Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Bài 2: Gạch dưới những từ không chỉ sự vật dưới đây:

a. trường học, học sinh, giáo viên, học tập.

b. sách vở, bút mực, phấn bảng, viết bài.

c. bảng đen, sáng sủa, lớp học, bàn ghế.

d. chào cờ, lao động, cắp sách, cuốc xẻng.

- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

- Các nhóm phát biểu ý kiến, GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> Củng cố về từ chỉ sự vật.

* Phân biệt l/n

Bài 3: Điền vào ô trống các tiếng có từ ngữ ghi ở cột bên trái:

Tiếng Từ ngữ

no M: no nê,

- HS nêu yêu cầu bài. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm.

- Các nhóm thảo luận, thi tìm từ nhanh.

- Đại diện các nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.

- GV cùng HS nhận xét, chốt từ đúng; tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ nhất, nhanh nhất.

 

doc 8 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Soạn: 22/8 	 Dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số; cách giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số; giải toán có lời văn thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: phiếu học tập (bài 1).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
HS lấy ví dụ về phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số và thực hiện tính vào bảng con. 2 HS làm bảng lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung: 
Bài 1:Viết vào chỗ trống:
 Đọc số
Viết số
Ba trăm ba mươi mốt
879
Chín trăm linh chín
593
- HS nêu cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS đọc lại các số trong bài.
=> Củng cố cách đọc, viết các số có ba chữ số.
Bài 2: Điền dấu >, < ,= :
 404  440	200 +5  250
 765 756	440 - 40  399
 899 900	500 + 50 + 5 555
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- GV cùng HS chữa bài, HS giải thích cách điền một số dấu trong bài.
=> Củng cố cách so sánh hai số có ba chữ số.
Bài 3: Sắp xếp các số 435, 534, 453, 354, 345, 543.
 a) Theo thứ tự từ bé đến lớn:
 b) Theo thứ tự từ lớn đến bé:
- 1 HSTB lên bảng làm, lớp làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách so sánh và sắp xếp số theo thứ tự.
Bài 4:Toàn có 56 hòn bi, Nam có nhiều hơn Toàn 19 hòn bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu hòn bi?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS làm bài:
+ Muốn biết cả hai bạn có bao nhiêu hòn bi ta cần biết điều gì?
+ Biết Nam có nhiều hơn Toàn 19 hòn bi, có tìm được số bi của Nam không? Làm phép tính gì?
- HS nêu các bước giải bài toán; HS nhắc lại. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS giải bài toán.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài; chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính phép cộng, trừ các số có ba chữ số?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập về từ chỉ sự vật. Phân biệt l/n
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về từ ngữ chỉ sự vật, phân biệt l/n.
- HS tìm, phân biệt được các từ thuộc nhóm từ chỉ sự vật. Điền đúng vào ô trống các tiếng có từ ngữ cho trước, tìm đúng từ viết sai chính tả.
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: phiếu học tập (bài 1).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
- HS tìm các từ bắt đầu bằng l hay n viết vào bảng con. 1 HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài ôn: 
2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung:
* Ôn tập về từ chỉ sự vật
 Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong ba khổ thơ sau:
 Trăng ơi .. từ đâu đến?
 Hay từ cánh rừng xa
 Trăng hồng như quả chín
 Lửng lơ lên trước nhà.
 Trăng ơi .. từ đâu đến?
 Hay biển xanh diệu kì
 Trăng tròn như mắt cá
 Chẳng bao giờ chớp mi.
 Trăng ơi .. từ đâu đến?
 Hay từ một sân chơi
 Trăng bay như quả bóng
 Bạn nào đá lên trời.
	(Trần Đăng Khoa) 
- HS đọc đề bài, thảo luận theo nhóm đôi, gạch chân dưới từ chỉ sự vật vào phiếu học tập. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
+ Thế nào là từ chỉ sự vật?
=> Củng cố từ ngữ về sự vật.
Bài 2: Gạch dưới những từ không chỉ sự vật dưới đây:
a. trường học, học sinh, giáo viên, học tập.
b. sách vở, bút mực, phấn bảng, viết bài.
c. bảng đen, sáng sủa, lớp học, bàn ghế.
d. chào cờ, lao động, cắp sách, cuốc xẻng.
- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Các nhóm phát biểu ý kiến, GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố về từ chỉ sự vật.
* Phân biệt l/n
Bài 3: Điền vào ô trống các tiếng có từ ngữ ghi ở cột bên trái:
Tiếng
Từ ngữ
no
M: no nê, 
lo
nội
lội
- HS nêu yêu cầu bài. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận, thi tìm từ nhanh.
- Đại diện các nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt từ đúng; tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ nhất, nhanh nhất.
- HS đọc lại các từ vừa tìm được.
=> Củng cố cách phân biệt l / n.
Bài 4: Gạch dưới tiếng viết sai chính tả trong mỗi câu sau:
a. Nước lũ tràn về ngập hết đường nàng.
b. Những người trong làng đang rất no lắng.
c. Năm nào đồng bào miền Trung cũng gặp lạn.
d. Chúng ta cùng nhau chia sẻ với nỗi niềm của họ.
- HS đọc bài, làm bài vào vở, gạch chân dưới tiếng viết sai và sửa lại cho đúng.
- HS đọc lại các câu sau khi sửa sai.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đùng.
=> Củng cố phân biệt l/n.
3. Củng cố, dặn dò
+ Thế nào là từ chỉ sự vật? Cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp.
Văn nghệ chào mừng năm học mới, thầy cô và bạn bè (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. Hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và bạn bè.
- Rèn luyện kĩ năng nhận nhiệm vụ và các kĩ năng tham gia hoạt động chung của tập thể. Tham gia văn nghệ chào mừng năm học mới sôi nổi, nhiệt tình.
- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp, yêu ca hát.
II. Chuẩn bị
- GV: bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp, bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, các loại sổ ghi chép.
- HS: Các tiết mục văn nghệ cá nhân, tập thể.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1.Nội dung: 
- HS bầu ra đội ngũ cán bộ lớp. 
- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò.
2. Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. Nội dung và phương pháp
 Nội dung
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Bầu ban cán sự lớp.
*Văn nghệ chào mừng năm học mới, thầy cô và bạn bè.
3. Kết thúc hoạt động
 Hoạt động của GV
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài.
- GV tuyên bố lí do, yêu cầu HS thảo luận để bầu ra ban cán sự lớp: Yêu cầu: Tìm bạn có năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình trong mọi công việc... và gồm:
- 1 lớp trưởng, 1 lớp phú học tập, 1 lớp phó văn thể, 3 tổ trưởng.
- GV theo dõi, giúp đỡ, giải thích khi HS cần.
- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp và tập thể.
- Hướng dẫn từng nhiệm vụ phải làm cho từng thành viên của cán bộ lớp.
- Mời đại diện của ban cán sự lớp hứa trước lớp.
- GV chúc mừng HS.
- GV gợi ý, chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu.
- GV theo dõi, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm có nhiều tiết mục hay, biểu diễn tốt, tuyên dương, khen.
- GV kết hợp liên hệ giáo dục HS.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS
Hoạt động của HS
- HS ghi vở.
- HS thảo luận bầu ra ban cán sự lớp theo yêu cầu của GV.
- HS đề cử sau khi đó thảo luận xong đội ngũ cán bộ lớp.
- HS được đề cử tự giới thiệu về bản thân.
- Từng thành viên của cán bộ lớp nhận nhiệm vụ của mình.
- Các thành viên lần lượt nhắc lại việc làm của mình.
- 1 HS đại diện cho cán bộ lớp lên hứa và nhận nhiệm vụ
- Lời chúc mừng của đại diện HS
- HS cùng nhau thảo luận về tiết mục văn nghệ, kể chuyện chuẩn bị biểu diễn, chọn 1 bạn dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục mà nhóm mình biểu diễn.
- Các nhóm chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
- Từng nhóm lên biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị trước lớp. 
- HS bình chọn bạn dẫn chương trình hay nhất, nhóm biểu diễn tốt nhất, tuyên dương
- HS lắng, nghe, hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 23/8 	 Dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2015
TOÁN*
Luyện tập cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cho HS cách tính cộng trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. Giải toán có liên quan phép cộng và phép trừ.
- Rèn kĩ năng đặt tính, giải toán có lời văn nhanh, đúng; đặt đề toán theo tóm tắt và giải toán.
- Giáo dục học sinh tự giác học tập, có phương pháp tự học tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: phiếu học tập (bài 1).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
- HS lấy ví dụ về phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số và thực hiện tính vào bảng con. 2 HS làm bảng lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
 2.2 Nội dung: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 345 + 213	421 + 375	689 – 327	753 - 512
 246 + 342	609 + 250	531 - 220	864 - 203
- HS đọc bài, nêu yêu cầu, làm bài vào phiếu học tập.
- 4HS lên bảng chữa bài, nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- GV cùng HS nhận xét, nhận xét về đáp án, cách trình bày bài.
=> Củng cố cộng (trừ) các số có ba chữ số (không nhớ).
Bài 2: Tìm x
a. 984 – x = 271	b. 615 + x = 735
c. 215 + x = 307 + 131 d. x - 243 = 568 - 147
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 4HS làm bài trên bảng lớp.
- HS nêu thành phần chưa biết của từng phép tính và nêu cách làm từng phần.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: Có hai đội học sinh tham gia trồng cây, đội thứ nhất có 45 học sinh, đội thứ hai có nhiều hơn đội thứ nhất 10 học sinh. Hỏi hai đội có tất cả bao nhiêu học sinh?
- HS đọc bài và nêu yêu cầu đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm vào vở bài tập, GV theo dõi, chữa bài.
=> Củng cố giải toán về “nhiều hơn”. 
Bài 4: Đặt đề toán theo tóm tắt sau và giải bài toán:
Đàn gà có: 456 con
Đã bán: 213 con
Còn lại:....con gà?
- HS nêu yêu cầu bài, đặt đề toán theo tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách đặt đề toán và giải toán.
Bài 5: Tìm số có ba chữ số biết rằng tổng của số đó với số nhỏ nhất có ba chữ số bằng 532.
- HS đọc bài, thảo luận theo cặp, làm bài vào vở nháp.
- 1HS làm bài trên bảng lớp và nêu cách làm
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố giải toán có lời văn về phép trừ.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính phép cộng, trừ các số có ba chữ số?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần. Phân biệt s/x
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần 1: “Cậu bé thông minh’, “Hai bàn tay em”. Phân biệt s/x.
- HS đọc rành mạch, đọc hay các bài tập đọc trên, kể lại một đoạn của câu chuyện theo tranh; 
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, tự biết yêu quý đôi bàn tay. Bước đầu có phương pháp tự học.
II.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: 
+ Nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 1? 
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 1
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng).
- HS mở SGK trang 4, 7 đọc thầm bài.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu. HS luyện đọc bài theo nhóm 4 (HS đọc tốt giúp đỡ bạn đọc chưa tốt; cùng nhau trao đổi về cách đọc bài). 
- HS đọc theo nhóm, nêu cách đọc, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n, s/x, ch/tr.
- HS thi đọc bài: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi, đọc bài. 
- HS đặt câu hỏi liên quan nội dung đoạn bạn vừa đọc, nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, liên hệ giáo dục HS.
* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện:
+ Kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ
- GV cùng HS đặt câu hỏi, nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện?
+ Em học tập được điều gì ở bạn nhỏ trong câu chuyện?
- GV nhận xét, liên hệ GD.
=> Củng cố nội dung câu chuyện đã học trong tuần.
* Phân biệt s/x.
Bài 1: Gạch bỏ tiếng không ghép được với tiếng cho trước trong mỗi dòng sau:
a. xét xử: xử, xem, duyệt, sấm, hỏi	d. sét: sấm, thần, xử, đất
b. xào: nấu, thịt bò, huyệt, xáo	e.sào: đất, ruộng, thịt, huyệt
c. xinh: đẹp, tươi, sống, xắn	g. xinh: sống, ngày, hoạt, xẻo
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở nháp, bảng lớp.
- GV cùng HS chữa bài. HS đọc lại các từ, liên hệ.
+ Tìm thêm từ bắt đầu bằng s/x?
=> Củng cố phân biệt s/x
Bài 2: Thi tìm, viết nhanh các từ, câu văn, đoạn văn, đoạn thơ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
- HS làm bài vào vở nháp, đọc bài trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- GV gắn bảng một số bài làm tốt của HS. 
- HS đọc, tự nêu một cặp từ phân biệt s/x rồi đặt câu với cặp từ đó. 
=> Củng cố phân biệt s/x.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2015.doc