Đạo đức Giữ lời hứa
Tiếng anh Giáo viên bộ môn thực hiện
NGLL Chủ điểm tháng 9: Vui đến trường.
Rèn toán Ôn tập về giải toán
Rèn đọc Chiếc áo len
TNXH Bệnh lao phổi
Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ quả
Rèn chính tả Chiếc áo len ( Nghe – viết)
Thể dục Tập hợp hàng dọc, hàng ngang và dóng hàng, quay phải, quay trái
Rèn LT & C So sánh. Dấu chấm.
Rèn toán Xem đồng hồ (tt)
Tiếng Anh Giáo viên bộ môn thực hiện
Tin học Giáo viên bộ môn thực hiện
Thể dục Đi theo nhịp 1-4. Đi theo vạch kẻ thẳng.Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
SHL Tuần 3
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BUỔI CHIỀU TUẦN 3 Ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai 21/9/2020 1 Đạo đức Giữ lời hứa 2 Tiếng anh Giáo viên bộ môn thực hiện 3 NGLL Chủ điểm tháng 9: Vui đến trường. Thứ ba 22/9/2020 1 Rèn toán Ôn tập về giải toán 2 Rèn đọc Chiếc áo len 3 TNXH Bệnh lao phổi Thứ tư 23/9/2020 1 Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ quả 2 Rèn chính tả Chiếc áo len ( Nghe – viết) 3 Thể dục Tập hợp hàng dọc, hàng ngang và dóng hàng, quay phải, quay trái Thứ năm 24/9/2020 1 Rèn LT & C So sánh. Dấu chấm. 2 Rèn toán Xem đồng hồ (tt) 3 Tiếng Anh Giáo viên bộ môn thực hiện Thứ sáu 25/9/2020 1 Tin học Giáo viên bộ môn thực hiện 2 Thể dục Đi theo nhịp 1-4. Đi theo vạch kẻ thẳng.Trò chơi “ Tìm người chỉ huy” 3 SHL Tuần 3 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020 Tiết 1 Đạo đức Giữ lời hứa (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiế nhi đối với Bác Hồ. Kĩ năng: Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 3.Hành vi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. *HCM: -Chủ đề; Cần, kiệm, liêm chính. -Bác Hồ là một vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.GV: Một số bài thơ,bài hát,câu chuyện,tranh ảnh về Bác Hồ.giấy khổ to,bút viết bảng.Năm điều Bác Hồ dạy. 2.HS. Đồ dùng học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Khởi động: ( 5 phút) . -Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS. -Nhận xét. -Giới thiệu bài mới. Các hoạt động chính: HĐ 1: Thảo luận nhóm (10 phút) . * Mục tiêu: HS biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. * Phương pháp: thảo luận nhóm. * Đồ dùng dạy- học: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. * Cách tiến hành: -Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 vở bài tập đạo đức 3 tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó. -GV thu kết quả thảo luận. -Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm. -Yêu cầu thảo luận để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý. -Yêu cầu 3-4 HS trả lời. -Nhận xét và nêu kết quả đúng. HĐ 2: Phân tích truyện “ Các cháu vào đay với Bác” (10 phút) . *Mục tiêu:HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ. *Phương pháp: thảo luận nhóm. *Đồ dùng dạy- học: câu chuyện: "Các cháu vào đây với Bác”. *Cách tiến hành: -Kể chuyện : “Các cháu vào đây với Bác”. -Yêu cầu cả lớp thảo luận theo câu hỏi sau: + Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào? +Em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào? -GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng. HĐ 3: Thảo luận cặp đôi.(10 phút) *Mục tiêu: giúp HS hiểu và nhớ nội dung năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. *Phương pháp: thảo luận nhóm. *Cách tiến hành: -Yêu cầu: thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. -Yêu cầu HS tìm hiếu Năm điều Bác Hồ dạy. -Nhắc nhở cả lớp noi gương những HS ngoan như thế. GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy. 3. Hoạt động nối tiếp: (3 phút) -GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau. - Hát. -Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm. -Đại diện kết quả các nhóm trình bày kế quả thảo luận. -Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung sửa chữa cho nhóm bạn. - 3- 4 HS trả lời. HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung. -Cả lớp chú ý lắng nghe. Một HS đọc lại truyện. - 3-4 HS trả lời. -HS còn lại chú ý lắng nghe và nhân xét bổ sung. -Thảo luận cặp đôi. - 2-3 HS đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm. - 2-3 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ab?&@ab Tiết 2 TIẾNG ANH GIÁO VIÊN BỘ MÔN THỰC HIỆN ab?&@ab Tiết 3 NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 Vui Đến Trường Thảo Luận NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ HỌC SINH I.MỤC TIÊU: -Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó. - Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: a. Nội dung: - Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường. - Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó. b. Hình thức hoạt động: - Chuẩn bị câu hỏi và liên hệ thực tế III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: a. Về phương tiện hoạt động: - Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học. - Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa nội quy, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của nhà trường, của lớp trong năm qua. - Một số tiết mục văn nghệ. b. Về tổ chức: * Giáo viên chủ nhiệm: - Phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động. - Yêu cầu từng học sinh nghiên cứu nội quy của nhà trường và việc thực hiện nội quy của bản thân, của tập thể lớp trong năm học qua. - Giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án. * Lớp thảo luận thống nhất chương trình, hình thức hoạt động và phân công cụ thể: - Người điều khiển chương trình và thư ký. - Tranh trí. - Một tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. * Từng tổ phân công cho các tổ viên IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: - Hát tập thể. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, người điều khiển và thư kí. - Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi cho các lớp thảo luận. - Dựa vào đáp án, người điều khiển tổng kết lại từng vấn đề đã thảo luận. - Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ xen kẽ vào chương trình tạo không khí vui vẻ. - Hát tập thể. V.TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG: Người điều khiển: động viên cả lớp phấn đấu tự giác thực hiện đúng nội qui và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ab?&@ab vvvvvvvvvvvvvvvvv Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020 Tiết 1 RÈN TOÁN Ôn tập về giải toán I.MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết giải bài toán về nhiều hơn và ít hơn. Biết giải bài toán về hơn kém nhau 1 số đơn vị. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1,2,3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực và sáng tạo. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bảng phụ. -HS: Đồ dùng học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: Kiểm tra bài cũ Yêu cầu HS lấy bảng con ra thực các bài tập theo yêu cầu GV. 2.Các hoạt động chính: a.Hoạt động 1: *Mục tiêu : ôn lại kiến thức. *Phương pháp: gợi mở- vấn đáp. *Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS nêu ôn lại về dạng toán nhiều hơn, ít hơn, hơn kém nhau 1 số đơn vị. b.Hoạt động 2:Thực hành *Mục tiêu: thực hiện các bài tập. *Phương pháp: thực hành- luyện tập. *Đồ dùng dạy- học: bảng phụ. *Cách tiến hành: Giải bài toán về nhiều hơn Một cửa hàng buổi sáng bán được 60 quyển sách, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 30 quyển sách. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu quyển sách. -GV yêu cầu HS đọc đề. -Yêu cầu HS làm vào vở. -GV sửa bài và nhận xét. Giải toán về ít hơn -GV treo bảng phụ: Khối lớp 2 có 165 học sinh, khối lớp ba có ít hơn khối lớp hai 18 học sinh. Hỏi khối lớp ba co bao nhiêu học sinh? -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV gọi 1 HS lên bảng làm bài và HS còn lại làm vào vở. -Giải toán về hơn kém nhau 1 số đơn vị -GV đọc đề cho HS ghi vào vở. Tổ hai có 6 học sinh nữ và 4 học sinh nam.Hỏi số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam bao nhiêu học sinh? -Cả lớp làm bài vào vở. -GV nhận xét và sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp: -Về nhà xem lại và làm luyện thêm các bài tập. - Hát. - HS trả lời. -HS đọc đề. -HS làm bài vào vở. -1HS lên bảng sửa bài. Bài giải: Số quyển sách buổi chiều cửa hàng đó bán được là: 60+30=90(quyển sách) Đáp số: 90 quyển sách -HS đọc đề. -HS thực hiện yêu cầu của GV. Bài giải: Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là: 6 - 4= 2 (học sinh) Đáp số: 2 học sinh RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ab?&@ab Tiết 2 RÈN ĐỌC Chiếc áo len I.MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Anh em phải biết nhường nhịn ,thương yêu lẫn nhau; trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK. Kĩ năng: Biết ngắt hơi hợp lí sau dấu chấm ,dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện . Thái độ: Yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 1.GV: bảng phụ, tranh minh họa trong SGK. 2. HS: Đồ dùng học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Khởi động: (5 phút) -Kiểm tra bài cũ (4 phút). -1 HS nêu tên tựa bài. -Gọi HS kể lại câu chuyện và nêu nội dung chính. -GV nhận xét cho HS. -Giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Các hoạt động dạy: a.Hoạt động 1: Hiểu nội dung. *Mục tiêu: Hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong SGK. *Phương pháp: đàm thoại. *Cách tiến hành: -Cho HS trả lời các câu hỏi SGK. b.Hoạt động 2: Rèn đọc. *Mục tiêu: Đọc to rõ, đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý. *Phương pháp: luyện tập- thực hành. *Đồ dùng dạy- học: bảng phụ. *Cách tiến hành: -Yêu cầu HS đọc cá n ... ách chơi để HS nắm và biết cách chơi. - GV cho HS thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực. - Cho HS nhắc lại nội dung vừa được ôn luyện. - Nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ab?&@ab vvvvvvvvvvvvvvvvv Thứ năm ngày 24 tháng 09 năm 2020 TIẾT 1 RÈN LUYỆN TỪ VÀ CÂU So sánh. Dấu chấm I.MỤC TIÊU: -Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn. Nhận biết từ chỉ so sánh. Ôn luyện về dấu chấm. II.ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV: Bảng phụ. HS: Sách giáo khoa, vở. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS làm lại bài 1. 2. Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài - Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những hình ảnh so sánh trong câu thơ và điền dấu chấm. b- Hướng dẫn làm bài tập: * Mục tiêu: giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu. * Phương pháp: luyện tập- thực hành. * Đồ dùng dạy- học: bảng phụ. * Cách tiến hành: Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. Tìm các hình ảnh so sánh: GV hướng dẫn HS làm phần a. a) Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Phần còn lại HS thảo luận cặp. GV chữa ở bảng phụ Bài 2: Đọc đề, xác định yêu cầu. HS tìm các từ chỉ sự so sánh - gạch chân. GV nhận xét Bài 3: HS đọc đề, xác định yêu cầu. Khi nào thì viết dấu chấm? Sau dấu chấm cần viết như thế nào? HS làm vở – 1 HS chữa bài GV chấm – chữa bài. 3. Hoạt động nối tiếp: Câu văn, thơ có hình ảnh so sánh thường có từ nào để so sánh? Khi nào viết dấu chấm? Về nhà chuẩn bị bài tuần 4. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe làm bài. - HS làm bài theo cặp. - Sửa bài. - Đọc đề và xác nhận yêu cầu của đề. - HS làm bài. - HS lắng nghe. - HS trà lời. - Viết hoa. - HS làm bài tập. - HS trả lời. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ab?&@ab TIẾT 2 RÈN TOÁN Xem đồng hồ (tt) I.MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số ttừ 1 đến 12 và đọc được theo 2 cách.Chẳng hạn 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập: bài 1,2,4. Thái độ: Yêu thích môn học, rèn thái độ tích cực và sáng tạo. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: 1.GV: Bảng phụ và mặt đồng hồ. 2.HS: Đồ dùng học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Khởi động: - Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập. - Nhận xét. Các hoạt động chính: a.Hoạt động 1: Hướng dẫn xem đồng hồ (10 phút). *Mục tiêu: giúp HS biết xem đồng hồ. *Phương pháp: trực quan, gợi mở- vấn đáp. *Đồ dùng dạy- học: bảng phụ và mặt đồng hồ. *Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát đồng hồ thứ nhất trong bài học rồi nêu. - Sau đó GV hướng dẫn 1 cách đọc giờ, phút nữa: Các kim đồng hồ đang chỉ 9 giờ 55 phút, các em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 10 giờ. - Tương tự GV hướng dẫn HS đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng hai cách. b.Hoạt động 2: Luyện tập *Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập cần làm cho HS. *Phương pháp: luyện tập- thực hành. *Đồ dùng day- học: bảng phụ và mặt đồng hồ. *Cách tiến hành: BÀI 1: -Bài tập yêu cầu các em nêu giờ biểu diễn trên mặt đồng hồ. + Đồng hồ A chỉ mấy giờ? + 3 giờ 45 phút còn được gọi là mấy giờ? - GV gọi HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ rồi sữa bài. BÀI 2: - GV cho HS sửa thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa . -GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét: Đúng hoặc sai. BÀI 4: - GV hướng dẫn HS. - Tổ chức cho HS làm bài phối hợp, chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS. - Khi làm bài, lần lượt từng HS làm các công việc sau: HS đọc câu hỏi. HS đọc giờ trên câu hỏi và trả lời. HS quay kim đồng hồ. - Hết 1 bức tranh HS đổi vị trí cho nhau. 3. Hoạt động nối tiếp: -GV yêu cầu HS nhắc lại tựa bài. -2 HS lên bảng học giờ theo 2 cách khác nhau -GV dặn HS về nhà luyện thêm bài tập và cách xem đồng hồ. -Nhận xét tiết học. Hát - 4 HS lên bảng làm bài tập . - Kim đồng hồ chỉ 9 giờ 55 phút. - HS nhẩm miệng và có thể nói: 9 giờ 55 phút hay 10 giờ kém 5 phút đều được. -3 giờ 45 phút -4 giờ kém 15 phút - HS thực hành. - Nhận xét bạn quay kim đồng hồ”. + 3 giờ 15 phút +9 giờ kém 10 phút +4 giờ kém 5 phút - Các nhóm thực hiện công việc của mình. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ab?&@ab Tiết 3 TIẾNG ANH GIÁO VIÊN BỘ MÔN THỰC HIỆN vvvvvvvvvvvvvvvvv Thứ sáu ngày 25 tháng 09 năm 2020 Tiết 1 TIN HỌC GIÁO VIÊN BỘ MÔN THỰC HIỆN ab?&@ab Tiết 2 THỂ DỤC Đi theo nhịp 1-4.Đi theo vạch kẻ thẳng. TRÒ CHƠI : “ TÌM NGƯỜI CHỈ HUY” I.MỤC TIÊU: -TĐ: Tập luyện nghiêm túc và tham gia trò chơi tích cực -Biết cách đi thường 1-4 theo nhịp. -Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng. II.ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: Sân trường sạch và mát -Phương tiện: còi,vạch đường thẳng III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A.Mở đầu; * ổn định: so hàng và báo cáo - Phổ biến nhiệm vụ,yêu cầu giáo án: Hôm nay các em ôn lại một số kĩ năng đội hình đội ngũ đã học.Thực hiện trò chơi ‘ tìm người chỉ huy” *Khởi động: Tập động tác khởi động,xoay cổ tay,cổ chân,xoay gối,hông,đánh tay,tại chỗ, chạy bước nhỏ, nâng cao đùi. *Kiểm tra bài cũ: - Gọi vài HS lên thực hiện vài kĩ thuật động tác đã học. B.Phần cơ bản: Hướng dân kĩ thuật động tác: *Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng,điểm số,quay trái,quay phải. *Tập hợp hàng ngang, dồn hàng, dàn hàng. *Đi theo nhịp 1-4 hàng dọc. *Đi theo vạch kẻ thẳng. - Toàn lớp tập luyện kĩ thuật động tác. - Từng hàn tập lại kĩ thuật động tác. - Gọi vài HS tập cá nhân. Trò chơi “ Tìm người chỉ huy” - Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi. - Cho HS chơi thử. - Tiến hành trò chơi. C.Kết thúc: - Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể,để cơ thể mau hồi phục. - Củng cố: Vừa rồi các em được ôn luyện nội dung gì? ( đội hình đội ngũ) - Nhận xét và dặn dò - Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về tập lại kĩ thuật đã học. - Nghe GV báo cáo và phổ biến nhiệm vụ giáo án. - GV cho HS khởi động nhanh và trật tự. - Nhận xét ghi đánh giá mức độ hoàn thành động tác của HS. - GV hô hiệu lệnh cho HS tập và kết hợp quan sát-trực tiếp sửa sai cho HS khi tập sai động tác. - GV tập lại động tác mẫu cho HS xem và tập theo để HS tập đúng,chuẩn kĩ thuật động tác. - GV hướng dẫn cách thức chơi để HS nắm và biết cách chơi. - Thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực. - HS nhắc lại nội dung vừa được ôn luyện. - Nhận xét và giao bài cho HS về tập ở nhà. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ab?&@ab Tiết 3 SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 I.MỤC TIÊU: - HS nắm được nội quy của nhà trường, của lớp. - Học sinh biết được những việc mình đã làm được và chưa làm được trong tuần qua. - Thực hiện tốt các mặt: Chuyên cần, học tập, vệ sinh, nề nếp. - Giáo dục học sinh biết lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ. II. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần: * Chuyên cần: .......................................................................................................................................... * Học tập: ........................................................................................................................................... * Vệ sinh: ........................................................................................................................................... * Nề nếp: ........................................................................................................................................... * Giáo viên nhận xét, tuyên dương: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2. Triển khai các hoạt động tuần 3: Giáo viên nhắc nhở học sinh về các mặt: * Chuyên cần: Đi học phải đầy đủ, đúng giờ. Nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ. * Học tập: Trong giờ học phải tập trung, chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài. Về nhà phải học bài, làm bài tập về nhà đầy đủ. * Vệ sinh: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, trường học. Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi. Tuân thủ vệ sinh phòng dịch bệnh Covid- 19. * Nề nếp: - Giữ trật tự, tập trung chú ý nghe cô giảng bài. - Các em đi xe buýt cần tuân thủ đúng quy định khi đi lên xe, chờ xe dừng hẳn mới lên, xuống xe. - Các em bán trú cần thực hiện đúng quy định của bán trú, ăn giỏi, ngủ ngoan, giữ trật tự, không đùa giỡn. - Mỗi sáng các em phải tham gia tập thể dục thật tốt để bảo vệ và tăng cường thể lực, không chạy nhảy, di chuyển theo sự hướng dẫn của giáo viên. 3. Tuyên dương các tổ thực hiện tốt nội quy của lớp trong tuần. Tuyên dương các cá nhân thực hiện xuất sắc các mặt hoạt động. Nhận xét chung.
Tài liệu đính kèm: