Giáo án bài học Tuần 4 - Lớp 3 - Trường tiểu học Ngọc Trung

Giáo án bài học Tuần 4 - Lớp 3 - Trường tiểu học Ngọc Trung

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

 Người mẹ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 A.TẬP ĐỌC:

 1.Rèn kn đọc thành tiếng:

 -Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã.

 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.

 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.

2 .Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

 - Nắm được diễn biến của câu chuyện.

 - ND bài :Người mẹ rất thương con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bài học Tuần 4 - Lớp 3 - Trường tiểu học Ngọc Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4
( Từ 22/09 đến 26/09/2008)
Thứ/ngày
Môn học
Tên bài học
2
22/09
Tập đọc
Người mẹ
T. đọc - KC
Người mẹ
Toán
Luyện tập chung
Đạo đức
Giữ lời hứa (tiếp)
3
23/09
Chính tả
Tuần 4 ( T1)
Toán
Kiểm tra
Thủ công
Gấp con ếch(tiét hai)
Âm nhạc
Học hát: bài ca đi học
Mĩ thuật
Vẽ tranh:đề tài trường em
4
24/09
Tập đọc
Ông ngoại
Toán
Bảng nhân 6
Tập viết
Ôn chữ hoa: C.
TNXH
Hoạt động tuần hoàn
5
25/09
Toán
Lụyên tập
LTVC
Ôn từ ngữ về gia đình- Ôn câu ai là gì .
Thể dục
Ôn đội hình đội ngũ-trò chơi:thi xếp hàng
Thể dục
i vượt chướng ngại vật thấp-Trò chơi :thi xếp hàng
6
26/09
Chính tả
Tuần 4 (T2)
Tập làm văn
Nghe kể: “ dại gì mà đổi” ,điền vào giấy tờ in sẵn
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số
TNXH
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
Tập đọc – Kể chuyện
 Người mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
 A.Tập đọc:
 1.Rèn kn đọc thành tiếng: 
 -Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã...
 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.
 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
2 .Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã...
 - Nắm được diễn biến của câu chuyện.
 - ND bài :Người mẹ rất thương con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 
B.Kể Chuyện
 1. Rèn KN nói: Biết cùng bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Lời kể tự nhiên, sinh động. 
 2. Rèn KN nghe: Chăm chú nghe bạn kể;Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn;kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1.Giáo viên:-Tranh minh hoạ SGK. 
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
 - Vài đạo cụ để học sinh dựng lại câu chuyện theo cách phân vai 
 2. Học sinh : SGK 
III.CáC HOAT ĐÔNG DAY HOC
.Tập đọc
 1. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh đọc bài: Chiếc áo len
 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài:Giáo viên giới thiệu bài đọc bằng lời.
* HĐ1: Luyện đọc:
 a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
 b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 - Đọc câu: 
 + HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm.
 + Đọc đoạn : (4 đoạn)
 - Lượt 1: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. (HS Khá - Giỏi nêu cách đọc từng đoạn; HS TB nhắc lại) Giáo viên theo dõi, sửa cách ngắt, nghỉ trong từng câu, đoạn
 - Lượt 2: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GV kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa từ cho học sinh (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.).Học sinh khá đặt câu với từ khẩn khoản.Học sinh TB,yếu đọc chú giải sau bài
 + Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đôi và sửa lỗi phát âm cho nhau.
 - 1HS giỏi đọc cả bài.
*HĐ2: HD tìm hiểu bài:
 Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK và nêu được :
 Câu hỏi 1 SGK: (Học sinh kể: Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông con)
 Câu hỏi 2 SGK: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai)
 Câu hỏi 3: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước)
 Câu hỏi 4 : ( Ngạc nhiên, )
 Câu hỏi 5 : ( Người mẹ trả lời vì bà là mẹ)
HDHS rút ra nội dung của bài: Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 
*HĐ3 : Luyện đọc lại: 
 - Giáo viên đọc mẫu đoạn 4, lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn.4
 - Ba học sinh thi nhau đọc đọan 4- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất, rõ ràng nhất 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai nhóm 3.
 - HS thi đọc phân vai trước lớp. Với nhóm yếu GV có thể nói lời người dẫn chuyện
 - Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
*HĐ1: Nêu nhiệm vụ.
 - 1 HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện:. 
 +Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. Lời kể tự nhiên, sinh động. .
*HĐ2: HD HS kể chuyện 
Giúp học sinh nắm được nhiệm vụ.
 - 1Học sinh đọc đề bài ( học sinh TB).Cả lớp đọc thầm
 - Học sinh tự lập nhóm, phân vai. 
 - GV nhắc HS nói lời nhân vật theo trí nhớ, không nhìn sách . 
 - Học sinh thi kể dựng lại câu chuyện theo cách phân vai trước lớp.
 - Cả lớp bình chọn nhóm kể đúng, kể hay.
3. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà tiếp tục tập kể chuyện cho người thân nghe .
Toán
Luyện tập chung 
 I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
 - Củng cố cách giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên : 8 hình tam giác bằng nhựa.
2. Học sinh : Bảng con , phấn, 8 hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:2 HS làm trên bảng: 4x74x6 ; 4x5...5x4.(học sinh TB)
 Học sinh nhận xét, GV đánh giá cho điểm
2. Bài mới
 *Thực hành:
Bài 1: Đặt tính và tính: 
 - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - HS làm bài cá nhân.Học sinh yếu thực hiện một cột a,b 
 - 3 HS lên bảng thực hiện. (có đủ ba đổi tượng học sinh- giáo viên giúp đỡ những HS yếu )
 - HS và GV nhận xét, chữa bài.
 - 1 học sinh yếu nhắc lại cách thực hiện .
Bài 2: Tìm x: 
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
 - HS làm bài cá nhân. 2 HS lên bảng thực hiện.
 - HS nhận xét , GV chốt lại kết quả và cách làm đúng.
 - HS đổi chéo vở kiểm tra, một số cặp báo cáo kết quả kiểm tra . 
 - Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia(giữa thành phần và kết quả). 
Bài 3: Tính:
 - 1 Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh làm bài vào vở nháp.
 - 2 Học sinh lên bảng chữa bài. 
 - Học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại kết quả đúng. 
 - HS tự kiểm tra bài của mình 
 - Học sinh nêu lại cách thực hiện tính và cách trình bày .
 Bài 4: Bài toán.
 - Học sinh đọc đề toán. Giáo viên HD HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - Cả lớp làm vào vở .
 - 1 Học sinh lên bảng chữa bài . 
 - Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.
 - Học sinh nêu lại cách giải:Thực hiện phép trừ (160 -125 = 35 (l) )
 - HS nêu dạng toán : So sánh hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
3. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, giao bài về nhà, chuẩn bị bài tiết sau. 
Đạo đức
Giữ lời hứa
I. Mục tiêu: 
 1.Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
 2.Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1.Giáo viên :
 -Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh, trắng.
 2. Học sinh : VBT. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm hai người.
 *Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa; không đồng tình với những hành không giữ đúng lời hứa.
 * Cách tiến hành: 
 1.Giáo viên nêu yêu cầu BT: Hãy ghi vào chữ Đ trước hành vi đúng; ghi S trước hành vi sai.
 2.Thảo luận the nhóm đôi.
 3. Một số nhóm trình bày.
 4. Giáo viên kết luận. 
Hoạt động 2 : Đóng vai. 
 *Mục tiêu: Học sinh biết ứng xử đúng trong các tình huống liên quan đến việc giữ lời hứa.
 *Cách tiến hành:
 1. Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống . 
 2. Các nhóm thảo luận.
 3. Các nhóm lên đóng vai.
 4. Thảo luận cả lớp.
 5. Giáo viên kết luận. 
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 *Mục tiêu: Củng cố bài, giúp học sinh nhận thức đúng về việc giữ lời hứa.
 *Cách tiến hành:
 1. Giáo viên nêu từng ý kiến.
 2. Học sinh bày tỏ thái độ về từng ý kiến(giơ thẻ) và giải thích lí do.
 3. Giáo viên kết luận. 
Hoạt động nối tiếp.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
 Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2008
Chính tả
I. Mục đích yêu cầu
 1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe- viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung của bài Người mẹ (62 tiếng). 
 - Làm BT phân biệt d/gi/r. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 1.Giáo viên : Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2a. 
 2. Học sinh : VBT
III. Các HĐ dạy học:
 1. Bài cũ: GV đọc, 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: ngắc ngứ,ngoặc kép, trung thành, chúc, tong.( học sinh TB). Giáo viên –Học sinh, nhận xét.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: HD học sinh nghe- viết:
 a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần đoạn viết. 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. 
 - Giúp học sinh nắm nội dung đoạn viết.
 - Giúp học sinh nhận xét: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 - HS tập viết ra nháp những tiếng dễ viết sai.1 học sinh viết trên bảng .
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 b. Đọc cho học sinh viết bài:
 - Giáo viên đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi uốn nắn.
 c. Chấm, chữa bài.
 - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc vào cuối bài.
 - GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ2 : HD HS làm bài tập.
 a) Bài tập 2a: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS thưc hiện vào vở bài tập 
 - GV mời 2 học sinh lên thi làm ( Học sinh khá).
 - Cả lớp nhận xét, bổ sung. Học sinh đọc kết quả. GV chốt lại lời giải đúng và sửa lỗi phát âm.
 - Cả lớp chữa bài vào vở BT
 Bài tập 3a
 - Giáo viên mở bảng phụ.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 - 1 Học sinh làm mẫu. 
 - Học sinh làm vào VBT. Ba HS lên bảng chữa bài.Lớp nhận xét ,GVchốt lại lời giải đúng (ru, dịu dàng , giải thưởng)
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học – Về nhà học các câu đố trong bài tập2 
Toán
 kiểm tra
 I. Mục tiêu: 
 Kiểm tra kết quả ôn tập về:
 - Kĩ năng thực hiện phép cộng,trừ ( có nhớ 1 lần) các số có 3 chữ số.
 - Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( dạng 1/2, 1/3, 1/4, 1/5).
 - Giải bài toán đơn về ý nghĩa phép tính.
 - Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. Giáo viên :Đề kiểm tra.
 2. Học sinh : Giấy kiểm tra
iII. Các hoạt động dạy học:
 1- Giáo viên ra đề bài
 Câu 1: Đặt tính rồi tính:
 327 + 416 ; 561 - 244 ; 462 + 354 ; 728 - 456 .
 Câu 2 :Khoanh vào số chấm tròn:
ã ã ã	ã
ã ã	 ã	ã
ã ã	 ã	ã
 Câu 3 : Mỗi hộp có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc ?
 Câu 4.a :Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (kích thước như hình vẽ) 
 B D
 25 cm 
A 
 C
 b. Đường gấp khúc ABCD có độ dài là bao nhiêu mét 
 2 .Đáp án và cách cho điểm :
 Câu1: 4 điểm .HS biết đặt tínhvà tính đúng kết quả môi phep tính cho1điểm(743,
 317, 816, 272 )
 Câu2: (1điểm) Khoanh đúng vào số chấm tròn cho 1điểm (4chấm tròn)
 Câu3: (2,5 điểm) Viết đúng câu lời giải cho 1điểm
 - Viết phép tính cho 1điếm (4 x 8 = 32 (cái))
 - Viết đúng đáp số cho 0,5 điểm 
 Câu4(: 2,5 điểm) :Tính đúng độ dài đường gấp khúc ( 100cm) vầ đổi được 100cm =1m ... ó chức năng gì?
Bước2: Làm việc cả lớp
 Giáo viên yêu cầu đại diên mỗi nhóm lên trình bày.
*Kết luận 
HĐ 3. Chơi trò chơi Ghép chữ vào hình. 
*Mục tiêu: Củng cố bài học. 
*Cách tiến hành
Bước 1 : GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang 35)
Bước 2 :-Tổ chức cho học sinh chơi.
 - Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
3 . Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học -giao bài về nhà . Chuẩn bị tiết sau.
 Thứ năm ngày25 tháng 9 năm 2008
. Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
 - Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.
 - Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. Giáo viên : SGK, VBT, SGV.
 2. Học sinh : SGK, bảng con, phấn
Iii Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ : 2 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6. Giáo viên nhận xét. 
 2. Bài mới : 
 * Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 Hoạt động 1: Thực hành:
 Bài tập 1 :Tính nhẩm.
 - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - HS làm bài cá nhân. Sau đó tổ chức cho HS chơi trò chơi “ truyền tin” .
 - GV nêu cách chơi HS thực hiện chơi theo nhóm .	
 - HS và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. 
 - Hai học sinh đọc lại toàn bài 
Bài 2 :Tính.
 - HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
 - HS làm bài cá nhân. 3 học sinh lên bảng chữa bài .
 - HS nhận xét, GV chốt lại kết quả và cách làm đúng . 
 - HS đổi chéo vở để kiểm tra. Một số nhóm báo cáo kết quả kiểm tra 
 - Học sinh trung bình nêu lại cách thực hiện . 
 VD: 6 x 9 + 6 = 54 + 6 
 = 60
Bài 3 : Giải toán.
 - HS đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp đọc thầm.
 - Cả lớp làm bài cá nhân vào vớ nháp . 1 học sinh lên bảng chữa bài 
 - HS nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng. ( ĐS: 24 quyển vở). 
 - Học sinh nêu lại cách giải ( Học sinh TB, yếu ).
Bài 4: Viết tiếp vào dãy số
 - HS đọc yêu cầu bài 4. Cả lớp đọc thầm.
 - Cả lớp làm bài cá nhân. 2 học sinh lên bảngchữa bài ( Học sinh TB ).
 - HS nhận xét, GVchốt lại cách điền đúng 
 - 1 học sinh nêu lại cách điền tiếp số còn thiếu vào dãy số. 
 VD:dãy a viết thêm 6đv, dãy b viết thêm 3đv 
Bài tập 5 :
III Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học .Về nhà tiêp tục học thuộc bảng nhân 6.
Luyện từ và câu
Tuần 4
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Mở rộng vốn từ về gia đình. 
 2. Ôn kiểu câu : Ai ( cái gì, con gì)- là gì ?.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1 .Giáo viên : 
 -Bảng phụ viết sẵn bảng trong BT 2. 
 2 .Học sinh : VBT
III. Các HĐ dạy học:
 1. Bài cũ : 1 học sinh làm BT 1 tiết trước.GV-Hs nhận xét .
 2. Bài mới : * Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ - YC tiết học.
*HĐ 1 : HD học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.
 - Cả lớp làm bài theo cặp vào giấy nháp.
 - Học sinh nêu miệng. Giáo viên viết nhanh lên bảng .
 - Cả lớp - GV nhận xét chốt kết quả đúng: VD: Ông bà,ông chú, ông cha,
Bài tập 2: Xếp câu vào ô trống thích hợp.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.Cả lớp đọc thầm theo.
 - Mời 1 học sinh giỏi lên bảng làm mẫu.
 - Cả lớp làm bài theo cặp vào giấy nháp.
 - Giáo viên mời 4 học sinh lên bảng làm.( có đủ bốn đối tượng )
 - Cả lớp - GV nhận xét chốt kết đúng.
 - Vài học sinh đọc lại các câu thành ngữ tục ngữ đã học. YC học sinh nêu cách hiểu từng câu thành ngữ tục ngữ.
 Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu. (Ai là gì? )
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.Cả lớp đọc thầm theo.
 - Mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu.(học sinh giỏi)
 - Cả lớp làm bài theo cặp.(học sinh trong tự đặt câu và đọc cho nhau nghe.)
 - Học sinh nối tiếp nhau nêu miệng. 
 - Cả lớp - GV nhận xét chốt kết quả đúng .VD:Tuấn là anh của Lan.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học . Về nhà đặt câu theo mẫu đã học:Ai là gì?
Thể dục( 2 tiết)
(Gv đặc thù dạy )
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008
Chính tả
I . Mục đích yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Chép lại chính xác bài thơ lục bát Chị em (56 chữ).
 - Làm đúng BT phân biệt tiếng có âm dễ lẫn tr/ ch.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. Giáo viên : 
 - Bảng phụ viết nội dung bài thơ lục bát Chị em 
 - Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT 2.
2. Học sinh : VBT 
III. Các HĐ dạy học:
 1. Bài cũ : GV đọc,2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.( học sinh TB, khá). Giáo viên –Học sinh, nhận xét.
 2. Bài mớ i: Giới thiệu bài
*HĐ1 : HD học sinh tập chép:
a) Chuẩn bị:
 - GV đọc bài thơ viết trên bảng phụ- HS đọc lại.
 - Giúp học sinh nắm nội dung.
 - Giúp học sinh nhận xét: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 - Học sinh đọc thầm bài thơ và tự viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai.
 - 1 học sinh viết bảng.
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 b) HS nhìn SGK chép bài và soát lỗi.
 - GV theo dõi nhắc nhở HS.
 c) Chấm chữa một số bài và nhận xét.
* HĐ2: HD làm BT 
Bài 2
 - HS đọc yêu câu của bài tập.(oăc hay ăc)
 - Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. 3 học sinh lên bảng làm bài.
 - GV - HS nhận xét chốt lời giải lại lời giải đúng. (đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.) Một số học sinh đọc lại.
 b) Bài tập 3a:- HS đọc yêu cầu bài tập.(Điền tr hay ch)
 - GV giúp học sinh hiểu nội dung BT
 - Mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu. Cả lớp làm vào giấy nháp.
 - 1 học sinh đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm. 
 - GV - HS nhận xét chốt lời giải đúng.(chung,trèo,chậu)
 - Cả lớp chữa bài vào VBT.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà 
Tập làm văn
Tuần 4
I. Mục đích yêu cầu:
 1.Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, sinh động. 
 2.Rèn kĩ năng viết: Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
II. Đồ dùng dạy học: 
 1 .Giáo viên : Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi;ảng lớp viết 3 câu hỏi (SGK)
 2. Học sinh : VBT, SGK,
III .các hoạt đông dạy - học
 1 -Bài cũ : Giáo viên KT vở 4-5 học sinh 
 2 -Bài mới :*Giới thiệu bài trực tiếp.
* HDHS làm bài tập:
Bài tập 1:
 - 1 HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý.
 - Gv giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
 - Học sinh quan sát tranh, đọc gợi ý. 
 - Giáo viên kể chuyện. Kể xong lần 1, hỏi học sinh câu hỏi gợi ý (SGK)
 - Giáo viên kể chuyện lần 2.
 - Học sinh nhìn bảng tập kể:
 +Lần 1:Học sinh khá, giỏi kể. Giáo viên nhận xét.
 + Lần 2: Học sinh TB kể. Giáo viên nhận xét.
 - Cuối cùng giáo viên hỏi: Truyện buồn cười ở điểm nào? 
 - Giáo viên-học sinh nhận xét, đánh giá, bình chọn một số bạn kể hay nhất.
Bài tập 2:
 - 1 HS đọc yêu cầu bài.
 - 1 học sinh đọc mẫu điện báo.Sau đó nói trình tự của điện báo.
 - Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài và tình huống cần viết điện báo.
 - 2 học sinh đọc mẫu điện báo, làm miệng. -Giáo viên-học sinh nhận xét.
 - Học sinh viết vào VBT.Giáo viên kiểm tra, chấm 1 số bài .
3 . Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà
 - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài.
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
 (không nhớ)
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ)
 - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
. Học sinh : SGK,VBT,bảng con phấn 
iII. Các hoạt động dạy học:
 1 Bài cũ : 3 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6. 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm. 
2. Bài mới :* Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 *Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân.
 - Giáo viên viết bảng: 12 x 3 = ? rồi yêu cầu học sinh tìm kết quả.
 - Học sinh nêu cách tính.(HS khá). Học sinh TB nhắc lại.
 - Giáo viên hướng dẫn :
 12 	. 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
 x 	. 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
 3
 36
 - Cho vài học sinh nêu lại.(học sinh TB)
 *Thực hành.
Bài 1: Tính.
 - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh nêu cách làm ( Học sinh khá ).
 - Cả lớp làm bài cá nhân.(học yếu làm 3cột. GVhướng dẫn giúp đỡ học sinh thực hiện còn lúng túng )
 - 3 học sinh lên bảng chữa bài ( Học sinh TB ).
 - HS nhận xét,GVchốt lại kết quả và cách tính đúng.
 - Học sinh nêu lại cách làm ( Học sinh TB, yếu ).
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
 - HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh khá làm mẫu và nêu rõ cách đặt tính và cách tính.
 - Cả lớp làm bài cá nhân. 2học sinh lên bảng làm bài ( Học sinh TB ).
 - HS và GV nhận xét chữa bài. 
 - Học sinh nêu lại cách tính ( Học sinh TB, yếu ).
Bài 3: Giải toán. 
 - HS đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp đọc thầm.
 -1 học sinh nêu cách giải. ( Học sinh khá). Lớp làm cá nhân vào vở nháp
 -1 học sinh lên bảng chữa bài ( Học sinh TB ).
 - HS nhận xét, GV chốt kết quả và cách làm đúng. (ĐS: 48 bút chì).
C. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm lại những bài tập làm sai
Tự nhiên –xã hội
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
 -So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
 -Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 -Tập thể dục đều đặn, vui chơi vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên : -Các hình SGK trang 18,19.
2. Học sinh : SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ : Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. 
 - Giáo viên-Học sinh nhận xét .
 2/ Bài mới : Giới thiệu bài: trực tiếp.
HĐ1 : Chơi trò chơi vận động.
 *Mục tiêu: -So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
 * Cách tiến hành:
 - Bước 1 : Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi.
 - Bước 2 :Tổ chức cho học sinh chơi.
 - Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
 *Kết luận 
 *HĐ2
*Mục tiêu: Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 -Tập thể dục đều đặn, vui chơi vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
 *Cách tiến hành.
 - Bước 1: Thảo luận nhóm.
 - Học sinh quan sát hình trang 19, thảo luận theo câu hỏi gợi ý (SGK).
 - Bước 2:Làm việc cả lớp.
 - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .GV,học sinh bình chọn nhóm trả lời tốt.
 *Kết luận : 
3 . Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học . 
 Thể dục :
 Ôn đội hình đội ngũ- Trò chơi :Thi xếp hàng
 (GV TD DạY)
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4(7).doc