Giáo án bài học Tuần 15 Lớp 4

Giáo án bài học Tuần 15 Lớp 4

TẬP ĐỌC

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Mục tiêu :

 Biết đọc với giọng vui ,hồn nhiên ,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .

Hiểu nội dung :niềm vui sướng và nỗi khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ .

II. Đồ dùng dạy học:

 GA, SGK, Trò đọc và tìm hiểu bài

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 15 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN: 15
Ngày tháng
Phân mơn
PP
CT
Tên bài dạy
NDLG
Tập đọc
113
Cánh diều tuổi thơ
Thứ
Tốn
71
Chia hai số cĩ tận cùng là chữ số 0
hai
Lịch sử
15
Nhà Trần và việc đắp đê
BVMT(LH)
29/11
Đạo đức
15
Biết ơn thầy giáo, cơ giáo ( T2)
Chính tả
114
Nghe – viết : Cánh diều tuổi thơ
BVMT(TT)
Thứ
Thể dục
Ba
Tốn
72
Chia cho số cĩ hai chữ số
30/11
LTVC
115
MRVT: Đồ chơi – trị chơi
Địa lí
15
Hoạt động sản xuất  Bắc Bộ ( tt)
Khoa học
29
Tiết kiệm nước
BVMT(TP)
SDNLTK&HQ(TP)
Thứ
kể chuyện
116
KC đã nghe, đã đọc
Tư
Tốn
73
Chia cho số cĩ hai chữ số ( tt)
1/12
Tập đọc
117
Tuổi ngựa
TLV
118
LT miêu tả đồ vật
Tốn
74
Luyện tập
Thứ
Thể dục
Năm
Mĩ thuật
2/12
Khoa học
30
Làm thế nào để biết cĩ khơng khí
BVMT(BP)
LTVC
119
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
TLV
120
Quan sát đồ vật
Thứ
Tốn
75
Chia cho số cĩ hai chữ số (tt)
Sáu
Âm nhạc
3/12
Kĩ thuật
15
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
Sinh hoạt
15
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu :
 Biết đọc với giọng vui ,hồn nhiên ,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
Hiểu nội dung :niềm vui sướng và nỗi khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ .
II. Đồ dùng dạy học:
	GA, SGK, Trò đọc và tìm hiểu bài
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ : (5’)
 - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1’)
* Hoạt động 2 :(10’) Hướng dẫn luyện đọc 
- Yêu cầu
- Hướng dẫn chia đoạn
-GV YCHS đọc kết hợpsửa lỗi phát âm sai cha HS.
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó .
Hoạt động 3 : (12’)Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều 
+ cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : 
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ 
* Nội dung chính: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
* Hoạt động 4 : (8’)Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp đọc 2 đoạn .
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- HD HS đọc đoạn : 
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều 
Chiều chiều , trên bãi cỏ , đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi . Cánh diều mềm mại như cánh bướm Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời .Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng .Sáo đơn rồi sáo kép , sáo bè ...như gọi thấp xuống những vì sao sớm .
4. Củng cố: ( 3’) 
- HS nêu lại nội dung của bài : 
- Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều
5. Dặn dò: ( 1’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp ( 2- 3 lượt )
- Luyện đọc theo cặp
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
(+ Cành diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo lông ngỗng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo vi vu , trầm bổng.
Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn – cánh diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng ))
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời. Trong tâm hồn cháy lên khát vọng , mà bạn ngửa cổ chờ một nàng tiên áo xanh. 
- Cánh diều tuổi thơ khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- HS xung phong đọc trước lớp 
- Nêu lại nôi dung bài
- Nhận xét tiết học.
TOÁN
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ O
I. Mục tiêu :
 HS thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số O.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: GA, SGK; HS: VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ : (5’) Một tích chia cho một số.
-GV yêu cầu 2HS làm bảng.
-GV nhận xét
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động1: (5’)Bước chuẩn bị 
MT:Ôn tập
GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây: 
+ Chia nhẩm cho 10, 100, 1000
+ Quy tắc chia một số cho một tích.
Hoạt động 2: (8’)
 MT:HS thực hiện được chia hai số có tận cùng là một chữ số O.
- GV ghi bảng: 320 : 40
- Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích
- Yêu cầu HS nêu nhận xét: 
 320 : 40 = 32 : 4
- GV kết luận: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8)
- Yêu cầu HS đặt tính
+ Đặt tính
+ Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện phép chia: 32 : 4
Hoạt động 3: (7’)
MT: HS thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số O.
- GV ghi bảng: 32000 : 400
- Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích
- Yêu cầu HS nêu nhận xét: 
 32000 : 400 = 320 : 4
- GV kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80)
- Yêu cầu HS đặt tính
+ Đặt tính
+ Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80
Kết luận chung:
Chú ý: Ở tiết này chưa xét trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia ít hơn ở số chia. Chẳng hạn: 3150 : 300
Hoạt động 4: (10’)Thực hành
Bài tập 1:Đặt tính
- Yêu cầu
MT: VD thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số O.
Bài tập 2a: Tìm x
MT: Biết tìm thùa số chưa biết .	
HS: Làm bảng con 
Bài 2b) Dành cho HSKG ( Nếu còn TG)
Bài tập 3a:
HS đọc đề toán, tóm tắt và giải. 
Yêu cầu HS làm vở 
-GV chấm điểm nhận xét .
Lưu ý : Nếu còn thời gian tổ chức HS làm các BT còn lại .
Bài tập 3b:
4. Củng cố: ( 3’)
- Yêu cầu
5. Dặn dò: ( 1’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà
- HS thực hiện .
- 2HS làm bảng.
HS ôn lại kiến thức.
HS tính vào nháp.
320 : 40 = 32 : 4
HS nêu nhận xét.
HS nhắc lại.
HS đặt tính.
320
40
 0
8
HS tính.
32000 : 400 = 320 : 4
HS nêu nhận xét.
HS nhắc lại.
32000
400
 00
 0
80
HS đặt tính.
Bài 1:
HS làm bài vào bảng con.1 số HS làm bảng lớp.
a) 420 : 60 = 7 b) 85000 : 500 = 170
 4500 : 500 = 9 92000 : 400 = 230
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
a/ X x 40 = 25600
 X = 25600 : 40
 X = 640
HS sửa
- HS làm bài vào vở.
GIẢI
Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:
 180 : 20 = 9 ( toa )
 Đáp số : 9 toa 
- HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Nhận xét tiết học.
LỊCH SỬ
	 NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. Mục tiêu :
 - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm â của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp : 
- Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt : Lập Hà Đê Sứ ,năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển , khi có lũ lụt , tất cả mọi người phải tham gia đắp đê , các vua Trần cũng có khi tự mình tham gia đắp đê .
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ : (5’) 
- Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? - GV nhận
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động1: (10’)Điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta .
MT: HS biết điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta .
Hoạt động cả lớp
+ Đặt câu hỏi cho HS thảo luận .
- Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
- Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng?
GV kết luận
Hoạt động 2: (10’)Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lũ lụt
MT: Biết sự quan tâm của Nhà Trần đén dê điều .
- Yêu cầu
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều cảu nhà Trần .
GV nhận xét
GV giới thiệu đê Quai Vạc
Hoạt động 3: (10’)Kết quả của công cuộc đắp đê của nhà Trần 
MT : Biết kết quả của công cuộc đắp đê của nhà Trần 
*Hoạt động cả lớp
- Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
* BVMT:
- Ở địa phương em , nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
- Chống lũ lụt nhằm mục đích gì?
- Gv kết luận
4. Củng cố: ( 2’) 
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp
5. Dặn dò: ( 1’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà
- 2 HS trả lời
- HS đọc và thảo luận theo nhóm.
- Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
-HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày
- HS thảo luận theo nhóm.
- Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia việc đắp đê . Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS xem tranh ảnh 
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp , nông nghiệp phát triển .
- Trồng rừng, chống phá  ... . . . không ạ ? “ là câu hỏi thích hợp nhất thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn. Nếu hỏi theo cách các bạn tự hỏi nhau thì hơi tò mò, chưa thật tế nhị.
4. Củng cố: ( 2’)
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
5. Dặn dò: ( 1’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà
- 2hs nêu.
*Trao đổi nhóm – chia sẽ thông tin.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm – viết nháp các câu hỏi.
- 4 HS lần lượt đọc 4 đọc yêu cầu bài. 
- HS trao đổi nhóm , thư kí viết ra giấy nháp câu trả lời. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
* Đóng vai
- HS đọc thầm
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo nhóm.
- Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày và đóng vai.
- Trọng tài nhận xét, tính điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- 2 HS đọc các câu hỏi trong đoạn văn:
+ 1 HS đọc 3 câu hỏi mà các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau ( - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? – Chắc là cụ bị ốm ? – Hay là cụ đánh mất cái gì ? )
+ 1 HS đọc câu hỏi của các bạn nhỏ hỏi cụ già ( - Thưa cụ , chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? )
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu, trao đổi nhóm
- 2 HS đọc lại
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
QUAN SÁT ĐỒ VẬT .
I. Mục tiêu :
 1- Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý , bằng nhiều cách ; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác (ND ghi nhớ) .
 2- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III) .
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thầy: Bảng phụ, phấn màu, một số đồ chơi
 -Trò: SGK, bút, vở, một số đồ chơi (mang theo)
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ : (5’) Luyện tập tả đồ vật
-Gọi hs nhắc lại nội dung cần nhớ khi tả đồ vật.
 +Kể lại chuyện “Chiếc xe đạp của chú Tư”
 -Nhận xét chung
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
* Hoạt động 1: Nhận xét - Ghi nhớ:
MT :Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý , bằng nhiều cách ; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác
Bài 1: : Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều em vừa quan sát được .
-Gọi hs đọc yêu cầu đề bài.
-GV yêu cầu hs trình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng. 
-Gọi hs nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình.
-GV nhận xét và cho hs đọc gợi ý ở SGK. 
-Cho hs áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs.
-Gọi hs trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình
*Ghi nhớ:
Bài 2:Những điều cần lưu ý khi quan sát đồ vật
-GV nêu vấn đề: “Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?”
-Cả lớp, gv nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK. 
*Hoạt động 2: (20’) Luyện tập
MT:Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc 
-GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn”
-Gọi lần lượt từng nhóm trình bày
-Cả lớp, gv nhận xét và tuyên dương
 Dàn ý (gợi ý)
1) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi của em
 -Đó là đồ chơi gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?
2) Thân bài: Tả..
 a) Bao quát: -Hình dáng: to(hay nhỏ) trông giống như, vật liệu
 b) Chi tiết: 
 -Màu sắc: màu.., đầu.., mắt.., mũi, mõm..
 -Có điểm gì khác với đồ chơi khác.
 -Cách chơi như thế nào..?
3) Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với đồ chơi đó. 
4. Củng cố: ( 2’)
- GV yêu cầu
5. Dặn dò: ( 1’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà
- 2 HS nhắc lại.
-HS đọc to
-HS trình bày đồ chơi
-Vài hs nêu miệng
-4 HS đọc/4 gợi ý
-Cả lớp cùng quan sát
-Đại diện 2 hs nêu miệng
-Vài HS phát biểu cá nhân
-2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
HS xung phong trả lời 
HS thảo luận theo nhóm (5 nhóm)
-Đại diện nhóm trình bày dàn ý của nhóm mình.
-HS nêu ý kiến bổ sung
- Nhắc lại nội dung của một dàn ý.
- Nhận xét tiết học.
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu :
 Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết , chia có dư ).
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: GA, SGK; HS: VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ : (5’) Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b.Hoạt động1: 95’)Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 10 105 : 43 = ?
MT: hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết ).
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
c. Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 26 345 : 35 = ?
MT: hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia có dư ).
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Lưu ý HS: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
d. Hoạt động 3: (20’)Thực hành
Bài tập 1:
Mục tiêu : Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia.
Cho HS lần lượt thực hiện vào bảng con
Gọi HS chia miệng lạu từng phép tính 
Lưu ý : Nếu còn thời gian tổ chức HS làm các BT còn lại .
Bài tập 2:
Đổi đơn vị: Giờ ra phút, km ra m
 Chọn phép tính thích hợp. 
GV chấm điểm nhận xét .
4. Củng cố: ( 2’)
- Yêu cầu
5. Dặn dò: ( 1’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà
HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
HS nêu cách thử.
HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
HS nêu cách thử.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
a/23576 56	31628 48
 117 421	 282 658
 056	 428
 00 44
b/ 18510 15 42546 37
 35 1234 055 1149
 51 184
 60 366
 0 33
HS làm bài
GIẢI
Đổi : 1giờ 15 phút = 75 phút
 38 Km 400m = 38000m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được.
 38400 : 75 = 512 ( m )
 Đáp số : 512 m
- Nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản ,Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt , khâu , thêu đã học .
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : 
-Tranh quy trình (SGK ) của các bài đã học ; mẫu khâu , thêu đã học .
Học sinh : 
-1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như các tiết học trước .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ : (5’) 
3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
Bài “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”
.*Hoạt động 1: (10’)GV tổ chức ôn tập các bài đã học ở trong chương I
MT: Nhớ lại các quy trình đã học . 
-Yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học.
-Yêu cầu HS nhắc lại quy trình lần lượt các mũi vừa nêu.
-Nhận xét và bổ sung ý kiến.
*Hoạt động 2:(15’)HS tự chọn sản phẩm và thực hành sản phẩm tự chọn 
MTt: sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản . 
-HS tự chọn một sản phẩm( có thể là:khăn tay, túi rút dây đựng bút, váy áo búp bê, áo gối ôm)
-Hướng dẫn HS chọn và thực hiện, chú ý cần dựa vào những mũi khâu đã học.
4. Củng cố: ( 2’) 
-Dặn hs dựa vào những mũi đã học
5. Dặn dò: ( 1’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà
-Khâu thường; đột thưa; đột mau; lướt vặn và thêu móc xích.
-Nêu lần lượt quy trình Khâu thường; đột thưa; đột mau; lướt vặn và thêu móc xích.
.
- HS tự chọn sản phẩm và thực hiện .
-Chọn và thực hiện.
- Nêu lại những bài đã học.
- Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT
Tuần : 15
 I Mục tiêu :
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm trong tuần 15.
- Biết phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm .
- Biết thực hiện tốt nội quy trường lớp.
II.Nội dung sinh hoạt:
1 Nhận xét tuần qua: 
* Yêu cầu :
* Lớp trưởng báo cáo các hoạt động trong tuần về các mặt 
* Giáo viên nhận xét:
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
 - Biết vâng lời và lễ phép với thầy, cô giáo. Đoàn kết với bạn bè 
- Học sinh thực hiện tốt chủ điểm giáo dục đạo đức.
* Tuyên dương: 
- Đạt hoa điểm 10 : Linh, Sang, Công, Liên, Lanh, Hiền, Trường, Lon, Hoài, Y Hoàng, Phong , Nhật , Nguyên,
* Tồn tại:.
- Ra chơi quần áo chưa được sạch
- Còn xả rác sân trường trong giờ ra chơi
- Đồ dùng học tập cịn thiếu.
2.Kế hoạch tuần 16:
 Chủ điểm : “ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 22/12 “
- Duy trì nề nếp, sĩ số, vệ sinh lớp học.
- Vận động bạn đi học đều.
- Đi học phải đúng giờ.
+ Thực hiện an toàn giao thông
- Tác phong lên lớp phải gọn gàng.
- Đóng góp các khoản tiền trường quy định.
- Dọn vệ sinh sân trường trong mỗi giờ ra chơi.
- Tiếp tục rèn chữ viết
- Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
- Duy trì đôi bạn cùng tiến.
 - Thi đua hoa điểm 10
 - Vừa học vừa ôn tập chuẩn bị thi cuối kì I
***************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc