Giáo án bài học Tuần 34 Khối 3

Giáo án bài học Tuần 34 Khối 3

Tiết 2 + 3: Tập đọc – Kể chuyện.

Bài:

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc:

Kiến thức:

 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.

 - Hiểu ND, ý nghĩa: Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

Kĩ năng:

 - Đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi đoạn.

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 34 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tiết 2 + 3: Tập đọc – Kể chuyện.
Bài:
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc:
Kiến thức:
	- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.
	- Hiểu ND, ý nghĩa: Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
Kĩ năng:
	- Đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi đoạn.
Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Thái độ:
	- Giáo dục HS yêu thích truyện cổ tích.
* HS khá, giỏi đọc đúng, trôi chảy toàn bài và trả lời được các câu hỏi trong bài.
* HS yếu đọc đúng toàn bài trả lời được câu hỏi 1. Kể lại 1 đoạn câu chuyện.
B. Kể Chuyện:
- HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài học trong SGK.
-Bảng phụ Viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ 
Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên đọc bài "Mặt trời xanh của tôi" và trả lời câu hỏi:
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
+ VS tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
- GV nhận xét bài.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề: 
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
3. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
 - GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. 
- Giúp HS giải thích các từ mới: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với chú Cuội?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và HS thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?
- GV nhận xét, chốt lại: 
 Vợ cuội quên lời chồng dặn, đem nước tười cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào? Chọn một ý em cho là đúng ?
(5')
(1')
(72')
HS thực hiện
HS nêu
Học sinh đọc thầm theo GV
HS xem tranh minh họa.
HS đọc từng câu.
HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
HS đọc từng đoạn trước lớp.
3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
 HS giải thích từ.
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
HS đọc thầm đoạn 1.
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người.Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho.
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt thuốc lá. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên..
HS thảo luận câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
HS nhận xét, chốt lại.
HS phát biểu cá nhân.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV yêu cầu một số HS đọc lại.
- GV yêu cầu các HS thi đọc đoạn 3.
- GV yêu cầu 2 HS thi đọc cả bài.
- GV nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay
* Hoạt động 4: Kể chuyện. 
- GV cho HS quan sát các gợi ý.
+ Gợi ý 1: Xưa, có một chàng tiều phu tốt bụng tên là Cuội sống ở vùng núi nọ.
+ Gợi ý 2: Một hôm, Cuội đi vào rừng, bất ngờ bị một con hổ con tấn công. Thấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá, quăng rìu, leo tót lên một cây cao.
+ Gợi ý 3: Từ đây, Cuội ngạc nhiên thấy một cảnh tượng lạ
- Một HS kể mẫu đoạn.
- GV yêu cầu từng cặp HS kể.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
4. Tổng kết – dặn dò. 
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Nhận xét bài học.
(15')
(1')
HS lắng nghe.
HS thi đọc đoạn 3.
 HS cả lớp nhận xét.
HS các gợi ý.
HS kể.
Từng cặp HS kể chuyện.
Một vài HS thi kể trước lớp.
HS nhận xét.
Tiết 4: Toán.
Bài:
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TT)
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
	- Biết làm tính cộng , trừ, nhân, chia (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100 000.
- Giải được bài toán bằng hai phép tính.
Kĩ năng:
	- HS có kĩ năng làm bài.
Thái độ:
	- HS yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS khá, giỏi tính toán nhanh, làm bài đúng, chính xác.
* HS yếu biết thực các phép tính ở mức độ đơn giản.
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phấn màu.
III/ Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV. Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000 (tiết 2) 
- Gọi 3 học sinh lên bảng sửa bài 2.
- Nhận xét ghi điểm.	
2. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
- Giới thiệu bài – ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV mời 4 HS lên bảng thi làm bài và nêu cách tính nhẩm.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại.
 Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV mời 8 HS lên bảng sửa bài và nêu cách tính. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại.
 * Hoạt động 2: Làm bài 3.
Bài 3:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài. 
- Một giải vào bảng phụ
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 4: GV cho 3 tổ thi điền số nhanh vào ô trống.
Nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc.
4. Tổng kết – dặn dò. 
 Nhận xét tiết học.
(4')
(1')
(33')
(1')
HS thực hiện
HS nêu
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS nêu.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Bốn HS lên bảng thi làm sửa bài.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Tám HS lên bảng sửa bài.
HS nhận xét bài của bạn.
HS đọc yêu cầu của bài.
Một HS tóm tắt bài toán
Một giải vào bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở.
HS cả lớp nhận xét.
HS thi điền nhanh.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Anh 
Tiết 2: TC Toán.
Bài:
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TT)
I. Mục tiêu:
MTC:
- Củng cố cho HS về cộng , trừ, nhân, chia (nhẩm và viết).
- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính.
MTR:
* HS khá, giỏi tính toán nhanh, làm bài đúng, chính xác.
- HS yếu thực hiện các bài tập đơn giản.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (27')
Bài 1: HS làm vào vở, 4 học sinh nêu cách tính và đọc kết quả.
Bài 2: HS làm vào vở, 6 học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp giải vào vở, 1 học sinh giải vào bảng phụ.
2. GV chấm bài: (8')
- GV chấm bài, sửa sai.
- Tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Tiết 3: 	TC Tiếng việt	 
Luyện đọc
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I/ Mục tiêu:
MTC:
- Đọc đúng các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: tiều phu, quăng rìu, nhai mớm.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ.
MTR:
HS khá, giỏi đọc đúng, chính xác, diễn cảm. Kể lại được toàn bài.
HS yếu đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng. Kể lại được 1 đoạn.
II. Hoạt động dạy học: (35')
1. Đọc trước lớp: (23')
- Nối tiếp mỗi HS đọc một đoạn.
- GV nêu câu hỏi tương ứng với đoạn đọc để HS trả lời.
2. Đọc theo nhóm: (12')
- GV cho học sinh đọc phân vai trong nhóm 2.
 - Đại diện các nhóm thi đọc với nhau.
- GV cùng học sinh nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Tiết 1: Toán
Bài:
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam)
- Biết giải toán các bài có liên quan đến những đại lượng đã học.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lựơng đã học.
Thái độ:
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
* HS khá, giỏi làm bài đúng, nhanh, chính xác.
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phấn màu.
III/ Phương pháp và hình thức tổ chức
 PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
 HT: cá nhân, nhóm
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động GV
ĐL
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000. (TT) 
- GV gọi 3 HS làm bài 2.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
- Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV hướng dẫn HS đổi (nhẩm ):7m3cm = 703cm.
- GV nhận xét, chốt lại ... .
- GV mời 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài. Một HS lên bảng giải bài toán.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. 
- GV nhận xét, chốt lại.
 Bài 4.
- GV mời 1 HS yêu cầu đề bài.
- GV chia HS thành 4 nhóm nhỏ. Cho các em chơi trò chơi “ Ai nhanh”:
- Yêu cầu: Các nhóm sẽ lên thi làm bài tiếp sức. Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm xong, đúng sẽ chiến tthắng.
 - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Tổng kết – dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
(4')
(1')
(33')
(1')
HS thực hiện
HS nêu
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Một HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
3 HS làm bài vào bảng phụ.
HS nhận xét bài của bạn.
HS chữa bài đúng vào VBT.
HS đọc yêu cầu của bài.
Một HS tóm tắt bài toán. Cả lớp làm bài vào vở.
1 HS lên bảng làm bài.
HS cả lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Các nhóm thi làm bài với nhau.
HS cả lớp nhận xét.
BUỔI CHIỀU
Tiết 2: TC Toán
Bài:
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I Mục tiêu:
MTC:
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
MTR:
* HS khá, giỏi giải toán đúng, chính xác.
- HS yếu làm được bài 1, 2.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28')
Bài 1: HS tự quan sát hình và làm bài vào vở.
- GV gọi 1 học sinh đọc kết quả, lớp nhận xét.
Bài 2: GV gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh làm, lớp giải vào vở, 2 học sinh lên bảng làm câu a và b.
- Lớp và GV chữa bài trên bảng.
Bài 3: HS làm bài vào vở, 1 HS giải vào bảng phụ, lớp nhận xét.
2. GV chấm bài: (7')
- GV chấm bài, sửa sai. 
- Tuyên dương học sinh làm bài tốt.
Tiết 2: Anh văn
Tiết 3:	Sinh hoạt	 
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS nắm bắt được những việc đã và chưa làm được trong tuần qua.
- Giúp học sinh học tốt hơn trong tuần tới.
II. Hoạt động dạy học:
1. Nhận xét hoạt động thời gian qua: (16')
- Tất cả học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ. Trực nhật lớp sạch sẽ, kịp thời.
- Một số em con quên mang VBT.
- Quyên góp giấy vụn lần 2.
- Một số Đội viên chưa mang khăn quàng.
2. Kế hoạch thời gian tới: (14')
- Tiếp tục duy trì sĩ số lớp học. Trực nhật lớp sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân.
- Học và làm bài đầy đủ, chuẩn bị đồ dùng trước khi đến lớp.
- Đối với đội viên phải đeo khăn quàng khi đến lớp.
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
Tiết 4:	Thể dục
TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN THEO NHÓM 2 -3 NGƯỜI .
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác tung và bắt bóng . yêu cầu thuộc, thực hiện động tác chính xác.
- Chơi trò chơi : " Chuyển đồ vật ". Yêu cầu tham gia chơi chủ động .
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Địa điểm – phương tiện :
- Sân trường sạch sẽ ;bảo đảm an toàn 
- Chuẩn bị 1 cái còi , 3 em 1 quả bómg 
 III .Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung và phương pháp dạy học 
 Định lượng 
Đội hình tập luyện 
1. Phần mở đầu: 
- HS tập hợp đội hình hành ngang , GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chơi trò chơi " Kết bạn "
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
2. Phần cơ bản :
* Ôn tung và bắt bóng 
- GV cho HS lần lượt ôn tung và bắt bóng cho nhau 
- GV theo dõi , uốn nắn à HS di chuyển hàng ngang 
* Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật 
GV chia lớp làm 2 tổ có số người bằng nhau 
- GV nêu tên trò chơi .phổ biến luật chơi 
- Lưu ý HS khi chơi phải bảo đảm an toàn 
- GV cho HS chơi thử .sau đó chơi chính thức 
- GV theo dõi ,uốn nắn 
3. Phần kết thúc :
- GV cho HS đi thả lỏng hít thở sâu thành 3 hành ngang
- GV cùng HS hệ thống lại bài 
- GV nhận xét tiết học 
- GV hô giải tán .HS hô khoẻ .
5 phút 
25 phút
5phút 
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
GV
x x x x-.> x x
x x.x x -> x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
GV
Tiết 4: 	Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI MÙA HÈ
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung đề tài.
- HS biết sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
- Vẽ tranh và vẽ màu theo ý thích.
II/ Chuẩn bị:
- Sưu tầm một hình vẽ.
- Hình gợi ý cách vẽ .
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1')
2. Bài cũ: Thường thức Mĩ thuật. (4')
- GV gọi 2 HS lên xem tranh và trả lời câu hỏi do GV đưa ra. 
- GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề (1')
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28')
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV yêu cầu HS xem tranh . GV cho HS nhận xét:
+ Thời tiết mùa hè như thế nào?
+ Cảnh vật mùa hè thường có màu sắc nào ?
+ Con vật nào báo hiệu mùa hè?
+ Cây nào thì nở hoa vào mùa hè?
- GV gợi ý HS về những hoạt động trong mùa hè:
+ Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè?
+ Mùa hè em nghĩ mát ở đâu?
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV giới thiệu hình, gợi ý để HS nhận ra:
+ Mùa hè có những hoạt động nào? Diễn ra ở đâu? Những hoạt động cụ thể nào;
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nêu bật nội dung;
+ Vẽ hình ảnh phụ sau;
+ Vẽ màu theo ý thích làm nỗi cảnh sắc mùa hè;
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ bình đựng nước.
- GV nhắc nhở HS :
+ Vẽ thay đổi các hình dáng người để bài vẽ sinh động.
+ Thay đổi cách vẽ màu tạo sự hấp dẫn cho tranh.
- GV quan sát HS vẽ
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS đánh giá:
+ Nội dung tranh.
+ Các hình ảnh được sắp xếp.
+ Màu sắc trong tranh.
- GV cho HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó GV cho HS thi đua vẽ bức tranh mùa hè.
- GV nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của HS.
HS quan sát tranh.
HS trả lời.
HS quan sát.
HS lắng nghe.
HS thực hành vẽ.
HS giới thiệu bài vẽ của mình.
Hai nhóm thi với nhau.
 HS nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. (1')
- Nhận xét bài học.
Tiết 7: 	Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI MÙA HÈ
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung đề tài.
- HS biết sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
- Vẽ tranh và vẽ màu theo ý thích.
II. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. (4')
- GV yêu cầu HS xem tranh . GV cho HS nhận xét:
+ Thời tiết mùa hè như thế nào? Cảnh vật mùa hè thường có màu sắc nào Con vật nào báo hiệu mùa hè?
+ Cây nào thì nở hoa vào mùa hè?
- GV gợi ý HS về những hoạt động trong mùa hè:
+ Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè? Mùa hè em nghĩ mát ở đâu?
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. (5')
- GV giới thiệu hình, gợi ý để HS nhận ra
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nêu bật nội dung; Vẽ hình ảnh phụ sau; Vẽ màu theo ý thích làm nổi cảnh sắc mùa hè;
* Hoạt động 3: Thực hành. (21')
- GV nhắc nhở HS - HS thực hành vẽ.
+ Vẽ thay đổi các hình dáng người để bài vẽ sinh động.
+ Thay đổi cách vẽ màu tạo sự hấp dẫn cho tranh.
- GV quan sát HS vẽ
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (5')
- GV cho HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó GV cho HS thi đua vẽ bức tranh mùa hè.
- GV nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của HS.
Tiết 4: 	Thể dục
ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2- 3 NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người .Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác chính xác.
- Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật . Yêu cầu biết tham da chơi chủđộng 
- Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Địa điểm - Phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ. Bảo đảm an toàn
- Chuẩn bị 1 cái còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng 
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu:
- GV cho HS tập hợp đội hình vòng tròn .phổ biến nd ,yêu cầu tiết học 
- Tập bài thể dục PTC 
- Chơi trò chơi : Chim bay , cò bay 
2. Phần cơ bản 
* Ôn động tác tung và bắt bóng 
- HS thực hiện ĐT tung và bắt bóng qua lại nhau theo nhóm 3 người , GV theo dõi ,h dẫn thêm 
- GV cho từng đôi di chuyển hàng ngang cách nhau 2-4 m,tung và bắt bóng qua lại 
* Ôn nhảy dây : HS nhảy dây theo khu vục đã định .
* Choi trò chơi : Chuyển đồ vật 
- GV chia lớp làm 2 đội bằng nhau 
- GV cho lớp trưởng đk ,GV theo dõi ,làm trọng tài ,đội thua phải nhảy lò cò. 
3, Phần kết thúc 
- GV cho HS tập hợp hàng dọc ,hít thở sâu 
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Dặn dò bài về nhà ,n xét tiết học 
- GV hô giải tán ,HS hô khoẻ
5’
25’
5’
GV
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
GV
x x
x x
x x
x x
Tiết 2: 	Hát nhạc.
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập các bài hát đã học.
- Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
II/ Chuẩn bị:
- Nhạc cụ.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1')
2. Bài cũ: (4')
- GV gọi 2 HS lên hát bài hát đã học.
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1')
- Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28')
* Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học .
- GV cho các tổ thi hát các bài hát đã học.
- Cả lớp hát kết hợp gõ nhịp theo phách, nhịp, tiết tấu.
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn 2 – 3 bài hát đã học.
- GV chỉ định 3 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
- Cho các em hội ý để chuẩn bị biểu diễn một trong những bài hát đã học trong năm.
- Lần lượt từng nhóm biểu diễn.
- GV và HS tuyên dương nhóm hát hay biễu diễn đẹp
5. Tổng kết – dặn dò. (1')
- Nhận xét bài học.
HS hát thi giữa các tổ.
HS hát kết hợp với múa phụ họa.
Từng nhóm biểu diễn trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc