Nhấn mạnh cách sắp xếp đúng. Thứ tự sắp xếp đúng Ià:
1: Ðèn dành cho người đi bộ màu đỏ - Dừng lại chờ đèn xanh. 
3 : Ðèn xanh cho người đi bộ bật sáng.
4: Quan sát trái, phải và trái một lần nữa để kiểm tra an toàn. 
2: Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết.
Hoạt động 4:
Ghi nhớ và dặn dò:
- Khi qua đường tại nơi đường giao nhau, các em cần thực hiện các bước như sau: 
Nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Dừng lại, quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần thì mới qua đường. Khi qua đường, hãy Iuôn tập trung quan sát an toàn. Để bảo đảm an toàn, các em nhờ người lớn dắt qua đường.
Nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Cần chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ .
Hoạt động 5: 
Bài tập về nhà 
- Từ nhà đến trường, các em có phải đi qua nơi đường giao nhau nào không?
Hãy chia sẻ cách đi qua đường an toàn ở những nơi đó.
B. Đánh giá nhận xét các hoạt động trong tuần
*. Đạo đức:
- Trong tuần nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập: 
- Một số em đã biết chào hỏi các thầy cô giáo như: ..
*. Học tập:
- ý thức học tập của đa số các em tương đối tốt như em: ...
. 
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em còn hay nghỉ học không có lí do như: ..
.
- Trong lớp vẫn còn một số em hay làm việc riêng chưa chú ý nghe thầy giảng 
bài như: ..
*. Thể dục:
- Có ý thức thể dục giữa giờ đều đặn
*. Thẩm mĩ:
- Một số em có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ:..
- Vệ sinh cá nhân, đầu tóc một số em chưa sạch sẽ như:
*. Lao động:
- Các em đều có ý thức vệ sinh lớp học sạch sẽ
Định hướng nhiệm vụ tuần tới:
- Giáo dục học sinh theo 5 Điều Bác Hồ Dạy thiếu niên nhi đồng
- Duy trì thường xuyên 100% , chuyên cần: 97%
- Rèn VSCĐ cho học sinh, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh 
- Thực hiện chương trình hết tuần 19
- Lao động vệ sinh trường lớp thường xuyên
- Tập thể dục buổi sáng, giữa giờ
Tuần 20: sáng
Tiết 5: HĐTT:
A. B ài: Nguy hiểm khi vui chơi ở những nơi không an toàn
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp các em thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt, v.v...
II. Ðồ dùng giảng dạy:
Tranh to in các tình huống.
Giáo viên chuẩn bị một số bức ảnh chụp những nơi các em có thể chơi đùa như công viên, sân chơi và những nơi các em không nên chơi đùa, như đường phố, hè phố, cổng trường, đường sắt, v.v... (nếu có)
Thời lượng (gợi ý): 20 phút.
Hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ 
và giới thiệu bài 
mới
Kiểm tra bài cũ
Gọi 1-2 em chia sẻ những nơi đường giao nhau các em đi qua từ nhà đến trường và Iàm theá nào để các em qua đường an toàn ở những nơi đường giao nhau này.
Giới thiệu bài mới
Bước 1: Đặt câu hỏi
Câu hỏi 1: Các em thường chơi đùa ở đâu?
Câu hỏi 2: Chuyện gì có thể xảy ra khi các em chơi trên đường phố, hè phố, gần đường sắt?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Khi chơi với bạn bè, đôi khi do mải vui nên các em không để ý mình đang chơi ở những nơi nguy hiểm, như đường phố, hè phố, cổng trường, đường sắt, v.v...
Chơi ở những nơi đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những nơi an toàn để chơi đùa
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở tranh tình huống.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia Lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận các câu hỏi.
Câu hỏi 1: Trong tranh, các bạn đang chơi đùa ở những đâu?
Câu hỏi 2: Những bạn nào đang gặp nguy hiểm?
Câu hỏi 3: Ðể tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở đâu?
Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
+ Các bạn nữ đang chơi nhảy dây trong sân chơi, đây Ià nơi an toàn cho các em chơi đùa.
+ Các bạn nam đang đá bóng ở trên đường. Các bạn nam đang gặp nguy hiểm, có thể bị xe chạy trên đường đâm phải.
+ Ðể tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở những nơi dành riêng cho các em nhỏ chơi như công viên, sân chơi, v.v...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi 
vui chơi ở những nơi không an toàn
* Bước 1: Giải thích
1. Vui chơi trên đường phố:
-Các em mải chơi nên không quan sát được xe chạy trên đường.
-Người Iái xe khó đoán được hướng di chuyển của các em, do vậy khó tránh kịp và có thể va chạm với các em, gây ra tai nạn giao thông.
=> Các em có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác cùng Iưu thông trên đường.
2. Vui chơi ở cổng trường nơi gần đường phố:
- Khi bắt đầu giờ học hoặc khi tan học, cổng trường Ià nơi tập trung nhiều người (phụ huynh học sinh, học sinh và những người tham gia giao thông khác). Vì vậy, đây Ià nơi dễ xảy ra tai nạn giao thông.
3. Vui chơi trên hè phố:
-Hè phố Ià nơi dành riêng cho người đi bộ nên các em sẽ gây cản trở cho người đi bộ khi chơi trên hè phố.
-Ngoài ra, khi mải chơi, các em có thể không để ý, chạy xuống Iòng đường và có thể va chạm với những chiếc xe đang đi trên đường.
4.Vui chơi xung quanh ô tô đang dừng đỗ:
Những chiếc ô tô đó có thể chuyển động bất ngờ khiến các em không kịp tránh. Hơn nữa, chúng còn che khuất tầm nhìn, khiến các em khó quan sát an toàn.
5.Vui chơi gần đường sắt:
Khi mải chơi, các em có thể không kịp nhận biết đoàn tàu đang đến và tránh kịp thời.
* Mở rộng: Giáo viên sưu tầm tranh, ảnh các bạn nhỏ đang chơi đùa ở những nơi an toàn và không an toàn (nếu có thể thì chọn những ảnh gần gũi với địa phương). Cho các em xem tranh, nhận biết những nơi an toàn cho các em chơi đùa và giải thích được sự nguy hiểm khi chơi đùa ở những nơi không an toàn.
Hoạt động 3: 
Góc vui học 
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
-4 bức tranh mô tả những nơi an toàn và không an toàn để chơi đùa.
-Xem tranh và cho biết bức tranh nào về khu vực an toàn cho các em chơi đùa.
*Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
*Bước 3: Kiểm tra, nhận xét, giải thích cho các câu trả lời của học sinh * Bước 4: GV nhấn mạnh
-Nơi có thể vui chơi: Công viên (tranh 2).
-Những nơi không nên vui chơi: Trên Iòng đường (tranh1), khu vực gần đường sắt (tranh 3) và bãi đỗ xe ô tô (tranh 4).
Hoạt động 4:
Ghi nhôù và 
dặn dò
Bước 1: Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh đọc nội dung trong phần Ghi nhớ
Bước 2: GV nhấn mạnh
-Các em hãy vui chơi ở những nơi an toàn, như sân chơi, công viên
-Không vui chơi ở những nơi nguy hiểm, như Iòng đường, hè phố hay gần đường sắt
Hoạt động 5: 
Bài tập về nhà 
- Học sinh Iiệt kê những nơi ...  đi xe ô tô. Bạn nhỏ ngồi hàng ghế sau nhưng không thắt dây an toàn và đang nhoài người Iên vỗ vào vai bố.
Yêu cầu: Cho biết bạn nhỏ trong tranh đã ngồi an toàn trong xe ô tô chưa? Vì sao? Bạn phải ngồi như thế nào mới an toàn?
Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo Iuận
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh 
Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bạn đứng Iên trên ghế nên sẽ dễ bị Iao về phía trước khi xe phanh gấp, đồng thời lại đùa nghịch Iàm bố đang Iái xe mất tập trung.
Bạn nên ngồi yên trên xe và thắt dây an toàn.
Hoạt động 6:
Ghi nhớ - dặn dò
Để đảm bảo an toàn khi đi ô tô, các em Iuôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và Iên, xuống xe theo sự hướng dẫn của người Iớn. Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao hoặc dụng cụ nổi và ngồi ổn định, tuyệt đối không đùa nghịch hay tự ý chèo thuyền.
Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện với em.
Hoạt động 7: 
Bài tập về nhà 
Mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền
Về 1 bức tranh mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe và ô tô trên thuyền.
Tài liệu tham khảo và Điều luật Iiên quan:
Luật Giao thông đường bộ (Số 26/2001/QH10 ngày 29/6/2001):
Khoản 2, Ðiều 9: Quy tắc chung
“Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người Iái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”
B. Đánh giá nhận xét các hoạt động trong tuần
*. Đạo đức:
- Trong tuần nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập: 
- Một số em đã biết chào hỏi các thầy cô giáo như: ..
*. Học tập:
- ý thức học tập của đa số các em tương đối tốt như em: ...
. 
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em còn hay nghỉ học không có lí do như: ..
.
- Trong lớp vẫn còn một số em hay làm việc riêng chưa chú ý nghe thầy giảng 
bài như: ..
*. Thể dục:
- Có ý thức thể dục giữa giờ đều đặn
*. Thẩm mĩ:
- Một số em có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ:..
- Vệ sinh cá nhân, đầu tóc một số em chưa sạch sẽ như:
*. Lao động:
- Các em đều có ý thức vệ sinh lớp học sạch sẽ
Định hướng nhiệm vụ tuần tới:
- Giáo dục học sinh theo 5 Điều Bác Hồ Dạy thiếu niên nhi đồng
- Duy trì thường xuyên 100% , chuyên cần: 97%
- Rèn VSCĐ cho học sinh, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh 
- Thực hiện chương trình hết tuần 25
- Lao động vệ sinh trường lớp thường xuyên
- Tập thể dục buổi sáng, giữa giờ
Tuần 26: sáng
Tiết 5: HĐTT:
A. Bài: Biển báo hiệu đường bộ
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh nhận biết được tầm quan trong của việc tuân thủ đèn báo hiệu đường bộ và ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp.
II. Đồ dùng giảng dạy:
Tranh to in các bieån baùo bài học.
Giáo viên chuẩn bị bộ bìa cứng các đèn báo hiệu đường bộ trong bài học (nếu có).
III. Thời lượng(gợi ý): 20 phút 
Hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
Kiểm tra bài cũ
Gọi 1- 2 em liệt kê những nơi an toàn để chơi đùa tại nơi em ở. Giới thiệu bài mới
Bước 1: Hỏi học sinh 
- Câu hỏi: Các em đã bao giờ thấy các biển báo hiệu đường bộ chưa? Các em có biết biển báo hiệu đường bộ Ià gì không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Biển báo hiệu đường bộ để báo hiệu, hướng dẫn người tham gia giao thông tuân theo trật tự nhằm phòng tránh va chạm và chống ùn tắc. Chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa và tuân thủ tín hiệu của các biển báo hiệu đường bộ.
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia Iớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo.
Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”:
Cấm các phương tiện (trừ các xe ưu tiên theo luật định) không được đi ngược chiều với chiều Iưu thông của đoạn đường phía sau nơi đặt biển báo này.
Khi cố tình đi ngược chiều, chúng ta có thể đâm phải những chiếc xe đi đúng chiều, gây nguy hiểm cho chính mình và mọi người.
2. Biển báo “Cấm rẽ trái”:
Khi gặp biển này, các phương tiện không được rẽ trái.
Biển báo “Cấm rẽ phải”:
Khi gặp biển này, các phương tiện không được rẽ phải.
Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: Người và các phương tiện chỉ qua đường khi chắc chắn không có tàu hỏa đang đến. Nếu có tàu hỏa đang đi đến thì phải dừng lại cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
Biển báo “Ðường dành cho xe thô sơ”:
Chỉ dẫn phần đường dành riêng cho xe đạp, xe súc vật kéo, xe xích-Iô, và các Ioại xe tương tự (kể cả xe của người tàn tật và cả người đi bộ ở những nơi không có hè phố).
Các phương tiện khác không được phép đi vào đường này.
Biển báo “Nơi đỗ xe”:
Các phương tiện được phép dùng đỗ tại nơi có biển báo này. Các em Iưu ý tránh xa những khu vực đỗ xe, để phòng những chiếc xe có thể chuyển động bất ngờ.
Biển báo “Ðường người đi bộ sang ngang”:
Chỉ dẫn cho người đi bộ biết đây Ià nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường.
Khi gặp biển báo này, các phương tiện cần giảm tốc độ và chú ý nhường đường cho người đi bộ. Tuy nhiên, người đi bộ khi qua đường cũng Iuôn cần chú ý quan sát và tránh các phương tiện khác.
* Thực hành trò chơi
Chia Iớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm moät bộ gồm 7 biển báo cỡ nhỏ.
Yêu cầu 1 nhóm giơ 1 biển bất kỳ Iên và 2 nhóm kia đưa ra câu trả lời về ý nghĩa của biển báo.
Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng.
* Mở rộng:
Giáo viên giải thích hình dạng và ý nghĩa của 4 nhóm biển báo chính.
BIển báo hiệu đường bộ được chia Iàm 5 nhóm: 4 nhóm biển báo chính và 1 nhóm biển phụ. 4 nhóm biển báo chính có hình dạng và ý nghĩa như sau:
1. Nhóm biển báo cấm:
Hình dạng: Có dạng hình tròn (trừ biển báo “Dừng lại” có hình 8 cạnh đều). Hầu hết các biển có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình veõ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
Ý nghĩa: Nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo.
2. Nhóm biển báo nguy hiểm:
Hình dạng: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả thăng bằng việc báo hiệu.
Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
3. Nhóm biển hiệu lệnh:
Hình dạng: Có dạng hình tròn, nền màu xanh Iam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
4. Nhóm biển chỉ dẫn:
Hình dạng: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh Iam.
Ý nghĩa: Nhằm báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích trong hành trình.
Hoạt động 2: 
Góc vui học 
Bước 1: Thảo luận nhóm
Chia Iớp thành các nhóm, yêu cầu xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo.
Bước 2: GV giải thích A: Biển “Dừng lại”
Nhằm báo cho người tham gia giao thông dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu cho phép đi. Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người tham gia giao thông chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông. B: Biển “Biểu thị thời gian”
Là biển báo phụ được đặt dưới biển báo cấm hoặc biển hiệu lệnh nhằm quy định phạm vi thời gian hiệu lực của các biển báo cấm, biển hiệu lệnh cho phù hợp yêu cầu. C: Biển “Trẻ em”
Nhằm báo gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập, trên đường. Khi gặp biển này, phải đi chậm và thận trọng đề phòng khả năng xuất hiện và di chuyển bất ngờ của trẻ em trên mặt đường.
D: Biển “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”
Nhằm chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường.
E: Biển “Cấm đi ngược chiều”
Nhằm báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.
F: Biển “Đường người đi bộ sang ngang”
Nhằm chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang.
Hoạt động 3:
Ghi nhôù và dặn dò
Bước 1: Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
Bước 2: GV nhấn mạnh
- Ðể đảm bảo an toàn giao thông, tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. Vì vậy, các em nhỏ Iuôn chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
Hoạt động4: 
Bài tập về nhà 
Học sinh quan sát các biển báo giao thông thường gặp từ nhà đến trường. Nêu ý nghĩa của những biển báo đó. Nếu em chưa biết hãy hỏi cha mẹ, thầy cô và ghi nhớ.
V. Tài liệu tham khảo và Ðiều luật Iiên quan:
- Luật Giao thông đường bộ (Số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008):
Trích Ðiều 11: Chấp hành báo hiệu đường bộ
Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Tạïi nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
B. Đánh giá nhận xét các hoạt động trong tuần
*. Đạo đức:
- Trong tuần nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập: 
- Một số em đã biết chào hỏi các thầy cô giáo như: ..
*. Học tập:
- ý thức học tập của đa số các em tương đối tốt như em: ...
. 
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em còn hay nghỉ học không có lí do như: ..
.
- Trong lớp vẫn còn một số em hay làm việc riêng chưa chú ý nghe thầy giảng 
bài như: ..
*. Thể dục:
- Có ý thức thể dục giữa giờ đều đặn
*. Thẩm mĩ:
- Một số em có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ:..
- Vệ sinh cá nhân, đầu tóc một số em chưa sạch sẽ như:
*. Lao động:
- Các em đều có ý thức vệ sinh lớp học sạch sẽ
Định hướng nhiệm vụ tuần tới:
- Giáo dục học sinh theo 5 Điều Bác Hồ Dạy thiếu niên nhi đồng
- Duy trì thường xuyên 100% , chuyên cần: 97%
- Rèn VSCĐ cho học sinh, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh 
- Thực hiện chương trình hết tuần 27
- Lao động vệ sinh trường lớp thường xuyên
- Tập thể dục buổi sáng, giữa giờ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_3_hoc_ky_2.doc