Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Bài 1: Ghi lại 9 từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn sau:

 Từ buổi ấy, Bồ Nông con mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé ra đồng xúc tép, xúc cá. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng đem về cho mẹ.

 (Phong Thu)

 - HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở nháp (ghi lại những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái). 1 HS làm bài trên bảng phụ.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt đáp án (mò mẫm, đi kiếm mồi, ra đồng, xúc tép, xúc cá, chết, bắt được, ngậm, đem về)

+ Đoạn văn trên kể về việc gì?

=> Củng cố về từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái.

 

doc 6 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Soạn: 14/11 	 Dạy: Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2015
TOÁN*
Ôn: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy làn số bé; giải bài toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Rèn kĩ năng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, giải đúng bài toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé, ta làm như thế nào? Cho ví dụ.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
Bài 1: Viết số vào ô trống theo mẫu:
Số lớn
16
36
48
24
64
Số bé
 4
 6
 6
 3
 8
Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị?
Số lớn gấp mấy lần số bé?
- HS nêu yêu cầu bài, làm vào phiếu học tập. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, giải thích kết quả. GV – HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS nêu cách tìm số lớn hơn số bé, số lớn gấp mấy lần số bé.
+ Muốn biết số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào?
+ Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
=> Củng cố về so sánh số lớn hơn số bé; số lớn gấp mấy lần số bé.
Bài 2: Bao gạo cân nặng 45kg, túi gạo cân nặng 5kg. Hỏi bao gạo nặng gấp mấy lần túi gạo?
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
- HS tự làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài; GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Bài 3: Lớp 3B có 8 học sinh giỏi. Số học sinh khá nhiều hơn số học sinh giỏi 32 học sinh. Hỏi số học sinh khá gấp mấy lầ số học sinh giỏi?
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
- HS tự tóm tắt, làm bài vảo vở. 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài. GV hướng dẫn HS còn lúng túng dưới lớp làm bài:
+ Muốn biết số học sinh khá gấp mấy lần số học sinh giỏi ta cần biết điều gì?
+ Có tìm được số học sinh khá không? Làm thế nào?
+ Biết số học sinh khá, số học sinh giỏi; có tìm được số học sinh khá gấp mấy lần số học sinh giỏi không? Làm thế nào? 
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Năm nay bố 35 tuổi, con 7 tuổi. Hỏi:
a/ Bố hơn con bao nhiêu tuổi? 
b/Tuổi bố gấp mấy lần tuổi con?
c/ Sau bao lâu nữa tuổi bố gấp 4 lần tuổi con?
- HS làm đọc bài, làm vở, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng làm phần c: 
+ Khi tuổi bố gấp 4 lần tuổi con ta vẽ sơ đồ tuổi con mấy phần, tuổi bố mấy phần?
+ Lúc đó bố hơn con bao nhiêu tuổi? 
=> Củng cố bài toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò
+ Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé, ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. Phân biệt s/x
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn tập, củng cố về từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái; phân biệt s/x.
- HS tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn, từ thích hợp điền vào chỗ trống để các hoạt động trong từng câu được miêu tả cụ thể hơn; phân biệt đúng tiếng bắt đầu bằng s/x.
- Giáo dục HS chăm chỉ, ý thức học tập tốt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh con trâu.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
Bài 1: Ghi lại 9 từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn sau:
	Từ buổi ấy, Bồ Nông con mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé ra đồng xúc tép, xúc cá. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng đem về cho mẹ.
	(Phong Thu)
 - HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở nháp (ghi lại những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái). 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt đáp án (mò mẫm, đi kiếm mồi, ra đồng, xúc tép, xúc cá, chết, bắt được, ngậm, đem về)
+ Đoạn văn trên kể về việc gì?
=> Củng cố về từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái.
Bài 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để các hoạt động trong từng câu được miêu tả cụ thể hơn:
a. Những chú gà con chạy.trong sân.
b. Từng đàn trâu.bước đi về chuồng.
c. Những cánh chim bay.trên bầu trời.
d. Mẹ..vuốt mái tóc em.
e. Béviết từng con chữ.
- HS đọc bài, làm vở, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài, HS nêu đáp án, giải thích.
VD: (a. lon ton, b. thong thả, c. rập rờn, d. nhẹ nhàng / dịu dàng, e. nắn nót)
- GV lưu ý HS về việc dùng từ, đặt câu khi viết văn.
=> Củng cố từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ hoạt động, trạng thái.
*Phân biệt s/x
 Bài 3: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả? Em hãy sửa lại cho đúng
 Sạch sẽ, xanh sao, xang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp xách, sương đêm, xửa chữa, xức khỏe.
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS chữa bài, chốt từ đúng. HS đọc; cả lớp đọc lại các từ sau khi đã sửa lại cho đúng. HS đặt câu có từ trong bài.
=> Củng cố tiếng có phụ âm đầu s/x.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Đố vui: Tìm và ghi lại 6 từ chỉ trạng thái của đi; 6 từ chỉ trạng thái của bay?
- HS thi tìm nhanh các từ theo yêu cầu, VD: (từ chỉ trạng thái của đi: khoan thai, chậm rãi, lững thững, đủng đỉnh, lộp cộp, thoăn thoắt, lạch bạch, thình thịch; 6 từ chỉ trạng thái của bay: chập chờn, rập rờn, vun vút, la là, vù vù, nhẹ nhàng, )	
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TOÁN*
Luyện tập so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, giải toán.
- Rèn kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, vận dụng giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích học toán, có phương pháp tự học.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Viết số vào ô trống theo mẫu:
Số lớn
15
24
40
18
32
Số bé
 5
 4
 5
 3
 8
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS giải thích kết quả. GV – HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Nêu cách so sánh số lớn số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn?
=> Củng cố về so sánh số lớn số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài 2: Một xe ô tô cở nhỏ chở được 28 bao gạo. Một xe ô tô cỡ lớn chở được 113 bao gạo. Hỏi xe ô tô cỡ nhỏ chở được số bao gạo bằng một phần mấy số bao gạo xe cỡ lớn chở được?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Muốn biết xe ô tô cỡ nhỏ chở được số bao gạo bằng một phần mấy số bao gạo xe cỡ lớn chở được ta cần biết điều gì?
=> Củng cố cách giải bài toán về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài 3: Có 8 con gà trống. Số gà mái nhiều hơn số gà trống 32 con. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán, làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài:
+ Muốn biết số gà trống bằng một phần mấy số gà mái ta cần biết điều gì?
+ Đã biết số gà trống và gà mái chưa? Muốn biết số gà mái ta làm như thế nào?
+ Biết số gà mái và gà trống, làm thế nào để tìm số gà mái gấp mấy lần số gà trống?
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 
=> Củng cố cách giải bài toán về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài 4: Thương của hai số là 46. Nếu tăng số chia lên 2 lần thì thương mới bằng bao nhiêu?
- HS đọc bài, phân tích bài toán, thảo luận nhóm đôi tìm cách làm.
- Đại diện các nhóm nêu cách làm, GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
+ Trong phép chia, nếu tăng số chia lên 2 lần thì thương sẽ thay đổi như thế nào? (thương sẽ giảm xuống 2 lần)
+ Vậy tìm thương mới bằng cách nào?
=> Củng cố bài toán về phép chia có dư.
3. Củng cố, dặn dò: + Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
Soạn: 15/11 	 Dạy: Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2015
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Các bài tập đọc tuần 12. Luyện viết về cảnh đẹp đất nước
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần; củng cố cách viết về cảnh đẹp của đất nước.
 - HS đọc bài trôi chảy, trả lời được các câu hỏi; viết được một đoạn văn ngắn về một cảnh đẹp của đất nước.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học tuần 12
- HS mở SGK bài: “Nắng phương Nam”, “Cảnh đẹp non sông” đọc thầm bài.
- GV chia nhóm, HS đọc theo nhóm:
+ Nhóm 1: Chọn một đoạn trong bài Nắng phương Nam và trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Nhóm 2: Đọc đoạn 2 và đoạn 3 bài Nắng phương
+ Nhóm 3: Đọc phân vai bài Nắng phương Nam.
+ Nhóm 4: Đọc thuộc lòng bài Cảnh đẹp đất nước và nêu những cảnh đẹp được nói đến trong bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.
- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK cho nhau nghe.
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
- Các nhóm thi đọc trước lớp, HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.
- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung bài, GV giáo dục liên hệ.
* Luyện viết về quê hương
- GV kiểm tra các bức tranh, ảnh đã chuẩn bị của HS, 2 – 3 HS giới thiệu về bức tranh (ảnh) mà mình đã chuẩn bị. 
- GV – HS nhận xét, rút kinh nghiệm về bài viết về cảnh đẹp đất nước trong tiết tập làm văn tuần trước, nêu biện pháp khắc phục cho HS.
- GV đưa bảng phụ có viết các gợi ý, 1HS đọc.
- HS quan sát ảnh, trả lời các câu hỏi gợi ý. GV – HS nhận xét, chốt ý.
- HS viết bài vào vở. GV nhắc HS chú ý về nội dung; cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chính tả, ); theo dõi, hướng dẫn HS viết bài.
- 3 – 4 HS đọc bài viết trước lớp. GV – HS nhận xét, rút kinh nghiệm; tuyên dương HS.
=> Củng cố cách viết một đoạn văn ngắn về cảnh đẹp đất nước.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_13_nam_hoc_201.doc