Giáo án bài học Tuần 22 Lớp 3

Giáo án bài học Tuần 22 Lớp 3

Tiết 2 + 3

 Tập đọc- kể chuyện

 Tiết 61+ 62 : Nhà bác học và bà cụ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A.Tập đọc:

* Mục tiêu chung:

- Đọc đúng, rành mạch,biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung truyện:Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

*Mục tiêu riêng: Em Hường

- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.

B. Kể chuyện:

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 22 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Thứ hai ngày 25 thỏng 1 năm 2010
Tiết 1 
Chào cờ
 Chào cờ + Múa hát tập thể
____________________________________________________
Tiết 2 + 3 
 Tập đọc- kể chuyện
 Tiết 61+ 62 : Nhà bác học và bà cụ
i. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
* Mục tiêu chung:
- Đọc đúng, rành mạch,biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung truyện:Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
*Mục tiêu riêng: Em Hường 
- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.
B. Kể chuyện:
* Mục tiêu chung:
- Bước đầu biết cùng bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
*Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Nêu được vài chi tiết trong câu chuyện.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, tranh minh hoạ trong SGK
- Đoạn hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
 Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài: Bàn tay cô giáo
- Nhật xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc toàn bài
-GV hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ
b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc từng câu trong đoạn: 
-Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp 
- Cho học sinh đoạn đoạn trước lớp
- Sửa phát âm
- Giải nghĩa các từ mới trong đoạn: Nhà bác học, cười móm mém 
*Đọc đoạn trong nhóm
-Nhận xét, đánh giá
*Đọc toàn bài:
Hoạt động của trò
-Theo dõi
-Học sinh đọc và phát hiện cách nhấn giọng
Cụ ơi! Tôi là Ê- đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng diện đấy.
-Học sinh đọc tiếp sức từng câu
- 4 Học sinh đọc tiếp sức 4 đoạn
- HS nêu theo ý hiểu
-Học sinh đọc nhóm đôi
-Đại diện các nhóm thi đọc
- 1 HS đọc toàn bài
Em Hường
- Theo dõi
- Đọc 1 cum từ
- Đọc 2- 3 câu
- Tham gia vào nhóm
3. Tìm hiểu bài
*Đoạn 1
Cho học sinh đọc thầm
CH: Nói những đièu mà em biết về Ê- đi- xơn?
CH: Câu chuyện giữa Ê- đi- xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
-Nhận xét, sửa sai
*Đoạn 2+3
-Cho học sinh đọc thầm đoạn 2+3
CH: Bà cụ mong muốn điều gì?
CH: Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?
CH: Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi- xơn ý nghĩ gì?
*Đoạn 4
-Gọi 2 học sinh đọc 
CH:Nhờ đâu mong muốn của bà cụ được thực hiên?
CH: Theo em nhà khoa học mang lại lợi ích gì cho con 
người?
- Bài tập đọc cho con biết điều gì?
 Tiết 2:
4. Luyện đọc lại
-Giáo viên đọc lại đoạn 3
-Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3
-Nhận xét và bình chọn
-Cho học sinh thi đọc cả bài
-Nhận xét,đánh giá
5. Kể chuyện
a.Giáo viên nêu nhiệm vụ: Phân vai, dựng lại từng đoạn của câu chuyện
b. Hướng dẫn học sinh tập kể lại câu chuyện
-Học sinh tập kể lại từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 3( Vai: Người dẫn chuyện,Ê- đi - xơn, bà cụ)
-Nhận xét, đánh giá
-Học sinh đọc thầm
-Học sinh nêu theo ý hiểu của mình
Ê- đi - xơn là nhà bác học nổi tiéng người Mĩ.
-Xảy ra vào lúc Ê- đi- xơn vừa chế ra đèn điện mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem
-Học sinh đọc thầm đoạn 2+3
-Bà mong ông Ê- đi- xơn là đợc một thứ không cần ngựa mà lại kéo rất êm.
-Vì xe ngựa đi rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện
-2 học sinh đọc bài
-Nhờ óc sáng tạo kỳ diệu sự quan tâm đến con ngời và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa
-Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người làm cho con ngời sống tốt hơn.
-Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
-Học sinh theo dõi
-Học sinh thi đọc đoạn 3
-Thi đọc cả bài
-Học sinh nêu nhiệm vụ
- Đại diện nhóm thi kể chuyện theo cách phân vai
-Học sinh kể toàn câu chuyện 
- Bình chọn bạn kể hay
- Theo dõi
- Nhắc lại
- Theo dõi
- Đọc 2- 3 câu
- Tham gia vào nhóm nêu nội dung bức tranh
4. Củng cố,dặn dò:
-Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Cái cầu
Tiết 4: 
 Toán
 Tiết 106: Luyện Tập
I.mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch( tờ lịch tháng, năm)
- HS có ý thức tự giác ntrong học tập.
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Làm được phép cộng trong phạm vi 10
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, lịch
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức 
-Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
-Gọi 2 học sinh lên trả lời
Một năm có bao nhiêu tháng?
Tháng 3 có bao nhiêu ngày?
Tháng 2 có bao hniêu ngày?
-Nhận xét- cho điểm
3 Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài 
2. Bài tập 
Bài 1(109) 
-Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Hướng dẫn học sinh trả lời miệng
-Nhận xét, đánh giá
Bài 2(103) 
-Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Hướng dẫn học sinh xem lịch
-Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 là ngày thứ mấy?
-Ngày Quốc khánh 2/9 là ngày thứ mấy?
-Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày thứ mấy?
-Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy
-Sinh nhật em hôm đó vào ngày thứ mấy?
-Nhận xét,đánh giá
Bài 3( 109)
-Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Hướng dẫn học sinh xem lịch
-Những tháng nào có 30 ngày?
-Những tháng nào có 31 ngày?
- Nhận xét, sửa sai
Bài 4 ( 109)
-Gọi học sinh đọc yêu cầu
-Hướng dẫn học sinh làm
-Nhận xét,đánh giá
Hoạt động của trò
-Học sinh đọc yêu cầu
-Học sinh làm theo mẫu
+Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ ba
+Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ hai
+Ngày đầu tiên của tháng 3 là ngày thứ hai.
+Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày chủ nhật.
Tháng 2 năm 2010 có 28 ngày
Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ hai.
Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28.
Tháng hai có 4 ngày thứ bảy
-Học sinh đọc yêu cầu
-Học sinh xem lịch và trả lời miệng
-Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 là ngày thứ 
-Ngày Quốc khánh 2/9 là ngày thứ 3
-Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày thứ
-Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy?
- HS nêu
-Học sinh đọc yêu cầu
-Học sinh xem lịch và trả lời
Những tháng có 30 ngày: Tháng 4 tháng 6, tháng 9 tháng 11
-Những tháng có 31 ngày: Tháng 1 tháng 3, tháng 5 tháng 7, tháng 8, tháng 10 ,tháng 12
-Học sinh đọc yêu cầu
-Học sinh thi khoanh đúng, nhanh
C. Thứ tư
Em Hường + Tiện
-Làm b/con:
6 + 4 = 10 
9 + 1 = 10
5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
- Nhắc lại
8 + 2 = 10
4. Củng cố,dặn dò:
-Hệ thống lại nội dung bài
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5
Thể dục (Tiết 2 buổi chiều)
(Đ/c Yến soạn giảng)
_______________________________________________
Tiết 6
Đạo đức (Tiết 4 buổi chiều)
(Đ/c Lê Quang soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 thỏng 1 năm 2010
Tiết 1:
Toán
 Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
i. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Có biểu tượng về hình tròn.Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- GD HS yêu thích hình tròn
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Làm được phép trừ trong phạm vi 10.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, com pa, một số vật có hình tròn
2. Học sinh:
- SGK, com pa
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm xem lịch và trả lời miệng 
- Ngày 21 tháng 2 vào thứ mấy ?
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu hình tròn
- GV đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn( mặt đồng hồ,...), giới thiệu mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
- GV giới thiệu một hìmh tròn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
- Nhận xét : Trong một hình tròn 
+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
+ Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.
3. Cách vẽ hình tròn bằng com pa
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Bước 1: Xác định độ dài trên com pa: 2cm
Bước 2: đặt đầu nhọn của com pa vào chỗ muốn đặt tâm của 
đường tròn, quay com pa theo một hình tròn. Ta viết tâm O của hình tròn vào vị trí của dầu nhọn.Vậy ta được hình tròn.
4. Thực hành
Bài tập 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét,sửa sai
Bài tập 2 :Em hãy vẽ hình tròn có 
a) Tâm O, bán kính 2cm;
b) Tâm I, bán kính 3cm.
- GVHD HS cách vẽ 
- Nhận xét, đánh giá
Bài tập 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học vẽ
a) Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau 
b) Câu nào đúng câu nào sai 
- Nhận xét, sửa sai
Hoạt động của trò
- Học sinh theo dõi
 M
 A B
- Học sinh nhắc lại : Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB. ( chỉ trên hình vẽ )
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài cặp đôi, báo cáo kết quả
a. Hình tròn tâm O có bán kính: OM, ON, OP, OQ, đường kính: NM, PQ
b. Hình tròn tâm O có bán kính: OA, OB, đờng kính: AB
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh vẽ 
- HS thực hành vẽ cá nhân vào giấy nháp
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
 M
 C D
- HS nêu miệng
b. Câu đúng:
- Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD
Câu sai:
- Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD
- Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM
Em Hường + Tiện
- Làm bảng con
 10 - 5 = 5
 10 - 4 = 6
 10 - 7 = 3
 10 - 8 = 2
 10 - 1 = 9
- Vẽ theo bạn
- Nhắc lại
3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí hình tròn
Tiết 2: 
 Chính tả
Tiết 41: Ê - đi - xơn ( Nghe viết)
i. Mục đích, yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT( 2)a
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện 
-Nhìn chép đúng 1-2 câu trong bài chính tả, làm bài tập theo bạn
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bảng, vở
iii. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên đọc các lỗi chính tả học sinh viết sai nhiều trong giờ học trớc: trong trẻo, chăm chỉ
- 2 học sinh viết trên bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Những chữ n ... Học sinh nêu lại cách đặt tính
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, 
dưới lớp làm bảng con 
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
(phải sang trái)
 * 3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, * 3 nhân 1 bằng 3 viết 3.
 * 3 nhân 2 bằng 6 viết 6. 
- 3- 4 học sinh nhắc lại cách thực hiện
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + b/con:
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + b/c:
 6315 9050 4848
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tóm tắt và giải
 Bài giải
Bốn bức tường xây hết số gạch là:
 1015 x 4 = 4060 (viên gạch)
 Đáp số : 4060 viên gạch.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài tiếp sức
2000 x 2 = 4000
4000 x 2 = 8000
3000 x 2 = 6000
 20 x 5 = 100
 200 x 5 =1000
2 000 x 5 = 10000
Em Hường + Tiện
- Làm b/c:
4+7 = 11
6 + 5 = 11
8 + 3 = 11
9 + 2 = 11
7 + 4 = 11
3 + 8 = 11
- Nhắc theo bạn
3 Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
 Tiết 42 : Một nhà thông thái
i. Mục Đích ,yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập 2 a, 3a
- GDHS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện:
-Nhìn chép đúng 2- 3 câu trong bài, làm được bài tập theo bạn.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bảng, vở
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
1. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra bài viết của học sinh
- Giáo viên đọc cho học sinh viết từ: Ê - đi- xơn
- Nhận xét,sửa sai
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Đoạn văn gồm mấy câu ?
CH: Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên đọc một số từ khó viết:liệt,lịch sử
- Nhận xét,sửa sai
c. Viết bài
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
 d. Chấm chữa
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5 bài tại lớp 
- Nhận xét
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét,sửa sai
b. Bài tập 3 a 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét và sửa sai
Hoạt động của trò
- Học sinh theo dõi vào SGK
- 3 học sinh đọc bài viết
- Đoạn văn gồm 4 câu
- Những chữ đầu câu, tên riêng
- Học sinh viết vào b/l + b/c:
- Học sinh viết bài
- HS dùng bút chì soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a 
d, gi hay r
- HS làm b/l + VBT
a. Máy thu thanh thường dùng để nghe tin tức: Ra đi ô
b. Ngời chuyên nghiên cứu bào chế thuốc thữa bệnh: dược sĩ
c. Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút: giây
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a 
-HS làm cặp đôi, báo cáo kết quả
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng r: reo hò, rán cá, rang cơm, ra lệnh,...
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng d; da thịt, sử dụng, dạo chơi,...
+ Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: giáo dục, giương cờ,...
Em Hường + Tiện
Theo dõi
- Viết b/c theo bạn
- Nhìn chép vở
- Theo dõi
- Làm theo bạn
- Làm theo bạn và đọc : sử dụng, dạo chơi
3. Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau 
Tiết 3
 Ngoại ngữ
( Đ/c Lý soạn giảng)
Tiết 4:
Tự nhiên xã hội (Tiết 2 buổi chiều)
(Đ/c Sen soạn giảng)
___________________________________________________________
Tiết 5
Thể dục (Tiết 4 buổi chiều)
(Đ/c Yến soạn giảng)
Thứ sỏu ngày 29 thỏng 1 năm 2010
Tiết 1: 
 Tập làm văn
 Tiết 22 : Nói, viết về người lao động trí óc
i. Mục đích yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK
- Viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn ( Khoảng 7 câu)
* Mục tiêu riêng:Em Hường + Tiện
- Nói được theo bạn một vài điều về người lao động trí óc, viết được 1- 2 câu.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, 
- Câu hỏi gợi ý
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
- Nhận xét cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giới thiệu về người mình định kể theo gợị ý SGK
- Người đó là ai ? Làm nghề gì ? 
- Hàng ngày ngời đó làm những công việc gì ? 
- Người đó làm việc như thế nào
- Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ?
- Nhận xét -tuyên ddương
Bài tập 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết những điều mình đã kể trong bài tập 1 để viết thành đoạn văn khoảng 7 câu
- Quan sát hướng dẫn học sinh viết bài.
- Gọi 4- 6 em đọc bài viết
- Nhận xét,cho điểm
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập đọc
- Theo dõi
- Học sinh kể theo nhóm đôi
- Gọi học sinh kể trước lớp. Học sinh nêu tên người định kể, giới thiệu về người đó
VD : Em kể về mẹ em, mẹ em là giáo viên...
- Nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh theo dõi
- Học sinh viết bài vào vở bài tập
- Học sinh đọc bài viết
Em Hường + Tiện
- Tham gia vào nhóm
- Viết theo bạn
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 2 Toán
Tiết 110: Luyện tập
I. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:-
 Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số(trường hợp có chữ số o ở thương)
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ 
 -Gọi 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con:
 1265 x 3
 2653 x 2
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập
Bài 1:Viết thành phép nhân và ghi kết quả
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét,sửa sai
Bài 2 :Số
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài nhóm đô, báo cáo kết quả
Em Hường + Tiện
11- 5 = 6
11- 8 = 3
Số bị chia
423
423
9604
5355
Số chia
3
3
4
5
Thương
141
141
2401
1071
- Nhận xét,đánh giá
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
 Tóm tắt
 1 thùng : 1025 l .
 2 thùng : ..... l ?
 Lấy ra : 1350 l
 Còn lại : .....l dầu ?
- Nhận xét và sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + giấy nháp
Bài giải
Số dầu ở hai thùng là :
1025 x 2 = 2250 ( l)
Số dầu còn lại là:
2250 - 1350 = 1100 ( l)
 Đáp số: 1100 lít dầu.
 11- 7 = 4
 11- 9 = 2
 11 - 10 = 1
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số đã cho
113
1015
1107
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
Gấp 6 lần
 678
6090
6642
- HDHS làm bài - HS làm b/l + b/con theo dãy 3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 3
Tự nhiên xã hội
(Đ/c Sen soạn giảng)
Tiết 4:
 Mĩ thuật 
Tiết 22: Vẽ theo mẫu.Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
I/ Mục tiêu: 
*Mục tiêu chung:
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều
 -Biết cách tô màu vào dòng chữ 
 -Tô được màu dòng chữ nét đều
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Tô được màu vào dòng chữ nét đều theo bạn.
II/ Chuẩn bị:
GV: -Sưu tầm 1 số dòng chữ nét đều 
 - Bảng mẫu chữ nét đều 
 - Phấn màu
HS: -Vở vẽ, bút màu 
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học bộ môn
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: 
Hoạt động của thầy
- GV giới thiệu chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau 
- Chữ nét đều có chữ hoa và chữ thường 
- Có thể dùng các màu sắc khác nhau cho các dòng chữ 
*HĐ 1: Quan sát, nhận xét 
- Mẫu chữ nét đều của nhóm em có màu gì ?
- Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh) ?
 - Độ rộng của các chữ có bằng nhau không ?
- Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không ?
*HĐ 2: Cách vẽ màu vào dòng chữ 
- GV nêu yêu cầu HS nhận biết 
- Tên dòng chữ 
-Các con chữ kiểu chữ 
*HĐ 3: Thực hành 
*HĐ 4: Nhận xét, đánh giá 
-GV chọn 1 số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý HS nhận xét 
Hoạt động của trò
- HS lắng nghe 
- HS phát biểu 
- Là mẫu chữ to, nét đậm
- Có độ rộng bằng nhau 
- Có thể vẽ thêm màu nền
- HS tìm màu và cách vẽ màu 
- Chọn màu theo ý thích 
- Vẽ màu chữ trước. Màu sát nét chữ (không ra ngoài nền)
- Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau
- Màu của dòng chữ phải đều 
-HS thực hành vẽ màu (GV quan sát giúp đỡ những em còn chậm)
-Cách vẽ màu 
-Mẫu chữ và màu nền được vẽ như thế nào ? (Mỗi dòng chữ)
-HS tự tìm ra bài mình thích và xếp loại 
Em Hường + Tiện
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau
Tiết5
Sinh hoạt lớp Tuần 22
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục. 
- Học sinh có nền nếp trong học tập.
II. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nhận xét chung:
- Đa số các em ngoan, lễ phép. Đi học đều và đúng giờ, có sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tham gia vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
2. Nhận xét cụ thể:
a. Về học tập:
- Các em ngoan, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài......................................................................................................................................
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý trong học tập.
...........................................................................................................................................
- Vẫn còn một số em chưa thường xuyên luyện chữ, chữ viết xấu:..
b. Về lao động vệ sinh:
- Trực nhật : Sạch sẽ
- Lao động: Tham gia vệ sinh sân trường sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân: Đầu, tóc, quần, áo gọn gàng sạch sẽ.
c. Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HS tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
III. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trên.
- Có biện pháp giúp đỡ kèm cặp HS yếu và HS khuyết tật.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22- L3.doc